[Funland] Hồi ký - Lính hậu phương

TÔN

Xe container
Biển số
OF-43046
Ngày cấp bằng
12/8/09
Số km
7,630
Động cơ
356,892 Mã lực
Nửa giờ sau, mấy thằng em (là những thằng không tham gia cãi vã nhưng có lý luận vững :) ) theo thằng K lên gặp bố Trung, tới nơi đã thấy anh X - anh nuôi đã ở đó.
K rụt rè bước vào, bọn em lớ xớ đứng ngoài thì bố Trung gọi: các em vào cả đây!

Thôi, thày gọi thì phải vào, thằng nào cũng sẵn sàng những lý lẽ thuyết phục nhất để bảo vệ thằng K và cũng là bảo vệ cái dạ dày luôn gào thét của chính mình.

- Các em đợt này ăn đói lắm hả - thày ân cần và chả đả động gì đến xung đột lúc trước.
- Vâng ạ, chúng em... abc xyz
- Các em đang sức ăn sức lớn mà bữa có 2 bát độn sắn thì đói là phải, nhưng các em phải hiểu đây là tình hình chung, là khó khăn chung của đất nước.
Sau đó thày giảng giải đại ý là:
+ Đất nước căng mình chiến đấu chống chọi với kẻ thù ở 2 đầu đất nước: Bành trướng phía Bắc, Diệt chủng phía nam chúng muốn cướp đất ta, bắt dân ta làm nô lệ, phải cúi đầu
+ Cuộc chiến thứ ba là cuộc chiến với bao vây cấm vận do Đế quốc phát động nhằm làm suy yếu ta về kinh tế, làm đất nước kiệt quệ.
+ Bộ đội chiến đấu với quân thù, phải hy sinh xương máu nơi tuyến đầu mà cả ngày cũng chỉ có một vắt cơm.
+ Người nông dân một nắng hai sương làm ra hạt gạo nhưng ko có gạo mà ăn, phải ăn khoai ăn sắn giành gạo cho bộ đội và những học viên như các em. Một ngày công của họ chỉ được mấy lạng lương thực, kém xa tiêu chuẩn 7 lạng/ngày của các em. Các em tuy đói nhưng so với mặt bằng chung, so với những người hy sinh xương máu, những người trực tiếp làm ra hạt thóc củ khoai vẫn còn cao hơn.
+ Tăng gia, nuôi lợn là hình thức tiết kiệm của các em để đến ngày 19/8; 2/9, 22/12 hay đến kỳ tập võ thuật, trường lại giết lợn cho các em được ăn tươi...

Sau khi đả thông cho lính, thày quay ra hỏi anh X và yêu cầu bên anh nuôi nấu cơm giảm cháy đi và với tình hình ăn độn kéo dài, để đảm bảo bữa ăn cho học viên thày yêu cầu:
- Chia cháy vào xuất ăn cho học viên
- Anh nuôi tăng cường vớt bèo kiếm rau nuôi lợn; nhà trường sẽ cho học viên tổ chức các buổi lao động để tìm kiếm thức ăn cho cáiđám mà chúng em đã ăn tranh phần của chúng :))

Vậy là từ chiều hôm ấy, mỗi chậu cơm mâm 6 của học viên lại có thêm một miếng cháy thơm, ngon, giòn và vàng ươm sắc nắng :)

I love Bố Trung;
We love Bố Trung
Đúng thật.cho học viên ăn cháy,rồi để học viên đi lấy bèo lấy rau về nuôi lợn.e nghĩ rau có thể thiếu chứ bèo thì thiếu gì.vẹn cả đôi đường
 

chilatamthoi

Xe tải
Biển số
OF-507732
Ngày cấp bằng
2/5/17
Số km
343
Động cơ
192,532 Mã lực
Em lính thuộc bộ tư lệnh thông tin, năm đâuf em đóng quân ở Yên Dũng, Hà Bắc, sau chuyển về Nỉ, sóc Sơn. Thế còn cụ, đóng quân ở đâu?
Thân,
Vâng cụ. Nhà cháu tháng 9/82 lên thì huấn luyện tại C3D7E92F337 Hải Yến, Cao Lộc, Lạng Sơn sau sang chốt ở 406 ( đối diện bình độ 400) C9D9F52 vẫn F337 cụ ợ
 
Biển số
OF-141506
Ngày cấp bằng
11/5/12
Số km
12,308
Động cơ
2,072,141 Mã lực
Nơi ở
Rượu quê 28-58 độ khử độc bằng Công nghệ châu Âu
Đúng là cụ Tửu số đào hoa nhưng nhà cháu thấy có số thôi chưa đủ
Thật sự em không phải người có số đào hoa
Chẳng qua thật thà, ngô ngố, vô hại nên các cô gái mới tạo điều kiện cho tiếp cận thôi
 
Biển số
OF-141506
Ngày cấp bằng
11/5/12
Số km
12,308
Động cơ
2,072,141 Mã lực
Nơi ở
Rượu quê 28-58 độ khử độc bằng Công nghệ châu Âu
HẾT GĂNG GAI LẠI TRE GAI

Được vài ngày chặt những cây gỗ thông thường, đơn vị em gặp ngay rừng tre
Nhìn khu rừng tre, Hùng Trố ngán ngẩm bảo: căng rồi bọn mày ạ làm bọn em chán hẳn. Giỏi như nó mà còn ngán nữa là.

