[Funland] Hồi Ký (bản thảo)

ChungDC

Xe hơi
Biển số
OF-440736
Ngày cấp bằng
27/7/16
Số km
118
Động cơ
211,768 Mã lực
Tuổi
47
Nơi ở
Bắc giang
Cảm ơn Bác chủ cho thế hệ sau thấy được hình ảnh cửa thế hệ trước.
 

mucdichcuatoi

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-45123
Ngày cấp bằng
31/8/09
Số km
8,568
Động cơ
533,450 Mã lực
E đặt gạch để đọc dần...
 

Hien do

Xe tăng
Biển số
OF-736269
Ngày cấp bằng
17/7/20
Số km
1,666
Động cơ
-5,684 Mã lực
Nơi ở
Thành phố Hà Nội
Hay quá ạ, cụ viết nhiều hơn nữa có lẽ đóng thành sách được quá ạ
Nhiều nhưng lan man lắm ạ, em thấy cụ còn nhiều những mẫu chuyện nhỏ nhỏ. Phải lục lại rồi gồm vào, nó cứ đứt quãng nên cũng khó ạ
 

Hien do

Xe tăng
Biển số
OF-736269
Ngày cấp bằng
17/7/20
Số km
1,666
Động cơ
-5,684 Mã lực
Nơi ở
Thành phố Hà Nội
MẸ TÔI

Như bao người con khác, tôi mang ơn Mẹ suốt đời. Vì Mẹ đã sinh ra tôi, cho tôi được sống làm người, cho tôi nụ cười và cho tôi cuộc đời. Tại sao tôi lại nói về mẹ ở những trang cuối, vì mẹ vẫn còn đang sống. 100 tuổi là hành trình quá dài so với đời người, nhưng chẳng là nổi 1 phần tỷ tích tắc của vũ trụ. Nhưng với tôi mẹ là tất cả!

Ảnh tôi và mẹ
View attachment 6068471

Mẹ tôi lấy chồng năm 22 tuổi, là con gái nhà giàu, có nhan sắc, đảm đang nổi tiếng thị xã. Bảo nhiêu người theo đuổi, bà lại chọn yêu và lấy người đã có một đời vợ và con riêng. Âu cũng là cái số... Mẹ tôi khi đó là cô gái mạnh mẽ, tự lập, giỏi kinh doanh, biết kiếm tiền từ sớm. Bố tôi hơn mẹ tôi 10 tuổi, vợ cũ mất được 5 năm, một mình nuôi con. Khi ấy bố tôi làm cai đội khố đỏ, có xe riêng. Từ xưa bố nổi tiếng ham chơi, cờ bạc cả ngày. Nhưng khi yêu và lấy mẹ tôi thì bỏ hẳn tật xấu, chí thú làm ăn.

Bố tôi được lòng bà ngoại lắm, khi bố mẹ lấy nhau mọi việc đều thuận buồm xuôi gió, làm ăn phát đạt. Nhà đất mua từ Phúc Yên ra Hà nội, ông có xưởng nhuộm vải cung cấp cho quân nhu vùng kháng chiến. Vải mua vùng tạm chiến, nhuộm màu bộ đội rồi đem bán cho vùng tự do. Rồi chuyển qua quầy để mẹ tôi bán ở chợ Đồng Xuân. Ngoài thì trấn Kim Anh, bố tôi còn mở một xưởng làm kem gói. Công việc bộn bề nên thuê 1 thư ký (là Dượng tôi sau này).

Nhà khá giả nên mẹ tôi sống sung túc, bà kể đẻ con đứa nào ra thuê ngay vú em: người có sữa thì cho bú, người giặt giũ và nấu ăn. Vú em sẽ trông đến khi con trẻ hết 4 tuổi. Mẹ tôi giúp đỡ nhiều người, có những người làm thuê mẹ giúp họ dựng vợ gả chồng, giúp công ăn việc làm, cho họ tiền làm vốn... Khi người làm nghỉ về quê, mẹ đều chuẩn bị đầy đủ quần áo, tiền bạc, quà cáp cho họ. Về sau, khi mẹ sa cơ, họ là người trả ơn và giúp đỡ mẹ.

Mẹ hay kể về bố cho tôi nghe, mẹ bảo bố tôi là người vui tính. Ông chẳng bao giờ quát tháo, mẹ tôi thích gì là bố tôi chiều. Lúc nào cũng bênh mẹ trước mặt bà nội. Bố tôi tìm mua những gì "phi lý" nhất theo yêu cầu của vợ khi bà ốm nghén. Trên bàn thờ chưa kịp cúng, mà thấy món mẹ tôi thích là ông lấy xuống đưa luôn. Ông bảo bà nội là ông ăn, bà biết cũng chịu thua. Hạnh phúc chẳng tày gang, được vài năm thì ông mất trước khi mẹ sinh tôi. Mẹ có nói lúc biết tin có thuê người tìm xác nhưng không được. Mẹ bảo khoảng thời gian sống với bố tôi là lúc mẹ hạnh phúc nhất! Mẹ dặn tôi không được tham lam, chỉ cần có những lúc đẹp nhất để nhớ tới là đủ lắm rồi.

Dượng kém mẹ tôi 8 tuổi, nhà Dượng nghèo nên phải đi làm thuê để có tiền học. Mẹ tâm sự vì là goá phụ lúc còn trẻ quá, một nách 4 con, mà Dượng lúc đó tháo vát, đẹp trai, nên mẹ mới quyết định lấy dượng. Thực ra Dượng cũng là người có tài, trước kia ông đã từng học khoá 1 Trần quốc tuấn. Sau vì không chịu được gian khổ nên bỏ về vùng tạm chiến. Về lại đi học trường Võ bị Đà Lạt cùng khoá với tướng tá Ngụy. Sau giải phóng thường mặc cảm vì "sỏ nhầm giày", nên mang chuyện đó đè nén lên vợ con. Mẹ tôi có lúc phản kháng, cũng giậm chân, rít lên như ai.

