Cụ nhắc đến tây hồ tây thì em nghĩ đông anh mới là tiềm năng nhất chứ nhỉ?? Đông anh với tây hồ tây cách nhau đúng 1 cây cầu nhật tân và sẽ chẳng khác gì sự phát triển của long biên với hoàn kiếm bây giờ?? Đan phượng thì coi như bỏ, quá yếu so với 4 ông đông anh, gia lâm, hoài đức, thanh trì!! E nghĩ cụ đang có nhầm lẫn xíu chỗ này!! Chưa kể đông anh nếu theo đúng quy hoạch nó sẽ cũng là 1 trung tâm hành chính mới với kha khá những cơ quan trung ương sang điển hình là trung tâm triển lãm quốc gia!! Ngoài ra 2 trục nhật tân nội bài và hồ tây- cổ loa tiềm năng hơn hẳn chứ cụ!! Hoài đức thì ngoài khu an khánh bám vđ 3.5 thì những khu khác cũng không có nhiều giá trị, chưa kể dịch vụ thương mại hoài đức rất kém chẳng có nổi một cơ sở doanh nghiệp lớn nào, tttm cũng không!!!! Và em có một quan điểm này là thường Vingroup đầu tư trọng điểm nhiều ở đâu thì đó sẽ thành vàng!! Hoài đức, đan phượng không thể so với đông anh, gia lâm về mức độ đầu tư của Vin được!! Ý kiến của e là vậy ạ. vấn đề quy hoạch cơ quan nhà nước cụ cũng có nhầm lẫn khá lớn khi nói quy hoạch toàn bộ về tây hồ tây và mỹ đình. quy hoạch 2045-2065 thì các cơ quan thành uỷ vẫn giữ ở hoàn kiếm, các cơ quan đầu não nhà nước vẫn ở ba đình. tây hồ tây quy hoạch 12 bộ và 1 ô dự trữ, khu mễ trì quy hoạch 2 bộ ngành và 5 ô dự trữ thôi cụ ạ. cụ xem lại những văn bản này nhé. rất nhiều bộ ngành như bộ tài chính, ngân hàng nhà nước, bộ quốc phòng,.... vẫn giữ nguyên ở hoàn kiếm, ba đình, chứ không hề chuyển cụ nhé.
Định hướng phát triển không gian Đô thị trung tâm
- Tiếp tục khẳng định và thiết lập không gian đô thị hai bên sông Hồng, trong đó khẳng định sông Hồng là trục cảnh quan chủ đạo của đô thị Hà Nội nói chung và đô thị trung tâm nói riêng.
- Tiếp tục khẳng định Trung tâm chính trị Quốc gia tại Trung tâm chính trị Ba Đình, Trung tâm hành chính, chính trị Thủ đô đặt tại khu vực hồ Hoàn Kiếm. Trung tâm thành phố phía Bắc tại khu vực Đông Anh.
- Cơ sở Bộ, ngành quy hoạch tập trung tại các khu vực Tây Hồ Tây, Mễ Trì. 148
View attachment 8502225
- Bố trí các chức năng quan trọng của Trung ương.
- Tiếp tục duy trì cấu trúc đô thị ngăn cách bằng các vành đai xanh, nêm xanh trên cơ sở hình thái mặt nước tự nhiên (sông Cà Lồ, sông Thiếp, Đầm Vân Trì... ở phía Bắc, sông Tô Lịch, sông Nhuệ, sông Đáy... ở phía Nam), để ngăn chặn, kiểm soát xu hướng phát triển lan toả dính kết của đô thị. Rà soát một số bất cập trong các khu vực vành đai xanh, nêm xanh.
- Kiểm soát, phát triển không gian khu vực nội đô, nhằm hạn chế quá tải hạ tầng đô thị, bảo tồn phát huy giá trị văn hóa, lịch sử, công trình kiến trúc có giá trị. Cải tạo chỉnh trang, tái thiết đô thị, kiểm soát cảnh quan khu vực hiện hữu, cải tạo, tái thiết, xây dựng lại các Khu chung cư, Khu tập thể cũ.
- Hình thành đô thị mới hiện đại, đa chức năng khu vực phát triển mới (Khu vực thành phố phía Bắc, chuỗi đô thị hai bên đường Vành đai 4...), cao tầng, mật độ thấp, nén tại khu vực TOD.
- Hình thành các trục động lực kết nối trung tâm thành phố về phía Tây, kết nối với sân bay quốc tế Nội Bài về phía Bắc và kết nối đô thị Phú Xuyên ở phía Nam (khu vực dự kiến xây dựng sân bay thứ 2). Phát triển kinh tế dịch vụ, xây dựng hạ tầng xanh đa chức năng.
- Tổ chức không gian sản xuất theo chuyên ngành, phát triển các ngành công nghiệp sạch, hiện đại, có hàm lượng khoa học cao, giá trị gia tăng lớn (Khu vực phía Bắc: Đông Anh, Sóc Sơn; Khu vực phía Đông: Gia Lâm; Khu vực phía tây: Bắc Từ Liêm; Khu vực phía Nam: Thanh Trì, Thường Tín).