Nó bắt cả bọn đứng ngoài đợi và gọi anh Chiến vác AK cùng 2 đứa nữa đi thăm dò trước.
Anh Đính đi tới nơi thấy bọn em lớ xớ đứng ngoài thì quát nhặng lên bắt vào chặt, nhưng lúc này, ở đây bọn em tin và nghe Hùng trố hơn :))

Anh Đính quát tháo mãi cũng có vài thằng theo anh vào chặt mấy bụi tre lẻ bên ngoài.
Lát sau bọn Hùng trố ra, bọn em quây lại, Hùng bảo: may rồi, rừng tre trong này không có vắt, chứ nếu có là khốn nạn đấy (thật ra đang còn là mùa khô nên vắt có nhưng ít, chứ mưa thì trong rừng tre này kiểu gì chả có)
Nó nói để bọn em biết chặt tre rất nguy hiểm, cả bụi tre phải dọn gai, chặt dần nhưng chừa lại cây tre đực cứng nhất lại. Anh em cứ chặt, còn cây cuối cùng để tôi
Và chỉ vài phút sau, chúng em đã thấy rõ sự nguy hiểm của việc chặt tre, đó là bị gai cào tướp mặt đã đành, các cây tre trong bụi tre càng chặt sau càng bật mạnh, có thằng còn bị bật trúng người đau điếng phải ra nghỉ.

Khi còn vài cây cuối, Hùng trố vác dao vào hô bọn em chạy ra xa và nó từ tự hạ tiếp từng cây, nhưng nó ko chặt cây gãy hẳn. Đến cây cuối nó lựa từng nhát và nhát cuối khi vung dao chém vào thì nó đồng thời bật ra ngoài rồi chạy nhanh về phía chúng em
Cả bụi tre ngã ầm, có rất nhiều những gốc tre bị chặt vạt nhọn như những mũi lao khổng lồ lao vút vào chỗ Hùng trố vừa đứng chặt.
Thật hú vía, nếu bọn em mà chặt lấy đươc, có lẽ sẽ thành những miếng thịt xiên rồi

Hùng trố được có được uy tín trong anh em, nhưng chưa chắc đã là điều tốt cho nó vì bọn em thấy anh Đính đứng lườm lườm rồi bỏ đi
Sau khi hạ xong rừng tre thì cũng vừa tròn 1 tháng bọn em có mặt ở La Ngà.
Vậy mà vẫn còn còn 1/3 diện tích chưa hạ xong, quân số giảm nhiều dù rằng có một số thằng bị sốt sau 2 tuần điều trị đã quay trở lại.
Lượng dao, rìu đã được bổ sung và những chiếc mới này chất lượng thép tốt hơn hẳn

Số người ít đi, sức khỏe suy giảm nhưng sau một tháng chinh chiến, bọn em đã lành nghề hơn: các nhát chặt đã chắc và chém sâu hơn; đã biết lựa chọn việc hạ cây nào trước, cây nào sau cho hợp lý chứ không dàn hàng ngang hạ cây như trước. Đặc biệt quá nửa quân số sử dụng thành thạo rìuđể chặt cây, việc này làm năng suất cao lên trông thấy.

Càng vào sâu, dấu vết của gỗ quý càng nhiều: những gốc Cẩm Lai, Gõ đỏ, Căm xe,... vài người ôm đã bị hạ cứ nhiều dần làm thằng Hùng Trố xuýt xoa tiếc đứt ruột. Chỉ còn Bằng lăng, những cây từ 1 người ôm trở lên sẽ để lại, còn lại hạ hết.

Nhìn những cây bằng lăng đẹp đẽ thẳng tắp đường kính trên 30 - 40cm, cao trên chục mét bị hạ sau đó sẽ bị đốt mà bọn em thấy xót và tiếc quá. Giá như mang được nó về nhà!
 
Chỉnh sửa cuối:

VCHDHN

Xe container
Biển số
OF-146690
Ngày cấp bằng
22/6/12
Số km
9,401
Động cơ
467,946 Mã lực
Mãi hôm nay em mới vào đọc thớt này:). Hình như cách kể chuyện của những người cầm tinh con gà, tốt nghiệp PTTH 1986 rất lôi cuốn:).
 
