[Funland] Hồi Ký: Quảng Bình khói lửa, những số phận thăng trầm

thanhvinhckgtcc

Xe điện
Biển số
OF-143620
Ngày cấp bằng
28/5/12
Số km
4,665
Động cơ
291,056 Mã lực
Nơi ở
Vĩnh phúc
Chào anh!
Em cũng là đồng hương Vùng Nam Quảng Trạch (Nay đã thành thị xã Ba Đồn). Quê em Quảng Tân cách quê nhà anh một đoạn. Nay đang ở Hà Nội.
Hôm trước ngồi nói chuyện với bác hàng xóm năm nay bảy mấy tuổi, sinh trưởng, học và sống ở Hà Nội, bác ấy ngạc nhiên khi biết em ở gần thị trấn (nay thành thị xã) mà đến tầm 92-93 gì đó mới có điện.
Chuyện của bác sẽ giúp cho mọi người biết và hiểu thêm về quá khứ và vùng đất khó khăn Quảng Bình.
Chúc anh và bác sức khỏe.
Nam quảng Trạch có gần quảng Sơn k cụ chủ?
 

thanhvinhckgtcc

Xe điện
Biển số
OF-143620
Ngày cấp bằng
28/5/12
Số km
4,665
Động cơ
291,056 Mã lực
Nơi ở
Vĩnh phúc
Chào anh!
Em cũng là đồng hương Vùng Nam Quảng Trạch (Nay đã thành thị xã Ba Đồn). Quê em Quảng Tân cách quê nhà anh một đoạn. Nay đang ở Hà Nội.
Hôm trước ngồi nói chuyện với bác hàng xóm năm nay bảy mấy tuổi, sinh trưởng, học và sống ở Hà Nội, bác ấy ngạc nhiên khi biết em ở gần thị trấn (nay thành thị xã) mà đến tầm 92-93 gì đó mới có điện.
Chuyện của bác sẽ giúp cho mọi người biết và hiểu thêm về quá khứ và vùng đất khó khăn Quảng Bình.
Chúc anh và bác sức khỏe.
Nhà ông e ở quảng sơn.cũng quảng trạch.chúc bác nhiều sức khoẻ
 

Toàn Hoa HY

Xe buýt
Biển số
OF-761783
Ngày cấp bằng
4/3/21
Số km
582
Động cơ
48,553 Mã lực
Nơi ở
Hưng Yên
Đã rót rượu kính cụ
Cụ nhớ biên đều tay nhé, đừng như ai đó...
 

bat_kha_tu_nghi

Xe điện
Biển số
OF-345567
Ngày cấp bằng
5/12/14
Số km
2,685
Động cơ
317,464 Mã lực
Nam quảng Trạch có gần quảng Sơn k cụ chủ?
Dạ "9 xã Vùng Nam" (Huyện Quảng Trạch (Trước đây) - Thị Xã Ba Đồn (Hiện nay)) là thuật ngữ mà dân Quảng Trạch trước đây (Ba Đồn hiện nay) nói về là 9 xã của huyện (thị xã) nằm tách bởi dòng sông Gianh về phía nam: Quảng Hòa, Quảng Lộc, Quảng Minh, Quảng Sơn, Quảng Tân, Quảng Thủy, Quảng Tiên, Quảng Trung, Quảng Văn. 9 xã này nằm trong khu vực mà em khoanh đỏ (mở rộng về phía núi nữa)
Trước đây để về các xã này phải đi bằng đò, sau này có phà Phù Trịch. Nay đã có cầu Quảng Hải.
Ảnh đi kèm là chuyến phà ngày tết những năm cuối trên sông Gianh, khi mà cầu sắp hoàn thành.
Từ chỗ em lên Quảng Sơn khoảng 7-8km gì đó ạ!
Quảng Trạch - Trước đây - là 1 huyện đông dân nhất Quảng Bình nhưng lại có điện tích nhỏ. Đặc biệt là diện tích đất canh tác được lại càng nhỏ bởi các khu vực núi và cồn cát.
Kinh tế Quảng Trạch phát triển bởi các hoạt động buôn bán, giao thương các nơi.
Năm 2014 Huyện Quảng Trạch được chia làm 2 đơn vị cấp huyện thị là: Thị Xã Ba Đồn và huyện Quảng Trạch.

1621933182929.png

1621933427430.png
 
Chỉnh sửa cuối:

tuha_vt2015

Xe tăng
Biển số
OF-355104
Ngày cấp bằng
23/2/15
Số km
1,313
Động cơ
305,730 Mã lực
Em mời cụ 1 ly, đêm về đọc kỹ
 

botom

Xe tăng
Biển số
OF-4504
Ngày cấp bằng
2/5/07
Số km
1,317
Động cơ
64,658 Mã lực
Rừng xanh nổi gió
Cha tôi và các chú bảo rằng Mặt trận Huế vỡ nên bà con phải tản cư ra ngoài vùng an toàn. Tôi mạnh dạn hỏi cha: “Sao má con không tản cư ra?”. Ông bảo được tin mẹ tôi tham gia giải phóng quân rồi. Vậy là từ nay không được gặp mẹ nữa….(chú thích: Ba tôi phải xa Bà nội tôi mãi cho đến năm 1975 thống nhất đất nước, Ba tôi trong đoàn các nhà khoa học miền Bắc vào tiếp quản miền Nam mới có dịp tìm và đoàn tụ với Bà).

Lúc này người ta hợp nhất các xã Quảng Minh, Quảng Sơn, Quảng Hòa, Quảng Thủy, Quảng Lộc, Quảng Văn thành xã Minh Trạch và chính quyền lãnh đạo địa phương đổi thành Ủy ban kháng chiến hành chính xã. Cha tôi được cử giữ chức Chủ tịch liên xã. Ông suốt ngày bận bịu công việc lo tổ chức cho dân cất giấu tài sản, lo tìm các vùng núi để dân tản cư, lập đội du kích giữ làng, lập các đội tiếp ứng hậu cần… Ông giao việc chuẩn bị tản cư gia đình cho anh lớn và mấy người giúp việc trong nhà. Ông để hết tâm trí vào việc động viên người đi vệ quốc đoàn, quyên góp ủng hộ kháng chiến, mua công trái quốc gia. Toàn bộ tích lũy để chuẩn bị xây nhà Ông đều dồn vào mua công trái. Ông nói giành được độc lập rồi sẽ làm lại, lúc đó còn yên tâm xây nhà to đẹp hơn.

Những gì vùi xuống đất được thì chôn, thóc gạo chuyển vào núi. Mỗi đứa chúng tôi tự gói ghém đồ đạc của mình vào một cái gùi ba lô mây. Riêng tôi được phân công dắt con bò đực to đẹp và rất thân thiết của mình qua song đi vào núi khi có lệnh. Cha tôi muốn nhờ ông ngoại tôi dắt cả nhà lên vùng Quy Đạt giáp Hà Tĩnh, nơi mà trước đây vua Hàm Nghi cùng Tôn Thất Thuyết đã đóng quân chống Pháp, tản cư lâu dài để ông còn rảnh tay lo việc tổ chức kháng chiến. Trong lúc nhà tôi đang chờ đợi thì dân làng xóm xung quanh đã rục rịch kéo nhau vào núi, làm tôi càng sốt ruột, muốn đi ngay lên rừng để thỏa mãn trí tưởng tưởng của mình về rừng xanh huyền thoại, về cảnh tưởng hùng vĩ, những thác nước xối trắng xóa, những muông thú nhảy nhót khắp rừng. Tôi không biết rằng đây là khởi đầu cho những mất mát trong gia đình….

Chiến sự chắc đã tới gần, hôm qua nhà trường đã loan báo đóng cửa để học sinh đi tản cư cùng gia đình, thế là tôi học chưa xong lớp nhất chỉ còn một tháng nữa là bế giảng mà đành bỏ dở. Lúc đó chúng tôi có ai còn tâm trí học hành gì nữa đâu, cứ mong sớm khoác ba lô, mang áo xanh lá cây với cành lá ngụy trang để đi vào rừng như những người chiến sỹ chân chính.

Khoảng 10 giờ đêm ngày hôm sau bà ngoại và gì út của tôi từ thị xã Đồng Hơi ra tới làng. Cả nhà chong đèn nghe bà kể vắn tắt rằng mặt trận Ba Nà Phào đã bị vỡ, cậu, em trai mẹ tôi, bị thương, cả phân đội rút về Đồng Hới. Ông ngoại tôi phải ở lại chăm sóc cậu tôi nên không ra để đưa gia đình tôi đi tản cư như dự định. Cha tôi đành quyết định sẽ cho gia đình tản cư vào núi bên kia nguồn Nan. Cả nhà lại lịch bịch suốt đêm, sửa soạn gói ghém. Mờ sáng, ban chỉ huy đại đội Lê Trực quân địa phương Tỉnh đến gặp cha tôi với tư cách là gặp Chủ tịch Ủy ban liên xã kháng chiến-hành chính thông báo kế hoạch phối hợp mai phục chặn đánh quân Pháp đổ bộ lên đóng đồn Minh Lễ. Cha tôi thấy phương án họ đưa ra là không an toàn. Ông đề nghị bộ đội nên bố trí ở bờ sống phía núi để tránh bị bao vây giữa gọng kìm hai con sông vì giặc Pháp sẽ đưa ca nô lên thượng nguồn hai song để chặn đường quân ta vượt sông vào núi. Bởi bài học này đã xẩy ra cách đây không lâu. Một lần giặc Pháp đưa ca nô chiến chạy dọc sông Minh Lễ theo nguồn Nan để thăm dò phản ứng quân sự của quân ta. Trung đội du kích liên xã lúc đó do ông Hoàng Đạo, một người lính bên Pháp quay trở về Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 chỉ huy, đã dàn quân dọc sông ở xóm Nam, từ chợ Mới lên bến tàu làng Minh Lễ. Quân ta chỉ chú ý tới ca nô chiến dưới song mà quên đề phóng lực lượng đổ bộ từ cửa Hác theo các ruộng lúa tiến về phía Hòa Ninh vây bọc sang. Sau một vài loạt súng trường rời rạc của du kích, ca nô chiến của Pháp không them bắn lại để thu hút sự chú ý của quân ta, khi phát hiện quân đổ bộ của Pháp đã tiến lại từ phía sau lưng, người chỉ huy đã tung một quả lựu đạn mù theo sách quân sự của người Pháp và hô quân ta rút lui dọc theo sông lên xóm Tàu, nhưng đã quá muộn, đạn bắn chéo từ hai phía đã làm tử thương ngay người đội trưởng, và đội du kích đã phải tự tìm cách tẩu thoát một cách oanh liệt. Với sự bốc đồng của các nhà quân sự trẻ tuổi, không hiểu họ đã tốt nghiệp trường quân sự nào chưa!, cha tôi bị một trận chỉ trích kịch liệt và phê phán là ông già nông dân không am hiểu quan sự. Tôi hiểu rằng cha tôi lúc đó không dám tự xưng mình từng là chánh quản, giám binh quân Nam Triều, ít nhiều thì ông cũng là nhà quân sự thực thụ, không những thế ông lại quá rành điều kiện địa lý của vùng quê mà ông đang phụ trách. Khoảng bốn năm giờ chiều hôm đó ông đốc thúc dân phải vượt sông tản cư hết vào núi. Ông cho đội du kích sang bờ sống phía núi để mai phục, còn bộ đội địa phương thì cứ bố trí theo sự quyết đoán của ban chỉ huy đại đội, đồng thời ông không quên nhắc nhở bảo toàn lực lượng. Thật sự ông rất buồn, có lẽ ông đoán được kết cục sẽ ra sao!. Nên đã bố trí một tiểu đội du kích ở lại để dẫn đường cho bộ đội khi cần rút lui.