Giấy hôn thú của Bố mẹ tôi & bút tích của Bố mẹ
DSC_0502.jpg
DSC_0508.jpg


Dù cuộc sống có hôm phải ăn cháo cầm hơi, nợ đầm đìa mẹ vẫn vay nợ mua đồ ăn cho cả nhà. Vì sẵn tính tiêu hoang khi xưa, mẹ tôi có lần mua 5-7 con gà, tem phiếu mới lĩnh là bán sạch...nợ tính sau. Chúng tôi lúc nhỏ hiếu động, hay bày trò nghịch dại như: đái vào ấm nước đang đun của nhà hàng xóm, thó trộm đồ ăn trên bàn thờ, trốn học, bẻ trộm cây không biết bao nhiêu lần... Anh Hùng mà mắc lỗi, là mẹ cầm đòn gánh định phang vào người, anh nhanh tay đỡ được và nói: " thế mẹ đánh con thật à?". Mẹ nhìn mặt anh tếu táo quá lại cười rồi tha cho anh. Nhà đông anh em, sợ nhất ngồi đầu nồi xới cơm, chưa kịp đưa cơm lên miệng ăn thì đứa khác đã " em xin thêm 1 bát". Khoảng những năm 60, chiến tranh diễn ra tàn khốc, ai cũng đói nghèo, bữa cơm của mọi nhà phải ăn bột viện trợ kèm với gạo (10kg thì 3 kg bột mỳ, 7 kg gạo), hay cơm độn hạt bo bo. Nghèo nhưng anh em tôi biết bảo ban nhau, và đứa nào cũng thương mẹ.

Mẹ tôi là người sành ăn, lên thăm bà mua đồ là tôi phải mua đúng chỗ. Tôi hay vào ngõ chợ Đồng xuân mua hủ tíu, miến lươn cho mẹ. Hồi bé có lần mẹ dẫn tôi ra đó ăn, mẹ bảo ở đây toàn các bà đi chợ tạt vào ăn sáng trước khi bán hàng, mẹ nói: "Các bà đanh đá, chua ngoa, nấu không ngon là bị chửi." Mẹ già thì ký ức cũng phai dần, khi tỉnh bà nhớ đọc từng tên của các con. Khi lẫn thì ai cũng như ai :
“Ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc Đừng để buồn lên mắt mẹ nghe không…”


TỰ SOI MÌNH

" Gom góp tâm tư viết thành dòng
Nhật ký lòng tôi gói trọn trong
Đời người hằn sâu lên nét mặt
Trời xanh có xoá những ưu phiền?"

Tôi hay suy nghĩ phức tạp hoá vấn đề, cũng có lúc "sỹ rởm", lúc lại hơi "vĩ cuồng". Tôi nhớ lần ngồi trên cabin đi áp tải hàng, thấy dòng chữ đề ở đuôi xe chạy trước "còi to cho vượt", thì bỗng nhớ khi vần những thùng xăng hết nhiên liệu đi đổ đầy nguyên liệu mới, tiếng động mấy thùng rỗng va vào nhau nó to hơn những thùng đầy xăng. Tôi lại bật cười một mình. Hay như khi còn trẻ với những mối tình thơ ngây, kết thúc cũng ngang như mấy vần thơ tôi nặn. Khó mở đầu mà không thể kết!

Nói về "tật" thì tôi đầy một rổ, nham nhở như cái bánh răng tôi hay làm. Khi lấy vợ tôi lại đâm ra lười, cứ làm cho người ngoài lại nhác việc vợ giao. Ăn mặc luộm thuộm, quần áo chẳng tự mua bao giờ. "Mộng mơ" thì cũng hay mơ mộng, nhưng biết dừng chân biết về nhà". Vợ tôi đọc mấy dòng tôi viết thì nói đúng một câu với âm điệu chắc, gọn: "đồ điêu!" Thú thất, bây giờ vợ tôi mà đòi ra hồi ký, thì tôi xin đi biệt xứ luôn...

Quá tự tin trong công việc, nên tôi cũng mắc nhiều sai lầm, thất bại nặng nề. Nhiều lần tôi đem tiền nhà đi đầu tư dự án mới, nào thì làm nước mía đóng chai, nào thì đồ ăn chay đóng gói, lại đến bột dưỡng sinh 7 loại đỗ, sàn panel siêu nhẹ, máy lọc nước cho vùng ngập mặn... Tôi chót dại ôm lấy quá khứ huy hoàng, mà quên rằng thời thế thay đổi, tôi lại y như anh kỹ sư vẽ cuốc lên trên giấy mà tôi đã từng cười chê. Khi có ý định làm nước mía đóng chai, tôi mới nướng đường lên cho hơi chảy ra để có mùi khét khét, rồi pha nước hấp cách thủy, bỏ vào chai...thành nước mía đóng chai! Tôi cho 2 đứa con tôi thử, nó lại bảo thơm lắm bố ạ, thế có hại bố không cơ chứ. Tất nhiên là tôi không sản xuất được rồi, vì nó vớ vẩn.

Hay như lúc tôi định tay không bắt giặc, tự kéo sắt thép cho sàn panel siêu nhẹ. Trong khi nhà máy hiện đại của người ta toàn kỹ thuật tiên tiến, tôi lại đi kéo tay với chế máy, chưa làm đã thấy thua. Tôi còn giữ dụng cụ mát- xa chân, cũng tự ra khuôn mẫu, đi đặt rồi về đóng. Nhưng của đáng tội, ai lăn chân cũng ngứa ngứa và buồn cười... Sản phẩm đấy tôi ế đến nỗi, tặng cho bao nhiêu người mà bây giờ vẫn còn ở nhà. Rồi tôi làm bột dưỡng sinh để ăn, sau thấy nhiều người hỏi mua tôi cũng làm bán, khách có đều đều, toàn các ông già bà già mua. Sau đó thị trường ra những gói bột dưỡng sinh ngon hơn, bao bì đẹp, chuyên nghiệp. Bột của tôi lại thành dĩ vãng.

Ảnh chụp tờ quảng cáo bột dưỡng sinh của tôi
View attachment 6068555

Lúc phá nhà cũ để xây mới, phấn khích hơi thái quá, tôi mới bảo KTS vẽ cầu thang vòng ra giữa nhà (tưởng tượng cầu thang quý tộc như trong "cuốn theo chiều gió"). Xây ra thì cái cầu thang chiếm hơn 1/2 tầng 1, vợ nói tôi mới ngộ ra là phải để tầng 1 cho thuê... Thì tôi lại phải tốn tiền phá đi, kèm cái lườm nặng nghàn tấn của vợ tôi!