Biển số
OF-141506
Ngày cấp bằng
11/5/12
Số km
12,308
Động cơ
2,072,141 Mã lực
Nơi ở
Rượu quê 28-58 độ khử độc bằng Công nghệ châu Âu
Mãi hôm nay em mới vào đọc thớt này:). Hình như cách kể chuyện của những người cầm tinh con gà, tốt nghiệp PTTH 1986 rất lôi cuốn:).
Kính cụ vào thớt, cảm ơn cụ quá khen!
Em nhớ đâu kể đó, các cụ các mợ không chê là may lắm rồi ạ :)
 
Biển số
OF-141506
Ngày cấp bằng
11/5/12
Số km
12,308
Động cơ
2,072,141 Mã lực
Nơi ở
Rượu quê 28-58 độ khử độc bằng Công nghệ châu Âu
CUỘC SỐNG CỦA LÍNH CẢNH VỆ TẠI LA NGÀ - ĐỢT 1

Những chuyện chặt cây, hạ rừng em đang kể là về công việc phải làm , giờ thì em kể tiếp cuộc sống, sinh hoạt của hơn 30 cán bộ, chiến sĩ đơn vị em trên đó.

Để cccm tiện theo dõi, em nhắc luôn là em có 3 đợt lên La Ngà:
- Đợt 1: vào mùa khô
- Đợt 2: vào mùa mưa
- Đợt 3: kéo dài từ đầu mùa khô năm này sang hết mùa mưa năm sau :)

Đang từ những người lính gác, không phải lao động chân tay, chỉ qua 1 đêm, bọn em đã thành những người chặt rừng chuyên nghiệp.
Sau 1 tháng chui rừng hạ cây, 2 bộ quần áo thường rách tan hết, chỉ còn bộ vũ thuật dày dặn còn lành lặn.
Rất nhiều thằng mang mang theo đủ quần áo nên cứ mặc bộđó 24/7, nhìn rất buồn cười.
Vậy nên một số kiểm lâm và người dân lại tưởng đó là quần áo tù nên thắc mắc: sao công an với tù nhân lại ăn chung, ở chung, làm chung thế kia :))

Mùa khô ở Đông Nam bộ nóng nực nên các buổi chiều, sau khi hạ cây về, mấy chục thằng linh bọn em lững thững kéo nhau ra Bến phà 107 cách doanh trại gần 3km để tắm. Tắm xong kéo nhau lếch thếch gần 3km đi bộ về ăn cơm

Con đường đất đỏ bụi mù đã kịp nhuộm đỏ những thằng lính vừa tắm xong và làm chúng lại nhễ nhại, bơ phờ như khi chúng chưa tắm :))

1 tuần 6 ngày diễn ra đúng như thế chỉ còn lại ngày chủ nhật hơi khác một chút!
 

TÔN

Xe container
Biển số
OF-43046
Ngày cấp bằng
12/8/09
Số km
7,630
Động cơ
356,892 Mã lực
A vẫn chưa trả lời câu hỏi của e là có gặp voi hay hổ lần nào ko ? Vì e đọc nhiều thấy bảo xưa kia vùng đấy hổ rất nhiều,kéo tận xuống cà mau
 
Biển số
OF-141506
Ngày cấp bằng
11/5/12
Số km
12,308
Động cơ
2,072,141 Mã lực
Nơi ở
Rượu quê 28-58 độ khử độc bằng Công nghệ châu Âu
A vẫn chưa trả lời câu hỏi của e là có gặp voi hay hổ lần nào ko ? Vì e đọc nhiều thấy bảo xưa kia vùng đấy hổ rất nhiều,kéo tận xuống cà mau
Hổ không thấy, nhưng voi còn. Vài năm sau ngày anh ra quân, người dân ở đó vẫn đụng độ với voi.

May mắn là trong 2 năm ở đó, anh chả gặp con Voi, con Hổ hay con Gấu nào.
Còn Trăn, rắn, mễn (hoẵng), lợn rừng, nhím, tê tê, kỳ đà, gà sao, gà lôi, sóc, tắc kè,... thì vào nồi suốt
 

Minh Nguyen 12

Xe buýt
Biển số
OF-762040
Ngày cấp bằng
6/3/21
Số km
767
Động cơ
112,322 Mã lực
Tiện đây em kể lại một kỷ niệm nữa về việc ăn cháy và cách xử lý của thày Hiệu Phó: bố Trung

LÍNH ĐÓI ĂN VÀ CÁC XỬ LÝ CỦA NGƯỜI THÀY
(Chuyện kể lại thời còn học ở Tam Đảo)


Thời điểm ấy lính trường em đói vàng mắt vì liên tiếp trải qua các đợt ăn gạo tấm Ấn Độ (đây là loại gạo dùng cho chăn nuôi); ăn độn khoai rồi đến ăn độn sắn lát.
Đói vàng mắt, ngay khi buông bát đũa là lính đã mơ màng nghĩ tới bữa ăn tiếp theo. Khả năng học tập, rèn luyện bị cái đói làm ảnh hưởng không ít.

