[Funland] Hỏi về đúc tượng đồng liền khối ?

hminh2005

Xe điện
Biển số
OF-5091
Ngày cấp bằng
2/6/07
Số km
3,380
Động cơ
590,810 Mã lực
Hôm T7 em có đi theo người nhà về dự lễ đúc tượng đồng ở một ngôi chùa ở vùng quê Ninh Bình. Về mẫu mã quy cách em ko bàn mà hơi thắc mắc cách đúc ra SP. Nghe nói bên đúc họ làm mẫu thạch cao để duyệt.OK. Khi em xem đun đồng và đổ vào thì chỉ thấy vỏ bên ngoài. Không rõ khuôn họ tạo hình thế nào để đảm bảo sau khi đúc, chưa nói đến giai đoạn hoàn thiện, ra được SP gần như thiết kế ? Rồi ở trên chuông còn có các dòng chữ (nho, nôm, hán, việt ...) khi đúc xong thấy nó rất rõ ràng. Hay hộ làm ngoài rồi gắn vào ?
Mẫu tượng
Untitled.jpg


Đổ đồng vào khuôn
1667794711420.png
 

minhhuyen

Xe tải
Biển số
OF-392
Ngày cấp bằng
19/6/06
Số km
485
Động cơ
570,471 Mã lực
Em coppy trên mạng

Quy trình đúc tượng đồng



Đúc đồng mỹ nghệ là nghề thủ công được lưu truyền qua nhiều đời ở Việt Nam. Đối với những người yêu thích đồ đồng, họ muốn tìm hiểu kỹ về quy trình đúc tượng đồng và trong bài viết này, Quang Hà sẽ giới thiệu chi tiết cho các bạn.
Quy trình đúc tượng đồng
Điều cần phải quan tâm đầu tiên trước khi tiến hành đúc tượng là chọn nguyên liệu đồng. Đây là yếu tốt quyết định nhiều đến kết quả của sản phẩm. Với chất liệu đồng tốt thì độ sáng bóng và bền đẹp sẽ lâu dài hơn.
Trên thị trường đồ đồng hiện nay có rất nhiều loại đồng vụn, bột đồng,… chúng đều có thể dùng để đúc tượng đồng nhưng chất lượng không đảm bảo, dễ sỉn màu, độ bền không cao. Do đó, quý khách hàng nên chọn mua đồ đồng ở các cơ sở lớn, có độ uy tín cao. Hiện nay, Quang Hà chỉ cung cấp duy nhất 2 nguyên liệu đồng là đồng vàng và đồng đỏ, nguyên chất 100% và có tiến hành hun màu giả cổ, trạm khắc tam khí, ngũ sắc.
Sau bước chọn nguyên liệu, Quang Hà sẽ tiến hành làm theo chuẩn quy trình đúc tượng đồng với các công đoạn, kỹ thuật như sau:
1. Tạo mẫu
Công đoạn này yêu cầu phải được thực hiện bởi nghệ nhân có gu thẩm mỹ, khiếu hội họa và vận dụng những kinh nghiệm gia truyền để tạo vật mẫu như: tượng phật thích ca, phật di lạc, quan âm,…
Tạo mẫu coi như là quy chuẩn để tạo nên một tác phẩm đẹp, chỉ khi vật mẫu chuẩn thì sản phẩm đồng mới chuẩn được. Mẫu vật thường làm bằng sáp, nến, hoặc vật liệu dễ nóng chảy, sau đó tạo cốt bằng cách dùng sáp ong hoặc nến đắp lên. Cốt có thể làm bằng thạch cao, cố định luôn kích cỡ của tượng phật muốn đúc.



