(E edid lại là chuyện e mua chum Bát Tràng cách đây 4 năm rồi, từ đó đến giờ em không biết Bát Tràng thay đổi ra sao).
E mua loạt chum ở Bát Tràng rồi, sau bỏ trồng cây.
Nếu cụ đặt thì e không biết. Nhưng đi đến Bát Tràng rồi mua thì cẩn trọng chút.
Lần e tìm chum không tráng men (vì trong men sứ men có thành phần chì - em nhát gan, tránh không ngâm rượu). Ok, có chum không tráng men. Mua mấy cái về ngâm. Khoảng hơn tuần sau, đi qua Cẩm Phả, thấy chum giống hệt bày đầy ven đường. Rẽ vào xem thì đúng là giống hệt. Gõ gõ nghe tiếng kêu cũng giống nhau.
Sau đó, e quay lại Bát Tràng, đi lần lượt, hỏi mua, lân la thì đều được xác nhận: Bát Tràng không làm chum sành - không tráng men, mà nhập từ Quảng Ninh về. Thế mạnh của Bát Tràng là men, sản phẩm nghệ thuật, làm cái đó quen tay & công cao. Không làm chum sành thường.
Sau em lên Hương Canh, bà hàng nước bảo: vào xưởng mua, Ở Hương Canh cũng chỉ còn 2 - 3 nhà làm chum kiểu cũ, trong ngõ ngách, còn lại dọc đường đầy hàng bán cũng là từ chỗ khác chuyển về, mua thì đặt, sau 1,2 tuần quay lại lấy, không nên lấy hàng sẵn có. Vào xưởng, Ông nghệ sỹ làm chum, cầm cái nắp, gõ vào thân, nghe leng keng (không cục cục như cái chum Bát Tràng - Quảng Ninh kia). Cái chum Hương Canh dầy, nặng gấp 1,5 lần Bát Tràng. E bảo: a quét cho e lớp men cho ăn chắc, chẳng may rò rỉ, thẩm thấu. Ổng bảo khách là: Đmm, quét thế thì vứt mẹ nó chum đi, mày mang về đổ đầy rượu vào, bịt kín, 6 tháng mở ra nó sẽ vơi đi 2 đốt ngón tay, chum giá trị ở chỗ đó. E bảo thế để 2 - 3 năm thì hết mẹ nó rượu. Ổng nói: 10 năm nữa, nó cũng không vơi thêm, vơi thêm thì hỏi mẹ mày xem có uống trộm không (e nghĩ nói hơi phét quá), đổ rượu ra rồi đừng đổ rượu khác vào ngay, mà để chum không 2 tuần rồi hẵng đổ, cho nó hồi (đíu biết cái chum hồi gì...).