Thôi thì nếu tự chấm, lấy thang điểm 10, tôi xin gom cả bậc thợ nguội, gộp lại là 7/10.
Nhân bất thập toàn. Đời người nào ai có sáng suốt mãi, cũng phải sẩy chân, trượt ngã, có lúc tham lam muốn thêm cái này, muốn xin cái khác...


NHỮNG NGƯỜI BẠN

Cuộc sống không thể không có bạn, bạn lúc tuổi thơ, bạn khi về già, bạn làm ăn, bạn học, bạn nhậu, bạn đời...

"Bạn già"
Tôi có ông bạn thân tên Lợi, ông thông minh và "tiện lợi" như tên của mình. Bạn học cùng tôi từ cấp 2, mãi về sau chúng tôi mới chơi thân lại với nhau. 2 ông bạn già thích đạp xe Hồ tây, 2 ông bạn già đều có bệnh tiểu đường, 2 ông bạn già cùng thích nói về dĩ vãng. Khi tôi bệnh nằm nhà, bạn mang cho tôi lương khô để ăn, báo để đọc. Thú thật với bạn nhiều khi lười tôi chẳng đọc hết, báo nhiều đến nỗi vợ tôi phải đem bán đồng nát. Chúng tôi chẳng ngại nói thẳng, nói thật với nhau. Con rể của ông bạn tôi có mảnh đất trồng cây ở Hoà Bình, cuối tuần cháu nó đưa chúng tôi xuống chơi. Bắt con gà con vịt làm bữa cơm, 2 chúng tôi lại buôn chuyện từ sáng đến mịt tối. Bạn Lợi ơi! Đọc được lại mang báo lên cho tôi nhé!

"Bạn xã hội"
Cách đây hơn 35 năm, tình cờ tôi quen 1 chị bạn làm quản lý cho đơn vị hành chính sự nghiệp của báo Nông nghiệp. Vì cơ quan bao cấp nên việc làm chỉ mang tính chất lấy thu bù chi, nhằm cải thiện đời sống của nhân viên toà soạn. Nhà chị có con Ba-bét-ta đắp chiếu, không phải vì cũ mà vì quá mới nên không dám đi. Chị thấy tôi làm ở Viện nghiên cứu khoa học thì ngỏ ý hợp tác. Tôi giúp chị kiểm tra các bản hợp đồng, và phân tích từng điểm hay dở trước khi ký kết. Dồn dập lúc đó có 3 lời mời làm ăn: xuất khẩu 5000 tấn sắt vụn, nhập 5000 tấn thóc - gạo từ phía Nam bán cho dự trữ Quốc gia và các tỉnh phía Bắc, xin được cô-ta xuất 500 tấn quế.

Lúc bấy giờ cả nước chỉ buôn bán tiểu nghạch. Đẩy hàng qua phao số 0, tức là không ký xuất nhập khẩu bình thường được. Chị tận dụng một số mối quan hệ "phức tạp" để xin được vay trả chậm 500 tấn nhựa hạt nguyên chất, với lãi suất ưu đãi, tính bằng đô-la. Tôi đã can ngăn chị hết lời, tôi giải thích cho chị: đô-la đang ở ngưỡng 1 đô-la ăn 400đ, nếu sau đó, đô-la lên giá 1 đô-la ăn 800đ, thì chị vỡ nợ (Đợt đó đô-la lên tận 1000đ).

Hợp đồng vận chuyển gạo cũng vậy. Tôi nói chị xem kỹ lại ngày hàng chuyển đến, vì theo như tính toán của tôi sẽ cận ngày Tết ta, thợ về quê nghỉ tết thì không có ai bốc dỡ hàng. Chị vẫn nhất quyết không nghe tôi, đến khi hàng bị chậm, lẽ ra phải đến ngày 25 thì 28 tết mới tới nơi. Gạo phải lưu trên tầu hơn 15 ngày, lúc xuống hàng thì ẩm mốc hết. Phải bán rẻ làm thức ăn gia súc. Còn 5000 tấn sắt vụn, tôi trình bày với chị riêng tiền công cắt mấy bệ phóng tên lửa thì 1 tiền gà 3 tiền thóc. Đừng nhận làm, chị vẫn không nghe, vẫn mang tư tưởng kiểu cũ để làm kinh tế.

Càng gỡ càng mắc rối ren hơn, để rồi chết hẳn vụ 500 tấn quế. Khi thu mua quế phải có chuyên môn, để phân biệt loại quế thơm, quế mỏng. Chị lại cử người nhà, cái thói quen chỉ tin người nhà thành ra phản tác dụng. Vì họ không có kinh nghiệm, thu mua toàn loại quế dày, không thơm, không đủ tiêu chuẩn xuất khẩu. Chị bị vỡ nợ, bị liên đới pháp lý, phải trốn nợ, mãi về sau mới thoát. Mỗi khi gặp chị thì tôi tránh nhắc chuyện cũ, chỉ con cà con kê đôi ba câu thăm hỏi.