2. Làm khuôn
Quy trình đúc tượng đồng mỗi bước đều rất quan trọng và việc làm khuôn cũng thế. Công đoạn này khá phức tạp nên cần phải cẩn thận và tỉ mỉ, thường sẽ được giao cho người có kinh nghiệm.
Nguyên liệu khuôn đúc tượng đồng thường được làm bằng 2 loại: đá và đất. Trong đó:
  • Khuôn đá: được ứng dụng từ thời xa xưa 3000 – 4000 năm.
  • Khuôn đất: xuất hiện từ thời văn hóa đông sơn và được ứng dụng phổ biến nhất cho đến tận ngày nay.
Hình thức đúc khuôn cũng có 2 loại: khuôn liền và khuôn mang cá (được ghép từ nhiều mảnh lại), trong đó
  • Khuôn liền: thường được chọn để đúc các vật phẩm có kết cấu đơn giản, kích thước vừa và nhỏ.
  • Khuông mang cá: áp dụng để đúc đồ đồng có quy mô lớn, các vật phẩm có cấu tạo phức tạp, nhiều chi tiết.
Nguyên liệu để làm khuôn bao gồm: đất, than, chấu, chì, bột sạn đất chịu nhiệt, giấy gió, ngoài ra còn bao gồm các nguyên liệu khác tùy thuộc vào quy trình đúc tượng đồng của từng làng nghề.
Quy trình đúc tượng đồng phải lưu ý những chi tiết sau: khuôn mặt phải có thần thái, đặc biệt là mắt, mũi, đầu, miệng,… và hình dáng, phong thái của tượng phật.
 

hminh2005

Xe điện
Biển số
OF-5091
Ngày cấp bằng
2/6/07
Số km
3,380
Động cơ
590,810 Mã lực
Sao ở đó cụ không hỏi luôn :D
Thợ họ chỉ trả lời: đúc xong rồi sửa sang tinh chỉnh chứ ko biết chi tiết. Kể cả khuôn mẫu tạo thế nào họ cũng ko biết. Mà họ đang làm mình cứ hỏi cũng ko hay lắm cụ ạ.
 

hminh2005

Xe điện
Biển số
OF-5091
Ngày cấp bằng
2/6/07
Số km
3,380
Động cơ
590,810 Mã lực
Em coppy trên mạng

Quy trình đúc tượng đồng



Đúc đồng mỹ nghệ là nghề thủ công được lưu truyền qua nhiều đời ở Việt Nam. Đối với những người yêu thích đồ đồng, họ muốn tìm hiểu kỹ về quy trình đúc tượng đồng và trong bài viết này, Quang Hà sẽ giới thiệu chi tiết cho các bạn.
Quy trình đúc tượng đồng
Điều cần phải quan tâm đầu tiên trước khi tiến hành đúc tượng là chọn nguyên liệu đồng. Đây là yếu tốt quyết định nhiều đến kết quả của sản phẩm. Với chất liệu đồng tốt thì độ sáng bóng và bền đẹp sẽ lâu dài hơn.
Trên thị trường đồ đồng hiện nay có rất nhiều loại đồng vụn, bột đồng,… chúng đều có thể dùng để đúc tượng đồng nhưng chất lượng không đảm bảo, dễ sỉn màu, độ bền không cao. Do đó, quý khách hàng nên chọn mua đồ đồng ở các cơ sở lớn, có độ uy tín cao. Hiện nay, Quang Hà chỉ cung cấp duy nhất 2 nguyên liệu đồng là đồng vàng và đồng đỏ, nguyên chất 100% và có tiến hành hun màu giả cổ, trạm khắc tam khí, ngũ sắc.
Sau bước chọn nguyên liệu, Quang Hà sẽ tiến hành làm theo chuẩn quy trình đúc tượng đồng với các công đoạn, kỹ thuật như sau:
1. Tạo mẫu
Công đoạn này yêu cầu phải được thực hiện bởi nghệ nhân có gu thẩm mỹ, khiếu hội họa và vận dụng những kinh nghiệm gia truyền để tạo vật mẫu như: tượng phật thích ca, phật di lạc, quan âm,…
Tạo mẫu coi như là quy chuẩn để tạo nên một tác phẩm đẹp, chỉ khi vật mẫu chuẩn thì sản phẩm đồng mới chuẩn được. Mẫu vật thường làm bằng sáp, nến, hoặc vật liệu dễ nóng chảy, sau đó tạo cốt bằng cách dùng sáp ong hoặc nến đắp lên. Cốt có thể làm bằng thạch cao, cố định luôn kích cỡ của tượng phật muốn đúc.



