[Funland] Hỏi thông tin về chỗ (lớp) học Tiếng Đức!

Loveicily

Xe hơi
Biển số
OF-500942
Ngày cấp bằng
28/3/17
Số km
118
Động cơ
261,269 Mã lực
Tuổi
34
Muốn tồn tại ở bất cứ ngành nghề nào thì ban đầu phải làm chuẩn chỉnh đã, ko được làm sai, tuyệt đối ko được làm láo rồi sau đó mới xét đến cái TÂM để phát triển bền vững. Ngành nào cũng sẽ vẫn có rủi ro, đặc biệt du học nghề hay XKLĐ, chủ thể của nó là con người lại gắn với chính sách của mỗi quốc gia, cái này ko ai dám khẳng định nắm tay từ sáng tới tối. Thậm chí, Cụ có ở VN, Cụ làm thuê cho chủ, Cụ cũng chẳng chắc chắn là an toàn, là mọi thứ diễn ra tốt đẹp như mình mong đợi dù chung ngôn ngữ, chung VH, mọi điều khoản HĐ ghi rõ 2 bên cùng ký đấy. Bởi vậy, ko nên vì một vài cá nhân làm ăn vớ vẩn mà mình có thành kiến với tất cả, vơ đũa cả nắm.

Thêm nữa, khi người LĐ xác định đi lao động thời vụ ở nc ngoài thì ko chỉ bên cty phải có trách nhiệm tư vấn ĐÚNG, ĐỦ mà bản thân họ cũng phải xác định rõ sẽ có những thứ rủi ro ngoài ý muốn. Giờ mạng XH đầy, update thông tin liên tục, ko dễ gì mà lùa gà đâu Cụ. Tất cả đều là người tiêu dùng thông thái cả rồi. Làm ăn vớ vẩn thì ăn phốt liền. Nếu qua Đức nó nhiều mặt trái như Cụ nêu ra thì sao mn vẫn đi nhiều thế?
Ai cũng có cái lý của mình nên mọi sự tranh cãi đều là vô nghĩa; người LĐ thì sợ lừa còn cty sợ họ sang đó trốn biệt tích thì vĩnh viễn bị hủy HĐ, mất đối tác, uy tín bao năm sụp đổ, tổn thất này có tính bằng mấy trăm triệu kia ko? Hay mua danh ba vạn, bán danh ba đồng vậy ạ?

Chốt lại, mình làm đúng phận sự, đúng quy định PL, làm ăn tử tế, chân chính thì ko phải sợ vì vài con sâu làm rầu nồi canh mà bị ảnh hưởng. Em nghĩ thế!
Cụ làm được như cụ nói thì tốt, các cụ làm dịch vụ, đương nhiên các cụ phải có công. Em nói chung tất cả, có làm ăn thì nó đàng hoàng, có sao nói vậy. Đừng lập lờ đánh lận con đen thôi. Các cụ cứ làm đúng việc của các cụ, cứ giới thiệu các lợi ích, các viễn cảnh màu hồng của các cụ, điều đó rất tốt. Còn em ở đây sẽ cung cấp những cái khóc khuất, những cái mảng màu xám, màu đen mà người tham gia chưa biết hoặc các cụ chưa giới thiệu. Mọi việc các cụ làm em và nhiều cụ trên này đều có thể tự làm hay hướng dẫn mọi người tự làm. Nhưng em không làm dịch vụ, cũng không có thời gian rảnh như vậy. Các cụ cứ làm việc của các cụ thôi ạ, chúc các cụ làm ăn phát đạt ạ.
 

sonthytb

Xe buýt
Biển số
OF-94464
Ngày cấp bằng
8/5/11
Số km
989
Động cơ
411,914 Mã lực
Ngon nghẻ, dễ dàng như vậy thì người ta đã đưa cả họ nhà người ta qua hết rồi cụ ạ. Muốn có UN bên này thì giấy tờ phải hợp pháp, đi làm đóng thuế cao sml trước là 5 năm, giờ là 3 năm, phải có mức lương đạt quy định, có nhà đủ diện tích ở, có bằng tiếng Đức B1, không phạm pháp. Còn muốn bảo lãnh vk, ck con cái thì ngoài đk của mình, bảng lương và nhà ở phải đủ gánh thêm người thân thì nó mới cho, muốn vậy cày sml luôn. Trẻ em dưới 14 tuổi không nói, còn lại phải có bằng A1 tiếng Đức nó mới cho đoàn tụ. Qua rồi bây giờ gia hạn lần đầu nó cũng bắt có B1. Mấy người có tuổi có học được đâu, khổ sở đủ đường. Quốc tịch thì càng khó hơn, nó bắt thi cả bằng lịch sử của nó, rồi phỏng vấn đủ kiểu, thời gian chờ xét cũng mút chỉ. Toàn lập lờ, đánh lận con đen, dân không tỉnh táo là dính cước hết cụ ạ.
Đi du học và làm nghề điều dưỡng thì thu nhập thế nào, xin giấy tờ, quốc tịch có khó không cụ, cu con nhà em nó đang đòi đi, bảo hy sinh học nghề mấy 5 đợi có giấy tờ bỏ sang học đại học
 

YarisVerso

Xe buýt
Biển số
OF-353921
Ngày cấp bằng
6/2/15
Số km
530
Động cơ
308,159 Mã lực
Đi du học và làm nghề điều dưỡng thì thu nhập thế nào, xin giấy tờ, quốc tịch có khó không cụ, cu con nhà em nó đang đòi đi, bảo hy sinh học nghề mấy 5 đợi có giấy tờ bỏ sang học đại học
Nếu học được để tốt nghiệp thì nghề điều dưỡng ở Đức có thu nhập tốt, thừa đủ sống. Nhiều bạn trẻ giỏi nghề và tích cực cày kéo thì thu nhập cầm tay còn cao hơn kỹ sư mới ra trường.
Ra nghề đi làm rồi thì giấy tờ và quốc tịch Đức theo luật hiện thời khá là đơn giản. Hiện nay luật nhập cư còn cho phép các bạn tốt nghiệp xong được làm trái ngành luôn chứ không như cách đây 1 năm còn bắt buộc phải có ít nhất 2 năm làm đúng nghề đã học.
 

Loveicily

Xe hơi
Biển số
OF-500942
Ngày cấp bằng
28/3/17
Số km
118
Động cơ
261,269 Mã lực
Tuổi
34
Đi du học và làm nghề điều dưỡng thì thu nhập thế nào, xin giấy tờ, quốc tịch có khó không cụ, cu con nhà em nó đang đòi đi, bảo hy sinh học nghề mấy 5 đợi có giấy tờ bỏ sang học đại học
Con cụ muốn học ĐH thì việc gì phải khổ, đi học nghề mấy năm rồi bỏ học ĐH. Chỉ cần con cụ có bằng tiếng, thi đỗ ĐH ở VN thì qua thi đầu vào và học thẳng ĐH bên này luôn. Còn về DHN điều dưỡng, việc tìm viện, xin hợp đồng bên Đức và làm thủ tục xin Visa thực ra nó rất đơn giản nếu con cụ học "thực" thi thực được tiếng Đức. Mọi giấy tờ cần thiết DSQ người ta có hướng dẫn và các nhóm DHN trên mạng đều hướng dẫn. Nếu không tự làm được thì cụ sẽ mất 150-300t cho các TT để họ làm cho con cụ. Có bằng tiếng, tự làm ngoài tiền vé máy bay và vài triệu tiền phí xin Visa, dịch thuật là xong cụ ạ. Còn về mức lương thì DHN nó có khung, lương khi đang học rất thấp, loanh quanh 1k-1k2. Chi phí bên này và thuế má rất cao, coi như đủ nuôi bản thân. Ra trường lương ngành này cũng ở dạng tương đối. Nhưng lương càng cao thì bị đánh thuế càng cao, việc xin UN và quốc tịch em có nói ở cmt phía trên.
 