Tờ mờ sáng đã nghe tiếng súng carbin từ phía sông gào thét như đổ đạn. Đáp lại là một vài loạt súng trường rời rạc. Dân chúng mạnh ai nấy chạy vào rừng. Bốn anh em trai chúng tôi dắt nhau lom khom chạy. Những đầu đạn đuổi theo rơi trước mặt, sau lưng loạn xạ. Tôi vừa chạy vừa nhại lại tiếc đạn đum – đum nổ “cắc cắc cắc – bụp bụp bụp”, lại còn ngoái lại nhìn bọn Pháp ở trần trùng trục ngồi trên đồi bên làng bắn đuổi theo chúng tôi. Có lẽ vì xa tầm đạn với nên cũng chẳng mấy ai dinh đạn. Tuy vậy, anh cả tôi vừa cõng cậu em út vừa lo tính mạng cho hai anh em tôi nên bực mình đã quát mắng. và khi tôi chạy kịp thì ông tặng tôi hai bạt tai và hét” “này thì cắc cắc cắc – bụp bụp bụp”. Đạn tây không dinh lại dinh hai cú quyền trời giáng làm tôi loạng choạng suýt ngã. Trời mùa hè nhưng ở gần biển nên mới bảy, tám giờ sáng mà trời nắng nóng như đổ lửa. Chạy tới đồi cây sim mua lúp xúp, tầm đạn giặc không còn với tới nữa, anh cả quyết định dừng chân nghỉ. Tiếng súng vẫn nổ loạn xạ phía làng từ trên khe Cà dồn xuống. Giặc Pháp cho ca nô chạy lên đầu nguồn Nậy, đổ quân đánh thọc khe Cà, làng Thọ Linh, và vây lấy quân ta quang quả đồi gần ga Minh Lễ, dọc theo các bờ dứa dại và cây bần ven sông phía làng. Tiếng súng kháng cự ngày càng thưa và tắt hẳn. Quân Pháp hội hai cánh quân gọng kìm tại ga Minh Lễ rồi xuống ca nô quay về Thanh Khê. Chiến sự kết thúc vào khoảng hai giờ chiều. Quân ta tổn thất nặng. Thời đó không ai biết đầu hàng, bởi vì người ta thề chiến đấu đến hơi thở cuối cùng. Giặc Pháp tàn sát hết cả những người bị thương. Tiểu đội nữ cứu thương hy sinh hết cả. Tôi thương nhớ nhất chị Bền, vì chị là người thị xã Đồng Hới mà tôi đã từng biết rõ, chao ôi, mới hôm qua đây chị xinh đẹp và oai phong biết bao, mái tóc ngắn lộ ra dưới vành ca lô đội lệch trang điểm cho khuôn mặt vốn đã rất đẹp lại càng thánh thiện hơn, chiêc quần sooc như tôn thêm sự cân đối và khỏe mạnh của người nữ giải phóng quân, vậy mà làm sao tin nổi rằng hôm nay chị đã về giời….

Những tin tức này tôi biết được là do các anh dân quân du kích bên làng còn sống sót kể lại trong khi chờ bữa cơm chiều hôm đó được thổi nấu qua quýt tại nơi sơ tán của nhà tôi. Thường thì các anh du kích tới nhà tìm cha tôi để báo cáo các công việc khi không rõ cơ quan sơ tán của Ủy ban liên xã ở đâu… Các anh, các chị được chôn cất ngay nơi hy sinh, sau vài hôm, tôi được cho về nhà lấy thêm được cái gì thì lấy để chuẩn bị cho việc tản cư lâu dài, trên đường về tôi ghé thăm nơi yên nghỉ của chị Bền nên tôi mới biết được như vậy. Quan chị Bền tôi thấy hình ảnh của mẹ tôi, hai người trước đây có quen biết nhau, tuy mẹ tôi lớn hơn đôi chút, nhưng trong cái thị xã nhỏ bé như vậy thì ai cũng làm bạn quen biết hết thảy…

Bây giờ thì tôi phải chở thành người trợ thủ chính cho những người lớn trong gia đình, lo sắp xếp, gói ghém đồ đạc, vận chuyển lên nơi tản cư chính thức ở một vùng núi cao, rừng sâu trong dãy Trường Sơn. Cha tôi cho gia đình đi tản cư cùng bà con làng Thọ Linh, quê chồng của bác cả, chị gái của cha tôi. Đi lần này không biết bao giờ trở lại. Từng đoàn người qua song, khuân vác, gánh gồng, dắt bò, đuổi trâu đi theo, còn chó thì diệt hết, gà mái được mang theo, gà trống thì giết thịt. Bởi người ta sợ lộ địa điểm tản cư, có nguy cơ bị vây ráp. Bây giờ ngồi nhớ lại thật buồn cười. Nơi lập trại là một thung lũng rộng, cây cối cao ngút ngàn bởi có khá nhiều khe suối và lầy thụt. Vì sợ thú dữ nên chặt hạ cây, dọn thành một bãi lớn, rào kìn xung quang, ở giữa dựng một cái lán liên hoàn, mỗi gia đình được chia một đoạn trên cái sạp gỗ tròn nối liền nhau, đồ đạc, gạo cơm, nồi niêu, xoong chảo, cùng người làm một đống trên sàn, bò trâu, gà lợn, dưới sàn. Mái lá lợp đủ mọi thứ là kiếm được trong rừng, lại còn bổ túc thêm cành cây to đè lên mái. Đứng trên núi nhìn xuống cứ như là một dải đồi cây bị ngã nghiêng…. Sự mệt mỏi do hành trình vào rừng – nơi ở mới, rồi cũng chóng qua đi với tuổi trẻ sau một đêm ngủ theo kiểu nửa ngồi nửa nằm trên những sạp gỗ tròn không bằng phẳng cho lắm. Bảnh mắt ngày đầu tiên tôi nhanh chóng chuẩn bị một cây gậy, một con dao quắm, vật dụng cho thám hiểm vùng phụ cận nơi ở mà tối qua tôi đã phác thảo ra trong đầu…

Cách xa lán trại chừng ba chục mét, tức ngay phía ngoài hàng rào cảnh giới đã là rừng sậy với những thân cây vàng óng. Nhìn thấy chúng, tôi nghĩ ngay tới việc chế tạo ra những cây bút máy kiểu caolo-sơ-văng-tanh, để có thể tiếp tục tự học tập. Mấy anh em tôi háo hứng tìm hiểu rừng, còn bọn trẻ khác chúng nhàm chán, không them bước ra khỏi lán, chắc có lẽ chúng đã từng theo người lớn hàng ngày từ quên vào đây kiếm củi, nên không còn thấy mới lại, háo hức. Men theo các thân cây đổ tôi xuyên qua bãi sậy, gặp con suối nước chảy ào ào trong suốt như pha lê. Tôi thích thú chọn một chỗ ngồi trên hòn đá ngắm nhìn đà cá trắng bạc bơi lội tung tăng, thỉnh thoảng thấy vài con cua đá chuyển chỗ, và tôi giật mình khi thấy một chú gì đầu to đen chũi lừ lừ thò ra khỏi hang đá, lượn lờ vài vòng rồi lại nhanh chóng chiu tọt vào. Rồi không chỉ có thế, còn có loại nhọn đầu mình dẹt dài như những lá cây điểm xuyết những hoa văn màu vảng xỉn vòng vèo hai bên lườn. Càng ngồi quan sát lâu tôi càng phát hiện ra nhiều điều thú vị, có khá nhiều loại cá, có con hai mắt sáng quắc, vây và đuôi mầu đỏ, bơi nhanh như tên bắn, thoắt ẩn, thoắt hiện, lại có con mình vằn như mặc áo thủy thủ. Tôi đang mải mê ngắm cá bỗng nghe tiếng hú gọi của người nhà, thì ra cũng đã quá trưa, trên đường trở về tôi chặt một cây sậy thật già, to vừa đúng cái bút máy, ngồi hý hoáy gọt thành ngòi bút. Mới chế tạo xong phần ngòi, tôi kê lên cây gỗ để chặt tách ngòi, nhưng ôi thôi! Một nhát rựa hạ xuống làm bung luôn mẩu ngón tay cái rơi tòm xuống nước, bọn cá tưởng mồi đớp ăn luôn. Tay đầy máu, tôi vất cả dao rựa, gậy vừa khóc, vừa ôm tay chạy về nhà. Không những chẳng ai thương hại mà còn bị ăn tát của người anh cả, bác hàng xóm đắp thuốc lá vào vết thương và băng lại cho tôi. Đến chiều thì ngón tay cái bắt đầu sưng và nhức buốt. Vâng, có lẽ đây là lần đầu rừng xanh nổi sóng trong tôi. Khoảng một tuần sau thì vết thương ở ngón tay tôi bắt đầu kéo da non kín miêng. Tôi rủ các đứa trẻ hàng xóm xuống suối bắt cá. Chọn khúc suối nước không sâu lắm, bọn tôi dùng đá xếp kè chặn hai đầu, chừa hai luống nước chảy, đặt những cái mượng (từ địa phương không viết được chính xác) đan bằng sậy do chúng tôi tự làm vào hai chỗ đó, lấy rễ cây khay đập đập trên các hòn đá đầu dòng chảy. Một lúc sau cá bắt đầu say thuốc chạy loạn xạ, con nào chạy tháo thân thì chui vào mượng, còn các chú ngoan cố ngóc lên thở thì bị chúng tôi dùng rổ vớt, số còn lại phơi bụng trắng xóa dưới đáy nước. Lần đầu tiên chúng tôi bắt được nhiều cá đến như vậy, chia nhau mỗi nhà cũng được năm sáu kilo. Ham quá, ngày nào chúng tôi cũng rủ nhau ra suối, quên cả học hành, mà tự học nên cũng dễ vô kỷ luật lắm. Không ngờ việc dầm nước suối suốt ngày ở nơi ẩm thấp bị muỗi đốt, nên sốt rét rừng đã tóm gọn cả tốp chúng tôi. Đăp bao nhiêu thứ lên người vẫn run lên bần bật, người lớn nằm đè cả lên, ôm chặt mà vẫn không ăn thua, vừa run vừa rên hừ hừ. Bây giờ nhớ lại mà phát hoảng. Sau dăm ba cơn sốt, tóc tai dựng lởm chởm và bắt đầu rụng, bụng ỏng da vàng, lúc đó nào có thuốc gì để chữa trị đâu!. Không màn mùng nên bệnh này lây lan khá nhanh, từ già tới trẻ không một ai thoát. Rứng xanh với tôi bây giờ là nỗi kinh hoàng, không còn thơ mộng như trí tưởng tượng của ngày đầu tản cư nữa. Vài gia đình lác đác bỏ về làng. Cha tôi nghe vậy, ghé vào thăm, ông hốt hoảng vì sự ấu trĩ của việc tổ chức trại. Ông nói với các bác lớn tuổi được cử ra chăm nom việc lập trại rằng đứng trên sườn núi nhìn xuống cứ như là đống củi khổng lồ nằm giữa rừng xanh, mục tiêu rất dễ lộ với máy bay, bây giờ đang mùa nắng nóng chỉ cần ai đó nầu ăn rồi vùi lửa không cẩn thận, một tàn thuốc lá hoặc chỉ một trái lựu đạn do máy bay do thám ném xuống thì thiêu trụi cả người lẫn tài sản, mà không mấy ai may mắn thoát được với cái kiểu rào kín xung quanh trại như vậy…

