Em coppy trên mạng
Quy trình đúc tượng đồng
Đúc đồng mỹ nghệ là nghề thủ công được lưu truyền qua nhiều đời ở Việt Nam. Đối với những người yêu thích đồ đồng, họ muốn tìm hiểu kỹ về quy trình đúc tượng đồng và trong bài viết này, Quang Hà sẽ giới thiệu chi tiết cho các bạn.
Quy trình đúc tượng đồng
Điều cần phải quan tâm đầu tiên trước khi tiến hành đúc tượng là chọn nguyên liệu đồng. Đây là yếu tốt quyết định nhiều đến kết quả của sản phẩm. Với chất liệu đồng tốt thì độ sáng bóng và bền đẹp sẽ lâu dài hơn.
Trên thị trường đồ đồng hiện nay có rất nhiều loại đồng vụn, bột đồng,… chúng đều có thể dùng để đúc tượng đồng nhưng chất lượng không đảm bảo, dễ sỉn màu, độ bền không cao. Do đó, quý khách hàng nên chọn mua đồ đồng ở các cơ sở lớn, có độ uy tín cao. Hiện nay, Quang Hà chỉ cung cấp duy nhất 2 nguyên liệu đồng là đồng vàng và đồng đỏ, nguyên chất 100% và có tiến hành hun màu giả cổ, trạm khắc tam khí, ngũ sắc.
Sau bước chọn nguyên liệu, Quang Hà sẽ tiến hành làm theo chuẩn quy trình đúc tượng đồng với các công đoạn, kỹ thuật như sau:
1. Tạo mẫu
Công đoạn này yêu cầu phải được thực hiện bởi nghệ nhân có gu thẩm mỹ, khiếu hội họa và vận dụng những kinh nghiệm gia truyền để tạo vật mẫu như: tượng phật thích ca, phật di lạc, quan âm,…
Tạo mẫu coi như là quy chuẩn để tạo nên một tác phẩm đẹp, chỉ khi vật mẫu chuẩn thì sản phẩm đồng mới chuẩn được. Mẫu vật thường làm bằng sáp, nến, hoặc vật liệu dễ nóng chảy, sau đó tạo cốt bằng cách dùng sáp ong hoặc nến đắp lên. Cốt có thể làm bằng thạch cao, cố định luôn kích cỡ của tượng phật muốn đúc.
2. Làm khuôn
Quy trình đúc tượng đồng mỗi bước đều rất quan trọng và việc làm khuôn cũng thế. Công đoạn này khá phức tạp nên cần phải cẩn thận và tỉ mỉ, thường sẽ được giao cho người có kinh nghiệm.
Nguyên liệu khuôn đúc tượng đồng thường được làm bằng 2 loại: đá và đất. Trong đó:
- Khuôn đá: được ứng dụng từ thời xa xưa 3000 – 4000 năm.
- Khuôn đất: xuất hiện từ thời văn hóa đông sơn và được ứng dụng phổ biến nhất cho đến tận ngày nay.
Hình thức đúc khuôn cũng có 2 loại: khuôn liền và khuôn mang cá (được ghép từ nhiều mảnh lại), trong đó
- Khuôn liền: thường được chọn để đúc các vật phẩm có kết cấu đơn giản, kích thước vừa và nhỏ.
- Khuông mang cá: áp dụng để đúc đồ đồng có quy mô lớn, các vật phẩm có cấu tạo phức tạp, nhiều chi tiết.
Nguyên liệu để làm khuôn bao gồm: đất, than, chấu, chì, bột sạn đất chịu nhiệt, giấy gió, ngoài ra còn bao gồm các nguyên liệu khác tùy thuộc vào quy trình đúc tượng đồng của từng làng nghề.
Quy trình đúc tượng đồng phải lưu ý những chi tiết sau: khuôn mặt phải có thần thái, đặc biệt là mắt, mũi, đầu, miệng,… và hình dáng, phong thái của tượng phật.