Manhpbk

Xe container
Biển số
OF-37388
Ngày cấp bằng
6/6/09
Số km
5,083
Động cơ
1,056,533 Mã lực
Nơi ở
Quận Đống Đa
Website
temxacthuc.vn
Nếu người nhà Cụ có ý định cho con cháu học tiếng Đức sau sang đó làm việc theo kiểu du học nghề Đức thì có thể tham khảo bên em. Ko phải tự hát tự khen hay nhưng tập đoàn bên em khá mạnh, có uy tín nhất định về thị trường Đức, có 6 công ty thành viên, riêng ở HN có 3 trụ sở, 3 ký túc xá, hàng năm tuyển sinh mới học viên tiếng Đức khoảng 1.500 cháu, giảng viên đều tuyển của ĐHNN, ĐHQG, đối tác chính là viện Goethe, tỉ lệ đỗ B1 NGAY LẦN ĐẦU TIÊN là 90%, có đợt cao nhất là 99%, nhưng cái quan trọng là ko phải ôn tủ mà học thật thi thật, tỉ lệ các bạn thay đổi ngành nghề học khi sang Đức rất hạn hữu.
Chứ 1 số cty ko uy tín cứ hô đóng tiền sau học vật vờ; có nơi học xong chả thi gì cả, cứ cho 1 người Đức tới phỏng vấn thế là xong :((. Thậm chí cãi nhau ỏm tỏi cuối cùng ký giấy nợ là toang:((

Còn bình thường đạt được B1 tiếng Đức với 1 người bắt đầu học thì tầm 10-12 tháng.
Mai e liên hệ cụ/mợ
 

mimi2023

Xe tải
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-839631
Ngày cấp bằng
2/9/23
Số km
393
Động cơ
28,482 Mã lực
Cụ làm được như cụ nói thì tốt, các cụ làm dịch vụ, đương nhiên các cụ phải có công. Em nói chung tất cả, có làm ăn thì nó đàng hoàng, có sao nói vậy. Đừng lập lờ đánh lận con đen thôi. Các cụ cứ làm đúng việc của các cụ, cứ giới thiệu các lợi ích, các viễn cảnh màu hồng của các cụ, điều đó rất tốt. Còn em ở đây sẽ cung cấp những cái khóc khuất, những cái mảng màu xám, màu đen mà người tham gia chưa biết hoặc các cụ chưa giới thiệu. Mọi việc các cụ làm em và nhiều cụ trên này đều có thể tự làm hay hướng dẫn mọi người tự làm. Nhưng em không làm dịch vụ, cũng không có thời gian rảnh như vậy. Các cụ cứ làm việc của các cụ thôi ạ, chúc các cụ làm ăn phát đạt ạ.
Em là Mợ ạ!
Cá nhân em rất cảm ơn sự chia sẻ chân tình, đầy tâm huyết của Cụ vì đã mang lại cái nhìn đa chiều về việc làm và sinh sống tại Đức. Có điều giờ là thời đại CNTT rồi, ko thiếu các nền tảng XH để người LĐ hay học viên tiếp cận và đánh giá. Dù cho chính sách có thay đổi hay khủng hoảng nào xuất hiện thì những cty làm việc tử tế, chuẩn chỉnh sẽ trụ lại bền vững. Những thứ chộp giật ắt tự bị đào thải theo quy luật tự nhiên thôi.
Đi du học nghề hay LĐXK là lựa chọn của 1 số người mong muốn đổi thay về tư duy, trải nghiệm văn hoá, cải thiện hoàn cảnh kt, thậm chí là đổi đời chứ ko phải là đường cùng bất đắc dĩ hay ép buộc. Bởi vậy, việc so sánh với cs, lv ở VN là vô cùng khập khiễng dù với nhiều người, chả đâu sướng như ở VN (nếu có tiền). Còn ko có tiền thì ở đâu cũng khổ sở như nhau cả thôi! Cái gì cũng có giá của nó cả.
Thiết nghĩ nếu màu xám u tối nhiều hơn màu hồng như vậy thì tại sao mn lại đi nhiều đến thế?
Thế nên, cái ta nhìn thấy chưa hẳn hoàn toàn là sự thật. Điều ta cho là đúng, là hợp với mình nhưng chắc gì đã khớp với người khác.
Anw, tks Cụ lần nữa vì những thông tin kể trên!
 

mimi2023

Xe tải
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-839631
Ngày cấp bằng
2/9/23
Số km
393
Động cơ
28,482 Mã lực
Mai e liên hệ cụ/mợ
Em là nữ ạ! Em cảm ơn Cụ!
Nhưng theo em, để có cái nhìn đa chiều thì Cụ cứ tham khảo hết các bình luận trong này cho xác thực đã ạ🙂
 

2_Speed

Xe hơi
Biển số
OF-849106
Ngày cấp bằng
6/3/24
Số km
131
Động cơ
200,654 Mã lực
Trong ĐHBKHN có 1 trung tâm dậy tiếng Đức nhé.
15 năm trc em học ở đó. Chất lượng khỏi bàn, mà giá lại rẻ hơn Goethe vì chỉ dành cho sv Bách Khoa. Đợt e học người ngoài vẫn đăng ký được, nhưng hình như giá cao hơn.

1000030295.jpg
Ai đăng ký học cũng dc mà. Trước mấy bạn ở cùng e bên Xây dựng cũng qua đấy học để đi, chất lượng tốt ko thua kém nhiều viện Goethe, giá rẻ hơn kha khá. Goethe ít lớp nếu ko kịp dky thì bọn nó toàn qua đây
 

Loveicily

Xe hơi
Biển số
OF-500942
Ngày cấp bằng
28/3/17
Số km
118
Động cơ
261,269 Mã lực
Tuổi
34
Em là Mợ ạ!
Cá nhân em rất cảm ơn sự chia sẻ chân tình, đầy tâm huyết của Cụ vì đã mang lại cái nhìn đa chiều về việc làm và sinh sống tại Đức. Có điều giờ là thời đại CNTT rồi, ko thiếu các nền tảng XH để người LĐ hay học viên tiếp cận và đánh giá. Dù cho chính sách có thay đổi hay khủng hoảng nào xuất hiện thì những cty làm việc tử tế, chuẩn chỉnh sẽ trụ lại bền vững. Những thứ chộp giật ắt tự bị đào thải theo quy luật tự nhiên thôi.
Đi du học nghề hay LĐXK là lựa chọn của 1 số người mong muốn đổi thay về tư duy, trải nghiệm văn hoá, cải thiện hoàn cảnh kt, thậm chí là đổi đời chứ ko phải là đường cùng bất đắc dĩ hay ép buộc. Bởi vậy, việc so sánh với cs, lv ở VN là vô cùng khập khiễng dù với nhiều người, chả đâu sướng như ở VN (nếu có tiền). Còn ko có tiền thì ở đâu cũng khổ sở như nhau cả thôi! Cái gì cũng có giá của nó cả.
Thiết nghĩ nếu màu xám u tối nhiều hơn màu hồng như vậy thì tại sao mn lại đi nhiều đến thế?
Thế nên, cái ta nhìn thấy chưa hẳn hoàn toàn là sự thật. Điều ta cho là đúng, là hợp với mình nhưng chắc gì đã khớp với người khác.
Anw, tks Cụ lần nữa vì những thông tin kể trên!
Vâng xin lỗi mợ ạ. Tại mợ đặt câu hỏi làm em lại phải trả lời mợ. Mợ hỏi sao nhiều người đi như thế thì nó muôn vàn lý do lắm mợ ạ. Người đi học, người đi du lịch, người đi Xkld, người học nghề, người đoàn tụ...kể cả là trốn nợ, trốn nã...mợ hỏi thế thì mợ cũng hỏi luôn "tại sao nhiều màu hồng thế mà lại có nhiều người bên này về VN thế" cho nó đủ cặp. Hợp thì ở, ko hợp thì đi nó là quy luật tất yếu. Em mới nêu vài cái góc khuất, vài cái lập lờ mà chưa chắc nhiều người đã nắm được ra, thế mà mợ đã quàng cho em đủ thứ thế. À đấy mới chỉ là vài cái nhỏ nhặt không đáng kể thôi, còn nhiều cái góc khuất trong cái công tác đào tạo, tuyển sinh và tuyển dụng của các TT ở VN, cũng như bên này nữa mà mợ. Thời đại 5.0 rồi, mợ cứ tự nhiên thôi ạ.
 

buianhtuvn84

Đi bộ
Biển số
OF-878162
Ngày cấp bằng
27/3/25
Số km
9
Động cơ
463 Mã lực
Tuổi
41
Nơi ở
Mülheim a.d. Ruhr, NRW, BRD
Nếu định sang đi làm thì không nên học viện Goethe vì chỗ này thiên về tiếng Đức cho sinh viên đại học.