Bỗng trưa một hôm, khi vừa ăn xong bát cơm thứ hai có 1/3 là sắn lát khô, đồng thời cũng là bát cơm cuối cùng của bữa ăn chợt thằng K lên tiếng: ra lấy cháy ăn đi chúng mày. Vừa nói nó vừa chỉ tay ra chỗ những cái chảo to đùng dùng để nấu cơm mà nhóm anh nuôi dùng để nấu cho 550 cán bộ học viên nhà trường.
Vài thằng đi cùng thằng K và chẳng mấy chốc chúng nó đã lấy ra được những miếng cháy to như cái bánh đa, vàng ruộm thơm phức.
Thế là cả đám chạy tới dọn dẹp sạch sẽ những cái chảo. Em cũng làm được một miếng - chao ôi miếng cháy cơm mới giòn và thơm ngon làm sao...
Lính đang phấn khởi ăn nên chả thèm để ý mấy ông anh nuôi đứng lầu bầu điều gì.

Bữa chiều, quen mui, vừa ăn xong bát cơm, lính lại ùa ra chỗ chảo cháy thì ôi thôi, những chiếc chảo đã ướt sũng, anh nuôi bắc vòi cho nước chảy vào đó...
Nhưng kìa, vẫn còn một cái chảo khô cong, những miếng cháy cơm vẫn thơm ngon mời gọi.
Những thàng lính nhào tới thì bỗng từ đâu một dòng nước câu vọt vào chảo.
Áaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaa - đám lính đói hét lên

Thì ra một anh nuôi dùng cái vòi nước từ xa bắn nước vào chảo vừa để để ngăn những thằng linh háu đói vừa giữ lại khẩu phẩn của đám lợn nuôi trong chuồng.

- ĐM ông làm cá méo gì thế - lính gầm gừ
- Làm cái gì, đây là phần cháy dùng để nuôi lợn chứ không phải cơm của các ông.
- Cái gì, nói cho ông biết nhé: gạo hàng ngày nấu thành cơm hay thành cháy đều là tiêu chuẩn chế độ của học viên chúng tôi, chúng tôi ăn cơm vẫn còn rất đói nên sẽ lấy cháy để ăn. Học viên còn đói vàng mắt ra mà còn dám lấy cháy nuôi lợn. Như thế là phạm vào tiêu chuẩn chế độ của anh em, là các ông coi lợn hơn người đấy :))

Trước lý luận sắc bén và phản ứng mãnh liệt của đám lính, nhóm anh nuôi lúng túng nhưng vì nhiệm vụ đc phân công nên họ ra sức cãi lại
Tính hình căng đến mức lính nổ đom đóm mắt, xắn tayáo lên sẵn sàng cho nhóm anh nuôi... vào chảo thì bố Trung, thiếu tá Hiệu phó bê xoong cơm - tiêu chuẩn của bố mà bố thường mang về phòng để ăn đi ngang qua

- À, anh nào vì miếng ăn mà đòi đánh nhau với đồng đội đồng chí đấy? đây ra lấy cơm của tôi mà ăn cho no, đánh cho khỏe này!
- Không ạ... thày ạ,... không phải ạ!
- Không không cái gì? anh X, anh K.. nửa giờ nữa .lên gặp tôi. Còn bây giờ giải tán.

Bố Trung nói xong đi thẳng, học viên cũng giải tán thật nhanh
Tiêu chuẩn lương thực của cụ bao nhiêu kg/tháng mà đói ạ?
 
Biển số
OF-29355
Ngày cấp bằng
17/2/09
Số km
30,908
Động cơ
3,308,825 Mã lực

TÔN

Xe container
Biển số
OF-43046
Ngày cấp bằng
12/8/09
Số km
7,630
Động cơ
356,892 Mã lực
Hổ không thấy, nhưng voi còn. Vài năm sau ngày anh ra quân, người dân ở đó vẫn đụng độ với voi.

May mắn là trong 2 năm ở đó, anh chả gặp con Voi, con Hổ hay con Gấu nào.
Còn Trăn, rắn, mễn (hoẵng), lợn rừng, nhím, tê tê, kỳ đà, gà sao, gà lôi, sóc, tắc kè,... thì vào nồi suốt
Bác ruột e cũng kể chuyện,ngày còn đóng quân ở đà nẵng trước 75,toàn lấy ak đi bắn gà rừng
 
Biển số
OF-29355
Ngày cấp bằng
17/2/09
Số km
30,908
Động cơ
3,308,825 Mã lực
Bác ruột e cũng kể chuyện,ngày còn đóng quân ở đà nẵng trước 75,toàn lấy ak đi bắn gà rừng
Bắn ko hiệu quả đâu chú, sau bọn anh toàn bẫy, mà có những con thú dễ bẫy vô cùng

Chẳng hạn muốn ăn nhím, bọn anh đào cái hố, vạt một bên thoai thoải dẫn xuống hỗ sâu khoảng 1m. Rắc ít gạo, ngô ở đoạn đó và đáy hố
Sáng hôm sau có nhím ăn, tê tê cho vào nồi.
Có thời điểm anh có cả ký lông nhím và cả bọc to vẩy tê tê. Mỗi lần về Tp cho lung tung cả
 

TÔN

Xe container
Biển số
OF-43046
Ngày cấp bằng
12/8/09
Số km
7,630
Động cơ
356,892 Mã lực
Chuyện “cọp ba móng” chọn thịt người làm món ăn “điểm tâm” hàng ngày của nó đã trở thành nỗi ám ảnh ghê rợn cho cán bộ, chiến sĩ và nhân dân trong căn cứ chiến khu D.