Ảnh chụp ngồi cà phê với bạn ( cầm điếu thuốc làm điệu)
View attachment 6068577

"Bạn hàng"
Năm 2013, trong 1 lần đi mua bánh rán ở Lý nam đế. Tôi nảy ra ý định làm máy để rán bánh. Tôi hỏi bà chủ quán có cần thiết làm máy để tăng năng suất không, thì bà chủ đồng ý ngay. Tôi rủ con trai của bạn tôi làm cùng, vì cháu học thiết kế xây dựng, lại đang thất nghiệp. 2 chú cháu hào hứng phát minh, tính toán. Tôi thì vẽ tay bản thảo, rồi cháu lại thiết kế bản vẽ 3d. Cuối cùng làm vui vui cũng ra được cái máy, bán 3 triệu cho cửa hàng bánh Gia lợi ở Lý nam đế ( không đủ tiền cà phê của hai chú cháu). Nhưng tôi lời ra được bài thơ "bánh rán tự sự":

Em là hạt gạo trắng ngần.
Ai đem Xay- Vắt làm em rã rời.
Lại còn Đùn- Cắt nhân đôi.
Vê tròn rồi lại cho Lăn qua vừng.
Trải qua muôn lớp can trường.
Hai chìm - Mười nổi long đong trong dầu.
Vào khay Thăng- Vận sáu lần.
Ròn- bùi - thơm ngậy ra quầy bán mua.
Ai đọc thơ xin chớ mỉm cười.
Ăn rồi suy ngẫm, buông lời... chê sau.
(Mượn ý thơ Hồ Xuân Hương)

"Bạn nhỏ"
Chính là con cháu tôi, tôi coi con cháu như bạn, để các cháu tự do thể hiện mình. Đứa cháu ngoại đầu tiên của tôi nói nó rất thích ông ngoại kể chuyện, mặc dù nhiều khi nó không hiểu ông đang nói gì. Nếu chúng muốn tò mò thử điều gì, không bảo giờ tôi cấm. Phải va vấp mới thành người được. Tôi nhớ lúc bé, đứa lớn nhà tôi có tật mút ngón tay, mãi không chịu bỏ. Tôi mới lấy 1 lát ớt xoa vào ngón tay nó, chữa dứt được ngay. Có lần tôi đang là quần áo, nó xin tôi cho nó làm. Chưa biết thì tò mò, đụng vào là bỏng tay, lần sau sẽ tự biết cách xử lý. Tôi chỉ đi bên cạnh cùng con, chứ tôi không làm hộ các con.

"Bạn tập thể dục"
Những người đi tập thể dục, hoàn toàn không biết tên, không biết tuổi. Chỉ gặp nhau thường xuyên khi đi tập. Hơn chục lần thấy những gương mặt quen quen ấy, bất giác nói "chào anh", " chào chị". Vậy là lần sau đi tập cứ gặp nhau là lại nở nụ cười chào hỏi. Nụ cười không mất tiền mua, tự nhiên cau có tại sao không cười?

Ngày xưa không có email, điện thoại như bây giờ, nên nếu chuyển công tác, chuyển nhà, thì hiếm khi giữ được liên lạc. Tôi cũng vậy, có những người bạn tình cờ đến, rồi cũng vội vã đi. Có khi được gặp lại, đôi khi chẳng bao giờ!
 
Chỉnh sửa cuối:

Hien do

Xe tăng
Biển số
OF-736269
Ngày cấp bằng
17/7/20
Số km
1,666
Động cơ
-5,684 Mã lực
Nơi ở
Thành phố Hà Nội
VU VƠ

Tôi có suy nghĩ cái gì cũng phải cố, cứ thử hết sức mình. Khoảng năm 2005, tôi đọc được mấy bài báo nói về công trình nghiên cứu của giáo sư Nhật bản, đó là: nhịn ăn. Tôi đọc hăng say, rồi một ngày đẹp trời tôi thực hành nhịn ăn. Lúc này vợ vào Sài gòn chơi và chăm cháu. Lấy cớ không ai nấu cơm nên tôi nhịn luôn. Nghĩ thử giới hạn của mình ra sao.

Ngày đầu tiên nhịn ăn, tôi chỉ uống nước lọc. Từ sáng đến trưa bắt đầu tôi hoa mắt, chóng mặt. Nhưng bằng lý trí của mình, tôi cũng trụ được qua 1 ngày. Đến ngày thứ 2, trong đầu tôi hiện lên toàn đồ ăn ngon. Cứ nghĩ cố lên, nhịn xong thì mình đi ăn phở. Nhủ lòng cả ngày cũng qua được hôm thứ 2. Ngày thứ 3, thứ 4 trôi qua trong cơn vật vã đấu tranh giữa việc ăn hay không ăn. Đến ngày thứ 5 thì bắt đầu quen dần, tôi không thấy đói nữa. Buổi sáng ngày thứ 6, tôi vẫn dậy sớm đi thể dục công viên. Nhưng không để ý rằng mình sụt cân nhanh thế, quần đang đi thì tụt ra. Xấu hổ quá, tôi vội lấy 2 tay kéo quần lên thì bất ngờ ngã sụp xuống đường. Hàng xóm phải dìu tôi về tận nhà. Lúc này mới biết, cố quá tí nữa thành quá cố. Tôi nghĩ dại mà chết vì nhịn ăn thì bao nhiêu công sức cố gắng ngày xưa hoá thành trò cười. Sau dạo đó tôi tịt hẳn cái tính thích đùa dai.

Những năm 97-98, mua xe đạp cho con đi học tôi hay đi tầu về tận Hải phòng xem xe rồi mua. Những năm ấy ăn trộm xe đạp là mốt. Cứ một vài tháng là nhà tôi bị mất trộm 1 cái xe. Trộm nó còn tử tế để lại cả...khoá. Nên được cái cứ mua xe đạp mới tôi không cần mua khoá.

Một lần về Hải Phòng mua xe đạp, nghỉ qua đêm ở nhà người bạn tên Cấp (kém tuổi tôi, làm tầu viễn dương). Sáng sớm hôm sau tôi ra ga để mua vé về Hà nội thì tôi lại hủy. Tôi quyết định chơi lớn, đạp xe về Hà Nội. Tôi nhẩy lên xe với quyết tâm cao ngất trời. Lúc đầu đạp còn hứng khởi, vui vẻ. Sau một hồi thì tôi bắt đầu đạp xe bằng lí trí. Buổi trưa nghỉ ăn một chút, rồi tôi lại nhảy lên xe đạp tiếp. Lần này tôi bắt đầu thấy ê mông, chân tay rã rời. Mệt mỏi, uể oải đến nỗi tôi không thể xuống xe được. Tôi dính luôn vào yên xe, đi vệ sinh thì tôi đi vào chai nước không rồi vứt đi. Vấp phải cái ổ gà nào bị nẩy lên một cái điếng người. Cứ thế cho đến hơn 11h30 tối cũng lết được đến cầu Long Biên. Thật sự lúc đó tôi chỉ muốn nằm vật ra đường. Quãng đường từ cầu Long Biên về đến Quang trung tôi cảm giác nó còn xa hơn từ Hải phòng về Hà nội. Đến 12h tối thì về đến nhà.
Tôi không thể nhấc người lên được, mà vợ tôi phải đỡ tôi xuống. Tôi nằm úp đúng 1 tuần!

