HỎI nên để chân phải như thế nào khi đi xe số tự động

FUN LAND

Xe hơi
Biển số
OF-298378
Ngày cấp bằng
13/11/13
Số km
146
Động cơ
311,070 Mã lực
Thực ra là theo thói quen thôi, các Cụ ơi ! em thì quen nhấc chân rùi !
 

babeo

Xe điện
Biển số
OF-109085
Ngày cấp bằng
15/8/11
Số km
4,706
Động cơ
436,803 Mã lực
Nơi ở
Nách thủ đô
Cứ đang đi , chân phải đặt trên ga bỗng bị tạt đầu vù một phát, đầu óc chưa kịp nghĩ gì thì chân phải đã chuyển sang phanh hự là ok rồi, chả cần biết xoay hay nhấc. Thật ra đi thường xuyên, chân tay cứ như lập trình sẵn ý. Cứ dừng xe, về P, cài phanh chân, lên kính, ra khỏi xe khóa cửa...như 1 cái máy. Kể cả đầu óc đang mông lung nghĩ ngợi cái gì thì vẫn làm chuẩn xác luôn các cụ ạ.
 

tuan_anh04127

Xe máy
Biển số
OF-97668
Ngày cấp bằng
30/5/11
Số km
78
Động cơ
400,170 Mã lực
Cá nhân em thường xoay gót chân để sử dụng ga, phanh chân khi lái 4 bánh và em thấy cách này đỡ nhầm chân ga.
 

tigacude

Xe máy
Biển số
OF-74461
Ngày cấp bằng
2/10/10
Số km
90
Động cơ
424,200 Mã lực
Em toàn tỳ gót xuống sàn xe, mũi bàn chân di chuyển giữa chân ga và chân phanh.
Khi cụ đi được một thời gian đủ dài nhất định sẽ thành phản xạ chuyển chân ga sang chân phanh thôi.

Cá nhân em đi AT thấy cứ thừa thừa chân trái. Khổ quen rồi, sướng không chịu được. :)
 

Gấu_Misha

Xe đạp
Biển số
OF-193349
Ngày cấp bằng
10/5/13
Số km
22
Động cơ
328,520 Mã lực
Xe AT hay MT thì các pedal phanh và ga bố trí giống hệt nhau, có nghĩa là các bác trước đi MT sao thì khi chuyển AT chân phải thao tác giống y hệt, chỉ khác là chân trái được giải phóng. Việc tì gót hay nhấc hẳn chân để khỏi nhầm phanh/ga thuộc về thói quen (có vẻ phần lớn có thói quen tì gót và ngoẹo mũi chân qua lại hơn). Tuy nhiên việc này nên tập 1 thói quen bất di bất dịch là thả hẳn pedal đang nhấn rồi mới nhấn cái bên cạnh, còn việc chuyển chân qua bên nhanh hay chậm thì phải bay nhiều.
Có nhiều bác (thường là dân chạy MT lâu năm) có võ gia truyền: ngón cái dí phanh, ngón út mớm ga. Với món này theo tôi chỉ phù hợp với những xe đời cũ, máy yếu, những xe đời cao có bù ga không nên đi kiểu này rất nguy hiểm.
 

NNS

Xe ngựa
Biển số
OF-4688
Ngày cấp bằng
12/5/07
Số km
29,175
Động cơ
520,022 Mã lực
Các bác cho em hỏi khi đi xe AT thì chân phải nên xoay gót giữa ga và phanh hay là nhấc hẳn chân ra chuyển giữa 2 vị trí đó. cách nào thì tốt hơn?
xe nào thì chân phải cũng lấy gót làm trụ, xoay mũi chân để ga hay phanh
chỉ có chân trái là khác nhau, MT thì dĩ nhiên để côn rồi, còn AT thì chân trái rảnh, có thể gác lên tap lô=))
 

dxtnam

Xe hơi
Biển số
OF-50025
Ngày cấp bằng
3/11/09
Số km
115
Động cơ
457,352 Mã lực
cảm ơn cụ đã chia sẻ
Gót luôn chạm sàn, đặt thẳng dưới chân phanh (vì lực đạp phanh luôn lớn hơn lực đạp ga), khi đạp ga thì ngoáy cái mũi chân sang. Khi ngớt ga là chuyển sang phanh ngay (dù không phanh), đại ý là chân luôn phải chạm vào cái gì đó chứ không được để chơ vơ, tránh trường hợp không nhớ đang ở đâu dẫn đến đạp nhầm ga với phanh. Cụ nào muốn đề pa bằng phanh chân thì để gót dính sàn xe sẽ dễ hơn nhiều ạ.

Nguyên văn thày dạy em như thế và bây giờ em cũng đi đúng kiểu như thế, thấy cũng nhẹ nhàng.
 

xecub49

Xe điện
Biển số
OF-135692
Ngày cấp bằng
23/3/12
Số km
3,068
Động cơ
506,827 Mã lực
Các bác cho em hỏi khi đi xe AT thì chân phải nên xoay gót giữa ga và phanh hay là nhấc hẳn chân ra chuyển giữa 2 vị trí đó. cách nào thì tốt hơn?
Cụ cứ thử thấy như thế nào là phù hợp thì dùng. Em thì xoay gót vì chân em dài, thấy ổn
 

