- Biển số
- OF-188737
- Ngày cấp bằng
- 8/4/13
- Số km
- 137
- Động cơ
- 332,498 Mã lực
Thứ nhất là Gen
Thứ 2 là điều kiện sinh hoạt học tập tốt
Thứ 2 là điều kiện sinh hoạt học tập tốt
Cái này người ta gọi là tiền đề phỏng cụ?vì người ta ko có thì ng ta coi là bất công, người có thì coi là lẽ thường. Người ko quan tâm thì nhận xét khách quan hơn
EM thì thấy lối sống và các ứng xử của Bố mẹ, gia đình sẽ định hướng cho con cái rõ nét nhất. Không phải toàn bộ nhưng đa phần là thế.Em hỏi hoàn toàn nghiêm túc ạ?
Sẽ có các ý kiến rằng thế nào là thành công, nếu thế thì sẽ là vô cùng nhưng cứ tạm bỏ qua ý đó, đại loại là dễ đạt thành tựu hơn, dễ đạt được trạng thái hạnh phúc hơn. Cũng tạm bỏ qua những thứ như quan hệ, quen biết, cất nhắc...
Em thì thấy có mấy ý thế này:
- Trẻ em sinh ra trong gia đình tốt được hưởng các chương trình giáo dục tốt hơn (phải trả nhiều tiền hơn để có được).
- Trẻ em sinh ra trong gia đình tốt được tư do lựa chọn thứ mình thích hơn, chứ không nhất định phải chạy theo thứ có khả năng cao nhất giúp mình kiếm được nhiều tiền. Mà theo thứ mình thích thì sẽ có đam mê, sẽ làm tới nơi tới chốn và dễ đạt thành công.
- Trẻ em sinh ra trong gia đình có điều kiện tốt sẽ có thái độ sống tốt hơn. Khi ít phải nghe những lời phàn nàn, cáu gắt, đổ lỗi, các em sẽ hướng tới những thứ tích cực hơn. Khi gặp vấn đề thay vì chán nản, đỗ lỗi các em sẽ tìm cách giải quyết vấn đề. Tư duy giải quyết vấn đề là tư duy của thành công.
Mời các cụ góp ý ạ.
Thời bây giờ nó không như ngày xưa, ngày xưa kiểu chỉ cần giáo mác thì đấu nhau tay đôi thằng nào khoẻ hơn thằng đấy thắng. Giờ nó sang thời bấm nút, nó giầu hơn có điều kiện hơn học trường tốt, về nhà cũng vui vẻ, ăn ngon... tiếp xúc nhiều, đi đó đi đây nhiều....Đến lúc học xong lại dễ được sắp xếp chỗ tốt, bạn bè cũng đều thành đạt.... Tóm lại nhà nghèo vẫn có thể học giỏi nhưng sau đó ra đời thành công tính trên số đông không bằng bọn gia đình có điều kiện được. Trừ khi nó dính vào ma tuý còn không thì nó vẫn dễ ngon hơn ông nhà không có điều kiện. Đơn giản em thấy ngành y, bọn được học nội trú toàn con em trong ngành cả. Trước đây ở các viện lớn có có luật bất thành văn là bố mẹ nghỉ có xuất cho con. Đấy là em nói trước đây còn giờ không biết.Dù gì thì đk tốt trước hết phải có tiền, tiền sạch hay bẩn bàn sau.
Nhà nghèo học giỏi, hiếu thảo thành đạt có nhiều nhưng không phải đa số.
Nhà giàu rồi hư hỏng nhiều nhưng không phổ biến.
Nghèo học giỏi mà muốn du học cũng kg phải dễ có tiền để thi CCQT để đi du học, chưa nói chi phí nếu tự túc ( vẫn có cháu cực giỏi dành học bổng toàn phần nhưng kg nhiều).
Em gốc nông dân nên thấm, có vài ý nhỏ như vậy.
Các cụ đã dạy rồi:Ôi nhiều cụ đưa ra các quan điểm và các ý kiến hay quá ạ.
Điều kiện tốt cũng là một khái niệm cần phải tường minh ra.
Thành công cũng là một khái niệm mà không ai hiểu giống ai.
Tuy nhiên em lội xong 10 trang thì cũng thấy có nhiều ý kiến hội tụ ở cả 2 khái niệm nêu trên.