Có chỗ này tương đối có uy tín, học thi nghiêm túc và có liên hệ chỗ làm ngay sau khi đỗ. Cụ tham khảo:

Theo như tôi biết là tốt nhất trong các trung tâm tiếng Đức học nghề ở HN.
Em thấy bác với mợ mimi seed hơi mạnh tay quá 1 tẹo :D
Ý kiến cá nhân em thì các trung tâm mở tầm thời 2020 loanh quanh hiện có hơn 5 năm kinh nghiệm thì về chất lượng là sàn sàn nhau, còn bảo nổi nhất đứng cùng hạng cân với Goethe thì hơi khó ạ
Bạn em cũng mở cái trung tâm, tên là CMMB Vietnam, cũng to, chi nhánh cũng tùm lum, uy tín cũng cao, còn được đứng ra tổ chức kỳ thi B1 theo tiêu chuẩn TELC luôn.

Về việc học tiếng Đức cũng như làm việc bên này, em thâ bác Loveicily còm cùng quan điểm với em. Em thì lần đầu bước chân sang Đức học ĐH là từ 2004, cũng hơn 20 năm rồi, hiện vợ con cũng đang bên này học hành. Bên này bảo cuộc sống tốt thì em cũng đồng ý, nhưng bảo sướng lắm thiên đường thì em không đồng ý. Em với vọ còn đang bàn nhau chuẩn bị lại kéo nhau về VN, cho con cái học ở VN cho gần họ hàng, giữ văn hóa Việt đây :) Nói chung ở trong chăn mới biết chăn ró rận.

Còn mấy cái còm kiểu ko cần biết tiếng Đức vưỡn sống sung sướng kiếm mấy nghìn EUR ở bên này... các bác có thể hình dung tạm ntn: 1 người Lào hay Campuchia, không biết tiếng Việt, nhà cũng không có tiền (nghèo), đi sang Việt Nam - HN, TPHCM hay Đà Nẵng hay TP khác tùy, tìm cái công việc chân tay không yêu cầu biết tiếng Việt, thuê trọ sống qua ngày, không bạn bè họ hàng hỗ trợ, cuộc sống nó "sướng" cỡ nào, thì người VN không biết tiếng Đức, không có chuyên môn ĐH trở lên sang Đức sống và làm việc cũng "sướng" như thế ấy.
Đương nhiên với những người thuộc loại tầng dưới cùng XH ở VN, ở VN chỉ là "tồn tại" mà không sống được theo tiêu chuẩn đàng hoàng tí, thì đúng là cuộc sống Đức nó tốt hơn thật, ít ra nếu làm trò bấu víu đẻ có giấy tờ ở lại thì có thể không làm mà quanh năm ngửa tay xin trợ cấp xã hội sống vất vưởng mà không chết đói (ở VN thì sẽ chết đói thật nếu làm thế). Nhưng đó theo em là mặt trái, nếu có ai họ mục tiêu sống như thế, thì em cũng sẽ không nói chuyện tranh cãi với họ, vì quan điểm sống khác nhau quá, nói chuyện không có cùng chủ đề.

Quay lại vụ học tiếng Đức, theo quan điểm em, học tiếng để đi Đức sống, nên cố mà học cái thực chất. Mọi thứ ở VN đều dễ và rẻ hơn ở Đức, bao gồm việc học tiếng Đức. Có thể ở VN học lên B2 C1 nó khó, vì ít chỗ trau dồi, ít GV đủ trình dạy, nhưng ở cấp độ A1 A2 B1, học với GV VN thì nó dễ hơn cho các bạn trẻ mà đầu óc có hạn. (nếu giỏi hẳn thì cứ Goethe mà táng). Sang đến Đức, các bạn trẻ không thể cầm cái bằng b1 ra khè dân abrn xứ, hoặc dùng nó như máy phiên dịch hay bánh mì Doraemon để đi nói chuyện với GV, với đồng nghiệp, với khách hàng, với sếp, với hàng xóm, với Sở Ngoại Kiều.
Các bạn phải dùng thực lực, vốn liếng tiếng Đức thật để đương đầu với cuộc sống không chỉ là tự lập, mà còn là tự bươn chải nơi đất khách với khả năng hỗ trợ tối thiểu hoặc bằng 0 của gia đình, họ hàng. Chỉ có tiếng Đức của các bạn mới có thể đồng hành cùng các bạn vượt qua khó khăn khi mới sang Đức. Cái bằng B1 nó không giúp gì các bạn sau khi các bạn đặt chân lên đất Đức cả, nó chỉ là cái điều kiện tối thiểu đẻ các bạn trẻ xin được visa đi Đức mà thôi.

Túm lại, với các bác có ý định cho con cháu mình đi Đức du học nghề, cá nhân em luôn cố gắng đưa lời khuyên là:
- Nước Đức hiện đang rất cởi mở trong việc đón nhận nguồn lực lao động trẻ từ các nước trong đó có VN, về mặt thủ tục đang rất dễ dàng.
- Vì vậy, mọi người nên nỗ lực để đi theo chính ngạch, đáp ứng đủ đk CP Đức đề ra, để danh chính và ngôn thuận ngẩng cao đầu tự tin cầm giấy tờ đàng hoàng mà học tập, sinh hoạt và an cư ở Đức.
- Không ai du di hay hoan nghênh cho các trường hợp chầy bửa, ăn bám, lươn lẹo, lá mặt lá trái với pháp luật, chui kẽ hở trong chính sách để mưu lợi cá nhân ở Đức, cho nên, khi chúng ta đang có cơ hội lớn và được khuyến khích đi Đức học và làm việc và sinh sống an cư ở Đức một cách chính thống đường hoàng, cố gắng tận dụng nó để tạo ra cuọc sống an cư và đường hoàng, đừng lươn lẹo theo kiểu trí khôn của ta đây kiểu VN. Em thấy nhiều lắm: sang ko chịu học, đi úp bô anh hoặc ông Đức nào có giấy tờ, chửa ra rồi chuyển giấy tờ ăn theoi con, rồi khi có giấy tờ lại bán con, bán giấy tờ, làm kết hơn giả, nhận con các thể loại ăn tiền chính sách, ăn tiền giao dịch đen các thứ. Thực tế CP Đức họ biết, họ mở 1 mắt nhắm 1 mắt, nhưng ko có nghĩa là họ sẽ để yên. Kiểu Đức là họ sẽ âm thầm chuẩn bị và xong xuôi họ sẽ hốt cả mẻ to. Vd gần đây cộng đồng nail VN ở Đức đang than trời vì bị Polizei úp liên tục. Các quán nail thì toàn trốn thuế, rồi toàn nhận người chui không hợp đồng làm chui, cũng không ít dụ dỗ các bé thanh niên đi du học nghề bảo đi dũa nail cho cô chú đc nhiều tiền hơn cả đi làm chính, nhưng nghe theo thế thì là bỏ con cá voi bắt con cá cơm, vì mấy đồng bạc lẻ là tự đưa mình vào rủi ro mất luôn cơ hội giấy tờ ổn định đàng hoàng để sinh sống lâu dài ở Đức.
- Đi theo trung tâm nào thì tùy suy nghĩ các các gia đình cũng như năng lực, mức giá v.v.. Nhưng nhất thiết nên quan tâm đến việc hỗ trợ sau khi sang Đức. Chõ bạn em CMMB thì nó có hẳn cơ sở ở bên Đức, nên khi đón các học viên sang thì có lo hộ chỗ ở ban đầu, cũng như hỗ trợ giấy tờ ban đàu, dẫn đi làm thủ tục nọ kia các thứ. Cái này theo em rất quan trọng. Các bác tưởng tượng mình đi sang 1 nước lạ hoắc tiếng tăm không biết luật lá cũng không, không biết làm như nào để đăng ký tạm trú, đăng ký hộ tịch, đăng ký ra thẻ cư trú, đăng ký thuê nhà cửa, đăng ký bảo hiểm, rồi luật pháp có gì cần lưu ý các thứ nọ kia. như có đợt năm ngoái có 1 ca, 1 bé SV VN mới đi học dự bị ĐH, tối đoảng đi ngủ mà đốt nến cạnh giường, nửa đêm cháy lan ra mấy phòng KTX của khu KTC ở Coburg, làm SV cả khu KTX đó tự dưng mất chỗ trọ, mất tài sản đồ đạc, còn bản thân em SV gây họa thì vừa chân ướt chân ráo sang chưa có bảo hiểm gì, rồid dến lúc nhận hóa đơn bồi thường vài triệu EUR thì ẻm sống sao? (đoạn sau em cũng tò mò nhưng em nghĩ con đường ở Đức của em ý chắc hẳn là đóng lại, còn em ý có vác cả nợ tiền tỉ về VN không thì không rõ).
Em không rõ các trung tâm lớn ở VN thì có chi nhánh và support tại chỗ như CMMB của bạn em không, nhưng theo em đây là 1 khía cạnh quan trọng cần lưu ý. Không có support tại chỗ tại Đức, thì cũng gần gần như kiểu đem con bỏ chợ. Như con vợ em lúc nó bay sang Đức, em mà không bỏ việc đi đón nó và thề thốt hứa hẹn sẽ lo cho nó từ A đến Z trong suốt nửa năm đầu tất cả các loại thủ tục giấy tờ và việc cá nhân từ làm thẻ bank, lo bảo hiểm cho tới đi mua BVS, thì còn lâu nó mới chịu sang với em, nó cho em ở bên này 1 mình chán thì thôi về VN lại với nó.

