Tháng trước em đi Langkawi: một quần đảo của Malaysia. Bác tài taxi hỏi thăm thấy bảo người Việt Nam. Bác ấy kể thế này:
Ở LKW bây giờ hầu như không có người Việt. Nếu có, chỉ có một ít nam công nhân xây dựng đến làm công trình ở đó. Khu vực này chỉ phát triển du lịch, gần như không có công nghiệp. Phù, may quá. Bác ấy mà lại như ông đại sứ Mã tại Vn, mỗi lần gặp là mỗi lần mang chuyện gái V sang "hành nghề" như ở Kul thì bọn em đến là xấu hổ.
Nhưng mà ở LKW có một hòn đảo xưa kia có một làng chài sinh sống. Những năm cuối 70, 80 rồi cả đầu 90, thuyền nhân VN sang nhiều quá nên CP Mã di dời dân chài đi, để lại hòn đảo đó cho thuyền nhân VN sinh sống. Họ cũng được cấp lương thực, nhu yếu phẩm... Họ tư trồng lúa, rau, chăn nuôi và đánh cá thêm để sống. Cũng giống như cụ Vulq kể. Cp Mã cách ly họ ra để dễ bề quản lý. Trong quá trình sinh sống ở đó, nhiều đứa trẻ ra đời. Sau này hầu hết những người đó đều đi được sang nước thứ ba. Rất nhiều trong số họ sang EU, Mỹ, Canada. Những đứa trẻ này, giờ đã lớn, đi du lịch về LKW. Chúng nói: chúng là Người VN có Quốc tịch của các nươc phát triển rồi. Giờ quay lại thăm nơi sinh của chúng và những tháng năm đầu đời ở đây. Bác Tài cũng kể: hầu như không thấy những người trung tuổi, thuyền nhân của những năm xưa, quay lại.
Một số rất ít đã lập gia đình với người bản địa thì hầu như hoà tan hoàn toàn vào Cộng đồng người Mã.
Hòn đảo nơi những thuyền nhân Việt đã sống ngày trước, giờ gần như bỏ hoang. Cp Mã cải tạo lại thành bảo tàng lịch sử địa phương. Em hỏi Bác tài, hỏi các bạn đồng nghiệp người Mã dân gốc vùng này thì ai cũng bảo ko có j đặc sắc nên em không đến.
Vài dòng đêm cuối tuần rảnh rỗi. Em lại kê gối ngủ tiếp mai hóng chuyện cụ Vulq đây.