Đêm đó Ông ngồi bàn chuyện với các cụ tới khuya. Sáng hôm sau, một số bà con tự mình chuyển về làng theo kế hoạch “hai căn cứ” – nhà ở làng là nơi bám đất tăng gia sản xuất giữ làng, nơi sơ tán là nơi cất giấu thóc, gạo, tài sản và là nơi lánh nạn cho bà già, trẻ con, khi giặc càn quét. Một số gia đình cán bộ xã chờ anh em du kích đưa đi tản cư, phân tán vào các làng xóm cư dân trong vùng núi, dẫu tung tích để tránh tai mắt bọn *********, bọn giặc Pháp đã kêu gọi lại những quan lại cũ, các giáo viên đang tham gia kháng chiến về hợp tác với chúng, treo giải thưởng cho những ai chỉ điểm cơ quan kháng chiến hoặc mang đầu các vị đó về nộp. Tất nhiên trong số đó cha tôi được nêu đích danh, vì thế gia đình tôi phải di chuyển hết rừng nọ tới núi kia. Cả nhà ốm liệt giường chỉ còn tôi là nhúc nhắc nấu được nồi cháo vừng đen để cho mọi người ăn mà cầm cự với sự sống thật mỏng manh. Gạo và vừng đen thì chú Điền, người bà con bên bố tôi được phái vào trông giữa đất đai của cụ tổ Nguyễn Lập Bình cung cấp cho, còn tôi là người nội trợ duy nhất. Nồi cháo vừng và không khí làng bản nhanh chóng vực lại sức khỏe cho cả gia đình, mọi người đã tự lo được những nhu cầu cá nhân…
 
Chỉnh sửa cuối:

Salamander

Xe tăng
Biển số
OF-138700
Ngày cấp bằng
16/4/12
Số km
1,331
Động cơ
177,717 Mã lực
Ngày còn nhỏ (những năm giữa 80) em có đọc "Ký sự miền đất lửa" và rất ấn tượng.
Em xin đặt đôi dép lốp ở đây để hóng.
 

thanhvinhckgtcc

Xe điện
Biển số
OF-143620
Ngày cấp bằng
28/5/12
Số km
4,665
Động cơ
291,056 Mã lực
Nơi ở
Vĩnh phúc
Dạ "9 xã Vùng Nam" (Huyện Quảng Trạch (Trước đây) - Thị Xã Ba Đồn (Hiện nay)) là thuật ngữ mà dân Quảng Trạch trước đây (Ba Đồn hiện nay) nói về là 9 xã của huyện (thị xã) nằm tách bởi dòng sông Gianh về phía nam: Quảng Hòa, Quảng Lộc, Quảng Minh, Quảng Sơn, Quảng Tân, Quảng Thủy, Quảng Tiên, Quảng Trung, Quảng Văn. 9 xã này nằm trong khu vực mà em khoanh đỏ (mở rộng về phía núi nữa)
Trước đây để về các xã này phải đi bằng đò, sau này có phà Phù Trịch. Nay đã có cầu Quảng Hải.
Ảnh đi kèm là chuyến phà ngày tết những năm cuối trên sông Gianh, khi mà cầu sắp hoàn thành.
Từ chỗ em lên Quảng Sơn khoảng 7-8km gì đó ạ!
Quảng Trạch - Trước đây - là 1 huyện đông dân nhất Quảng Bình nhưng lại có điện tích nhỏ. Đặc biệt là diện tích đất canh tác được lại càng nhỏ bởi các khu vực núi và cồn cát.
Kinh tế Quảng Trạch phát triển bởi các hoạt động buôn bán, giao thương các nơi.
Năm 2014 Huyện Quảng Trạch được chia làm 2 đơn vị cấp huyện thị là: Thị Xã Ba Đồn và huyện Quảng Trạch.

View attachment 6206562
View attachment 6206591
Cụ tả chuẩn với lời ông cháu là phải đi đò.khu này xưa bom ác liệt ông ngoại cháu nhà trúng bom chết 8 người.còn ông cháu ,bà e gái k ở nhà thì sống.thấy ông cháu kể là gần biển cứ chợ chiều là có cá biển tươi.và sau bữa ăn là uống chè tươi.vùng này gần biển giáp núi .ông cháu ngày xưa lên núi lấy hột mít về nấu còn bắn rơi máy bay bà già.nhưng tính cụ bôn xê vích nên k nhận
 

bat_kha_tu_nghi

Xe điện
Biển số
OF-345567
Ngày cấp bằng
5/12/14
Số km
2,685
Động cơ
317,464 Mã lực
Cụ tả chuẩn với lời ông cháu là phải đi đò.khu này xưa bom ác liệt ông ngoại cháu nhà trúng bom chết 8 người.còn ông cháu ,bà e gái k ở nhà thì sống.thấy ông cháu kể là gần biển cứ chợ chiều là có cá biển tươi.và sau bữa ăn là uống chè tươi.vùng này gần biển giáp núi .ông cháu ngày xưa lên núi lấy hột mít về nấu còn bắn rơi máy bay bà già.nhưng tính cụ bôn xê vích nên k nhận
Dạ cụ hỏi ông từ địa phương là "Đi rú". Có nghĩa là vào rừng lấy lâm sản: gỗ làm nhà, củi nấu, kiếm củ mài, lá nón.... Là các việc mà dân vùng Nam ai cũng đã từng.
Cụ nhà em cũng thế ạ.
Cả mấy xã đều có nghề may nón lá.
Em hồi còn bé may nón lá đít kim đâm cho đen ngón tay.
Bố em rời quê sống ở xã khác, hè năm nào em cũng về quê đi chăn trâu, mót khoai khoảng 2-3 tuần, còn lại thì ở nhà may nón, hái rau, nuôi lợn....
 

thanhvinhckgtcc

Xe điện
Biển số
OF-143620
Ngày cấp bằng
28/5/12
Số km
4,665
Động cơ
291,056 Mã lực
Nơi ở
Vĩnh phúc
Dạ cụ hỏi ông từ địa phương là "Đi rú". Có nghĩa là vào rừng lấy lâm sản: gỗ làm nhà, củi nấu, kiếm củ mài, lá nón.... Là các việc mà dân vùng Nam ai cũng đã từng.
Cụ nhà em cũng thế ạ.
Cả mấy xã đều có nghề may nón lá.
Em hồi còn bé may nón lá đít kim đâm cho đen ngón tay.
Bố em rời quê sống ở xã khác, hè năm nào em cũng về quê đi chăn trâu, mót khoai khoảng 2-3 tuần, còn lại thì ở nhà may nón, hái rau, nuôi lợn....
Ông cháu mất năm ngoái rồi.cháu được nghe nhiều chuyện về gián điệp trong đó.gián điệp chỉ điểm đánh bom.đúng là vùng có nghề làm nón lá cụ ạ.con gái ở làng làm nón là đẹp nhất vùng tóc dày đen.nhiều chuyện lắm mà cháu chưa kịp chép lại.giờ hồi tưởng dần thôi cụ.đất quảng bình có 2 cụ nổi tiếng là cụ giáp và cụ diệm.hình như cùng 1 làng thì phải.ông cháu sau đi học bên tàu về thì công tác ở nông trường việt trung những năm 61,62 đến năm 75 thì ra bắc và sống ngoài này hẳn.
 

botom

Xe tăng
Biển số
OF-4504
Ngày cấp bằng
2/5/07
Số km
1,317
Động cơ
64,658 Mã lực
Năm thứ nhất đã qua, xem ra cuộc kháng chiến còn kéo dài, không thể chỉ tản cư dăm bữa nửa tháng theo cách nghĩ trước đây. Anh em du kích xã lại đưa gia đình chúng tôi rời khỏi làng vào sâu trong thung lũng núi nơi có tên đất là “Ông Bình”… Từ làng bản tới đó chỉ chừng mười km thế mà cả nhà phải chống gậy đi bộ từ sáng tới chiều tối mới tới nơi, vừa bước chân vào thung đã thấy có hai túp lều dựng tạm, một đã có người ở, tới gần đó mới biết đó là gia đình bác ruột tôi. Mọi người xúm lại hỏi han nhau, các chú du kích và các anh các chị con nhà bác nhanh chóng giúp sắp xếp đồ đạc, mà đồ đạc thì có gì ngoài vài túi gạo, quần áo nồi niêu. Giữa thung núi rừng già, hai đống lửa trại nom như hai que đóm leo lét trong biển sương mù. Bây giờ thì tôi hiểu là cha tôi đưa chúng tôi đến đây để nhờ bác trông nom, hai gia đình sẽ khai khẩn lại cái nông trại đã bỏ hoang lâu đời của các cụ tổ trong họ Nguyễn chúng tôi, tính kế sống lâu dài.

Bọn trẻ chúng tôi mệt lả, sau vài bát cháo ngủ thiếp đi lúc nào không biết. Một loạt tiếng hú rất to rung rợn vang xa của lũ vượn làm cho bọn tôi thức giấc, trời cũng vừa hửng sáng. Mọi người gọi nhau dậy, ăn vội vài củ khoai, người lớn trong hai gia đình cùng các chú du kích làm hai cái lán chòi dựa vào các thân cây cao to trong rừng. Chắc bác tôi đã chọn sẵn trước khi gia đình bác đã tới đây trước vài ngày. Hai chòi cách nhau chừng hai ba chục mét, chòi ở tầm cao có lẽ phải năm sáu mét, tôi nghe bác tôi nói với các chú du kích là cao thế là hổ không nhảy lên được. Tới trưa thì công việc dựng chòi đã xong, các chú du kích phải trở về cơ quan Ủy ban kháng chiến xã. Cũng như các nơi ở trước đây, tôi lại đi do thám xung quanh. Một thung lũng rộng chừng vài chục hecta, có những thửa ruộng bậc thang đã mọc đầy cỏ tranh và hoa dại, một vài nền nhà cũ, dòng suối khá lớn chia thung lũng ra hai phần không đều nhau, nhưng nước của dòng suối thật kỳ lạ: sáng khi tôi xuống lấy nước thấy trong không màu, trưa lại thấy có màu nâu, chiều tối lại tím sẫm, đặc biệt có những chỗ nước khi lấy tay khuấy nhẹ thì nó lại tím ngắt. Gà rừng thật là nhiều, thỉnh thoảng tôi lại thấy vài con chó chạy như chạy như biến vào rừng sâu, tôi cứ tưởng có các nhà khác ở quanh đây. Mọi thắc mắc và sự tò mò của tôi về vùng đất được bác tôi làm sáng tỏ khi chiều xuống ngồi quanh đống lửa. Ông làm một đường giao liên giữa hai làn chòi của hai nhà trong hai bờ rào chắc chắn bằng cây nứa và lồ ô vót nhọn, ở đoạn giữa hai nhà ông cho rào mở rộng thành hình vuông, ở giữa nền đống lửa, chung quanh có những ghế bang làm bằng các thân gỗ tròn. Như vậy, nếu đêm cần qua lại giữa hai nhà hoặc ngồi quanh đống lửa chuyện trò sẽ được an toàn mà không sợ hổ vồ. Vâng, bây giờ thì đã rõ, bản mới này chỉ có hai nhà, nhà tôi có ba phụ nữ: bà ngoại tôi, dì út tuổi mười sáu và dì già; bốn nam giới, anh cả mười lăm tuổi, thằng út năm tuổi, còn tôi và ông anh cùng tuổi lên mười. Nhà bác tôi gồm bốn nữ: bác gái, và ba chị, chị lớn mười bảy, chị út lên sáu, bác trai và hai anh trai: một mười chin, một mười lăm. Tất cả là mười bốn người.