Civic_Lào Cai

Xe tải
Biển số
OF-186857
Ngày cấp bằng
25/3/13
Số km
207
Động cơ
334,870 Mã lực
E toàn nhấc cả chân
Cũng chưa bị nhầm bao giờ
 

dht

Xe điện
Biển số
OF-1380
Ngày cấp bằng
17/8/06
Số km
2,375
Động cơ
595,096 Mã lực
Để chân thế này chả phải xoay hay nhấc

 

nnson_56

Xe tải
Biển số
OF-25330
Ngày cấp bằng
6/12/08
Số km
440
Động cơ
494,150 Mã lực
Các bác cho em hỏi khi đi xe AT thì chân phải nên xoay gót giữa ga và phanh hay là nhấc hẳn chân ra chuyển giữa 2 vị trí đó. cách nào thì tốt hơn?
Chân phải thì MT hay AT cũng vậy, hồi em học mà nhắc gót chân lên là thầy gõ ngay, nhầm ga/phanh là chỗ nhắc gót này đây
 

nnson_56

Xe tải
Biển số
OF-25330
Ngày cấp bằng
6/12/08
Số km
440
Động cơ
494,150 Mã lực
Có nhiều bác (thường là dân chạy MT lâu năm) có võ gia truyền: ngón cái dí phanh, ngón út mớm ga. Với món này theo tôi chỉ phù hợp với những xe đời cũ, máy yếu, những xe đời cao có bù ga không nên đi kiểu này rất nguy hiểm.
thế này phải đi đất mới lái xe dc mất, thức chất việc điểu khiển cả phanh, ga bằng 1 chân lx dùng gót để phanh, mũi đè ga, võ này sử dụng khi đi qua ngầm, luôn rà phanh để nước ko tạo thành màng giữa đĩa và má phanh gây mất lực phanh.
 

slaz8

Xe ba gác
Biển số
OF-73831
Ngày cấp bằng
25/9/10
Số km
20,405
Động cơ
622,206 Mã lực
Gót luôn chạm sàn, đặt thẳng dưới chân phanh (vì lực đạp phanh luôn lớn hơn lực đạp ga), khi đạp ga thì ngoáy cái mũi chân sang. Khi ngớt ga là chuyển sang phanh ngay (dù không phanh), đại ý là chân luôn phải chạm vào cái gì đó chứ không được để chơ vơ, tránh trường hợp không nhớ đang ở đâu dẫn đến đạp nhầm ga với phanh. Cụ nào muốn đề pa bằng phanh chân thì để gót dính sàn xe sẽ dễ hơn nhiều ạ.

Nguyên văn thày dạy em như thế và bây giờ em cũng đi đúng kiểu như thế, thấy cũng nhẹ nhàng.
Em sẽ tâp bài của cụ. nhưng hem biết bao giờ có đủ xiền nâng đời :D
 

taychoiso1

Xe tải
Biển số
OF-95084
Ngày cấp bằng
13/5/11
Số km
341
Động cơ
403,128 Mã lực
Nơi ở
Cầu = Giấy
Thông thường thì xoay gót, nếu tình huống nhìn thấy từ xa thì rê chân đặt sang ạ.
 
Chỉnh sửa cuối:

Tuan Hung 117

Xe đạp
Biển số
OF-144541
Ngày cấp bằng
4/6/12
Số km
10
Động cơ
362,300 Mã lực
Gót luôn chạm sàn, đặt thẳng dưới chân phanh (vì lực đạp phanh luôn lớn hơn lực đạp ga), khi đạp ga thì ngoáy cái mũi chân sang. Khi ngớt ga là chuyển sang phanh ngay (dù không phanh), đại ý là chân luôn phải chạm vào cái gì đó chứ không được để chơ vơ, tránh trường hợp không nhớ đang ở đâu dẫn đến đạp nhầm ga với phanh. Cụ nào muốn đề pa bằng phanh chân thì để gót dính sàn xe sẽ dễ hơn nhiều ạ.

Nguyên văn thày dạy em như thế và bây giờ em cũng đi đúng kiểu như thế, thấy cũng nhẹ nhàng.
Cái này cụ luyện mất nhiều time không? Em thấy cách này an toàn nhất đóa. Em bây chừ vẫn thỉnh thoảng nhấc gót. Tại chắc chưa luyện đc cổ chân nên đạp gót một lúc là tê tê chưn. Hay tại em ngồi chưa đúng khoảng cách các cụ nhỉ ?
 

thichxeoto

Xe điện
Biển số
OF-134430
Ngày cấp bằng
14/3/12
Số km
4,220
Động cơ
414,035 Mã lực
Xoay gót trong trường hợp chân phanh và và chân ga thiết kế thấp, nếu xe mà chân ga và phanh mà cao thì kiểu gì cũng phải nhấc hẳn chân lên khi chuyển sang ga hoặc phanh, quan trong là mình sử dụng chân ga và chân phanh như thế nào cảm thấy thoải mái và an toàn nhất kể cả khi có tình huống bất ngờ vẫn xử lý kịp. tất cả đều tạo thành phản xạ có điều kiện khi cụ đã đi quen.
 
Chỉnh sửa cuối:

honda_cub79

Xe lăn
Biển số
OF-69175
Ngày cấp bằng
25/7/10
Số km
12,178
Động cơ
479,817 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Nhà cháu cũng dùng phương pháp xoay ghót chân ợ, lúc lên xe chỉnh ghế lái để ngồi thoải mái nhất, để lúc ga và phanh thì chỉ cần xoay cổ chân là OK, còn nếu không chỉnh ghế lái đúng, thì rất mỏi cổ chân, hoặc chân sẽ bị với lực đạp phanh sẽ không được mạnh.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top