Đồng Nai xưa vốn là vùng đất rộng mênh mông núi rừng bạt ngàn, sông rạch chằng chịt lắm thú dữ, đặc biệt nhiều cọp thể hiện qua hai câu ca dao: “ Đồng Nai xứ sở lạ lùng/ Dưới sông sấu lội trên rừng cọp um”.

Từ lâu, con cọp trở thành biểu tượng của sức mạnh và uy quyền thiên nhiên nên người dân dành cho cọp những danh xưng kính nể như: “Chúa sơn lâm”, “Mãnh Hổ”, “thần Hổ”, “ông Cả”, “Ngài”, “ông Ba Mươi”... kèm theo những câu chuyện ly kỳ và đầy huyền thoại về cọp lưu truyền cho đến ngày nay.

Huyền thoại “cọp ba móng” ăn thịt người

Sau trận đánh La Ngà (năm 1948) tại chiến khu D xuất hiện một con cọp ăn xác lính chết trận riết thành “nghiện”... món thịt người (!?). Con cọp này một chân chỉ có ba móng, rất tinh quái và liều lĩnh. Người ta đồn thổi do ăn nhiều thịt người quá nên nó đã thành “cọp tinh”. Có giả thuyết cho rằng nó là thú nuôi của một chủ đồn điền cao su người Pháp, bị xổng chuồng chạy vào rừng sâu sống hoang dã.

“Từ giữa năm 1948, “cọp ba móng” hằng đêm xuất hiện rồi bất ngờ bắt người ăn thịt. Chuyện “cọp ba móng” chọn thịt người làm món ăn “điểm tâm” hàng ngày của nó đã trở thành nỗi ám ảnh ghê rợn cho cán bộ, chiến sĩ và nhân dân trong căn cứ chiến khu D”, Già làng người Châu Ro ông Năm Nổi (ấp Lý Lịch, xã Phú Lý, huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai), một trong những nhân chứng hiếm hoi còn sót lại biết về “hung thần” cọp ba móng nhớ lại.

1
“Cọp ba móng” ở chiến khu D khi bị bắn hạ năm 1950. Ảnh tư liệu của Bảo tàng Đồng Nai
Toàn bộ các khu vực dân cư và cơ quan phải làm nhà sàn cao và chặt cây làm hàng rào chống cọp. Thế nhưng nhà sàn cao, hàng rào vẫn không ngăn được sức mạnh kỳ lạ của “cọp ba móng”. Nó phóng và vượt hàng rào cao từ 2 – 3 mét bắt người rồi tha ra ngoài một cách nhẹ tênh và nhanh như chớp.

Cán bộ, chiến sĩ trên đường công tác kể cả ban ngày cũng bị “cọp tinh” canh vồ mất. Cọp khi ẩn, khi hiện và liên tục thay đổi khắp địa bàn căn cứ nên rất khó phát hiện. Bộ tư lệnh Quân khu 7 quyết định thành lập đội đặc nhiệm diệt “cọp ba móng” do Thiếu tướng Bùi Cát Vũ (lúc bấy giờ là Giám đốc binh công xưởng) chỉ huy.

2.
Tướng Bùi Cát Vũ (1924-2002), người mệnh danh là “Võ tòng chiến khu D” vì đã chỉ huy thành công trong chiến công tìm và diệt “cọp ba móng” hung dữ. Ảnh tư liệu của Bảo tàng Đồng Nai
Theo tư liệu của Bảo tàng tỉnh Đồng Nai, đội diệt “cọp ba móng” nhiều lần giết hụt nó. Một lần đội bố trí phục kích bên xác người chết, đặt sẵn khẩu trung liên nhưng không hạ được “chúa sơn lâm”.

Lần thứ hai, đội cũng dùng xác người, bên dưới có gài lựu đạn nhưng cọp quá nhanh, nó cắp được xác mà lựu đạn vẫn còn chưa nổ.

Lần thứ ba, vào ngày 11/02/1950, ông Bùi Cát Vũ nghĩ ra kế gài mìn có sức công phá mạnh dưới xác người được đóng chặt vào mặt đất. Cọp xuất hiện cố sức vồ cái xác lên vai nên quả mìn quấn xanh xác người bật chốt nổ tung...

3.
Ông Năm Nổi (người Châu Ro), một trong những nhân chứng hiếm hoi biết rành về “cọp ba móng”. Ảnh : Đào Sỹ Quang
Cọp bị thương rất nặng, máu ướt đỏ cả lớp lông trắng nhưng nó vẫn cố sức lê lết đến một gò mối cách vị trí bị hạ 100 mét rồi gào rống vang động núi rừng một hồi mới chịu ngã quỵ bởi băng đạn của bộ đội. Xác cọp được xác định dài 3m, cao 1,2 m, nặng hơn 2 tạ.