Điều kiện bao hàm các khái niệm: kinh tế gia đình, văn hóa gia đình, nền tảng tri thức của gia đình. Rất nhiều gia đình ở Việt Nam mới chỉ xây dựng được kinh tế gia đình tốt, nhưng nền tảng tri thức của gia đình chưa cao và văn hóa gia đình chưa hình thành rõ nét và có tính kế thừa thì cũng chưa thể gọi là có điều kiện tốt được. Gia đình kiểu như dòng họ Nguyễn Lân là một ví dụ sắc nét về văn hóa gia đình và nền tảng tri thức gia đình. Kinh tế thì có thể xây dựng trong vòng 1 đời hoặc chỉ 1/2 đời nhưng văn hóa gia đình và nền tảng tri thức thì phải mất mấy đời mới xây dựng được. Cái này nhìn ra châu Âu sẽ thấy rõ hơn ở Việt Nam vì nước ta từ lúc ra khỏi chiến tranh mới được mấy chục năm nên bức tranh không sắc nét. Họ cũng có định nghĩa luôn về giới tinh hoa, giới quý tộc. Tuy nhiên, ở Việt Nam, nhìn vào những gia đình đã thoát khỏi vấn đề cơm áo gạo tiền 1-2 thế hệ rồi (và họ để tâm xây dựng 2 thứ còn lại) cũng thấy khác nhiều những gia đình đang hoặc mới đạt được trạng thái tự do về kinh tế.
Thành công là một khái niệm khó định nghĩa hơn. Giai đoạn trước nước ta vừa ra khỏi chiến tranh còn đói khổ nên khái niệm thành công thường nặng vào vấn đề kinh tế. Lúc đó, có nhà cao cửa rộng, có xe cộ, có của ăn của để thường được xem là thành công. Nhưng thời nay, rõ ràng như vậy chưa đủ để gọi là thành công. Ngoài vấn đề tự do kinh tế, chúng ta có thoát khỏi những vấn đề khiến chúng ta phiền lòng và tiến tới trạng thái vô ưu tư hay không, chúng ta có xây dựng được một gia đình có điều kiện tốt (như nêu trên) hay không, chúng ta có tạo ra được nhiều của cải cho xã hội, tạo được cảm hứng cho những người xung quanh, đóng góp vào sự đi lên của đất nước dân tộc hay không? Những thứ đó chính là thước đo thành công của thời kỳ mới.
---------
Em xin nêu ra một chút quan điểm về 2 khái niệm đó. Phần vì sao điều kiện tốt mà dễ thành công ta lại cùng bàn tiếp ạ !
Đáp án là không nhé. Vì thành công là gì cụ còn không nói được thì ai giải thích được...Quả câu hỏi hai chiều này em đang muốn cùng các cụ brainstorming mà.
Cuối cùng em muốn cùng các cụ nghiên cứu xem liệu nhà ít tiền có thể giáo dục và tạo ra những đứa trẻ thành công với tỷ lệ cao như nhà nhiều tiền không và bằng cách nào?
Vâng, điều kiện kinh tế tốt thì có khi nửa đời là dc, còn nền tảng tri thức và văn hóa gia đình ít cũng vài thế hệ và có cái đó mới hình thành các gia tộc bền vững và lớn mạnh được.Hầu tiếp các cụ 1 câu chuyện có thật luôn để giải thích tại sao con nhà nghèo khi thành đạt lại hay kiêu căng. HN sao nhiều ông kễnh bố thiên hạ và cứ đến tết lại vắng như chùa bà Đanh
Bố vợ em có 1 cậu học sinh, học rất giỏi, khi học đại học lần 1 chuyên gia thi thuê, thi đến năm thứ 3 thì bị phát hiện,… đuổi học. Khi về địa phương làm lụng vất vả, bố vợ em thương học trò lại giúp cho hồ sơ để thi đại học lần 2. Và tới giờ là một doanh nhân thành đạt, giám đốc hay phó gì đó của 1 ngân hàng … tuy nhiên cái cá tính là hãnh tiến, tinh vi.
Vậy nên để có 1 nền tảng văn hoá, phông văn hoá cần có thời gian tính bằng mấy đời.
Cái này em không đồng nhất quan điểm với cụ.Nhà có điều kiện, nhưng phải ở nội thành, có môi trường xã hội, dân trí của bố mẹ nữa.
Chứ ở ngoại thành, nhà có điều kiện, nhưng môi trường xã hội không có, dân trí bố mẹ chả có.
Thì bảo con nhà có điều kiện ở ngoại thành, thành công hơn con nhà lao động ở nội thành có khi sai sai.
Cái này là bài học về quản trị rủi ro chứ ko phải do bố mẹ đâu cụ ơi. Vì khi làm gì người ta cũng phải tính sẽ bỏ bao nhiêu % vốn, đầu tư tiếp bao nhiêu% khi nào chứ all in đến độ khởi nghiệp xong là cày cả đời trả nợ thì cũng thế cả thôi. Vì giàu với nghèo thì chỉ khác nhau ở đầu tư quy mô to nhỏ thế nào thôi chứ kém thì chết là cùng chết.Em ước gi được khởi nghiệp nhiều lần, thua thì bố mẹ cho thêm làm ván mới, tới khi thắng thì thôi.
Gia đình có điều kiện là như vậy.
Tiếc là ngược lại, khởi nghiệp lần đầu âm vốn. Cày trả nợ hết cả đời người