Gà, chó mèo, thậm chí có cả đàn trâu hoang do trước đây các cụ tổ họ hàng của chúng tôi vào khai khẩn lập nông trại đã bỏ lại. Nghe đâu cũng có thời đông đúc, trù phú. Nhưng vùng đất quá hẻo lánh, đường xá thông thương với các làng dưới xuôi thật khó khăn hiểm trở. Nước suối đổi màu vì đâu không rõ, nhưng dùng để ăn uống, thậm chí tắm rửa thôi cũng rụng cả lông và tóc. Đất hùm thiêng nước độc như vậy, họ chết nhiều nên bỏ về lại làng cũ, các súc vật tự sinh sôi nẩy nở. Đặc biệt đàn trâu thành trâu rừng rất hung dữ và tinh khôn, một phần chúng phải chống chọi với hổ báo để sinh tồn, một phần là con mồi của dân săn bắn lấy thịt. Bác tôi bảo rằng chính nước suối độc như vậy nên bác phải dân nguồn nước từ suối nhỏ trên núi cao theo các ống tre lồ ô về thẳng lán chòi để ăn uống tắm rửa. Bác dặn không được tắm nước suối.

Cái thung lũng quái ác, ngày nắng như đổ lửa, đêm xuống lạnh buốt thấu xương. Đêm thứ hai trên vùng đất mới, sau những câu chuyện bác tôi kể, tôi thao thức suy tư, vừa tưởng tượng ra sự dũng cảm của cha ông, vừa trù liệu những công việc của mình trong những ngày tới. Tôi chợt nhận ra bản giao hưởng rừng hoang mà đêm nào cũng lặp lại như nhau, tuy nhiên tôi nghe nó đêm đầu tiên khi mới vào rừng cách đây một năm không rùng rợn não nề như đêm nay. Chắc có lẽ lúc đó trong không khí ồn ào náo nhiệt của trại lớn, người đông, tiếng trò chuyện râm ran của mọi người làm át đi tiếng gầm rú của giao hưởng rừng xanh… Ai đã từng một lần vào ở rừng, đặc biệt là ở rừng Trường Sơn mà lại không nghe những tiết tấu của bản giao hưởng được bắt đầu theo trình tự muôn thủa: tiếng rúi rít của đủ mọi loại chim rừng gọi nhau tìm chỗ ngủ được bắt đầu từ bốn giờ chiều và kết thúc vào khoảng năm giờ, năm rưỡi, tiếp theo tiếng tác của mộ vài chú hoẵng đệm cho tiếng hú của vượn lông trong điệp khúc làm nền của tiếng chim Từ quy: “mất thì mất, còn thì còn”. Có lẽ các chú hoẵng và vượn là hét quá cỡ nên chóng mệt, chúng ngừng nghỉ vào lúc bảy, tám giờ tối, còn tiếng nhạc nền của chim Từ quy thì cầm nhịp cho tới mười, mười một giờ đêm. Khi hoẵng và vượn dừng thì chúa sơn lâm bắt đầu sô lô cho tới khoảng hai giờ sáng, dấu lặng được kéo dài cho tới bốn giờ sáng nhưng hình như các chú “nhạc công” nào đó lại thử âm thanh các “nhạc cụ” của mình.Từ bốn giờ sáng “nhạc trưởng” cùng với tiếng chim Từ quy giữ nhịp đã chỉ gậy về phía hoẵng và vượn mở màn cho cao trào bản nhạc trước khi kết thúc để tấu lên những điệu kèn “trôm pét” và “xắc xô phôn”. Các âm cao của gà rừng, chim chóc cùng ríu rít hòa tấu lên cho tới tận năm, sáu giờ sáng thì kết thúc vừa khi nhạc trưởng kịp hạ gậy chỉ huy xuống. Riêng chim Từ quy vẫn chưa chịu dừng mà kéo dài điệu nhạc cho tới tận tám giờ sáng vì nuối tiếc mối tình dang dở…Có lẽ cách cấu trúc tiết tấu và âm hưởng của những bản nhạc và lời ca do con người làm ra không khác với giao hưởng rừng hoang do thiên nhiên tạo ra là mấy!.

Ngày hôm sau anh con trai thứ và chị gái cả con bác tôi lại trở về làng cũ để chăm sóc ruộng vườn, nhà cửa và tiếp tế gạo mắm cho chúng tôi. Vậy là chỉ còn lại mười hai người, nhưng nhân lực lao động chỉ có năm với ba người phụ việc vặt. Công việc thường nhật của những người đi vỡ hoang chẳng có gì thú vị để mà nói, cũng chỉ mới bắt đầu củng cố chỗ ở, tìm kiếm nguồn thực phẩm. Tôi bắt đầu theo dõi đàn gà hoang để đánh bẫy. Không hiểu là bọn chúng có biết kiểm đếm quân số không! Chúng tôi mới chỉ bắt được vài con thì chúng đã kéo nhau đi đâu mất….

Các bà lại rủ nhau đi xuống suối tắm gội vì dùng máng nước cạnh lán không kín đáo. Vâng, họ đã phạm vào một sai lầm nghiêm trọng nhất của quy tắc sống ở đây! Dăm ngày sau là họ lăn ra ốm, nằm bẹp, không còn nhúc nhắc gì được, tóc tai rụng khá nhanh, không có cách gì cứu chữa nổi. Từ khi ngã bệnh cho tới lúc cả ba người: bà ngoại tôi, dì út và chị giá út của bác tôi nối nhau về cõi vĩnh hằng chỉ không đến mười ngày. Chín người còn lại thật kinh hoàng, lo sợ tới mức không ai còn dàm khóc, không còn bụng dạ nào nghĩ tới ăn uống nữa. Từ già tới trẻ, tập trung vào lán bác tôi ngồi bó gối, im lặng nhìn vào cõi hư vô như thể không còn tồn tại. Bác và dì già tôi chưa biết trù tính ra sao, không ai còn muốn làm việc gì nữa. Một buổi chiều sau đó vài hôm, cha tôi cùng mấy chú du kích xã ghé thăm. Ông tái mặt khi bước vào dưới chòi mà không thấy dấu hiệu gì của sự sống. Ông cất tiếng gọi, lúc đó mọi người mới òa khóc. Ông vừa bước chân lên sàn chòi thì cả bốn anh em chúng tôi ôm chặt lấy ông mà khóc. Vài phút sau ông rõ hết mọi việc. Ông bảo: “Thổi cơm ăn tạm, bây giờ tối quá, đi đêm trong rừng nguy hiểm, có thể bị hổ vồ, ngày mai cùng với sự giúp đỡ của hai chú du kích chuyển đi nơi khác”. Cơm xong, ông giục mọi người đi nghỉ lấy sức ngày mai phải đi bộ tới ba chục km đường rừng. Rạng sáng, không ai bảo ai, mọi người cùng thức dậy, cơm nắm đã được các bà chuẩn bị xong. Cha tôi dặn mọi người chỉ được mang theo lương thực, quần áo, bỏ lại mọi thứ. Thế là xóm bản này chỉ tồn tại được gần một tháng.

Mặt trời vừa ló tia nắng đầu tiên là hai nhà lên đường. Đi vào giờ này mới tránh được hổ phục kích dọc các đường rừng. Chúng tôi cứ tưởng lần này là về làng cũ. Nỗi nhớ quê, nhớ thị xã Đồng Hới, làm cho tôi thêm sức mạnh, đôi chân bước đi thoăn thoắt. Đi được vài giờ gặp ngã ba đường, cha tôi cho dừng chân nghỉ ăn cơm nắm. Mệt quá, bọn tôi định ngồi ngay vệ đường, ông hét to bắt đứng dậy đi theo ông ra giữa bãi cỏ thật rộng rãi ngồi quay lưng vào nhau mà nghỉ. Ông cho biết ở vùng rừng có hổ ăn thịt người như ở đây, khi đi đường trong rừng phải đi liên tục không ngừng nghỉ, không cúi xuống, vì hổ không dám vồ người đang đi, khi ngồi phải chọn vùng bãi cỏ rộng hoặc ruộng đất cày để tránh hổ nhảy bất ngờ từ bội rậm ra. Bài học đầu tiên tự bảo vệ mình ở rừng bây giờ mới được học. Cơm nước xong, cha tôi chỉ dẫn bác tôi chở về làng, không đi cố hôm nay mà phải ngủ lại làng Cây Lim, phải tính liệu sao cho sau bốn giờ chiều thì đừng đi nữa vì lúc ấy là hổ đi kiếm mồi. Còn gia đình tôi tản cư lên làng Hung Bai cách ngã ba này còn hơn hai chục km. Ba giờ chiều chúng tôi đến làng Troococ. Hơn một năm rồi tôi mới thấy lại cảnh họp chợ trên bến dưới thuyền như ở làng tôi. Cha tôi bảo vào chợ mua thức ăn và chiều nay ngủ lại làng này. Chúng tôi gặp khá đông người làng lên đây mua bán. Từ làng tôi có thể đi thuyền một mạch lên tới đây mất chừng tám giờ chèo bốn mái thật lực. Người làng quây lấy chúng tôi và khuyên cha tôi nên cho mẹ con chúng tôi lên thuyền về làng thôi, bà con dựng lại nhà cho. Ngày đầu khi chiến tranh lan tới làng tôi thì ngôi nhà chúng tôi bị thiêu trụi bởi có kẻ chỉ điểm nhà Chủ tịch liên xã. Cha tôi nhận thấy trong ánh mắt chúng tôi nỗi them khát được trở về quê, nên tối hôm đó ông họp gia đình và hỏi chúng tôi có muốn ông về đầu hàng giặc Pháp để gia đình được sung sướng không?. Ngơ ngác một chút rồi an hem chúng tôi đều trả lời không. Ông rất vui mừng và hứa là lần này không ở rừng nữa mà ở với bà con làng Hung Bai cách đây không còn xa nữa.

Trưa hôm sau chúng tôi tới làng Hung Bai vào nhà ông Bộ Vịt, ông bà trạc tuổi cha mẹ tôi, đón chúng tôi rất niềm nở. Rổ khoai nóng hổi và nước chè xanh được để trên bộ tràng kỷ gỗ đen nhánh là nghi lễ giao tiếp. Lần đầu tiên tôi được ăn khoai sọ ngon đến thế!. Lại có cả mật ong. Bác chủ nhà bảo ăn để chống ngã nước. Cha tôi nghỉ lại tối hôm đó để rồi lại ra đi theo nẻo đường kháng chiến…
 

botom

Xe tăng
Biển số
OF-4504
Ngày cấp bằng
2/5/07
Số km
1,317
Động cơ
64,658 Mã lực
Tiếng chuông thanh bình

Đang mơ màng với giấc chiêm bao kinh hoàng, bỗng tiếng chuông ngân vang giục giã, bừng tỉnh dậy, tôi hỏi: “Tiếng chuông gì đó?”. Cha tôi bảo: “hôm nay là Chủ Nhật, tiếng chuông nhà thờ báo cho bà con công giáo đi lễ buổi sáng”. Bây giờ tôi mới nghe nói tới ngày tháng, đã hơn một năm chạy quanh trong rừng nào có nhớ ngày tháng làm gì đâu! Cả nhà vừa vặn thức dậy, cha tôi kịp cảm ơn ông Bộ Vịt, căn dặn bọn tôi mọi việc và ông lại lên đường.

