hỏi về dẫn động cầu của ô tô .

quanganhoptimus

Xe đạp
Biển số
OF-209390
Ngày cấp bằng
9/9/13
Số km
36
Động cơ
316,460 Mã lực
có cụ nào biết ưu nhược điểm của 2 loại dẫn động cầu trước và dẫn động cầu sau ko ~:>
em đoán nhé:
* ưu điểm:
- cầu trước: tốc độ vào cua lớn, vì hạn chế được hiện tượng trượt xe do lực ly tâm (ở xứ lạnh nhiều tuyết mới thấy nó quan trọng thế nào). khi lùi lên dốc khỏe hơn do trọng lượng dồn lên bánh trước. xe nhẹ hơn do trục truyền động ngắn hơn...
- cầu sau: tiến lên dốc khỏe hơn, tăng tốc nhanh hơn. cảm giác lái cũng "đã" hơn...
* nhược điểm: ưu điểm của cái này là nhược điểm của cái kia.:P
thế nên dẫn động bốn bánh toàn thời gian là tuyệt vời nhất nhưng tốn nhiên liệu:))
 
Chỉnh sửa cuối:

congcv

Xe hơi
Biển số
OF-76629
Ngày cấp bằng
30/10/10
Số km
118
Động cơ
421,680 Mã lực
em đoán nhé:
* ưu điểm:
- cầu trước: tốc độ vào cua lớn, vì hạn chế được hiện tượng trượt xe do lực ly tâm (ở xứ lạnh nhiều tuyết mới thấy nó quan trọng thế nào). khi lùi lên dốc khỏe hơn do trọng lượng dồn lên bánh trước. xe nhẹ hơn do trục truyền động ngắn hơn...
- cầu sau: tiến lên dốc khỏe hơn, tăng tốc nhanh hơn. cảm giác lái cũng "đã" hơn...
* nhược điểm: ưu điểm của cái này là nhược điểm của cái kia.:P
thế nên dẫn động bốn bánh toàn thời gian là tuyệt vời nhất nhưng tốn nhiên liệu:))
Không đúng nhé bác. Hệ thống dẫn động 4 bánh toàn thời gian ( AWD) sinh ra để giúp xe ô tô hoạt động tiết kiệm nhiên liệu hơn. Và em chắc chắn với các cụ AWD của bất kỳ hãng xe nào cũng sẽ tiết kiệm nhiện liệu hơn 1 chiếc xe cùng loại được bố trị hệ thống dẫn động 2WD ( 1 cầu).
Em giải thích chi tiết cho bác nhé:
Một chiếc xe trọng tâm G sẽ nằm ở khu vực giữa xe và trọng lực dồn lên cả bánh trước lẫn bánh sau ( có thể là 50 - 50%, 70%- 30% ... tuy loại xe) chứ không phải chỉ dồn lên chỉ bánh trước hoặc chỉ bánh sau. Lực kéo chỉ có tác dụng khi có lực bám do đó với xe 1 cầu lực kéo là không tối ưu nó chỉ lấy hết 70% hoặc 50% lực bám của các bánh xe và bỏ phí số % còn lại dẫn tới thất thoát công sức của động cơ khi truyền tải moment tới các bánh xe. Vậy nên AWD đã giải quyết được vấn đề đó, nó giúp tối ưu lực bám trên các bánh xe để công suất của động cơ sinh ra không bị thất thoát và đảm bảo lực kéo 100%.
Xe AWD có những ưu điểm sau:
- Tiết kiệm nhiên liệu ( cùng loại xe cùng dung tích xy lanh)
- Tăng tốc nhanh
- Khởi hành ổn định và nhanh hơn 2WD
- Leo dốc tốt hơn
- Quay vòng tốt hơn ( ôm cua)
- Giảm nguy cơ quay vòng thiếu hoặc thừa. ( Tất nhiên có ESP rồi thì 2WD cũng quay vòng ngon lành)
Nhược điểm:
- Giá thành cao
- chi phí bảo trì tăng lên.
Kết luận: Bác nào có tiền để mua xe hơi thì cố gắng mua luôn AWD, và cần phải chú trọng đến hệ thống dẫn động khi mua xe. Đừng bỏ qua bước này!
 