Mỗi một giai đoạn trong cuộc sống, tôi nhận ra nó cứ thay đổi tuần hoàn:
"Sinh ra là trẻ ngu ngơ.
Lớn lên một chút biết buồn biết yêu.
Ra đời đon đả ngược xuôi.
Đến khi về đích lại thành... ngu ngơ"


TUỔI GIÀ & NHỮNG ƯU TƯ

Khoảng năm 1978, ở miền Bắc có phong trào "Nạn kiều". Nhiều người bài "Tàu" vì chiến tranh biên giới Việt- Trung, lúc đó nhiều người Việt gốc Hoa ở Hà nội buộc phải ra đi. Nếu có điều kiện họ đi sang nước ngoài, có người phải đi về Trung quốc. Tôi nhớ trước đó, trên phố cổ có nhiều gia đình người gốc hóa, đặc biệt là quanh khu vực Hàng Chiếu, Hàng Buồm. Nhiều hôm ga Hàng cỏ đông nghịt người Việt gốc Hoa bỏ đi (đi tàu chợ từ Hà nội đến ga Lào Cai hoặc Đồng đăng, rồi về lại Trung quốc). Họ cũng sợ, nhiều người sinh ở Việt Nam nhưng vẫn bị tẩy chay, khổ hơn nữa thì bị đánh, hàng xóm dè bỉu.

Tôi quen anh Nùng (bạn học nối khố của anh Hùng), nhà ở cửa phố Đường thành. Khi còn nhỏ, anh suốt ngày sang nhà tôi ăn cơm, hai anh và anh Toại (còn nhà tư sản gộc ở Hà nội, anh mất trong Sg) thân nhau đến nỗi mặc chung cả cái quần, nhường cơm sẻ áo cho nhau. Tôi chỉ lẽo đẽo bám càng đi theo các anh.

Anh Nùng có vợ người gốc Hoa. Vợ anh bỏ đi vì không chịu được làn sóng tẩy chay, bài trừ người Hoa, chị sang Canada định cư. Nếu ai hay xem phim của Trung quốc, sẽ thấy chạy tên anh " dịch giả: Hữu Nùng" như phim "Bảo thanh thiên". Anh là dịch giả số 1 của đài truyền hình Hà nội về tất cả chương trình liên quan đến tiếng Hoa. Tôi hay dẫn con sang nhà bác anh chơi, vì con gái tôi thấy bác trên Tivi, nghĩ là người nổi tiếng.

Nghiện thuốc lá nặng, ngày nào anh cũng phải hút 2 đến 3 bao. Khói thuốc đầy phòng, ngột ngạt, nhưng anh bảo: "tớ quen rồi, không có thuốc tớ không nghĩ được". Anh gầy gò, cao cao, đeo cặp kính dày cộp. Anh bảo tôi: " tớ ở vậy buồn, cậu cứ qua chơi". Bẵng đi một thời gian, do cũng bận rộn, tôi không qua nhà anh nữa. Vài năm sau, tôi nhận được tin anh qua đời do ung thư phổi.

Tôi cứ áy náy mãi, nhiều khi mỗi người mải mê sống cho mình, lại quên đi những người bạn bên cạnh. Đôi lúc thấy mình sống ích kỷ, lạnh lùng, tâm hồn tôi lại trùng xuống. Cứ hẹn rồi để đấy, có lúc chỉ đãi miệng đãi môi. Nên về sau tôi nhiệt thành hơn trong mọi mối quan hệ, dù họ có coi trọng nó hay không. Tôi nghĩ phải có duyên với nhau lắm mới được gặp gỡ.

Khoảng thời gian gần đây, lứa bạn của tôi nhiều người đã mất. Mỗi lần đi đám tang của bạn, tôi lại mất nhiều hôm thẫn thờ. Nghĩ tới mình, nghĩ tới bạn, mới thấy phải học thêm chữ "chấp nhận".

Năm 1976, trong lần đi công tác vào Sài gòn, tôi gặp người bạn học cũ cấp 2 trước cửa Dinh độc lập. Bạn tên Chính, cuộc đời phải thật chính xác! 2 đứa tôi ngồi cà phê nhắc lại những kỷ niệm cũ. Kỷ niệm của thuở thiếu thời, hồn nhiên trong khung cảnh Sài gòn hân hoan chiến thắng.

Đến 2013, khi vào Sài gòn tôi mới gặp lại bạn. Bây giờ đây 2 đứa đã già, không gặp nhau trong 36 năm qua thì làm gì có chuyện chung để kể. Câu chuyện cũ thì đã phai mờ, 2 chúng tôi ngồi im lặng một hồi. Bạn rõ ràng có nỗi buồn trong lòng mà không nói. Tôi thì gàn dở cứ muốn hỏi, mà bạn thì né tránh. Tâm sự bâng quơ nhưng vô duyên vô cớ tôi lại buồn theo.

Con người cứ có thương là còn khổ, cứ còn buồn là có đau. Rồi một khi về với cát bụi, ý nghĩa cả chặng đường tôi qua sẽ là gì?
 
Chỉnh sửa cuối:

Cudanlongbien

Xe máy
Biển số
OF-766403
Ngày cấp bằng
15/3/21
Số km
68
Động cơ
42,085 Mã lực
Càng đọc mới thấy , chú là dân kĩ thuật nhưng lại mang tâm hồn khá bay bổng của người nghệ sĩ, nên cuộc sống lại càng thú vị
 

Hien do

Xe tăng
Biển số
OF-736269
Ngày cấp bằng
17/7/20
Số km
1,666
Động cơ
-5,684 Mã lực
Nơi ở
Thành phố Hà Nội
KỶ VẬT

Cái búa

Những năm bao cấp, chúng tôi hay "thó" một ít đồ của xí nghiệp nhà nước. Cũng vô thưởng- vô phạt như: mùn cưa, gỗ vụn để về đun nấu, những phế phẩm hay đầu mẩu còn thừa trong sản xuất, khi thì cái lốp xe, lúc lại cái cánh cửa, vài con ốc vít... Tôi tự làm dụng cụ cầm tay từ những đồ nhặt nhạnh đươc, trong đó tôi có tạo ra 1 cái búa. Búa đóng đinh, loại búa nhỏ, cán gỗ, đầu bằng thép. Tôi kỳ công tỉ mẩn, mài dũa, rảnh rang lúc nào tôi lại mang ra tinh chỉnh đến khi hoàn mỹ thì thôi. Nó đạt đủ độ gọn gàng trong bàn tay, chắc khoẻ trong từng cú đập.