Nhà mà chúng tôi ở nhờ cũng theo đạo Thiên chúa và cả làng này là làng đạo. Làng Hung Bai trải dài trong thung lũng khá bằng phẳng của dãy Trường Sơn, vừa có ruộng lúa nước vừa có những quả đồi chen giữa những dải ruộng, phía tây là dãy núi đá dựng thành, phía đông là dãy núi đất với cây rừng cao ngút ngàn, phía bắc sau quả đồi cao nơi có nhà thờ với tháp chuông cao vút, núi đá độc lập, lởm chởm như những ngọn tháp khổng lồ. Đã hơn một năm nay tôi mới lại thấy đồng lúa chín vàng, thấy đàn bò nhởn nhơ gặm cỏ. Tiếng chuông nhà thờ mỗi sáng, mỗi chiều, làm cho tôi nao nao nhớ thị xã Đồng Hới với nhà thờ Tam Tòa thân yêu của mình. Tôi được ông bà Bộ Vịt nhận làm con nuôi, gia đình tôi mua lại một vườn cây rộng gồm mít, dứa, chanh, cam, chè…Tôi vừa giúp ông bà chủ nhà chăn đàn bò vừa giúp gia đình mình chăm sóc mảnh vườn. Tôi đi lễ nhà thờ cùng bố mẹ nuôi nên cũng học được nhiều bài hát nhà thờ. Những bài hát đã thức dậy trong tôi một tình cảm thật thanh cao lãng mạn và vị tha.

Công việc hàng ngày của tôi không có gì phức tạp, sau buổi cầu kinh sáng tôi lùa đàn bò vào thả trong phía núi cùng bọn trẻ trong làng, chiều giúp chăm sóc vườn rồi đi lùa đàn bỏ về chuồng xong là tôi tự học. Vâng nếu bình thường có vậy, tôi chẳng kể lại làm gì, làng quê trông có vẻ thanh bình, nhưng luôn nơm nớp lo sợ, không biết hôm nay ai sẽ nộp mạng cho lũ hổ luôn đói mồi. Người ta bảo rằng trước đây Nhật Pháp đánh nhau đã để lại tử thi trên bãi chiến trường, các chú hổ đã dọn dẹp và nhận ra thị người ngon hơn thịt súc vật, từ đó chúng luôn rình rập bắt người, những người giao liên thường bị chúng tấn công. Có lần trên đường đến nhà thờ dự lễ cầu kinh buổi sáng, chính mắt tôi chứng kiến cảnh người đàn bà đi trước tôi chừng mươi mét vừa rẽ cây rau rang định hái về cho lợn ăn, khi bà vừa vươn tay vít cành cây, bất chú hổ đã nhẩy phóc lên cắn vào cổ của bà và tha đi trước mắt bao người. Một phút kinh hoàng đã qua, mọi người la hét, kêu cứu, dân quân, du kích đánh trống, gõ mõ, la het inh ỏi đuổi theo, nhưng phần lớn lần nào cũng chỉ thu về những phần thân thể đã không còn nguyen vẹn. Thường khi hổ đã no nó không quay lại để bới tử thi lên ăn tiếp, còn nếu nó bị người ta cướp lại thi thể bao giờ nó cũng lảng vảng quanh đấy tìm cách bới xác lên ăn tiếp.

Tôi thường phải cùng lũ trẻ con đi chăn bò, nhưng có lẽ tôi tuổi hổ nên chúng tha cho chăng?. Để đánh đổi những cái mõ đeo cổ bò mà tôi không tự làm được, mỗi lần bò đi xa trong rừng đồi rậm rạp, tôi phải chạy vào lùa chúng ra bãi cỏ. Thế mà nhờ ơn Chúa, tôi đều gặp may, khối đứa trẻ chăn bò đã biến thành vật tế thần hổ. Mỗi lần nghe trẻ chăn bò la hét hổ bắt người là dì của tôi vừa chạy tìm tôi vừa khóc, nhưng may thay hổ chê tôi gầy quá nên không thèm…

Ở đây có trường học, nhưng cha xứ vẫn dạy các con chiên nhỏ bé của mình học trong nhà thờ. Cũng chẳng có một chương trình nào cả, ông dạy văn, dạy toán, dạy tiếng Latinh và tiếng Pháp. Việc đi học là tự nguyện, không phải đóng học phí. Tôi là người đi học đều đặn nhất, đặc biệt sức học gần tốt nghiệp lớp nhất của tôi đã làm cha xứ chú ý hơn, và thực tế, tôi đã trở thành người kèm cặp giúp đỡ cho nhiều học sinh khác. Sau này được xem phim “Ngôi nhà nhỏ trên thảo nguyen”, tôi bồi hồi xúc động, vì nó giống hệt cách học trong nhà thờ của chúng tôi trước đây. Làng ở vùng núi, nhưng khá trù phú, trong làng có khá nhiều ông tổng, ông bộ gia đình khá giả. Phần lớn học sinh trong nhà thờ đều là con nhà có ăn, có mặc. Tôi đặc biệt chú ý tới cô học sinh có khuôn mặt như đức Mẹ đồng trinh, tuyệt xinh và dịu dàng như thoảng mùi hương đồng nội, trong bộ đồng phục quần áo dài trắng, nàng đi học, cũng như đi lễ ở nhà thờ trông đẹp như bông hoa hiếm hoi giữa rừng. Sắc đẹp thánh thiện của nàng là một tặng phẩm quý giá mà Chúa ban cho để rồi ai cũng nghĩ rằng chỉ dành cho riêng mình. Tôi may mắn làm sao, luôn được nàng nhờ giảng bài tập. Mỗi lần tiếng chuông nhà thờ vang lên là mỗi lần tôi thấy tâm hồn thật thanh thản, êm đềm như bầu trời xanh, bởi tôi sắp được ngồi bên nàng để cùng hòa nhưng âm hưởng ngợi ca đức Chúa lòng lành, được thả hồn phiêu lãng mà quên hết những nhọc nhằn của chiến tranh, nỗi lo âu thường trực với nạn hổ rừng. Tôi ngày càng hoàn thiện mình hơn, tôi coi những trò nghịch ngợm và cãi lộn với bọn trẻ là không xứng với nàng. Dì tôi thường cười thông cảm với tôi, vì dì kịp nhận ra rằng tôi có những thay đổi tính nết khá nhiều khi qua tuổi lên mười là do nguyen nhân gì!. Và cứ như vậy thì bầu trời thật là xanh và thanh bình đối với tôi biết nhường nào!

Đã qua hai mùa quả cứ tưởng ngọn lửa chiến tranh chắc sẽ không lan tới đây được, thế mà vào một ngày cuối thu năm 1948 tiếng súng lại vang lên ở phía nam làng, bà con nháo nhác chạy loạn. Những người đi chợ Tróoc thất thểu chạy về báo tin giặc Pháp đã chiếm làng Tróoc và đóng đồn tại khu chợ.
Dân lại chạy vào rừng. Thóc gạo, lương thực lại ùn ùn đưa vào cất giấu trong các hang núi, lán trại được dựng trong các thung lũng nhỏ năm sâu trong các dãy núi đá vôi hiểm trở. Trâu bò thả hẳn vào trong rừng. Lúc này người ta sợ giặc Pháp hơn sợ hổ ăn thịt người. Lũ hổ này quen ăn tử thi ở các bãi chiến trường nên chỗ nào có tiếng súng là chúng lần tới, chúng không thèm trâu bò nữa. Tróoc là khu cửa ngõ để tiến vào làng Hung Bai, nơi có khá nhiều thóc gạo, chắc chắn Pháp sẽ tổ chức càn quét cướp lương thực và trâu bò. Gia đình tôi cùng ông bà Bộ Vịt sơ tán vào thung lũng cách xa nhà chừng hai giờ đi bộ và trèo núi. Những ngày đầu còn ngủ lại trong lán, về sau mọi người kéo về làm ruộng, chăm vườn, tối ngủ lại, khi có báo động mới chạy vào nơi sơ tán. Việc học trong nhà thờ cũng bỏ dở. Tôi ít có cơ hôi gặp lại người bạn gái rất đỗi thân thương ấy. Dì tôi lo thu xếp mọi thứ, thóc gạo. Vườn cây để lại cho bà con. Tư trang của mọi người đều đã sẵn sàng, gọn gẽ, khi cần là lên đường đi xa. Hàng ngày cả nhà cứ trông ngóng cha tôi bởi biết chắc thế nào ông cũng ghé về đưa gia đình đi nơi khác.

Rồi một buổi chiều trời giá lạnh ông đột ngột ghé vào, vẫn như mọi khi, có một chú du kích xã đi theo, chúng tôi lại bám chặt lấy ông với biết bao câu hỏi. Ông biết là chúng tôi đã chuẩn bị sẵn sàng, nhưng không hề nói bao giờ ra đi, và có đi hay không. Ông chỉ nói giết hết gà, nấu cháo và kho khô. Sáng hôm sau ông đi một vòng trong làng thăm các gia đình công giáo. Tôi đoán chắc thế nào gia đình tôi cũng phải rời đi xa nên chiều hôm đó tôi chạy tới nhà bạn gái để chia tay. Mới vào tới sân tôi đã gặp cha nàng. Ông bảo cha tôi vừa tới thăm và ông nói cho cha tôi biết rằng bà con công giáo ai cũng sẵn sàng đùm bọc che giấu gia đình tôi khi cần thiết. Nhưng gia đình tôi ai cũng biết quá rõ, đặc biệt là cha tôi, vì thế nên tránh đi nơi khác là tốt nhất! Hai đứa chúng tôi không có lời nào cho nhau cả, chỉ nhìn nhau một lúc, rơm rớm nước mắt, nàng giục tôi về kẻo trời tối nguy hiểm. Tôi về tới nhà đã thấy cơm canh bày sẵn, cả nhà tôi lẫn nhà ông tổng Huấn, ông Bộ Vịt đang quây quần trò chuyện. Con lợn cũng đã được hóa kiếp để tổ chức buổi chia tay mà chắc không bao giờ gặp lại. Thực ra gia đình tôi đâu có thể mang lợn sống đi theo được nên buộc phải dùng nó vào việc này là lý do duy nhất đúng, nhưng không hợp với hoàn cảnh lúc đó cho lắm. Tính đến lúc này là vừa đúng mười một tháng kể từ khi chúng tôi đặt chân tới đây. Sáng sớm hôm sau chúng tôi cứ nghĩ là lên đường ngay, nên ai cũng dậy sớm, nhưng mãi đến trưa cha tôi mới phát lệnh lên đường. Đi được một đoạn đường khá xa ông mới giải thích là đi sớm sợ rơi vào lúc giặc Pháp đi càn mình khó tránh, đi vào buổi trưa thì mình biết chắc là chúng có đi càn hay không, và hướng càn ở đâu. Đi thế này chỉ có nguy hiểm là hổ hay rình mồi vào lúc chiều tà, thôi đành phải nhờ số trời. Ông bảo với chúng tôi là giá nào cũng phải đi tới làng Cây Lim tối nay. Ông và chú du kích chặt thêm một cơ số gậy đủ để cho mỗi người hai chiếc. Ông dặn một chiếc chống, một chiếc vác lên vai, việc này thì chúng tôi hiểu rồi. Vừa đi vừa chuyện trò, ông còn chỉ cho chúng tôi những ruộng đất thuộc quyền sở hữu của các cụ kị của chúng tôi nay đã bỏ hoang. Mải nghe chuyện trời tối lúc nào không hay, tối nhanh tới mức chỉ dăm mười phút sau khi nhận biết màu tím của rừng ập tới chúng tôi chỉ còn nhìn thấy nhau lờ mờ. Cha tôi bảo mọi người cố đi sát nhau. Đi được một lúc, mò mẫm trong bóng tối chúng tôi nghe tiếng suối chảy ào ào, cha tôi cho biết vượt qua suối đi hết cánh đồng là đến xóm nhà. Hôm qua có trận mưa lớn mà quê tôi hay gọi là mưa nguồn nên nước suối dâng cao, trời tối tôi không biết nông sâu ra sao. Cha tôi sợ hổ có thể tấn công những người dừng lại ở bờ nước nên ông vừa đi vừa phân công người lớn hỗ trợ trẻ nhỏ để cùng lội qua suối một lúc. Tôi thấy mình phải tự lội, thành ra anh cả tôi và tôi nắm tay nhau dò dẫm bám theo người lớn băng qua dòng nước đang chảy xiết. May thay, nước chảy nhanh nhưng không sâu, chỉ ngập đến thắt lưng, nên chúng tôi đã sang được bên kia một cách an toàn. Trời cuối thu ở Trường Sơn đã khá lạnh lại còn ướt sũng quần áo, bọ trẻ chúng tôi rét run lên, hai hàm rang đập vào nhau như là máy khâu. Ra giữa cánh đồng mọi người ngửi thấy mùi khói khét lẹt. Cha tôi bảo giặc Pháp mới càn qua làng này, chắc vừa rút quân về đồn Tróoc. Mò mẫm vượt hết cánh đồng, chúng tôi không đủ sức để bước nữa. Ông động viên mọi người cố đi vài tram mét nữa sẽ gặp nhà dân là ta vào xin nghỉ. Xóm nhà gặp đầu tiên bị đốt trụi, chỉ còn sót lại một ngôi nhà, chúng tôi rẽ vào, thấy nhà còn nguyen vẹn với bếp lửa còn âm ỉ dưới đống trấu. Ông nói với chú du kích đi theo rằng nhà này có thể thoát bị đốt khi càn tới đây trời sắp tối nên bọn Pháp chỉ giết lợn lấy thịt rồi rút ngay, hoặc họ theo Pháp.