Nói chung việc đi nước ngoài học hành sinh hoạt lâu dài là một bước ngoặt lớn trong cuộc đời, gia đình nên chuẩn bị thật kỹ, chứ đừng tính toán chí li vài đồng bạc giữa các trung tâm du học, hoặc nghe theo lời bùi tai của người lạ, thậm chí người quen, rồi vẽ lên những kế hoạch không thực tế cho con cháu nó làm, lại khổ bản thân và gia đình thôi.
Nếu đã quyết tâm cho con em đi, gia đình nên tìm hiểu thật nhiều, thật kỹ, đi hỏi thật nhiều hơn, cân nhắc thật nhiều khía cạnh, rồi chọn mặt gửi vàng cho đúng, và lên kế hoạch tỉ mỉ và chi tiết để con em đi suôn sẻ. Càng chuẩn bị ở VN kỹ, sang Đức các em các cháu nó càng đơ khổ.
 
Chỉnh sửa cuối:

Loveicily

Xe hơi
Biển số
OF-500942
Ngày cấp bằng
28/3/17
Số km
118
Động cơ
261,269 Mã lực
Tuổi
34
Em thấy bác với mợ mimi seed hơi mạnh tay quá 1 tẹo :D
Ý kiến cá nhân em thì các trung tâm mở tầm thời 2020 loanh quanh hiện có hơn 5 năm kinh nghiệm thì về chất lượng là sàn sàn nhau, còn bảo nổi nhất đứng cùng hạng cân với Goethe thì hơi khó ạ
Bạn em cũng mở cái trung tâm, tên là CMMB Vietnam, cũng to, chi nhánh cũng tùm lum, uy tín cũng cao, còn được đứng ra tổ chức kỳ thi B1 theo tiêu chuẩn TELC luôn.

Về việc học tiếng Đức cũng như làm việc bên này, em thâ bác Loveicily còm cùng quan điểm với em. Em thì lần đầu bước chân sang Đức học ĐH là từ 2004, cũng hơn 20 năm rồi, hiện vợ con cũng đang bên này học hành. Bên này bảo cuộc sống tốt thì em cũng đồng ý, nhưng bảo sướng lắm thiên đường thì em không đồng ý. Em với vọ còn đang bàn nhau chuẩn bị lại kéo nhau về VN, cho con cái học ở VN cho gần họ hàng, giữ văn hóa Việt đây :) Nói chung ở trong chăn mới biết chăn ró rận.

Còn mấy cái còm kiểu ko cần biết tiếng Đức vưỡn sống sung sướng kiếm mấy nghìn EUR ở bên này... các bác có thể hình dung tạm ntn: 1 người Lào hay Campuchia, không biết tiếng Việt, nhà cũng không có tiền (nghèo), đi sang Việt Nam - HN, TPHCM hay Đà Nẵng hay TP khác tùy, tìm cái công việc chân tay không yêu cầu biết tiếng Việt, thuê trọ sống qua ngày, không bạn bè họ hàng hỗ trợ, cuộc sống nó "sướng" cỡ nào, thì người VN không biết tiếng Đức, không có chuyên môn ĐH trở lên sang Đức sống và làm việc cũng "sướng" như thế ấy.
Đương nhiên với những người thuộc loại tầng dưới cùng XH ở VN, ở VN chỉ là "tồn tại" mà không sống được theo tiêu chuẩn đàng hoàng tí, thì đúng là cuộc sống Đức nó tốt hơn thật, ít ra nếu làm trò bấu víu đẻ có giấy tờ ở lại thì có thể không làm mà quanh năm ngửa tay xin trợ cấp xã hội sống vất vưởng mà không chết đói (ở VN thì sẽ chết đói thật nếu làm thế). Nhưng đó theo em là mặt trái, nếu có ai họ mục tiêu sống như thế, thì em cũng sẽ không nói chuyện tranh cãi với họ, vì quan điểm sống khác nhau quá, nói chuyện không có cùng chủ đề.

Quay lại vụ học tiếng Đức, theo quan điểm em, học tiếng để đi Đức sống, nên cố mà học cái thực chất. Mọi thứ ở VN đều dễ và rẻ hơn ở Đức, bao gồm việc học tiếng Đức. Có thể ở VN học lên B2 C1 nó khó, vì ít chỗ trau dồi, ít GV đủ trình dạy, nhưng ở cấp độ A1 A2 B1, học với GV VN thì nó dễ hơn cho các bạn trẻ mà đầu óc có hạn. (nếu giỏi hẳn thì cứ Goethe mà táng). Sang đến Đức, các bạn trẻ không thể cầm cái bằng b1 ra khè dân abrn xứ, hoặc dùng nó như máy phiên dịch hay bánh mì Doraemon để đi nói chuyện với GV, với đồng nghiệp, với khách hàng, với sếp, với hàng xóm, với Sở Ngoại Kiều.
Các bạn phải dùng thực lực, vốn liếng tiếng Đức thật để đương đầu với cuộc sống không chỉ là tự lập, mà còn là tự bươn chải nơi đất khách với khả năng hỗ trợ tối thiểu hoặc bằng 0 của gia đình, họ hàng. Chỉ có tiếng Đức của các bạn mới có thể đồng hành cùng các bạn vượt qua khó khăn khi mới sang Đức. Cái bằng B1 nó không giúp gì các bạn sau khi các bạn đặt chân lên đất Đức cả, nó chỉ là cái điều kiện tối thiểu đẻ các bạn trẻ xin được visa đi Đức mà thôi.