Chỉnh sửa cuối:

hoanglan_83

Xe tải
Biển số
OF-62936
Ngày cấp bằng
28/4/10
Số km
211
Động cơ
441,170 Mã lực
Bác cho minh họa AWD không dùng visai trung tâm đị ạ? Chứ như em được học và làm thì chưa thấy hệ thống AWD nào không dùng bộ visai trung tâm.
Thân ái
AWD thường dùng vi sai trung tâm để tránh hiện tượng " tuần hoàn cồng suất" khi xe vận hành trên đường tốt hoặc áp suất lốp khác nhau.. (tuần hoàn công suất có thể hiểu như cầu chủ động này phải đày hoặc kéo cầu chủ động kia khi vận tốc góc ở 2 cầu khác nhau).
Phương án phổ biến nhất khi không dùng vi sai trung tâm trong trường hợp này là dùng khớp ma sat .Mô men dẫn động được truyền qua khớp với chất lỏng silicon bên trong kết hợp các đĩa ma sat, khi có hiện tượng mất lực bám sinh tại cầu chủ động chính sẽ chênh lệch vận tốc góc giữa các đĩa bị động và chủ động làm trượt và sinh nhiệt, khi đó silicon nở và khóa các đĩa với nhau truyền monen đến cầu còn lại!
Trân trọng
ảnh minh họa:

 
Chỉnh sửa cuối:

ngochoang_sh

Xe đạp
Biển số
OF-299710
Ngày cấp bằng
25/11/13
Số km
27
Động cơ
308,580 Mã lực
Tuổi
32
Nơi ở
Nha Trang
Động cơ đặt ngang hay dọc không liên quan đến phương án bố trí dẫn động cầu trước hay sau (front/rear-wheel drive), 2X4 hay 4x4 đâu.
Mà AWD cũng chưa chắc đã cần vi sai trung tâm đâu nhé, nó còn có những phương án khác rất độc đáo...
Việc lựa chọn pán bố trí đẫn động tuỳ thuộc vào yêu cầu khai thác, phạm vi hoạt động của xe.
Nếu rảnh em cũng xin được hầu chuyện với các cụ ~o)
A có thể nói rõ hơn việc lựa chọn bố trí dẫn động tùy thuộc vào yêu cầu khai thác, phạm vi hoạt động của xe....???việc đặt động cơ ngang hay doc cũng phụ thuộc vào dẫn động chứ ạ???nếu hệ thống dẫn động cầu trước thì động cơ sẽ đặt ngang, như vậy sẽ giãm được chiều dài phía trước xe, và hệ thống truyền động,,em nói vậy mong các bác đánh giá đúng,sai,,xin cảm ơn,,
 

hoanglan_83

Xe tải
Biển số
OF-62936
Ngày cấp bằng
28/4/10
Số km
211
Động cơ
441,170 Mã lực
A có thể nói rõ hơn việc lựa chọn bố trí dẫn động tùy thuộc vào yêu cầu khai thác, phạm vi hoạt động của xe....???việc đặt động cơ ngang hay doc cũng phụ thuộc vào dẫn động chứ ạ???nếu hệ thống dẫn động cầu trước thì động cơ sẽ đặt ngang, như vậy sẽ giãm được chiều dài phía trước xe, và hệ thống truyền động,,em nói vậy mong các bác đánh giá đúng,sai,,xin cảm ơn,,
Phương án dẫn động phổ biến 2x4 đối với xe tải thường bố trí : động cơ (đặt dọc phía trước) -> ly hợp -> hộp số-> truyền lực chính (kết hợp vi sai) -> bánh chủ động (bánh sau). Nếu là 4x4 thì: động cơ (đặt dọc phía trước) -> ly hợp -> hộp số-> hộp số phụ ->truyền lực chính (kết hợp vi sai trước-sau) -> bánh chủ động (trước- sau).
Với phương án này có ưu điểm:
- Phân bố tải trọng hợp lý do cầu sau có thùng hàng
- Bố trí đơn giản, dễ lắp đặt bảo dướng
Đối với xe con thời gian trước cũng bố trí như vậy nhưng sau đó nhận thấy để tăng kích thước không gian chứa người và phù hợp phân bố tải trọng nên chuyển sang phương án: động cơ đặt ngang phía trước->Ly hợp-> hộp số -> truyền lực chính-> bánh chủ động( trước). Tất cả thường liên kết thành 1 cụm truyền động thông qua bánh răng.(thường là 3-4 cấp truyền)
Ưu điểm:
- Gọn, mở rộng được không gian chở người
- Phân bố tải trọng hợp lý (khi vận hành trên đường tốt. vận tốc cao)
Nhược:
- cấu tạo phức tạp, hiệu suất truyền thấp (nhưng bây h chất lượng gia công cơ khí và vật liệu tốt nên k ảnh hưởng nhiều)
- Khả năng vận hành trên đường xấu, đường đèo dốc kém (khi xe leo dốc trọng tâm chuyển về phía sau nên mất lực bán ở bánh trước chủ động)
Ngoài ra còn có phương án động cơ đặt dọc, dẫn động cầu trước hoặc động cơ đặt dọc dẫn động cầu sau ở 2 phưong án này vẫn bố trí: động cơ-> ly hợp-> hộp số dọc-> truyền lục chính (kết hợp vi sai) đặt ngang.
Với động cơ đặt ngang 4x4 bố trí 2 cặp bánh răng côn chuyển hướng ở sau hộp số và trước truyền lực chính, và dẫn động đến cầu sau (hoặc trước ) thông qua trục các đăng)
Các phương án dẫn động 4x4 hoặc 2x4 chủ yếu nhằm tận dụng hết lực bám và tải trọng trên các bánh xe để bảo đảm truyền hết monen của
động cơ, ngoài ra còn để tăng tính cơ động của xe trên các loại đường xấu!
 