Chúng tôi nhóm bếp lên, cha tôi lại lấy những cái giò lợn mang theo ra nấu cháo. Mọi người mệt lả, chả ai muốn nói gì cả, tựa lưng vào các bao trấu và ngồi sưởi lửa, chỉ cha tôi là người duy nhất lo nấu ăn bồi dưỡng lấy sức mai đi tiếp. Tôi cũng còn chút tỉnh táo nên giúp đun củi, bếp lửa bốc sáng soi rõ vài cái thủ lợn treo lủng lẳng trong nhà bếp, vậy là nhà này khá giầu có. Trong khi loay hoay ông dẫm phải cành củi to, nồi cháo đang sôi sùng sục lật nghiêng ra phía tôi dội bỏng từ hai đầu gối trở xuống, tôi thét lên đau đớn. Ông bỏ ặc nồi cháo chạy đi tìm muối giã nhỏ rồi bóp lên các chỗ bỏng, tôi nghiến rang chịu đựng, ông động viên: “cố lên, chịu đựng đau rát bây giờ may ra mai con đi mới được, nếu không thì còn ai cõng con đâu”. Tôi đau quá và thiếp đi lúc nào không rõ, gần sáng cha tôi đánh thức mọi người dậy ăn nốt phần cháo còn lại, tôi gắng gượng húp được vài chén, rồi thử đứng dậy đi lại, cha tôi kiểm tra vết bỏng, may thay không có chỗ nào bị mọng nước. Vậy là lại lên đường, bỏ lại xóm làng còn nghi ngút khỏi bốc lên từ những vật còn đang cháy dở. Xuyên qua một dãy núi và kế tiếp loạt đồi rừng kiểu bát úp chúng tôi thấy những ngôi nhà đầu tiên của dân làm nghề đốn củi đốt than của làng Thọ Hạ. Dừng lại nghỉ, cha tôi đi loanh quanh một lúc, ông đem về một ống nứa đựng mỡ, ông vừa bôi vừa nói cho tôi biết đó là mỡ tran, đến chiều tôi thấy giảm đau, lại đi tiếp đến khoảng bốn giờ chiều thì ra đến bờ sông. Nếu vượt sông là ra đến cánh đồng dẫn về làng quê của tôi, nhưng ác thay giặc Pháp còn đóng đồn ở đó…

Khi bước tới mé nước tôi đã thấy có hai chiêc thuyền chờ sẵn. Họ chèo ngược dòng song, quê tôi gọi nó là nguồn Nan, chừng khoảng năm sáu giờ chiều gì đó gặp một vạn chài chừng một chục chiếc thuyền, hai chiếc của chúng tôi ghé cặp mạn vào đó. Chào hỏi qua quýt, rồi ai về thuyền nấy và tôi lại nghe tiếng đọc kinh vang lên đều đặn, tiếp theo là các bài hát nhà thờ quen thuộc với tôi, chỉ khác là họ hát rất đều, hay mà không cần phải có đàn organ hòa đệm.

Buổi cầu kinh và nhất là những bài thánh ca đã làm tiêu tan nỗi mệt nhọc và bất hạnh mà tôi phải chịu đựng suốt trong hai ngày qua, gợi nhớ tới những kỷ niệm thật êm đềm và ngây thơ như những hài đồng trên nước Chúa. Nỗi luyến tiếc và mộng tưởng cứ đan xen nhau, chiếm chỗ trong đầu óc tôi cho tới khi gà gáy sáng, vạn chài lại bắt đầu buổi kinh thường nhật. Tan buổi cầu kinh chúng tôi được ăn vài củ khoai với ít cá vụn. Hai thuyền chúng tôi tách khỏi vạn chài chèo ngược lên đầu nguồn, chừng giữa trưa thuyền ghé vào một dải đất gọi là “Chay”. Ở đây có rất nhiều rễ cây chay dùng để ăn kèm với trầu cau. Ở đây chỉ có vài ba mái nhà. Đây chính là đường giao liên huyết mạch của kháng chiến.

Bộ đội hành quân, dân công vận tải vũ khí, đạn dược vào Nam ra Bắc đều qua đây. Tôi lại có dịp được tiếp xúc với thế giới văn minh. Tôi đã gặp anh Trần Hoàn, các anh họa sĩ từ Nam bộ ra và nhiều người khác nhau, sau này có chức vị khá cao trong quân đội. Các anh thường ở lại dăm ba bữa để bồi dưỡng sức khỏe và lấy thêm lương thực, đồ dùng. Mỗi lần nghỉ lại như vậy, tôi được các anh dạy cho đủ thứ nhạc, họa, học hát, làm toán, sửa chữa cho các bài tập Pháp văn. Đây là vùng giáp ranh, bà con thường vẫn tải thuốc men, đường, sữa, vải, thuốc lá, gạo từ các chợ Ba Đồn, Minh Lễ lên và lực lượng vận tải không ai khác chính là bà con các vạn chài theo Đạo Thiên Chúa. Có lần tò mò hỏi cha tôi: “sao lại tin đồng bào công giáo”. Cha tôi cho biết, họ cũng là đồng bào Việt Nam ta cả, phần lớn họ nghèo khổ phải sống trên thuyền, lấy nghề đánh cá làm kế sinh nhai. Nhưng những ngày đầu kháng chiến, lưỡi kiếm trừ gian, diệt tề của những người không hiểu thấu chính sách của chính phủ kháng chiến đã hướng tới họ. Ông đã phải nhọc nhằn giải thích từ trong nội bộ Ủy ban kháng chiến xã, cho tới các lực lượng dân quân, du kích, ngăn chặn được những hành động tàn bạo đó. Vì thế đã giúp bà con giáo dân tin tưởng Việt Minh và theo kháng chiến. Chính nhờ vậy mà ông được bà con giáo dân che giấu thoát khỏi sự lùng sục của giặc Pháp.

Tới đây tôi không thể không nói tới những công việc rất thầm lặng, tự giác, đầy hi sinh với chất anh hùng của cha anh tôi trong những ngày đó. Chính họ là tấm gương cho tôi noi theo để làm việc sau này.

OF-TuTran nhờ cụ duyệt ạ
 

botom

Xe tăng
Biển số
OF-4504
Ngày cấp bằng
2/5/07
Số km
1,317
Động cơ
64,658 Mã lực
Bỏ nghề nông đi bán quán

Ở đất Chay được ít lâu, gia đình tôi lại rời lên vùng đất Cao Mại (Cao Mãi), bởi lẽ bộ đội, dân công, ra vô nhiều mà vùng Chay rất chật hẹp, khó đường tới lui. Xã của chúng tôi lại phải gánh vác việc bổ sung những thiếu hụt lương thực, thuốc men, đồ dùng cho họ. Vậy phải chọn vùng đất thuận tiện hơn!. Cao Mại là tuyến đường duy nhất đổ ra Minh Cầm huyện Tuyên Hóa, nơi mà thôn Đò Vàng có đường Gòong chạy ra Chu Lễ tỉnh Hà Tĩnh.
Lấy gì mà tiếp tế cho họ? Lúc đó xã đâu có ngân sách gì?. Mọi người ăn cơm nhà đi kháng chiến. Xã tổ chức ra Ban kinh tài, lo mua bán, đổi chác hàng họ, tạp phẩm, thuốc men, gạo, giấy bút, từ vùng bị chiếm đem lên, đem hàng lâm sản, hoa màu, trái cây vùng tự do kháng chiến về tiêu thụ tại vùng bị chiếm, tăng gia tự túc lương thực, thực phẩm cho bộ máy của xã xã. Gia đình tôi mở quán bán giải khát, bánh kẹo và cháo gà. Quán chỉ là vài cái lều bán nước chanh, nước chè xanh, vài cái kẹo bột tự làm và nấu cháo gà, ít quả trứng gà, trứng vịt. Thực ra việc chủ yếu là hướng dẫn cho các đoàn cần làm việc với Ban kinh tài để nhận tiếp tế những thứ cần thiết, còn bán quán nào có tính lời lãi gì đâu. Các sĩ quan quân đội, các đoàn cán bộ, người thì có tiền tài chính, người có bạc Đông Dương. Còn bộ đội và dân công làm gì có. Trong hoàn cảnh như vậy mà Ban kinh tài xã đã làm được khá nhiều việc, không những nuôi được bộ máy liên xã, mà còn tiếp tế thật chu đáo cho các đoàn ra vào. Dân công tải đạn dược, vũ khí, từ Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh vào tận liên khu 5. Mỗi người đi bộ gánh 35 kg vũ khí và một ruột tượng gạo chừng 5,6 kg. Các làng xã miền núi nghèo như vậy làm sao chịu đựng tiếp tế mãi được. Họ đi 10 trở về còn 5, 6 là cùng. Tận mắt tôi đã chứng kiến không phải một lần. Họ quần bên bếp lửa trong quán của nhà tôi sưởi lửa, có người chỉ co giật vài cái là lăn ra chết, có lần hai người một lúc. Dân quân trong làng đưa họ ra cánh rừng an táng trong manh chiếu bó 7 thanh tre. Gia đình tôi cũng dùng bài thuốc cổ truyền, mổ bụng gà còn sống, úp lên mỏ ác ngực của người cảm mạo thương hàn, nên cũng cứu được khá nhiều người thoát chết….