Túm lại, với các bác có ý định cho con cháu mình đi Đức du học nghề, cá nhân em luôn cố gắng đưa lời khuyên là:
- Nước Đức hiện đang rất cởi mở trong việc đón nhận nguồn lực lao động trẻ từ các nước trong đó có VN, về mặt thủ tục đang rất dễ dàng.
- Vì vậy, mọi người nên nỗ lực để đi theo chính ngạch, đáp ứng đủ đk CP Đức đề ra, để danh chính và ngôn thuận ngẩng cao đầu tự tin cầm giấy tờ đàng hoàng mà học tập, sinh hoạt và an cư ở Đức.
- Không ai du di hay hoan nghênh cho các trường hợp chầy bửa, ăn bám, lươn lẹo, lá mặt lá trái với pháp luật, chui kẽ hở trong chính sách để mưu lợi cá nhân ở Đức, cho nên, khi chúng ta đang có cơ hội lớn và được khuyến khích đi Đức học và làm việc và sinh sống an cư ở Đức một cách chính thống đường hoàng, cố gắng tận dụng nó để tạo ra cuọc sống an cư và đường hoàng, đừng lươn lẹo theo kiểu trí khôn của ta đây kiểu VN. Em thấy nhiều lắm: sang ko chịu học, đi úp bô anh hoặc ông Đức nào có giấy tờ, chửa ra rồi chuyển giấy tờ ăn theoi con, rồi khi có giấy tờ lại bán con, bán giấy tờ, làm kết hơn giả, nhận con các thể loại ăn tiền chính sách, ăn tiền giao dịch đen các thứ. Thực tế CP Đức họ biết, họ mở 1 mắt nhắm 1 mắt, nhưng ko có nghĩa là họ sẽ để yên. Kiểu Đức là họ sẽ âm thầm chuẩn bị và xong xuôi họ sẽ hốt cả mẻ to. Vd gần đây cộng đồng nail VN ở Đức đang than trời vì bị Polizei úp liên tục. Các quán nail thì toàn trốn thuế, rồi toàn nhận người chui không hợp đồng làm chui, cũng không ít dụ dỗ các bé thanh niên đi du học nghề bảo đi dũa nail cho cô chú đc nhiều tiền hơn cả đi làm chính, nhưng nghe theo thế thì là bỏ con cá voi bắt con cá cơm, vì mấy đồng bạc lẻ là tự đưa mình vào rủi ro mất luôn cơ hội giấy tờ ổn định đàng hoàng để sinh sống lâu dài ở Đức.
- Đi theo trung tâm nào thì tùy suy nghĩ các các gia đình cũng như năng lực, mức giá v.v.. Nhưng nhất thiết nên quan tâm đến việc hỗ trợ sau khi sang Đức. Chõ bạn em CMMB thì nó có hẳn cơ sở ở bên Đức, nên khi đón các học viên sang thì có lo hộ chỗ ở ban đầu, cũng như hỗ trợ giấy tờ ban đàu, dẫn đi làm thủ tục nọ kia các thứ. Cái này theo em rất quan trọng. Các bác tưởng tượng mình đi sang 1 nước lạ hoắc tiếng tăm không biết luật lá cũng không, không biết làm như nào để đăng ký tạm trú, đăng ký hộ tịch, đăng ký ra thẻ cư trú, đăng ký thuê nhà cửa, đăng ký bảo hiểm, rồi luật pháp có gì cần lưu ý các thứ nọ kia. như có đợt năm ngoái có 1 ca, 1 bé SV VN mới đi học dự bị ĐH, tối đoảng đi ngủ mà đốt nến cạnh giường, nửa đêm cháy lan ra mấy phòng KTX của khu KTC ở Coburg, làm SV cả khu KTX đó tự dưng mất chỗ trọ, mất tài sản đồ đạc, còn bản thân em SV gây họa thì vừa chân ướt chân ráo sang chưa có bảo hiểm gì, rồid dến lúc nhận hóa đơn bồi thường vài triệu EUR thì ẻm sống sao? (đoạn sau em cũng tò mò nhưng em nghĩ con đường ở Đức của em ý chắc hẳn là đóng lại, còn em ý có vác cả nợ tiền tỉ về VN không thì không rõ).
Em không rõ các trung tâm lớn ở VN thì có chi nhánh và support tại chỗ như CMMB của bạn em không, nhưng theo em đây là 1 khía cạnh quan trọng cần lưu ý. Không có support tại chỗ tại Đức, thì cũng gần gần như kiểu đem con bỏ chợ. Như con vợ em lúc nó bay sang Đức, em mà không bỏ việc đi đón nó và thề thốt hứa hẹn sẽ lo cho nó từ A đến Z trong suốt nửa năm đầu tất cả các loại thủ tục giấy tờ và việc cá nhân từ làm thẻ bank, lo bảo hiểm cho tới đi mua BVS, thì còn lâu nó mới chịu sang với em, nó cho em ở bên này 1 mình chán thì thôi về VN lại với nó.

Nói chung việc đi nước ngoài học hành sinh hoạt lâu dài là một bước ngoặt lớn trong cuộc đời, gia đình nên chuẩn bị thật kỹ, chứ đừng tính toán chí li vài đồng bạc giữa các trung tâm du học, hoặc nghe theo lời bùi tai của người lạ, thậm chí người quen, rồi vẽ lên những kế hoạch không thực tế cho con cháu nó làm, lại khổ bản thân và gia đình thôi.
Nếu đã quyết tâm cho con em đi, gia đình nên tìm hiểu thật nhiều, thật kỹ, đi hỏi thật nhiều hơn, cân nhắc thật nhiều khía cạnh, rồi chọn mặt gửi vàng cho đúng, và lên kế hoạch tỉ mỉ và chi tiết để con em đi suôn sẻ. Càng chuẩn bị ở VN kỹ, sang Đức các em các cháu nó càng đơ khổ.
CMMB của bạn Ánh đang làm BS bên này đúng không cụ? có lần em cũng về và qua VP của họ ở cổng ĐH HN với ý định tìm hiểu nguồn DHN, để bổ sung cho hệ thống bên em. Các TT lớn họ đều có đầu bên Đức để lo giấy tờ cả mà cụ. Mình người thực việc thực nói thì họ lại bảo abcz các kiểu, còn những người chưa qua thì lại cứ nhìn mấy cái "màu hồng" mà người ta vẽ ra, rồi mập mờ trong các điều khoản mà không biết. Em còn đang giúp 1 bạn bị lừa hợp đồng giả, sang đến nơi thì chủ người ta bảo bị lừa rồi, giờ bơ vơ hơn 1 năm rồi. Visa đã hết hạn, vẫn chưa được SNK họ giải quyết, mặc dù em đã làm hợp đồng, xin IHK đầy đủ để nhận. Bản thân em bên này lâu nhưng cũng như cụ, thấy giáo dục và văn hoá gia đình nó không phù hợp, em cũng không cho con qua từ nhỏ, không học tiếng Đức hay học ở đây, mà cho nó học tiếng Anh và học chỗ khác. Lựa chọn là ở mỗi người, nhưng thấy nhiều cụ có vẻ chưa hiểu những vấn đề mà họ chưa thực tế, dễ bị mờ mắt vì những gì được nghe lắm.
 

buianhtuvn84

Đi bộ
Biển số
OF-878162
Ngày cấp bằng
27/3/25
Số km
9
Động cơ
463 Mã lực
Tuổi
41
Nơi ở
Mülheim a.d. Ruhr, NRW, BRD
CMMB của bạn Ánh đang làm BS bên này đúng không cụ? có lần em cũng về và qua VP của họ ở cổng ĐH HN với ý định tìm hiểu nguồn DHN, để bổ sung cho hệ thống bên em. Các TT lớn họ đều có đầu bên Đức để lo giấy tờ cả mà cụ. Mình người thực việc thực nói thì họ lại bảo abcz các kiểu, còn những người chưa qua thì lại cứ nhìn mấy cái "màu hồng" mà người ta vẽ ra, rồi mập mờ trong các điều khoản mà không biết. Em còn đang giúp 1 bạn bị lừa hợp đồng giả, sang đến nơi thì chủ người ta bảo bị lừa rồi, giờ bơ vơ hơn 1 năm rồi. Visa đã hết hạn, vẫn chưa được SNK họ giải quyết, mặc dù em đã làm hợp đồng, xin IHK đầy đủ để nhận. Bản thân em bên này lâu nhưng cũng như cụ, thấy giáo dục và văn hoá gia đình nó không phù hợp, em cũng không cho con qua từ nhỏ, không học tiếng Đức hay học ở đây, mà cho nó học tiếng Anh và học chỗ khác. Lựa chọn là ở mỗi người, nhưng thấy nhiều cụ có vẻ chưa hiểu những vấn đề mà họ chưa thực tế, dễ bị mờ mắt vì những gì được nghe lắm.
Vâng cụ, em thì làm culi IT nên cũng không nắm thị trường du học nghề lắm, lúc trước cũng hay được nhờ tư vấn về du học ĐH vì năm xưa từng tự làm hồ sơ đi học ĐH thôi. Tin tức chủ yếu em nắm do hay lang thang trên facebook mấy trang hộ trợ SV Đức hay hội SV Đức từ hồi xưa với mấy hội thủ tục Đức gần đây. Thỉnh thoảng em đọc mấy bài giới thiệu cơ hội du học nghề Đức mà kiểu hoang mang bảo quái sao có vẻ bây giờ sang Đức du học nghề nó còn sướng hơn làm chuyên môn kỹ sư bên này hay như nào ý, ít nhất là em tự xoay sở cuộc sống và sinh hoạt của gia đình em cũng không đẹp nổi như mô tả tương lai cho các bạn du học nghề :D
Em thì là bạn của chồng Ánh, cũng bằng tuổi nhau, bọn em thi thoảng vẫn qua ăn uống nhậu nhẹt với nhau, đợt Noel rồi còn qua Áo nghỉ đông cùng nhau. Hội bọn em chơi thì tốt nghiệp kỹ sư, thạc sĩ bên châu Âu là chính, có mỗi Ánh là Tiến sĩ Nhật thôi, nên Ánh ngồi lên đầu cả bọn :D
 