congcv

Xe hơi
Biển số
OF-76629
Ngày cấp bằng
30/10/10
Số km
118
Động cơ
421,680 Mã lực
AWD thường dùng vi sai trung tâm để tránh hiện tượng " tuần hoàn cồng suất" khi xe vận hành trên đường tốt hoặc áp suất lốp khác nhau.. (tuần hoàn công suất có thể hiểu như cầu chủ động này phải đày hoặc kéo cầu chủ động kia khi vận tốc góc ở 2 cầu khác nhau).
Phương án phổ biến nhất khi không dùng vi sai trung tâm trong trường hợp này là dùng khớp ma sat .Mô men dẫn động được truyền qua khớp với chất lỏng silicon bên trong kết hợp các đĩa ma sat, khi có hiện tượng mất lực bám sinh tại cầu chủ động chính sẽ chênh lệch vận tốc góc giữa các đĩa bị động và chủ động làm trượt và sinh nhiệt, khi đó silicon nở và khóa các đĩa với nhau truyền monen đến cầu còn lại!
Trân trọng
ảnh minh họa:

OK bác.
Thanks!
 

hoanglan_83

Xe tải
Biển số
OF-62936
Ngày cấp bằng
28/4/10
Số km
211
Động cơ
441,170 Mã lực
Ở các phương án sau này người ta dùng các cảm biến để đo vận tốc góc tại các bánh xe và đóng mở khớp ma sát tự động thông qua các cơ cấu thủy lực, khớp ma sát còn được lắp kèm với vi sai trung tâm như một biện pháp chống trượt khi mất hoàn toàn lực bám trên 1 cầu xe bác ạ,
 

quanganhoptimus

Xe đạp
Biển số
OF-209390
Ngày cấp bằng
9/9/13
Số km
36
Động cơ
316,460 Mã lực
Không đúng nhé bác. Hệ thống dẫn động 4 bánh toàn thời gian ( AWD) sinh ra để giúp xe ô tô hoạt động tiết kiệm nhiên liệu hơn. Và em chắc chắn với các cụ AWD của bất kỳ hãng xe nào cũng sẽ tiết kiệm nhiện liệu hơn 1 chiếc xe cùng loại được bố trị hệ thống dẫn động 2WD ( 1 cầu).
Em giải thích chi tiết cho bác nhé:
Một chiếc xe trọng tâm G sẽ nằm ở khu vực giữa xe và trọng lực dồn lên cả bánh trước lẫn bánh sau ( có thể là 50 - 50%, 70%- 30% ... tuy loại xe) chứ không phải chỉ dồn lên chỉ bánh trước hoặc chỉ bánh sau. Lực kéo chỉ có tác dụng khi có lực bám do đó với xe 1 cầu lực kéo là không tối ưu nó chỉ lấy hết 70% hoặc 50% lực bám của các bánh xe và bỏ phí số % còn lại dẫn tới thất thoát công sức của động cơ khi truyền tải moment tới các bánh xe. Vậy nên AWD đã giải quyết được vấn đề đó, nó giúp tối ưu lực bám trên các bánh xe để công suất của động cơ sinh ra không bị thất thoát và đảm bảo lực kéo 100%.
Xe AWD có những ưu điểm sau:
- Tiết kiệm nhiên liệu ( cùng loại xe cùng dung tích xy lanh)
- Tăng tốc nhanh
- Khởi hành ổn định và nhanh hơn 2WD
- Leo dốc tốt hơn
- Quay vòng tốt hơn ( ôm cua)
- Giảm nguy cơ quay vòng thiếu hoặc thừa. ( Tất nhiên có ESP rồi thì 2WD cũng quay vòng ngon lành)
Nhược điểm:
- Giá thành cao
- chi phí bảo trì tăng lên.
Kết luận: Bác nào có tiền để mua xe hơi thì cố gắng mua luôn AWD, và cần phải chú trọng đến hệ thống dẫn động khi mua xe. Đừng bỏ qua bước này!
nhưng hình như xe "tốn nhiên liệu" nhất là khi tăng tốc, còn khi đã đạt được tốc độ rồi thì mức tiêu thụ nhiên liệu để duy trì vận tốc đó lại không nhiều. đối với xe dẫn động AWD lúc này bị dư thừa công suất phải không bác ? em thấy ai bên này đi xe có dẫn động AWD đều kêu "xe này nó nốc xăng" chứ không phải "ăn xăng " nữa.
 