Tôi cầm theo cái búa khắp nơi, nó vẫn bóng loáng và dùng tốt gần 30 năm, chỉ phần cán gỗ có đôi chỗ bị nứt. Tôi vẫn có nó cho đến năm 2008, trong 1 lần dọn dẹp nhà cửa, thì chị thu mua đồng nát "cầm nhầm" đi mất. Tôi nghĩ tới sự nghiệp của mình. Trải qua bao nhiêu khó khăn, vượt bao sương gió, tất cả thu gọn vào trong cái búa ấy. Thế mà trong tích tắc nó biến mất. Bàn tay chị như bàn tay của Chúa, nhẹ nhàng nhấc đi cái "nặng" nhất trong tôi!

Máy xay bột

Máy xay bột là nguồn thu không nhỏ của gia đình tôi những năm 90. Tôi làm 3 loại máy xay bột khác nhau: máy xay bột mịn, máy xay vỡ đôi, máy xay vỡ nhỏ. Mấy đứa con bảo tôi rằng chúng nó sợ nhất có khách xay bột mịn, tiếng máy nổ đinh tai nhức óc (thực tế chỉ kêu khi bật máy lên, xay 1kg bột mịn chỉ mất khoảng 1 đến 2 phút, nó kêu to vì tôi cố tình tăng vòng quay lên để nâng công suất ), khách nào xay cháo thì mới làm, nếu khách xay bột thì gọi bố gọi mẹ. Tiền công xay bột là 6000đ/kg, xay vỡ đôi là 2000đ/kg, còn xay cháo là 4000đ/kg. Người thì đến xay bột trẻ em, khách thì xảy vỡ đôi đỗ xanh, đỗ đen, khi thì hàng xóm nhờ xay cháo ( hàng xóm tôi không lấy tiền coi như phí "bôi trơn", phí "ô nhiễm tiếng ồn").

Có một anh khách quen, chuyên xay kê. Mà kê thì có nhiều dầu, nếu xay mịn kê ra thì tôi phải tháo máy ra lau. Anh nhìn thấy thì ngại quá, bảo trả thêm tôi tiền, tôi từ chối: "đằng nào tôi cũng phải tháo máy định kỳ để lau chùi, anh cứ ra cuối tuần là tiện". Các lần sau anh qua đều mang cho gói bánh, hay vài cái kẹo cho các cháu. Nhà tôi có mấy ông khách Ấn độ( đại sứ quán Ấn độ gần nhà tôi), mỗi tuần họ mang 1 yến hạt Bo bo ra xay. Nhìn hạt Bo bo tôi lại nhớ quá ngày cơ cực ăn cơm độn bo bo. Có cớ để nói chuyện, là tôi với ông Ấn đứng nói chuyện phiếm cho đến khi xay bo bo xong. Mặc dù tiếng Việt của ông Ấn còn bập bõm, nhưng nói chuyện một phần bằng miệng chín phần bằng tay.

Giai đoạn này vợ tôi ở nhà làm là chính. Tôi khi nào không đi làm thì mới phụ vợ. Tuy xay xát có hơi vất vả, làm lắt nhắt cả ngày, khách í ới lúc trưa lúc tối. Nhưng tiền có hôm kiếm được hơn 200.000đ, số tiền tương đối lớn lúc đó. Sau khi vợ tôi bệnh thì tôi cũng bán máy xay cho người khác làm. Lâu lâu vẫn có người gọi hỏi có xay bột nữa không.

Yên xe đạp

Tại sao không phải là xe đạp, mà tôi lại nói đến cái yên xe đạp? Khi ăn trộm lấy xe, tất nhiên chúng phải lấy xe đẹp, xe mới, còn xe đạp tôi đi thể dục hơn 20 năm không đủ tiêu chuẩn để bị ăn trộm. Nó xấu xí, cũ kỹ, nhưng mà đi lại nhẹ nhàng. Điểm nhấn là yên xe bị võng xuống như yên ngựa,là dấu ấn của việc tôi ngồi trên đó quá nhiều, miệt mài đạp xe hơn 20 năm, đạp qua bao nhiêu cái cầu ở Hà nội, long dong qua bao nhiêu góc phố, đi đến từng ngõ nghách... Cứ thế mà đạp, đến đâu thì đến.

Nhìn tôi trông khắc khổ, già nua hơn tuổi, lại lọc cọc đạp xe đạp cũ, nên mỗi khi bơm xe chẳng ai nỡ lấy tiền, tôi nói thế nào cũng không chịu nhận. Có lần thằng bé thuê nhà tôi hỏi:" bác cho cháu mượn xe, cháu ra ngay kia lấy đồ tí". Nó vừa lấy xe đi, chưa được 1 phút tôi đã thấy nó vòng về, nó bảo: " thôi, cháu trả bác, cái yên xe này cháu chịu". Đấy! Thế mới thấy, nhìn thì dễ, làm mới khó. Bây giờ xe đạp vẫn còn, nhưng tôi lại như cái yên xe rồi...