Thích Nói Phét

Xe điện
Biển số
OF-834095
Ngày cấp bằng
19/5/23
Số km
2,672
Động cơ
1,330,114 Mã lực
Em thấy bác với mợ mimi seed hơi mạnh tay quá 1 tẹo :D
Ý kiến cá nhân em thì các trung tâm mở tầm thời 2020 loanh quanh hiện có hơn 5 năm kinh nghiệm thì về chất lượng là sàn sàn nhau, còn bảo nổi nhất đứng cùng hạng cân với Goethe thì hơi khó ạ
Bạn em cũng mở cái trung tâm, tên là CMMB Vietnam, cũng to, chi nhánh cũng tùm lum, uy tín cũng cao, còn được đứng ra tổ chức kỳ thi B1 theo tiêu chuẩn TELC luôn.

Về việc học tiếng Đức cũng như làm việc bên này, em thâ bác Loveicily còm cùng quan điểm với em. Em thì lần đầu bước chân sang Đức học ĐH là từ 2004, cũng hơn 20 năm rồi, hiện vợ con cũng đang bên này học hành. Bên này bảo cuộc sống tốt thì em cũng đồng ý, nhưng bảo sướng lắm thiên đường thì em không đồng ý. Em với vọ còn đang bàn nhau chuẩn bị lại kéo nhau về VN, cho con cái học ở VN cho gần họ hàng, giữ văn hóa Việt đây :) Nói chung ở trong chăn mới biết chăn ró rận.

Còn mấy cái còm kiểu ko cần biết tiếng Đức vưỡn sống sung sướng kiếm mấy nghìn EUR ở bên này... các bác có thể hình dung tạm ntn: 1 người Lào hay Campuchia, không biết tiếng Việt, nhà cũng không có tiền (nghèo), đi sang Việt Nam - HN, TPHCM hay Đà Nẵng hay TP khác tùy, tìm cái công việc chân tay không yêu cầu biết tiếng Việt, thuê trọ sống qua ngày, không bạn bè họ hàng hỗ trợ, cuộc sống nó "sướng" cỡ nào, thì người VN không biết tiếng Đức, không có chuyên môn ĐH trở lên sang Đức sống và làm việc cũng "sướng" như thế ấy.
Đương nhiên với những người thuộc loại tầng dưới cùng XH ở VN, ở VN chỉ là "tồn tại" mà không sống được theo tiêu chuẩn đàng hoàng tí, thì đúng là cuộc sống Đức nó tốt hơn thật, ít ra nếu làm trò bấu víu đẻ có giấy tờ ở lại thì có thể không làm mà quanh năm ngửa tay xin trợ cấp xã hội sống vất vưởng mà không chết đói (ở VN thì sẽ chết đói thật nếu làm thế). Nhưng đó theo em là mặt trái, nếu có ai họ mục tiêu sống như thế, thì em cũng sẽ không nói chuyện tranh cãi với họ, vì quan điểm sống khác nhau quá, nói chuyện không có cùng chủ đề.

Quay lại vụ học tiếng Đức, theo quan điểm em, học tiếng để đi Đức sống, nên cố mà học cái thực chất. Mọi thứ ở VN đều dễ và rẻ hơn ở Đức, bao gồm việc học tiếng Đức. Có thể ở VN học lên B2 C1 nó khó, vì ít chỗ trau dồi, ít GV đủ trình dạy, nhưng ở cấp độ A1 A2 B1, học với GV VN thì nó dễ hơn cho các bạn trẻ mà đầu óc có hạn. (nếu giỏi hẳn thì cứ Goethe mà táng). Sang đến Đức, các bạn trẻ không thể cầm cái bằng b1 ra khè dân abrn xứ, hoặc dùng nó như máy phiên dịch hay bánh mì Doraemon để đi nói chuyện với GV, với đồng nghiệp, với khách hàng, với sếp, với hàng xóm, với Sở Ngoại Kiều.
Các bạn phải dùng thực lực, vốn liếng tiếng Đức thật để đương đầu với cuộc sống không chỉ là tự lập, mà còn là tự bươn chải nơi đất khách với khả năng hỗ trợ tối thiểu hoặc bằng 0 của gia đình, họ hàng. Chỉ có tiếng Đức của các bạn mới có thể đồng hành cùng các bạn vượt qua khó khăn khi mới sang Đức. Cái bằng B1 nó không giúp gì các bạn sau khi các bạn đặt chân lên đất Đức cả, nó chỉ là cái điều kiện tối thiểu đẻ các bạn trẻ xin được visa đi Đức mà thôi.

Túm lại, với các bác có ý định cho con cháu mình đi Đức du học nghề, cá nhân em luôn cố gắng đưa lời khuyên là:
- Nước Đức hiện đang rất cởi mở trong việc đón nhận nguồn lực lao động trẻ từ các nước trong đó có VN, về mặt thủ tục đang rất dễ dàng.
- Vì vậy, mọi người nên nỗ lực để đi theo chính ngạch, đáp ứng đủ đk CP Đức đề ra, để danh chính và ngôn thuận ngẩng cao đầu tự tin cầm giấy tờ đàng hoàng mà học tập, sinh hoạt và an cư ở Đức.
- Không ai du di hay hoan nghênh cho các trường hợp chầy bửa, ăn bám, lươn lẹo, lá mặt lá trái với pháp luật, chui kẽ hở trong chính sách để mưu lợi cá nhân ở Đức, cho nên, khi chúng ta đang có cơ hội lớn và được khuyến khích đi Đức học và làm việc và sinh sống an cư ở Đức một cách chính thống đường hoàng, cố gắng tận dụng nó để tạo ra cuọc sống an cư và đường hoàng, đừng lươn lẹo theo kiểu trí khôn của ta đây kiểu VN. Em thấy nhiều lắm: sang ko chịu học, đi úp bô anh hoặc ông Đức nào có giấy tờ, chửa ra rồi chuyển giấy tờ ăn theoi con, rồi khi có giấy tờ lại bán con, bán giấy tờ, làm kết hơn giả, nhận con các thể loại ăn tiền chính sách, ăn tiền giao dịch đen các thứ. Thực tế CP Đức họ biết, họ mở 1 mắt nhắm 1 mắt, nhưng ko có nghĩa là họ sẽ để yên. Kiểu Đức là họ sẽ âm thầm chuẩn bị và xong xuôi họ sẽ hốt cả mẻ to. Vd gần đây cộng đồng nail VN ở Đức đang than trời vì bị Polizei úp liên tục. Các quán nail thì toàn trốn thuế, rồi toàn nhận người chui không hợp đồng làm chui, cũng không ít dụ dỗ các bé thanh niên đi du học nghề bảo đi dũa nail cho cô chú đc nhiều tiền hơn cả đi làm chính, nhưng nghe theo thế thì là bỏ con cá voi bắt con cá cơm, vì mấy đồng bạc lẻ là tự đưa mình vào rủi ro mất luôn cơ hội giấy tờ ổn định đàng hoàng để sinh sống lâu dài ở Đức.
- Đi theo trung tâm nào thì tùy suy nghĩ các các gia đình cũng như năng lực, mức giá v.v.. Nhưng nhất thiết nên quan tâm đến việc hỗ trợ sau khi sang Đức. Chõ bạn em CMMB thì nó có hẳn cơ sở ở bên Đức, nên khi đón các học viên sang thì có lo hộ chỗ ở ban đầu, cũng như hỗ trợ giấy tờ ban đàu, dẫn đi làm thủ tục nọ kia các thứ. Cái này theo em rất quan trọng. Các bác tưởng tượng mình đi sang 1 nước lạ hoắc tiếng tăm không biết luật lá cũng không, không biết làm như nào để đăng ký tạm trú, đăng ký hộ tịch, đăng ký ra thẻ cư trú, đăng ký thuê nhà cửa, đăng ký bảo hiểm, rồi luật pháp có gì cần lưu ý các thứ nọ kia. như có đợt năm ngoái có 1 ca, 1 bé SV VN mới đi học dự bị ĐH, tối đoảng đi ngủ mà đốt nến cạnh giường, nửa đêm cháy lan ra mấy phòng KTX của khu KTC ở Coburg, làm SV cả khu KTX đó tự dưng mất chỗ trọ, mất tài sản đồ đạc, còn bản thân em SV gây họa thì vừa chân ướt chân ráo sang chưa có bảo hiểm gì, rồid dến lúc nhận hóa đơn bồi thường vài triệu EUR thì ẻm sống sao? (đoạn sau em cũng tò mò nhưng em nghĩ con đường ở Đức của em ý chắc hẳn là đóng lại, còn em ý có vác cả nợ tiền tỉ về VN không thì không rõ).
Em không rõ các trung tâm lớn ở VN thì có chi nhánh và support tại chỗ như CMMB của bạn em không, nhưng theo em đây là 1 khía cạnh quan trọng cần lưu ý. Không có support tại chỗ tại Đức, thì cũng gần gần như kiểu đem con bỏ chợ. Như con vợ em lúc nó bay sang Đức, em mà không bỏ việc đi đón nó và thề thốt hứa hẹn sẽ lo cho nó từ A đến Z trong suốt nửa năm đầu tất cả các loại thủ tục giấy tờ và việc cá nhân từ làm thẻ bank, lo bảo hiểm cho tới đi mua BVS, thì còn lâu nó mới chịu sang với em, nó cho em ở bên này 1 mình chán thì thôi về VN lại với nó.