2. Làm khuôn
Quy trình đúc tượng đồng mỗi bước đều rất quan trọng và việc làm khuôn cũng thế. Công đoạn này khá phức tạp nên cần phải cẩn thận và tỉ mỉ, thường sẽ được giao cho người có kinh nghiệm.
Nguyên liệu khuôn đúc tượng đồng thường được làm bằng 2 loại: đá và đất. Trong đó:
  • Khuôn đá: được ứng dụng từ thời xa xưa 3000 – 4000 năm.
  • Khuôn đất: xuất hiện từ thời văn hóa đông sơn và được ứng dụng phổ biến nhất cho đến tận ngày nay.
Hình thức đúc khuôn cũng có 2 loại: khuôn liền và khuôn mang cá (được ghép từ nhiều mảnh lại), trong đó
  • Khuôn liền: thường được chọn để đúc các vật phẩm có kết cấu đơn giản, kích thước vừa và nhỏ.
  • Khuông mang cá: áp dụng để đúc đồ đồng có quy mô lớn, các vật phẩm có cấu tạo phức tạp, nhiều chi tiết.
Nguyên liệu để làm khuôn bao gồm: đất, than, chấu, chì, bột sạn đất chịu nhiệt, giấy gió, ngoài ra còn bao gồm các nguyên liệu khác tùy thuộc vào quy trình đúc tượng đồng của từng làng nghề.
Quy trình đúc tượng đồng phải lưu ý những chi tiết sau: khuôn mặt phải có thần thái, đặc biệt là mắt, mũi, đầu, miệng,… và hình dáng, phong thái của tượng phật.
Cám ơn cụ. Nhưng cái này cũng chung chung về nguyên lý. Em hỏi cái tượng mà họ đúc hôm đó nặng tới 1,5 tấn. Chỉ có 1 số chi tiết như cánh tay đúc rời rồi ghép. Còn toàn bộ đế và thân là làm luôn một khuôn. Tất nhiên em hiểu ko thể đúc 1 nhát là như hình trên ảnh, phải gia công nhiều. Nhưng ít ra thành được hình cơ bản với các chi tiết phức tạp cũng đã thấy kỳ công rồi
 
Biển số
OF-544
Ngày cấp bằng
29/6/06
Số km
4,312
Động cơ
628,110 Mã lực
Nơi ở
APAC
Cụ tìm trên Youtube xem

 

TN1805

Xe điện
Biển số
OF-818547
Ngày cấp bằng
4/9/22
Số km
4,446
Động cơ
87,192 Mã lực
Hiện nay có thể dùng công nghệ in 3D để in các tượng bằng đồng như này.

Đồng là vật liệu rất dễ in 3D. Các máy in 3D hiện đại cho độ chính xác rất cao, cao hơn rất nhiều so với phương pháp đúc mẫu chảy và đặc biệt cho SX đơn chiếc như đúc đồng thủ công như này thì công nghệ in 3D là trùm.

Tôi không có ý quảng cáo gì, chỉ là cóp nhặt trên mạng cho các cụ tham khảo thông tin, cập nhật những tiến bộ của Khoa học và Công nghệ mới:

 

Gionam72

Xe lăn
Biển số
OF-814644
Ngày cấp bằng
22/6/22
Số km
10,241
Động cơ
109,347 Mã lực
Tuổi
40
Đẹp nhất phải là CNC . Trên máy CNC 5 trục, 6 trục.
 

minhhai985

Xe lăn
Biển số
OF-171945
Ngày cấp bằng
15/12/12
Số km
11,513
Động cơ
308,237 Mã lực
Tùy tượng cụ ạ, nhỏ thì liền khối, to thì nhiều mảnh ghép lại. Quá trình tạo thao đúc nhiều công đoạn lắm.
 