Những ngày đầu kháng chiến một nhu cầu tự nhiên buộc phải làm: tự sống và tiếp tế cho mặt trận. Ban kinh tài đã ra đời. Vâng tất cả họ trong Ban kinh tài xã có 8 cái tên: Lậm, Lợ, Huyếc, Kiệm, Dình, Huyền, Nâu, Chăng. Thời đó ai đã tạo ra khúc nhạc để khắc ghi những gì họ đã làm cho kháng chiến.
  • Lậm – Lậm – Lợ Huyeesc, Kiệm Kiệm - Dình Huyền
  • Kiệm Dình – Dình Lậm Kiệm, Nâu Chăng – Chăng mẹt Huyền (*)
  • Dình Dình Chăng – Chăng Dinh Dình
  • Dình Dình Chăng – Chăng Dình Dình
Thế mà đau đớn thay, những người lãnh - đạo họ: Xừ, Quê (**), Húc đều phải bị bắn bỏ sau khi hòa bình lặp lại, bản thân họ cũng bị coi là bọn phú nông, địa chủ, xác những người dân công anh dũng kia, mà chắc có lẽ bị vùi lấp hết dọc đường Trường Sơn cùng với những người hi sinh thầm lặng và oan ưởng ở địa phương, không ai còn nghĩ tới tìm kiếm, quy tập họ như những liệt sĩ…

Tôi nhớ có lần cha tôi ghé qua lều quán chúng tôi và được nghỉ vài ngày. Mãi sau này tôi mới biết ông được điều lên làm ở Việt Minh tỉnh Quảng Bình. Một hôm có đoàn cán bộ dân sự đi từ trong ra, ghé vào quán gọi nước chanh, cha tôi cũng xắn tay lên phục vụ một cách tận tình. Một người sau khi nhấm nháp vài ngụm, bỗng anh ta cất lên một câu tiếng Pháp, với trình độ lơ mơ của mình tôi hiểu anh ta nói: “uống cốc nước chanh này, nghĩ mà tiếc cái thời thằng Tây”. Cha tôi buột mồm nói ra bằng tiếng Việt: “mặc cái áo rách vai, có tiếc cái thời thằng Pháp không anh”. Chả là vai áo anh ta bị rách mà, thế là ông già tôi bị anh ta mắng: “nông dân, biết gì mà nói chính trị” cha tôi nhẹ nhàng nói với anh ta: “vì kháng chiến các anh chị ăn mặc rách rưới, mà còn đi công tác, còn cốc nước chanh có thiếu bicarbonate de soude thì có gì quan trọng lắm mà phải tiếc thời thằng Pháp. Tôi chỉ có vui thôi, các anh có trả tiền cũng được, mà không cũng thôi, có gì mà phải xỉ vả tôi làm gì”. Cuộc kháng chiến giành độc lập đã giáo dục nên lòng kiên nhẫn, đức hi sinh và lòng vị tha của cha tôi đến vậy. Bình thường chắc anh bạn kia phải ăn vài cái tát. Bởi trước đây làm cho chính phủ Nam Triều, cha tôi đã đánh mấy ông quan Tây nhiều lần…

Vài ngày sau, Cha tôi khăn gói lên đường, còn anh em tôi vẫn bưng nước, bưng cháo cho khách mỗi ngày sau đó. Mỗi lần có mấy anh em con nhà cô tôi, hành quân qua ghé vào thăm, nhân thể hỏi tin tức gia đình trong vùng tạm chiếm, các anh giúp tôi mang lồng vịt ra suối tắm nước, bất ngờ để sổng ra, chúng bay loạn xạ và cứ thế trôi theo dòng nước. Chúng tôi đành bất lực không tài nào mà tìm kiếm được chúng nữa. Các anh tôi lo lắng xin đền, nhưng đời nào dì tôi chịu. Sau khi các anh hành quân tiếp vào phía trong vài ngày, có một anh nông dân trong làng, mang ra cho một lồng vịt đủ năm con. Đó chính là mấy con vịt nhà tôi bị mất rồi nhập bọn với đàn vịt của nhà ông Bút, một người cũng có tiềm lực kinh tế để ủng hộ kháng chiến nên ông cho người mang trả, và để cảm ơn ông chúng tôi chỉ chuộc có một chai rượu để làm quà cho phải đạo.

Chưa đầy một tuần sau lại có một tiểu đoàn quân đi qua, lúc này chúng tôi mới vỡ lẽ các anh tôi là quân chính sát. Các anh thấy tôi có con chó vện thật khôn, nên xin mang theo. Lúc đầu nó không chịu, dỗ dành mãi nó mới chịu theo. Cho nó đi rồi tôi thật bàng hoàng, tiếc ngẩn tiếc ngơ. Nó là người bạn duy nhất mà tôi có thể chia sẻ những nỗi niềm buồn tủi riêng tư. Tôi dạy nó khôn biết chừng nào…

Chừng sáu bảy tháng sau, trong buổi chiều mưa rừng xối xả, nước sông lên cao, tôi thấy nó lao từ cánh đồng phía nam về quán. Trời ơi! giấc mơ hay sao đây! Tôi la lên “Chiêu Hòa”, tôi đặt tên nó theo tên khẩu súng máy khi bộ đội hành quân qua mà tôi tò mò hỏi được. Ướt nhue chuột, nó lao vào tôi, nhảy lên bá vai, liếm mặt, hôn hít quanh người tôi, cả nhà được nó chạy quanh mừng rỡ với từng người một. Tôi lau khô, sưởi ấm cho nó và cho ăn no nê. Tôi sờ vào cổ nó, thấy có vết sẹo to, hóa ra nó đi trước làm bia đỡ đạn và phát hiện bọn phục kích cho bộ đội được an toàn. Tôi thương nó, muốn mang đi giấu, không cho bộ đội nữa. Tôi tưởng bộ đội qua sông được chiều hôm đó nên đã cố ý mang nó vào chơi trong các vườn cây xa, nơi tôi với nó thường đi với nhau, mãi tới tối rồi cũng phải về quán. Tôi nằm trên sạp gỗ, nó nằm ngay dưới chân. Trời gần sáng khi nghe từ phía xa có tiếng hát của bộ đội, nó vùng dậy chạy một mạch, tôi không sao gọi lại được nữa. Chừng hai mươi phút sau, tôi thấy nó chạy trở lại đuôi ngoe nguẩy mừng rỡ. Cách nó chừng ba bốn trăm mét là cả đoàn người đang nối đuôi nhau hành quân chở ra. Ông tiểu đoàn trưởng ghé vào thăm gia đình tôi, kể chuyện chiến tích của chó Chiêu Hòa, và cảm ơn. Chiêu Hòa lại chạy vòng quanh hôn hít từng người trong nhà, rồi lại đi tiếp theo nhiệm vụ của nó, để lại nỗi buồn cho tôi. Khoảng một tháng sau, anh cả tôi cùng với một chị bà con cùng quê ra Minh Cầm để lấy kẹo bánh về bán. Anh tôi có gặp nó, thấy nó quá gầy, ghẻ lở, chọc hết long, chạy lang thang trong các quán hàng thị trấn. Anh tôi gọi nó lại, cho ăn quà, định gọi nó theo về, nhưng nó không mến anh như tôi và có lẽ ý nó muốn nói: “tôi không đào ngũ, có thể họ không cần tôi nữa, nhưng tôi vẫn còn là quân nhân”, nên nó không theo. Lần sau ra lấy hàng, anh tôi không còn gặp nó nữa và được họ cho biết, nó bị chết đói khi bị ngập lụt…

Cuối năm 1950, một số đồn Bốt như Tróoc, Minh Lễ, bị quân ta vây ép, bức rút, chúng phải chạy, co cụm về Ba Đồn, củng cố đồn bốt dọc đường số 1. Đường giao liên xuyên Việt không đi qua Cao Mại nữa, quán xá cũng chẳng hoạt động, Ban kinh tài của xã cũng rút về xuôi. Vừa lúc đó nhà tôi nhận được thư của cha tôi, gia đình tôi thu xếp cho tôi và người anh kế tôi lên Đồng Lão huyện Tuyên Hóa, tạm thời dì và anh cả tôi ở lại thu xếp lên sau.

(*): người sinh con giá đầu lòng được gọi là “mẹt”
(**): Xừ là người cha của nhân vật trong tự truyện này. Quê, sau này là cha vợ của tác giả tự truyện này, là phó Chủ tịch, sau này làm Chủ tịch liên xã khi ông Xừ được cách mạng cử lên tình. Cả hai ông Xừ và Quê đều bị xử bắn trong cải cách ruộng đất, sau này được sửa sai, nhưng gia đình không đưa vào nghĩa trang liệt sỹ.

OF-TuTran phiền cụ duyệt giúp ạ.
 
Chỉnh sửa cuối:

botom

Xe tăng
Biển số
OF-4504
Ngày cấp bằng
2/5/07
Số km
1,317
Động cơ
64,658 Mã lực
Trở lại trường học

Hai anh em tôi lẽo đẽo đi bộ từ Cao Mại theo các anh giao liên vượt hơn 50 km mới tới thôn Đồng Lào. Sau 3 năm chui lủi trong rừng, lần này tôi đi ngang qua một dải đất nằm kẹp giữa hai con song: Nguồn Nậy và Rào Trổ. Cách trừng hai, ba mươi km lại có một cụm dân cư tập trung làm nhà dọc hai bên đường, những thị trấn nhỏ của những người tản cư từ dưới xuôi lên. Trưa hôm sau bọn tôi được các chú dẫn tới nhà của một người công giáo, chờ tới chiều thì cha tôi tới gặp. Bây giờ tôi mới rõ cha tôi đã không còn làm việc ở huyện nữa và được chuyển lên làm chính trị viên quân y Trung đoàn 18, đại loại là phụ trách công tác tổ chức chính trị cho viện quân y Trung đoàn 18, tỉnh đội Quảng Bình.

Cha con tôi gặp nhau mừng rỡ, sáng hôm sau ông dẫn chúng tôi đến gặp nhà trường xin cho học. Học bạ, giấy tờ nào còn gì!. Hơn nữa, hệ thống giáo dục đã cải cách, chương trình học không biết rõ, nên họ thấy chúng tôi còn nhỏ thó, thế là xếp vào lớp ba. Ngày nhập học tôi thấy toàn các anh rất lớn, thậm chí có các anh, chị đã có vợ, có chồng. Chúng tôi vào trễ ngày khai giảng chừng hai tháng. Lớp 3 do một cô giáo thật xinh đẹp người thị xã Đồng Hới, cô luôn mặc áo dài xanh, quần trắng đi dạy học. Lớp 4 do một thầy giáo đã già dạy. Học được vài tuần, tôi thấy thật chán!. Cô giáo luôn vắng mặt, trình độ học trong lớp thật khó mà biết đang ở lớp nào. Rồi cuối cùng cô giáo đi dự huấn luyện thanh niên đâu tận ngoài Nghệ An. Thầy giáo Lưu Trọng Đệ phải phá vách ngăn, để lớp 3 và 4 cùng học chung. Ít nhất thì thầy cũng theo dõi được trật tự của lớp không giáo viên. Những buổi học như thế, thầy giáo phát hiện ra tôi làm toán lớp 4 quá dễ dàng, thầy gọi lên lớp làm bài tập cho cả hai lớp. Thầy lại biết rõ gia đình tôi và đã biết sức học của tôi thời trước, thế là thầy quyết định cho tôi học lớp 4. Được rèn luyện chữ viết lúc nhỏ nên tôi viết rất đẹp. Tôi được huyện đoàn và nhà trường giao cho chép bộ luật sơ khởi dưới cái tên “chính sách thuế đất nông nghiệp”. Lúc đó nào có máy in, photo gì đâu, vừa trình bày bìa, vừa chép tay hết tập này sang tập nọ. Tôi học mọi môn đều giỏi, trừ môn Văn. Tài làm bài tập toán, vẽ bản đồ trong môn địa lý đã giúp tôi tự kiếm được sách vở giấy bút cho mình. Những đứa bạn con nhà buôn hàng xén là người cung cấp cho tôi những thứ đó.