Nói chung việc đi nước ngoài học hành sinh hoạt lâu dài là một bước ngoặt lớn trong cuộc đời, gia đình nên chuẩn bị thật kỹ, chứ đừng tính toán chí li vài đồng bạc giữa các trung tâm du học, hoặc nghe theo lời bùi tai của người lạ, thậm chí người quen, rồi vẽ lên những kế hoạch không thực tế cho con cháu nó làm, lại khổ bản thân và gia đình thôi.
Nếu đã quyết tâm cho con em đi, gia đình nên tìm hiểu thật nhiều, thật kỹ, đi hỏi thật nhiều hơn, cân nhắc thật nhiều khía cạnh, rồi chọn mặt gửi vàng cho đúng, và lên kế hoạch tỉ mỉ và chi tiết để con em đi suôn sẻ. Càng chuẩn bị ở VN kỹ, sang Đức các em các cháu nó càng đơ khổ.
Cởi mở éo gì? Cái nước thượng đẳng khinh người châu á ra mặt.
 

Loveicily

Xe hơi
Biển số
OF-500942
Ngày cấp bằng
28/3/17
Số km
118
Động cơ
261,269 Mã lực
Tuổi
34
Vâng cụ, em thì làm culi IT nên cũng không nắm thị trường du học nghề lắm, lúc trước cũng hay được nhờ tư vấn về du học ĐH vì năm xưa từng tự làm hồ sơ đi học ĐH thôi. Tin tức chủ yếu em nắm do hay lang thang trên facebook mấy trang hộ trợ SV Đức hay hội SV Đức từ hồi xưa với mấy hội thủ tục Đức gần đây. Thỉnh thoảng em đọc mấy bài giới thiệu cơ hội du học nghề Đức mà kiểu hoang mang bảo quái sao có vẻ bây giờ sang Đức du học nghề nó còn sướng hơn làm chuyên môn kỹ sư bên này hay như nào ý, ít nhất là em tự xoay sở cuộc sống và sinh hoạt của gia đình em cũng không đẹp nổi như mô tả tương lai cho các bạn du học nghề :D
Em thì là bạn của chồng Ánh, cũng bằng tuổi nhau, bọn em thi thoảng vẫn qua ăn uống nhậu nhẹt với nhau, đợt Noel rồi còn qua Áo nghỉ đông cùng nhau. Hội bọn em chơi thì tốt nghiệp kỹ sư, thạc sĩ bên châu Âu là chính, có mỗi Ánh là Tiến sĩ Nhật thôi, nên Ánh ngồi lên đầu cả bọn :D
Để em miêu tả 1 ngày của các bạn DHN và các bạn đang làm hợp đồng dạng 8 tháng ngạch NHKS nhà em, cho cụ dễ so sánh với ngành nghề Hot Hit và mức lương đáng mơ ước của cụ nhé.
Với các bạn DHN những ngày đi học thì dậy từ 5-6h sáng. Nếu ở xa, ở những vùng ngoại thành ít Bus và tàu có khi dậy từ 4h sáng mới kịp đến trường. Sau khi đi học về thì cắm mặt vào làm ở doanh nghiệp (tính giờ làm thêm, nhưng tiền chỉ được trả 1/2 so với lương tiêu chuẩn, do họ chỉ trả lương học việc. Cái này các TT ém nhẹm, chỉ tung hô tháng được làm thêm tẹt bô mà không hề nói mức lương) đến 11-12h đêm, về đến nhà cắm mặt vào sách vở, học tiếng, học bài đến 1-2h sáng. Lương sau khi trừ BHYT (thuế thu nhập không bị trừ như cụ) còn 750-850E, nếu bị trừ tiền nhà nữa thì mất thêm 150E-400E tùy vùng, tùy phòng ở. Tiền ăn nếu chủ bao thì không mất, nếu không thì tự túc, vé tàu 1 tháng mất thêm 58E. Chưa tính chi tiêu cá nhân các kiểu. Tiền làm thêm full tháng được tầm 200- 300E, nói chung là cày sml tằn tiện thì một tháng dư ra được 300-500E.
Còn dạng 8 tháng phụ bếp, dọn bàn...lương 2k5 trước thuế, sau thuế cầm về 1k5. Nhà ở, ăn uống chủ bao, sáng 9h làm nghỉ trưa 2 tiếng, cuối tuần thì khỏi nghỉ trưa, ăn cơm thì cũng đứng mỗi thằng một góc bếp mà ăn vội vì ngoài còn có khách chứ cũng chẳng được ngồi mà ăn cho nó tử tế. Cày sml đến 11h, dọn dẹp lau chùi xong cũng 12h đêm, về đến nhà cơm nước xong cũng 1-2h sáng. Tuần nghỉ 1 buổi, ở đấy mà có sức đi làm thêm hay xin được việc mà làm thêm. Cụ trình độ ĐH, làm ngạch hót hít IT mà nghe quảng cáo còn thấy nó "màu hường" hơn cả mình đúng không?
 