hoanglan_83

Xe tải
Biển số
OF-62936
Ngày cấp bằng
28/4/10
Số km
211
Động cơ
441,170 Mã lực
nhưng hình như xe "tốn nhiên liệu" nhất là khi tăng tốc, còn khi đã đạt được tốc độ rồi thì mức tiêu thụ nhiên liệu để duy trì vận tốc đó lại không nhiều. đối với xe dẫn động AWD lúc này bị dư thừa công suất phải không bác ? em thấy ai bên này đi xe có dẫn động AWD đều kêu "xe này nó nốc xăng" chứ không phải "ăn xăng " nữa.
để xe chuyển động được trên đường công suất động cơ cần thắng được các lực cản chính sau:
- Lực cản lăn: là lực cản giữa mặt đường với bánh xe
- lực cản dốc: leo dốc nếu có
- lực cản gió: với tốc độ cao lực này k hề nhỏ
- lực cản quán tính: khi tăng tốc
- lực cản ma sát: qua các cấp truyền, dầu mỡ bảo dưỡng , chất lượng gia công cho tiết chuyển động
Với mặt đường tốt, độ dốc nhỏ, xe không cần gia tốc đột ngột lớn thì 1 cầu chủ động thừa khả năng truyền công suất để duy trì chuyển động xe.
Đối với xe 2 cầu (4WD,AWD) chỉ phát huy hiệu quả khi vận hành trong điều kiện vận hành đặc biệt, nếu duy trì 2 cầu thường xuyên sẽ sinh thêm chi phí công suất trong các hệ thống truyền động do hiệu suất truyền, ma sát giữa các chi tiết, độ cản của dầu bôi trơn.. đặc biệt nếu không phải xe AWD thậm chí còn phát sinh các hư hỏng!
Ngoài ra giá thành của các xe 2 cầu chủ động đắt do tăng thêm các chi tiết chế tạo và yêu cầu bảo dưỡng cao hơn nên các hãng chế tạo ô tô hạn chế sản xuất các dòng xe này!
P/s:
-do tăng các phát sinh chi phí công suất lên các chi tiết chuyển động (ma sát tại các ổ đỡ, hiệu suất truyền giữa các chi tiết cuyển động, khuấy sục dầu bôi trơn..) nên xe AWD chi phí nhiên liệu sẽ cao hơn xe 1 cầu tương tự !
- ở xe một số xe 4WD ngoài việc cắt truyền động lên cầu phụ, ng ta còn bố trí bộ phận ngắt trục truyền (láp) tại đầu mayo xe cũng chính vì lý do trên!
 

senhong

Xe tăng
Biển số
OF-181022
Ngày cấp bằng
19/2/13
Số km
1,475
Động cơ
350,826 Mã lực
Xe dẫn động bốn bánh toàn thời gian hay bán thời gian đều ăn xăng nhiều hơn xe dẫn động cầu trước, hoặc sau, chi phi cao, giá thành đắt.
Rất hiệu quả khi chạy đường đèo núi quanh co, trơn trượt,:((
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top