“Con “cọp ba móng” bị tiêu diệt, đồng bào chiến sĩ reo hò vui mừng. Từ đó, những giai thoại đồn thổi “cọp ba móng” ở rừng chiến khu D cũng chấm đứt...”, ông Năm Nổi nói.


Nhiều giai thoại ly kỳ về cọp xứ Đồng Nai xưa

Không chỉ lập miếu mạo để thờ cọp mà người di dân thời xưa muốn tồn tại, sống yên ổn thì phải đương đầu trực tiếp loài thú dữ này.

Ở xã Phú Hội (huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai) còn lưu truyền chuyện ông Sắc giỏi võ đã đánh nhau với cọp lúc nó chặn đường bắt trâu khi ông đi lên rẫy. Trong một lần đánh nhau, ông bị cọp vồ trúng vào bả vai gây nhiễm độc dẫn đến tử vong.

Còn tại cánh đồng ông Hứa (ấp Tân Cang, xã Phước Tân, huyện Long Thành, Đồng Nai) có sự tích về cô gái đánh thắng cọp.

4.
Bức tranh sơn dầu ở chùa Hóc Ông Che (xã Hóa An, TP Biên Hòa) tái hiện chuyện con người cảm hóa cọp dữ thành hiền lành, biết học đạo tu hành. Ảnh : Trí Bùi
Biết cọp hay quấy nhiễu nơi canh tác của gia đình, cô gái đợi trên hòn đá chờ cọp đến. Hai bên quần thảo suốt một ngày rồi bằng những thế võ hiểm, cô gái đã giết chết cọp giúp nông dân hết bị cọp về phá.

Người dân xã Hóa An (Biên Hòa) thường kể cho con cháu nhe về chuyện hai sư thầy giỏi võ đã hợp lực cùng đi giết cọp to bằng con trâu mộng. Cuộc đối đầu giữa người và cọp diễn ra quyết liệt. Con cọp không hề nao núng nhảy ra nghênh chiến. Lúc bên tả, lúc bên hữu cọp nhe nanh, đưa vuốt quần thảo với lao nhọn lưới vây.

Trận đánh nhau kéo dài ba ngày đêm liên tục. Cuối cùng tiêu diệt được cọp dữ nhưng hai thầy cũng kiệt sức mà chết, để lại niềm cảm phục vô hạn, nên dân chúng lập ngôi miếu nhỏ thờ, sau này thành ngôi chùa tên Hóc Ông Che.

5.
Ngày nay, hình tượng con cọp cũng trở thành những tác phẩm điêu khắc nghệ thuật. Ảnh : Trí Bùi
Ngoài thờ cọp, đánh cọp và còn cả chuyện cảm hóa cọp dữ thành lành. Ở khu vực đá Ba Chồng (huyện Định Quán, Đồng Nai) có cặp cọp trắng rất dữ tợn. Thế nhưng, khi nghe tiếng chuông chùa và lời niệm kinh Phật của nhà sư tại chùa Thiện Chơn, chúng trở nên hiền lành. Sau này do chiến tranh bom đạn, cặp hổ này bỏ đi nơi khác. Ngày nay dấu tích còn sót lại mà người dân gọi là hang Bạch Hổ.

Câu chuyện bà mụ đỡ đẻ cho cọp được truyền miệng ở Bến Gỗ (Biên Hòa) ly kỳ hơn qua một miếu thờ với tên gọi miếu bà Mụ Cọp. Tương truyền, một chúa sơn lâm biết tay nghề đỡ đẻ nên đến rước bà Huỳnh Thị Kiêu về đỡ cho vợ của mình khó sinh trong một đêm mưa gió bão bùng. Xong việc, hàng tuần trước nhà bà Kiêu đều có heo rừng, hươu nai do cọp đem biếu để tỏ lòng biết ơn. Khi nghe tin bà Kiêu chết, đàn cọp còn đến tế mộ và rống lên hồi đưa tiễn.

7
Tại ngôi miếu nhỏ ven đường ấp Bình Ý, xã Tân Bình, huyện Vĩnh Cửu (Đồng Nai) nhân dân dựng bức tượng hổ thờ để tránh “ông ba mươi” về quấy phá. Ảnh : Trí Bùi
Vùng núi Bửu Long (Biên Hòa) xưa hoang vu rừng rậm. Một nhà sư đến đây lập chùa, dân làng sinh sống an lành. Một hôm, có con cọp trắng xuất hiện. Ban đầu dân làng lo sợ nhưng cọp chẳng hại ai mà còn giúp cõng người lên núi thăm chùa.

Từ khi có cọp trắng, không có thú dữ nào dám về phá phách dân làng. Người dân quý mến cọp trắng và cử cọp làm hương cả trong làng bằng tờ giấy giao ước để sẵn trong hang. Về sau, cọp đi nơi khác nhưng tục cúng nhận chức “hương cả” đến nay vẫn còn.