Cún em

Xe buýt
Biển số
OF-573979
Ngày cấp bằng
14/6/18
Số km
705
Động cơ
145,504 Mã lực
Tuổi
45
Về kỹ thuật đúc mỹ nghệ (cụ thể là đúc tượng đồng) hiện nay có nhiều phương pháp đúc, nhưng phương pháp hiện đại nhất, dễ làm nhất hiện nay là phương pháp đúc mẫu chảy. Quy trình công nghệ em khái quát cho các cụ hiểu như sau:
1. Tạo mẫu: Mẫu được tạo bởi các nghệ nhân, vật liệu là thạch cao hoặc đất sét. Mẫu có tỷ lệ, hình dáng giống hệt với tượng cần đúc
2. Làm khuôn silicone: thợ đúc sẽ dùng silicone để tráng ra ngoài mẫu 1 lớp silicone dày tạo thành áo cho mẫu. Cái áo này có thể làm thành 2, 3, 4, hoặc nhiều phần nếu mẫu phức tạp. Các phần đều được liên kết với nhau bằng các chốt để khi lắp vào không bị nhai (sai lệch). Mục đích làm áo bằng silicone là để dễ tháo khỏi những vị trí khó tháo, không có độ thoát khuôn.
3. Tạo mẫu sáp: Áo silicone sau khi khô sẽ được tháo ra khỏi mẫu và ghép lại thành 1 áo rỗng ruột. Sáp sẽ được nung nóng chảy, đổ đều vào trong áo. Độ dày của lớp sáp này chính là độ dày của tượng sau này. Khi sáp nguội thì tháo lớp áo silicone ra khỏi sáp, rất chú ý vì mẫu sáp rất dễ bị gãy, vỡ, sứt. Sau khi thợ tháo áo silicone thì các nghệ nhân sẽ chỉnh sửa lại mẫu sáp 1 lần nữa để hoàn thiện mẫu.
4. Tạo khuôn đúc: Mẫu sáp được quét một lớp sơn dày chịu nhiệt (gọi là huyền phù). Lớp sơn này sẽ đảm bảo các đường nét khi đúc không bị mất (kể cả các chi tiết nhỏ như nét chữ, ánh mắt...). Cho mẫu sáp vào trong khuôn, sau đó đổ vật liệu làm khuôn vào. Vật liệu làm khuôn có thể là đất sét, cát nước thủy tinh hoặc cát nhựa. Để chất lượng tượng được đảm bảo thì thường thợ sẽ làm bằng cát nhựa (tất nhiên chi phí sẽ cao hơn).
5. Thoát sáp: Sau khi khuôn đúc đã đóng rắn (như kiểu xi măng đã chết) thì cho khuôn vào sấy hoặc dùng mỏ hơi để khò, làm khuôn nóng lên, sáp bị nóng chảy lên và chảy ra ngoài, để lại khuôn có phần rỗng bên trong
6. Rót khuôn: Kim loại (đồng) đã được nấu chảy từ bên ngoài sẽ được rót vào khuôn chính là phần rỗng mà sáp tạo ra sau khi chảy ra hết.
7. Làm sạch và sửa chữa: Kim loại trong khuôn sau khi đông đặc, nguội đi thì khuôn được phá ra. Tượng được mang đi sửa lại những khiếm khuyết bằng cách hàn, mài...
Nếu đúc tinh thì về cơ bản các chi tiết nhỏ ít phải sửa lại (Trung Quốc làm), còn nếu kỹ thuật kém (hàng VN) thì đều phải sửa lại bằng phương pháp mài sửa.
 

NNS

Xe ngựa
Biển số
OF-4688
Ngày cấp bằng
12/5/07
Số km
29,052
Động cơ
519,859 Mã lực
Đẹp nhất phải là CNC . Trên máy CNC 5 trục, 6 trục.
em thì thấy những đồ đục, chạm điêu khắc bằng máy cnc trông xa xa thì có vẻ đẹp, đường nét phức tạp, nhưng nhìn kĩ thì nó cứ trơ trơ, vô hồn, phức tạp 1 cách .... đơn điệu đến nhàm chán
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-810204
Ngày cấp bằng
5/4/22
Số km
711
Động cơ
16,758 Mã lực
Thợ họ chỉ trả lời: đúc xong rồi sửa sang tinh chỉnh chứ ko biết chi tiết. Kể cả khuôn mẫu tạo thế nào họ cũng ko biết. Mà họ đang làm mình cứ hỏi cũng ko hay lắm cụ ạ.
Lần sau gặp cụ nhét cho họ vài trăm k kiểu gì họ chẳng trả lời hết.
 