Đơn thuốc

Mỗi lần đi khám bệnh, tôi giữ hết đơn thuốc lại. Tôi cũng sợ chết lắm chứ, nên sưu tầm các bài báo, tạp chí y học chữa bệnh. Từng chồng, từng xếp cứ dầy lên theo năm tháng. Đơn thuốc của tôi lúc đầu chỉ có 1, 2 dòng, rồi lên thành 3,4 dòng, bây giờ tính bằng trang. Đi khám mỗi lần 1 bác sỹ, tôi lại phải trình bày từ đầu. Tôi cũng biết chọn bệnh lắm, bệnh của tôi toàn phải uống thuốc ngoài bảo hiểm. Thuốc bảo hiểm thì 10.000đ/30 viên, thuốc của tôi thì 30.000₫/1 viên, mà đơn thì có gần chục loại. Kiếm tiền bao nhiêu năm nay, nếu không có các nguồn phụ thu, hay con cái hỗ trợ, thì những người cựu công nhân- cán bộ như chúng tôi, có lẽ cả đời vẫn không thoát được lo âu.

NHỮNG CHUYẾN ĐI

Được đi đó đây, dù đi đâu cũng là một trải nghiệm. Trước khi đi đâu chơi, lúc nào tôi cũng thao thức, bản chất hay nghĩ nhiều, nếu 10h sáng đi thì 4h sáng tôi đã dậy. Nhưng có những chuyến đi bị trễ giờ, có chuyến đi bị hủy.

Vào năm 1979-1980, khi làm giám khảo cuộc thi
áng Tạo Kỹ thuật Toàn quốc lần 1 (tiền thân của giải Vifotec ), tôi có quen bác Trần Mạnh thông qua bác Liêm. Khi đó bác Mạnh làm Tổng cục trưởng Tổng cục Hàng không dân dụng Việt Nam, Phó Tư lệnh Quân chủng Không quân. Bác nói tôi sẽ thu xếp để Cường về đơn vị tôi làm, và bác đã chuẩn bị sẵn cả văn phòng cho tôi. Bác Mạnh là người có tư tưởng cấp tiến, làm việc có trách nhiệm, bác có thể đóng cửa làm việc cả ngày trong phòng. Lúc đó cục Hàng không trực thuộc bộ Quốc phòng, bác Mạnh muốn tách cục Hàng không ra khỏi BQP. Bác đã trình bày lên cấp trên, bác nói phải tách ra mới làm kinh tế được. Nhưng tư tưởng như vậy mới quá, bác bị gạt sang một bên và bị thuyên chuyển công tác. Nhưng bác không làm mà xin nghỉ hưu luôn (sau đó 1 năm họ cũng tách cục hàng không ra khỏi BQP). Tôi lỡ cơ hội để làm việc với con người tài giỏi ấy. Bác có đầu óc nhạy bén cực kỳ, khi gặp bác trong Sài gòn, bác khoe với tôi bác là 1 trong những người đầu tiên trồng Phong Lan trong Sài gòn. Vì làm Lan xuất khẩu nên bác thành công rực rỡ. Tôi tò mò hỏi: "doanh thu nhiều không ạ?", khẽ nở nụ cười bác nói: " 1 triệu, đơn vị tùy cậu nghĩ".

Ảnh chụp tên BGK cho hạng mục mì mầu


Cứ ra trước biển tôi lại nhớ những chuyến đi công tác dọc miền Trung. Mỗi lần đi công tác tôi đều được đi xe sang cùng a Khoa (giám đốc). Tôi dặn tài xế: " khi nào đến biển thì gọi anh nhé", nói xong là tôi ngả lưng đi ngủ luôn. Tài xế gọi tôi dậy khi tới nơi, tôi khoái chí tụt hết đồ, chừa ra cái quần bơi màu đỏ vốn mặc sẵn bên trong, rồi tôi ùm xuống biển ( bãi biển lúc đó thường rất vắng vẻ). Đi dọc các tỉnh miền trung, cứ tới chỗ nào có biển là tôi nhẩy xuống đánh dấu chỗ đấy. Có hôm trời lạnh, nghĩ rằng nước biển lúc nào cũng ấm, vẫn phong thái cũ, nhưng lần này nhẩy xuống nhanh thế nào, tôi phi lên nhanh hơn thế ấy. Lạnh sun người!

Chuyến đi trốn bom đạn từ Hà nội về Hà tây năm 1972 tôi gọi vui là du lịch sơ tán. Ai có quê thì đưa con cái về quê, ai không có quê thì tìm nơi thuận tiện. Từ Hà Tây, Hà Nam đến Hòa Bình, Phú Thọ…, tỉnh nào cũng có dân Hà Nội tá túc. Nhưng đông đúc nhất là Hà Tây vì gần Hà Nội, thuận tiện cho việc thăm nom và tiếp tế . Mẹ vợ tôi dành riêng 1 gian cho gia đình tôi, bếp thì dùng chung, chúng tôi tá túc ở đây gần 10 ngày. Buổi tối chưa có đèn đường nên tối thui, tất cả chỉ ở nhà, người lớn trẻ nhỏ nói chuyện rôm rả dưới ánh đèn dầu để ở gian giữa. Ở quê có nước giếng hoặc bể chứa nước mưa, nước mưa khi đun lên uống có vị ngọt ngọt, thanh thanh, còn vị của nước giếng nó lại hơi ngang ngang. Có hôm thì ra đồng thả diều, đi kéo vó tôm, tát ao bắt cá .Mấy đứa em tôi, lần đầu tiên được thử nên thích thú ra mặt. Khoảng thời gian đó ngắn nhưng vui, điểm nhấn trong chuỗi ngày bom đạn. Tôi tất nhiên là vui nhất!

Có chuyến đi bất chợt, không báo trước và đầy ngẫu hứng như lúc anh Cả rủ tôi đi khi tôi ở Sài gòn:" chiều đi Bến Tre luôn, 3h tao qua!". Cứ thế mà đi không hỏi nhiều.

Đời người là một chuyến đi, chuyến dài đằng đẵng, chuyến ngắn ngủn vài giờ. Còn bây giờ, chuyến đi của tôi chỉ từ tầng 3 dò dẫm xuống tầng 2, tầng 1 phải có dịp tôi mới xuống được.

Tôi không mưu cầu gì thêm cho cuộc sống này, hơn 70 năm sống trên đời, tôi cũng đã đạt được thành công nhất định. Cũng không còn hối tiếc đòi quay lại thời gian như trước nữa. Thay vì dùng định luật toán học, tôi sẽ áp dụng định luật "sắc sắc- không không" của nhà Phật, tôi sống mà không thấy vô nghĩa nữa, sẽ thấy an yên trên mỗi hành trình.
 