Theo nhà nghiên cứu văn hóa gian dân Lý Việt Dũng, giai thoại về cọp mang sắc thái khác nhau với nhiều chi tiết hoang đường và thần bí nhưng với tất cả chuyện kể này đều toát lên ý nghĩa của việc lấy tài năng và sức mạnh nội lực bản thân mà cảm hóa loài ác thú của lớp người thuở đi khai hoang, mở cõi...

Trí Bùi
 
Biển số
OF-141506
Ngày cấp bằng
11/5/12
Số km
12,308
Động cơ
2,072,141 Mã lực
Nơi ở
Rượu quê 28-58 độ khử độc bằng Công nghệ châu Âu
Vụ ồn ào là do vấn đề lúa gạo.
Thời điểm đó ngoài Bắc mất mùa; miền Nam được mùa và còn ký đc HĐ xuất khẩu lúa gạo ra nước ngoài. Chính phủ do bác Phạm Hùng đứng đầu quyết định dừng xuất khẩu, giành gạo đó chuyển ra Bắc cứu đói; còn các bí thư, chủ tịch các tỉnh miền Tây - đa số là bạn "bưng biền" với bác Phạm Hùng thì muốn xuất khẩu thu ngoại tệ và để giữ uy tín với khách hàng NN.
Cuộc đấu tranh nội bộ này cũng vô cùng căng thẳng vì ai cũng có lý của mình, tuy nhiên em thấy bác Phạm Hùng có lý: cứu đói cho đồng bào trong nước phải là ưu tiên số 1.

Đồng thời tại thời điểm đó do nắm được ý đồ sẽ chiếm đóng bất hợp pháp các đảo, bãi ngầm tại quần đảo Trường Sa của phía Trung Quốc, thực hiện chiến dịch CQ-88, Hải quân ta tiến hành cắm mốc, xác lập sự kiểm soát các đảo và bãi ngầm tại quần đảo Trường Sa.
Ngày 14.3.1988, lợi dụng đất nước ta tổ chức Quốc tang cho Chủ tịch HĐBT Phạm Hùng, giặc Trung Quốc đã gây ra vụ thảm sát chiến sĩ ta tại bãi Gạc Ma
Cuộc nói chuyện của Thủ trưởng Phan Văn Xoàn - một vị tướng thương lính.

Sau sự kiện bác Phạm Hùng mất vài ngày, khi tâm trạng lính tráng dần dần trở lại bình thường thì C2 được Thiếu tướng Tư lệnh Phan Văn Xoàn tới nói chuyện.
Em nhớ rất rõ 3 chủ đề của buổi nói chuyện hôm ấy:
1. Động viên tình thần lính C2 sau sự ra đi của bác Phạm Hùng.
Việc này là đương nhiên bởi C2 bọn em là những người lính trực tiếp bảo vệ bác mà

2. Hỏi thăm đời sống của lính, thủ trưởng hỏi anh em có khó khăn gì, có nguyện vọng gì cứ nói để thủ trưởng giải đáp
Ở phần này, rất buồn cười vì các sĩ quan đại đội trung đội đều im lặng và nói không có khó khăn gì cả.
Thủ trưởng không hài lòng và nói đại ý là: các đc nói thế ko được, chắc chắn cuộc sống của các đc đang có khó khăn nhưng lại không dám nói, thế là thiếu trách nhiệm và không có tinh thần xây dựng.
Thấy em nhấp nhốm định giơ tay lên xin phát biểu nhưng lại bị anh sĩ quan ngồi kế bên gạt tay xuống, thủ trưởng bèn chỉ em đứng dậy phát biểu.
Được lời như cởi tấm lòng, em nói luôn thực trang trang phục của lính
- Một năm lính được phát 2 bộ quần áo, quần áo này vừa để gác, vừa mặc trong sinh hoạt, huấn luyện và tập võ thuật. Như vậy 2 bộ là không đủ vì chỉ cẩn 3 tháng tháng tập võ thuật là rách tan hết cả 2 bô. Vậy xin thủ trưởng với cương vị của mình hãy giải quyết việc này cho chúng em ạ.
Em vừa dừng lại, thủ trưởng cười và nói: tôi xin kể với các đc việc này mà tôi tận mắt chứng kiến:
- Một lần tôi tới kiểm tra vọng gác, thấy mấy đồng chí mặc ngược quần, phía trước ra phía sau. Tôi hỏi thì các đồng chí ấy nói: Báo cáo thủ trưởng, bọn em quán triệt tinh thần tất cả vì phía trước, nên ưu tiên cho phía trước ạ
Hóa ra chỗ đầu gối cái quần bị rách do tập luyện nên khi gác, các đồng chí ấy mặc ngược để phần lành quay về trước.