thuysinh.tl

Xe container
Biển số
OF-80800
Ngày cấp bằng
21/12/10
Số km
5,042
Động cơ
463,443 Mã lực
Nơi ở
Mỹ Đình
Làm công nghiệp thì khó tránh mà cụ. Được cái nhanh và rẻ thôi
em thì thấy những đồ đục, trạm điêu khắc bằng máy cnc trông xa xa thì có vẻ đẹp, đường nét phức tạp, nhưng nhìn kĩ thì nó cứ trơ trơ, vô hồn, phức tạp 1 cách .... đơn điệu đến nhàm chán
 

hminh2005

Xe điện
Biển số
OF-5091
Ngày cấp bằng
2/6/07
Số km
3,380
Động cơ
590,810 Mã lực
Về kỹ thuật đúc mỹ nghệ (cụ thể là đúc tượng đồng) hiện nay có nhiều phương pháp đúc, nhưng phương pháp hiện đại nhất, dễ làm nhất hiện nay là phương pháp đúc mẫu chảy. Quy trình công nghệ em khái quát cho các cụ hiểu như sau:
1. Tạo mẫu: Mẫu được tạo bởi các nghệ nhân, vật liệu là thạch cao hoặc đất sét. Mẫu có tỷ lệ, hình dáng giống hệt với tượng cần đúc
2. Làm khuôn silicone: thợ đúc sẽ dùng silicone để tráng ra ngoài mẫu 1 lớp silicone dày tạo thành áo cho mẫu. Cái áo này có thể làm thành 2, 3, 4, hoặc nhiều phần nếu mẫu phức tạp. Các phần đều được liên kết với nhau bằng các chốt để khi lắp vào không bị nhai (sai lệch). Mục đích làm áo bằng silicone là để dễ tháo khỏi những vị trí khó tháo, không có độ thoát khuôn.
3. Tạo mẫu sáp: Áo silicone sau khi khô sẽ được tháo ra khỏi mẫu và ghép lại thành 1 áo rỗng ruột. Sáp sẽ được nung nóng chảy, đổ đều vào trong áo. Độ dày của lớp sáp này chính là độ dày của tượng sau này. Khi sáp nguội thì tháo lớp áo silicone ra khỏi sáp, rất chú ý vì mẫu sáp rất dễ bị gãy, vỡ, sứt. Sau khi thợ tháo áo silicone thì các nghệ nhân sẽ chỉnh sửa lại mẫu sáp 1 lần nữa để hoàn thiện mẫu.
4. Tạo khuôn đúc: Mẫu sáp được quét một lớp sơn dày chịu nhiệt (gọi là huyền phù). Lớp sơn này sẽ đảm bảo các đường nét khi đúc không bị mất (kể cả các chi tiết nhỏ như nét chữ, ánh mắt...). Cho mẫu sáp vào trong khuôn, sau đó đổ vật liệu làm khuôn vào. Vật liệu làm khuôn có thể là đất sét, cát nước thủy tinh hoặc cát nhựa. Để chất lượng tượng được đảm bảo thì thường thợ sẽ làm bằng cát nhựa (tất nhiên chi phí sẽ cao hơn).
5. Thoát sáp: Sau khi khuôn đúc đã đóng rắn (như kiểu xi măng đã chết) thì cho khuôn vào sấy hoặc dùng mỏ hơi để khò, làm khuôn nóng lên, sáp bị nóng chảy lên và chảy ra ngoài, để lại khuôn có phần rỗng bên trong
6. Rót khuôn: Kim loại (đồng) đã được nấu chảy từ bên ngoài sẽ được rót vào khuôn chính là phần rỗng mà sáp tạo ra sau khi chảy ra hết.
7. Làm sạch và sửa chữa: Kim loại trong khuôn sau khi đông đặc, nguội đi thì khuôn được phá ra. Tượng được mang đi sửa lại những khiếm khuyết bằng cách hàn, mài...
Nếu đúc tinh thì về cơ bản các chi tiết nhỏ ít phải sửa lại (Trung Quốc làm), còn nếu kỹ thuật kém (hàng VN) thì đều phải sửa lại bằng phương pháp mài sửa.
Cám ơn cụ. Giải thích theo quy trình của cụ rất rõ ràng. Em ko rõ nên cứ thắc mắc họ đúc mẫu rồi thì làm khuôn thế nào để các chi tiết như mắt mũi, quần áo ... sau khi đúc có hình dáng đúng theo TK (dù biết là sẽ phải tính chỉnh, sửa lại).
Em xin hỏi thêm: Phần khuôn sau khi làm xong thì cơ bản phần rỗng bên trong lòng để như vậy rồi đổ đồng vào cho lấp đầy hết hay họ có gia cố thêm gì để bớt khối lượng đồng trong ruột tượng ?
 