Tình hình chiến sự có thay đổi. Trung đoàn 18 tỉnh đội Quảng Bình chuyển vào quanh hai huyện Quảng Ninh và Lệ Thủy. Cha tôi lại được điều sang làm kinh tế cho tỉnh. Cha tôi được giao làm giám đốc xưởng giấy Huỳnh Ngọc Huy đóng trên đất đồn điền của một người khác có tên là Jilien. Thời gian đầu lên đây, hai anh em tôi sống trong lán tập thể của xưởng giấy. Ba cha con sống nhờ vào 21 kg gạo và sinh hoạt phí của ông, cộng khoai sắn tự trồng thêm và cá thịt tự kiếm lấy. Thời gian này tôi biết được nhiều chuyện Trung Quốc như Đông Chu Liệt Quốc, Tam Quốc Chí và Phong Kiếm Xuân Thu là nhờ nghe chuyện kể của một anh cán bộ làm văn phòng kiêm kế toán của xưởng. Cứ chiều đến trước khi luộc khoai, nằm chờ khoai chin là anh kể chuyện. Ăn khoai xong, anh kể chuyện cho tới lúc đi ngủ. Sau này lúc ra Hà Nội làm việc, tôi có dịp đọc lại các chuyện đó mới thấy hết cái tài nhớ chuyện của anh. Thế mà bây giờ nào biết anh ở đâu. Bởi sau lần máy bay Pháp oanh tạc xưởng giấy, anh bị công an tỉnh lên bắt bị mất, không rõ anh đã làm gì?.

Một khu nhà lầu của chủ đồn điền (những năm tôi ghi lại những dòng này, người ta gọi là trang trại) để “tiêu thổ kháng chiến”, chỗ nào còn che được mưa gió, người ta đặt vào đó một máy nổ kéo một ru-lô sắt nhiều răng khía quay vào trong một cái bể xây bằng gạch tạo dòng chảy hồi lưu để nghiến các thanh nứa đã được ngâm mềm và tẩy trắng thành bột giấy. Các tấm vải căng trong một cái khung gỗ là dụng cụ để người “thợ xeo giấy” xeo lên từng tờ một, chồng lên nhau, đem ép cho ráo nước đi và phết chồng chất giấy lên một bức tường được sáy nóng, khi khô dùng chày nện, láng, gấp, cắt, xén thành giấy viết cho mọi nhu cầu. Một cái xưởng chỉ có vậy thôi nhưng đã cung cấp phần lớn giấy cho mọi nhu cầu sử dụng, thậm chí làm làm được cả giấy mỏng trong (pelure) khá đẹp, để cho các bức thư tình gửi người yêu ngoài tiền tuyến thêm phần hấp dẫn. Sau này khi tôi đã già gần 70 tuổi, các bậc đàn anh những người đã sáng lập ra cái xưởng giấy với các quy trình công nghệ đó gợi ý: “nên chăng viết về cái mốc đầu tiên về công nghiệp hóa của tỉnh Quảng Bình là từ đấy, từ những năm 1950 ấy”. Tôi không dám làm việc đó mà chỉ ghi lại việc của chính mình đã làm ra mà thôi!.

Anh cả và dì tôi đã chuyển lên sum họp với cha con chúng tôi. Không khí gia đình làm cho tôi cả thêm vui thích và vì vậy mà chịu khó học và làm việc. Hàng ngày, tôi phải đi học xa, cả đi và về là 16 km, qua ba con suối và một con song, mưa gió bất kể đều phải đi học thường xuyên. Anh tôi được vào làm công nhân trong xưởng giấy. Chúng tôi vừa đi học vừa tăng gia sản xuất tự túc. Đất đai sẵn, ngô khoai sắn cũng chẳng khó khăn gì mà không trồng được. Ngoài việc đi học, tôi trở thành một người lao động nông nghiệp có trình độ. Nhờ có ngô, sắn, chúng tôi nuôi gà quá nhiều. Để bảo vệ đàn gà khỏi chồn, cáo, chúng tôi nuôi 3 con chó. Đúng là giống chó săn thật tuyệt, thân hình cân đối, chân thẳng, lông dày, mịn, đuôi vòi đờn, còn chống lũ không tặc diều hâu đã có chút em út tôi đảm nhiệm. Nhà tôi ở cách xa dân nên ít bị dịch gà. Đàn gà phát triển nhanh tới mức chỉ sau dăm bảy tháng mà chúng tôi đã không dễ dàng đếm chúng mỗi lần cho ăn.

Tôi coi cái cảnh sống này thật là kỳ diệu, ăn uống không còn thiếu thốn như trước đây. Sẵn sông suối, tôi có biết tài câu cá, bẫy chim thú, đặc biệt các đêm tối trời mùa hè, chúng tôi vừa đi tắm mát ở sông vừa lặn bắt cá ở các thác nước chảy, giống cá đó quê tôi gọi là cá Anh Vũ. Có những tối tôi bắt được tới ba, bốn kg cá thật bự. Đánh bắt kiểu công nghiệp là phải đắp vẹn, tức là đào thành một cái ao ở ven bờ sông hoặc chọn chỗ cạnh vực sâu, đắp thành một bờ chắn vòng tròn, chừa một cửa để nhử cá ra vào ăn mồi ngô giã nhỏ. Cứ khoảng một tuần, sau khi kiểm tra thấy số cá vào đã nhiều là có thể chụp nắp đậy của vẹn lại. Mỗi lần bắt từ vài chục ki-lô. Cái kiểu này thì có hiệu quả nhưng không thú vị bằng việc đi câu. Nước suối trong suốt, nhìn thấy tận đáy, một dây câu dài chừng một hai mét, móc mồi giun và nhử vào các hang đá, chỉ vài chục giây sau xuất hiện một con chạch gai to dài chừng bốn năm mươi phân hoặc chú cá nheo vàng đầu bẹt lượn lờ quanh mồi, chú đớp mạnh tha vào hang, hai bên cứ giằng co một hồi, nếu kéo căng rách mồm cá nó đi mất, nếu thả lỏng quá nó chui vào sâu, bị quấn dây khó mà kéo ra được. Đây thật sự là một nghệ thuật xử lý và nếu thiếu tính kiên nhẫn bao giờ cũng thất bại. Một cách câu khác thú vị hơn nữa, là ở những bể nước người ta ngâm dưới sông để chờ gia công bột giấy là nơi trú ngụ của loài cá bống thun. Mình cá mập, màu đen tím, đặc biệt nghe trên đầu cá nổi lên 2 u thịt thật đẹp, cứ một ống nứa có một con sống trong đó. Để câu loại này không cần phải có cần câu, chỉ một đoạn dây gai chừng ba bốn mươi phân với một lưỡi câu là đủ. Rất hồi hộp, cứ mỗi lần thả mồi giun vào đầu một ống nứa, chỉ vài giây sau là một anh bống đen chũi, bệ vệ bơi ra, coi khinh đời, ngửi một hai lần như thể ta đây bất cẩn, rồi nó bất ngờ đập thật nhanh và lao vào trong ống. Sự phản xạ khéo léo của cánh tay và kỹ thuật hứng rổ quyết định năng suất câu. Có buổi câu được chừng vài kilôgam. Trời càng nắng câu càng tốt ít, nhưng ngồi dưới nắng với đầu đầu trần nửa ngày trời, liệu đã mấy ai chịu nổi. Thế nhưng thú vui, lòng đam mê làm quên đi mọi khó nhọc. Cá bống thun kho với lá nghệ thái nhỏ là món ăn rất ngon…

Đây là thời kỳ tôi được sống yên ổn, kể từ ngày tiêu thổ kháng chiến. Có mái nhà hẳn hoi, có bò, có ruộng vườn, bà con dưới quê kéo lên cùng tăng gia sản xuất khoai, sắn, ngô đem về dưới xuôi cứu đói những ngày giáp hạt. Kết thúc lớp 4 tôi lại phải thi vào lớp 5 trường Quy Đạt. Trường cách xa nhà 18 km. Cứ mỗi chiều thứ bảy tan học xong là anh em tôi lại lên đường về nhà, để chiều chủ nhật lại mang gạo, ngô, khoai, sắn và một ống tre đựng đầy muối, sả, ớt vào trường. Đó là nguồn thực phẩm duy nhất để ăn học. Thỉnh thoảng đi câu ếch, lắm khi được nhiều phải bán bớt lấy tiền mua thứ khác.

Vào đầu năm học lớp 6 được chừng 1 tuần, Đoàn thanh niên cứu quốc của trường phát động một tháng học chỉnh phong “học tập phục vụ nhân dân” do Lưu Ký Quỳ soạn tài liệu. Việc chỉnh phong cũng chỉ xoay quanh việc gán ghép tư tưởng, tác phong tiểu tư sản, phê phán đọc tiểu thuyết “thứ bảy”, “đồi thông hai mộ”, “hồn bướm mơ tiên” yêu đương vớ vẩn… Đối với tôi các loại tiểu thuyết này chỉ được nghe nào đã trông thấy bao giờ. Nhưng lúc đó cũng phải tự phê phán mình, tự vả vào mình, phải bịa ra những tội lỗi vớ vẩn, để viết vào bản thu hoạch tổng kiểm thảo. Càng nhiều khuyết điểm, càng được đánh giá là thành khẩn. Nếu không có gì để viết được coi như phần tử ngoan cố, thiếu thành thành khẩn. Các buổi tự tu, tự phản tình được quy định thật nghiêm khắc, chỉ được ngồi suy nghĩ, không đi lại nhiều, không hát hò. Thế mà một hôm tôi phạm phải điều cấm kỵ một cách vô tình bột phát. Số là sau ba bốn ngày ngồi tự tu, với sức vóc 14 - 15 tuổi, ngồi lì một chỗ thật mỏi mệt và tù túng. Đang suy nghĩ vẩn vơ, bỗng trước sân nhà xuất hiện một cô gái cũng trạc tuổi. Cô gái có khuôn mặt và đặc biệt là đôi mắt sao mà kiểu diễm, hấp dẫn đến nỗi làm cho tâm hồn tôi phải tuôn trào lời ca đầy sảng khoái và bay bổng “sơn nữ ơi@ Đời ta như cánh chim chiều phiêu bạt thời gian vun vút trời mây..” của nhạc sĩ Trần Hoàn.

Năm học lại sắp trôi qua, tết nguyên đán năm đấy tôi tình nguyện ở lại trường, để lên vùng đồng bào dân tộc Khùa, Mầy ở tận giáp Lào, giúp xã tính thuế nông nghiệp. Năm học kết thúc tôi được xếp thứ 2 trong lớp. Tôi vẫn là học sinh thuộc nhóm giành huy chương “vàng, bạc, đồng”.
Đến lớp 7 thì phải đi học xa trở lại huyện lỵ Tuyên Hóa - Minh cầm. Tôi vừa đi học vừa kiêm nghề dạy học pre-xep-to lẫn nghề cắt tóc kiếm tiền ăn học. Kết thúc năm lớp 7 với thứ hạng cao, học lên là khó khăn, phải ra Hà Tĩnh. Cha tôi luôn cho một lời khuyên “cha mẹ để chữ nghĩa lại cho các con tốt hơn là để tiền bạc”, rồi năm ấy tôi cũng thi đỗ lớp 8 và học ở trường Phan Đình Phùng - Hà Tĩnh (Lúc đó hệ giáo dục lớp 9 là hết cấp 3), nhưng xa nhà, không tiền nên thành ở nhà làm ruộng.

Tháng 4 năm 1955 là bước ngoặt trong cuộc đời tuổi thanh niên của tôi. Bộ Nội Vụ, sau này là Bộ Lao Động, chọn con em cán bộ kháng chiến ra Hà Nội đi học nghề. Tôi đến Hà Nội vào buổi tối, được nghỉ ở khách sạn ở ngõ Hội Vũ của Bộ Công Thương. Sáng hôm sau tới văn phòng Bộ nhận quyết định nên học lớp Trắc địa trường cán bộ công nghệ chuyên môn A đóng tại Chèm, làng Liên Trì.

OF-TuTran phiền cụ duyệt giúp ạ.
 

Menhim1807

Đi bộ
Biển số
OF-778796
Ngày cấp bằng
30/5/21
Số km
1
Động cơ
34,110 Mã lực
Tuổi
48
Em chấm ở đây để đọc dần…
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top