Tất cả cười ồ, thủ trưởng tiếp lời: không cười đc các đồng chí ạ.
Rõ ràng chúng ta quá thiếu thốn, ăn thiếu, trang phục thiếu. Nhưng do đây là tiêu chuẩn chế độ của Nhà nước cấp theo quy định, không dễ gì thay đổi được, vậy tôi thiết tha đề nghị các đồng chí khắc phục khó khăn, hãy để giành một bô cảnh phục lành nhất để đi gác bởi khi các đồng chí đứng gác, các đồng chí là đại diện cho chế độ, là bộ mặt của Quốc gia, các đồng chí có hiểu không? ta thiếu gì thì thiếu, không thể thiếu ý thức được.
Ngoài ra tôi yêu cầu kho quân nhu giải quyết cho chiến sĩ của chúng ra mượn bộ võ phục để không chỉ tập võ thuật mà còn để mặc khi huấn luyện.
3. Tình hình thời sự trong nước và quốc tế: đây là phần trọng tâm của cuộc nói chuyện

Quay lại cuộc nói chuyện,Thủ trưởng Xoàn nói về tình hình trong nước và quốc tế nói về vấn đề đổi mới của ta, vấn đề cải tổ của Liên Xô.
Sau đó Thủ trưởng hỏi: mấy hôm rồi lu bu tang lễ, các đồng chí có đọc báo Nhân dân không, có biết tình hình Trung Quốc chiếm đảo và giết hại bộ đội ta ở Trường Sa hay không?
Tất nhiên là đơn vị bọn em vẫn có chế độ đọc báo hàng ngày, có biết nhưng vì dư âm của lễ tang quá lớn và khi ấy tin chiến sự với Trung Quốc cũng thường xuyên xuất hiện trên mặt báo nên chúng em đọc mà không để tâm cho lắm.

Đây là sự kiện nghiêm trọng các đồng chí ạ - Thủ trưởng nói tiếp
Trên biên giới đất liền, TQ vẫn lấn chiếm đất ta ở Vị Xuyên, Hà Tuyên; trên biển chúng cũng đã lấn một số đảo, bãi ngầm ở nhưng lần lần này chúng chiếm bãi ngầm và bắn chìm tàu thảm sát bộ đội ta tại Gạc Ma, Cô Lin, Len đao ở quần đảo Trường Sa
Đối diện với tàu to súng lớn của đich, bộ đội ta chủ yếu chủ yếu là công binh trên các tàu vận tải vẫn dũng cảm đánh trả, tiêu diệt địch và giữ được Cô Lin, Len Đao.

Hiện tại bên Quân đội rất quyết tâm đánh đuổi quân Trung Quốc xâm lược, chiếm lại Gạc Ma, nhưng chiếm thì không khó mà giữ mới khó. Quyết giữ sẽ phải tập trung lực lượng, phương tiện đối phó với hạm tàu rất mạnh của Trung Quốc, chiến tranh sẽ xảy ra và tổn thất sẽ vô cùng lớn.
Trong tình hình hiện đất nước ta hiện nay, tính đến các tương quan lực lượng ta và địch, tính đến các vấn đề quan hệ quốc tế, việc để xảy ra chiến tranh là không thể, do vậy Trung Ương tạm thời chưa cho chiếm lại Gạc Ma, nhưng chúng ta sẽ tiếp tục xác lập chủ quyền trên các đảo, bãi ngầm còn lại và quyết không cho bọn giặc Trung Quốc chiếm thêm một đảo, một bãi ngầm nào nữa.
Nói đến đây, vị tướng, tư lệnh của bọn em đấm mạnh xuống bàn, ánh mắt nảy lửa, ánh lửa như có thể thiêu đốt kẻ thù

Các đồng chí hãy tin tưởng vào đường lối của Đảng, hãy nuôi dưỡng tinh thần và chí căm thù để khi cần chúng ta sẽ cống hiến hết sức mình cho Tổ quốc và Nhân dân.

Và đúng như vậy, ngày 15/3/1988, Hải quân ta đã khẳng định chủ quyền trên đảo Đá Thị ngày và ngày 16/3/1988 khẳng định chủ quyền trên đảo Đá Nam.
Hôm nay ngày 14/3, kỷ niệm sự kiện Gạc Ma
Em nhắc lại những gì đã xảy ra năm 1988 mà em được chứng kiến
 

jun276

Xe hơi
Biển số
OF-488366
Ngày cấp bằng
13/2/17
Số km
147
Động cơ
192,365 Mã lực
Tuổi
33
Bạn học của bố em ngày xưa đi bộ đội còn đánh chết hổ, thế chuyện Võ Tòng cũng có khả năng là thật đấy chứ.
 
Biển số
OF-141506
Ngày cấp bằng
11/5/12
Số km
12,308
Động cơ
2,072,141 Mã lực
Nơi ở
Rượu quê 28-58 độ khử độc bằng Công nghệ châu Âu
Bạn học của bố em ngày xưa đi bộ đội còn đánh chết hổ, thế chuyện Võ Tòng cũng có khả năng là thật đấy chứ.
Hồi nhỏ em có đọc cuốn: "Núi rừng Tây Nguyên" có nói về anh bộ đội Lê Đình Đơ giết hổ bằng 27 nhát lê sau khi súng bị kẹt đạn.
Tuy nhiên truyện khác với đời thật, vì xét theo góc độ khoa học, con người dùng tay không vốn không phải là đối thủ của loài hổ.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top