Cún em

Xe buýt
Biển số
OF-573979
Ngày cấp bằng
14/6/18
Số km
705
Động cơ
145,504 Mã lực
Tuổi
45
Cám ơn cụ. Giải thích theo quy trình của cụ rất rõ ràng. Em ko rõ nên cứ thắc mắc họ đúc mẫu rồi thì làm khuôn thế nào để các chi tiết như mắt mũi, quần áo ... sau khi đúc có hình dáng đúng theo TK (dù biết là sẽ phải tính chỉnh, sửa lại).
Em xin hỏi thêm: Phần khuôn sau khi làm xong thì cơ bản phần rỗng bên trong lòng để như vậy rồi đổ đồng vào cho lấp đầy hết hay họ có gia cố thêm gì để bớt khối lượng đồng trong ruột tượng ?
phần rỗng là chỉ phần mỏng thôi, đấy là chiều dày của lớp sáp, cũng là chiều dày của lớp đồng. Còn bên trong lòng (tức là ruột của tượng) và bên ngoài đều được lấp đầy bằng cát làm khuôn. Vì thế phần ruột tượng sẽ không có đồng vào trong đấy
 

hminh2005

Xe điện
Biển số
OF-5091
Ngày cấp bằng
2/6/07
Số km
3,380
Động cơ
590,810 Mã lực
phần rỗng là chỉ phần mỏng thôi, đấy là chiều dày của lớp sáp, cũng là chiều dày của lớp đồng. Còn bên trong lòng (tức là ruột của tượng) và bên ngoài đều được lấp đầy bằng cát làm khuôn. Vì thế phần ruột tượng sẽ không có đồng vào trong đấy
Vậy với bức tượng như em có ảnh mẫu thì 1,5 tấn đồng đổ vào em tưởng nó phải đặc hết hoặc gần đặc ?
 

Kim J. Ủn

Xe tăng
Biển số
OF-507696
Ngày cấp bằng
2/5/17
Số km
1,295
Động cơ
196,091 Mã lực
Tuổi
35
Những bức tượng lớn như ở Bái Đính hay Sapa họ thi công được cũng là kì công ấy nhỉ

Nhưng em nghe nói đúc chuông khổng lồ thì còn khó hơn. Vì đúc ra hình thì dễ, mà khi oánh nó không kêu là hỏng
 

--Lamborghini--

Xe cút kít
Biển số
OF-110827
Ngày cấp bằng
29/8/11
Số km
15,585
Động cơ
566,615 Mã lực

Cún em

Xe buýt
Biển số
OF-573979
Ngày cấp bằng
14/6/18
Số km
705
Động cơ
145,504 Mã lực
Tuổi
45
Vậy với bức tượng như em có ảnh mẫu thì 1,5 tấn đồng đổ vào em tưởng nó phải đặc hết hoặc gần đặc ?
đặc hết hoặc gần đặc để chết à cụ ơi, tượng to nó chỉ dày trung bình khoảng 1cm là tối đa thôi. Những chỗ khó, khớp khuỷu mới dày hơn chút.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top