buianhtuvn84

Đi bộ
Biển số
OF-878162
Ngày cấp bằng
27/3/25
Số km
9
Động cơ
463 Mã lực
Tuổi
41
Nơi ở
Mülheim a.d. Ruhr, NRW, BRD
Cởi mở éo gì? Cái nước thượng đẳng khinh người châu á ra mặt.
Này em phỏng đoán là tùy người, chứ em với vợ em và đám bạn em thì chưa gặp tình huống bị khinh ra mặt bao giờ.
Em đoán là có vấn đề về khác biệt văn hóa các thứ, mình ko hiểu ng ta và ng ta ko hiểu mình dẫn đến xích mích và khó chịu lẫn nhau.
Dân châu Á nói chung đa số bị chê ở đoạn các đoàn du lịch Tàu đi chơi hay làm ồn, mất trật tự, xả rác hay không tôn trọng trật tự khu vực công cộng thôi. Các hành vi tỏ ra khinh bỉ ra mặt theo em không nhắm vào cụ thể người châu Á, mà là nhắm vào kiểu hành xử mà theo Tây lông nó là thiếu văn hóa, thiếu tôn trọng trật tự ạ.
Tây lông bị chê là đạo đức giả, tức là dù nội tâm nó đen tối, nhưng ngoài mặt nó vẫn ra vẻ đạo mạo giữ kẽ, giữ mặt mũi, ra vẻ quý sờ tộc.
Cũng có thể em ít đi ra khu lộn xộn, tiếp xúc với nhiều loại người lộn xộn nên em chưa gặp. Trước giờ em chỉ ở khu phía nam và tây là chính thôi.
Đồng nghiệp em đủ thân thiết bọn em còn tám với nhau về các chủ đề cấm kỵ như chính trị cực tả, chủ nghĩa dân tộc, xung đột tôn giáo Thiên Chúa-Tin Lành, WW2, Hitler các thể loại luôn. Đương nhiên em cũng chỉ nắm được tinh thần đám trung niên đổ lên (40t-60t) và có học ĐH.
 

buianhtuvn84

Đi bộ
Biển số
OF-878162
Ngày cấp bằng
27/3/25
Số km
9
Động cơ
463 Mã lực
Tuổi
41
Nơi ở
Mülheim a.d. Ruhr, NRW, BRD
Để em miêu tả 1 ngày của các bạn DHN và các bạn đang làm hợp đồng dạng 8 tháng ngạch NHKS nhà em, cho cụ dễ so sánh với ngành nghề Hot Hit và mức lương đáng mơ ước của cụ nhé.
Với các bạn DHN những ngày đi học thì dậy từ 5-6h sáng. Nếu ở xa, ở những vùng ngoại thành ít Bus và tàu có khi dậy từ 4h sáng mới kịp đến trường. Sau khi đi học về thì cắm mặt vào làm ở doanh nghiệp (tính giờ làm thêm, nhưng tiền chỉ được trả 1/2 so với lương tiêu chuẩn, do họ chỉ trả lương học việc. Cái này các TT ém nhẹm, chỉ tung hô tháng được làm thêm tẹt bô mà không hề nói mức lương) đến 11-12h đêm, về đến nhà cắm mặt vào sách vở, học tiếng, học bài đến 1-2h sáng. Lương sau khi trừ BHYT (thuế thu nhập không bị trừ như cụ) còn 750-850E, nếu bị trừ tiền nhà nữa thì mất thêm 150E-400E tùy vùng, tùy phòng ở. Tiền ăn nếu chủ bao thì không mất, nếu không thì tự túc, vé tàu 1 tháng mất thêm 58E. Chưa tính chi tiêu cá nhân các kiểu. Tiền làm thêm full tháng được tầm 200- 300E, nói chung là cày sml tằn tiện thì một tháng dư ra được 300-500E.
Còn dạng 8 tháng phụ bếp, dọn bàn...lương 2k5 trước thuế, sau thuế cầm về 1k5. Nhà ở, ăn uống chủ bao, sáng 9h làm nghỉ trưa 2 tiếng, cuối tuần thì khỏi nghỉ trưa, ăn cơm thì cũng đứng mỗi thằng một góc bếp mà ăn vội vì ngoài còn có khách chứ cũng chẳng được ngồi mà ăn cho nó tử tế. Cày sml đến 11h, dọn dẹp lau chùi xong cũng 12h đêm, về đến nhà cơm nước xong cũng 1-2h sáng. Tuần nghỉ 1 buổi, ở đấy mà có sức đi làm thêm hay xin được việc mà làm thêm. Cụ trình độ ĐH, làm ngạch hót hít IT mà nghe quảng cáo còn thấy nó "màu hường" hơn cả mình đúng không?
Vầng, bạn em nó cũng bảo bên nó tư vấn thì nói thẳng là lúc đang học nghề thì lương học nghề chỉ đủ ăn nếu tém tém thôi. Mà quan điểm em là lúc còn đi học nghề thì tập trung học cho tốt, cũng như rèn tiếng Đức, để cầm bằng ra thì cuộc sống an ổn ngay được, sớm có giấy tờ và ổn định.
Chứ có phải cứ bước chân sang Đức cái là cái bằng nghề nó nằm ngay vào túi đâu, không nghiêm túc học hành và rèn luyện thì chắc gì đã tốt nghiệp được, nhất là các nghề như điều dưỡng.
 

sonthytb

Xe buýt
Biển số
OF-94464
Ngày cấp bằng
8/5/11
Số km
989
Động cơ
411,914 Mã lực
Con cụ muốn học ĐH thì việc gì phải khổ, đi học nghề mấy năm rồi bỏ học ĐH. Chỉ cần con cụ có bằng tiếng, thi đỗ ĐH ở VN thì qua thi đầu vào và học thẳng ĐH bên này luôn. Còn về DHN điều dưỡng, việc tìm viện, xin hợp đồng bên Đức và làm thủ tục xin Visa thực ra nó rất đơn giản nếu con cụ học "thực" thi thực được tiếng Đức. Mọi giấy tờ cần thiết DSQ người ta có hướng dẫn và các nhóm DHN trên mạng đều hướng dẫn. Nếu không tự làm được thì cụ sẽ mất 150-300t cho các TT để họ làm cho con cụ. Có bằng tiếng, tự làm ngoài tiền vé máy bay và vài triệu tiền phí xin Visa, dịch thuật là xong cụ ạ. Còn về mức lương thì DHN nó có khung, lương khi đang học rất thấp, loanh quanh 1k-1k2. Chi phí bên này và thuế má rất cao, coi như đủ nuôi bản thân. Ra trường lương ngành này cũng ở dạng tương đối. Nhưng lương càng cao thì bị đánh thuế càng cao, việc xin UN và quốc tịch em có nói ở cmt phía trên.
Vấn đề đi học thẳng đại học bên đó cơ hội ở lại làm việc khó hơn người có giấy tờ rồi, mục đích cu nhà em nó muốn ở lại lâu dài
 

Loveicily

Xe hơi
Biển số
OF-500942
Ngày cấp bằng
28/3/17
Số km
118
Động cơ
261,269 Mã lực
Tuổi
34
Vấn đề đi học thẳng đại học bên đó cơ hội ở lại làm việc khó hơn người có giấy tờ rồi, mục đích cu nhà em nó muốn ở lại lâu dài
Ai tư vấn cho cụ làm ngược đời như vậy thế? Học ĐH ra cơ hội xin việc nó rộng mở không những ở Đức mà trên toàn TG. Cái bằng nghề nó có giá trị ở Đức, chứ qua chỗ khác hay về VN thì chưa chắc nhé. Còn bằng ĐH nó khác hoàn toàn. Tốt nghiệp ra trường nếu chưa xin được việc ngay thì con cụ được ra hạn thẻ thêm 18 tháng để tìm việc. Không có việc có thể xin học lên cao hơn, hoặc bất đắc dĩ vẫn còn nước xin học nghề để gia hạn giấy tờ chờ xin việc được. Cụ lại đi chọn cách ngược đời, đi học nghề cho vất vả, mất thời gian mấy năm, rồi kiến thức con cụ nó mai một đi hết, lúc đó có thi và đi học ĐH được không?
 

giangthu1998

Xe tăng
Biển số
OF-63686
Ngày cấp bằng
9/5/10
Số km
1,103
Động cơ
442,674 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Em là người có con đã đi Đức học xong dự bị đại học (Hamburg) thì bỏ và hiện đang sống bên Canada, em khuyên mọi người không nên kỳ vọng vào cuộc sống màu hồng ở nước ngoài mà cố gắng đi làm gì. Việt Nam giờ cũng dễ sống hơn 20 năm trước mà ít ra ở VN còn có chỗ dựa là nền tảng gia đình bạn bè, chứ mục đích đi du học hay học nghề thì rốt cuộc là tiền cũng không kiếm được mấy mà có định cư được thì cuộc sống cũng buồn thúi ruột.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top