Giadoianvung

Xe tải
Biển số
OF-478888
Ngày cấp bằng
24/12/16
Số km
339
Động cơ
185,531 Mã lực
Em 8x thôi nhưng cảm giác hoài cổ là có. Cỡ như em chỉ nhớ dăm ba cái pháo tết, ăn chơi, ném lon, trốn tìm.... Các cụ sống trải nghiệm lâu rồi, lại trong giai đoạn lịch sử, các cụ có thể quên hiện tại, quên vài ba năm trước, nhưng tuyệt nhiên mấy chục năm lại nhớ như in. Em nghĩ cũng một phần do thiếu thốn và khổ quá nên nhớ lâu.
Bài viết Hồi ký hay quá, cám ơn cụ.
Cụ nói 8x là cụ năm nay 8x tuổi hay sinh năm 8x. Nếu sinh năm 8x thì bài này là cụ sưu tầm?
 

Xe nội lước

Xe container
Biển số
OF-528779
Ngày cấp bằng
26/8/17
Số km
7,556
Động cơ
294,146 Mã lực

LỜI MỞ ĐẦU


Thời gian miêu tả quá dài để gọi là nhật ký, nhưng số trang quá ít để làm hồi ký....

Tôi luôn ấp ủ viết về cuộc đời mình, nhưng dân kỹ thuật mà, đam mê không tỷ lệ thuận với năng khiếu. Bao nhiêu lần đặt bút lên để viết, được vài dòng không đầu không đuôi, lại thôi! Năm 2010, tôi phát hiện bị K hỗng tràng. Trong vòng 3 tháng phát bệnh, có lúc tôi chỉ còn 40kg. Tôi và vợ con đều đã chuẩn bị cho cái chết của tôi. Nhưng may thay, ông trời vẫn còn cho tôi sống thêm một chút. Khi đứng giữa sự sống và cái chết, tôi mới chợt nhận ra mọi thứ đều quá mong manh. Tôi sắp xếp lại tất cả những ký ức, lục lọi mọi ngõ ngách trong tôi. Bỗng tất cả ùa về, dù lộn xộn nhưng vô cùng rõ nét. Quá khứ cứ chen chúc, xô lấn, đua nhau hiện lên, rối bời, vội vã. Trong miền ký ức ấy, tôi bỗng tìm thấy bản thân tôi!



TUỔI THƠ DỮ DỘI

Phúc Yên, 5/5/1949 là ngày tôi chào đời. Mẹ tôi bị sinh non vì vào thời điểm đó, bà được báo tin chồng mình bị bắn chết. Đau buồn hơn là ông chết mất xác, không biết là do bên địch hay bên ta bắn, cũng không biết chết ở đâu, chết khi nào, chết như thế nào. Tôi sinh ra đã mồ côi bố! Mẹ tôi kể khi sinh tôi ra nhà tôi vẫn còn tiền của. Tôi và anh trai, chị gái đều có vú em chăm bẵm, chẳng thiếu thốn gì. Nhưng ba năm sau, mẹ tôi đi bước nữa... Có lẽ quyết định của bà đã thay đổi cuộc đời của tất cả chúng tôi.

Ảnh chụp 2 vú em, có anh cả, anh Hùng, anh Bình,chị
gái, tôi và con đầu tiên của mẹ tôi và dượng.


Bố tôi trước khi lấy mẹ tôi đã có một đời vợ. Nhưng bà mất đi để lại một người con trai (anh hơn tôi đúng 1 giáp, và là người được ở với bố nhiều nhất, sau này tôi được anh kể cho nghe nhiều chuyện về bố). Sau đó bố tôi lấy mẹ tôi, sinh ra 3 người con, anh Hùng, tới chị gái, còn tôi là em út. Mẹ tôi còn nhận nuôi thêm 1 người con trai, anh tên Bình ( anh mồ côi bố mẹ, được nhận nuôi lúc 5 tuổi). Sau khi bố tôi mất, mẹ tôi lấy dượng và sinh thêm 5 đứa nữa. Khi mẹ tôi lấy dượng (dượng tôi trước là kế toán cho bố tôi), người lớn trong nhà ai cũng phản đối. Đặc biệt là ông nội và bà ngoại tôi. Mẹ tôi không phải phụ nữ nhu mì, bà rất mạnh mẽ và giỏi "chửi nhau". Mẹ tôi lấy dượng với vị thế bà là chủ, giỏi giang giàu có. Sau này, bà càng ngày càng yếu thế và bị lấn át. Một phần do xã hội, một phần nhịn vì con, cứ thế mắt nhắm mắt mở, lựa lựa mà sống với nhau. Bố tôi và mẹ tôi khi lâý nhau có cơ ngơi ở cả Phúc Yên và Hà nội. Ở Phúc Yên bố tôi có xưởng kem pháp. Nghe Mẹ kể lại, khi đó có cả nhà trên phố hàng Khoai. Ở Hà Nội, Bố tôi có xưởng nhuộm, nên mẹ tôi bán vải ở chợ Đồng Xuân. Sau khi lấy dượng tôi, không giữ được gì nữa. Làm ăn sa sút dần. Cuối cùng thì gia đình tôi ở cố định tại căn nhà trên gác, số 3 phố Trương Hán Siêu, quận Hoàn Kiếm. Thời thế khó khăn chung, đất đai bán dần hết hoặc bị tịch thu, hay tự nguyện hiến tặng nhà nước. Mẹ cứ sinh thêm em, thì nhà tôi lại thêm nghèo. Nhà có đồ đạc giá trị, vàng bạc mẹ tôi bán dần hết. tiền để dành ăn tiêu rồi cũng hết, con cái đẻ dày, lít nhít.

Dượng tôi gia trưởng lắm! Mẹ tôi luôn phải xin hoặc làm dịu dượng mỗi khi anh em chúng tôi bị đánh. Dượng tôi sống quý tộc bất kể nhà có giàu hay nghèo. Ăn phải ngon, ông ăn chỗ thịt phải ngon nhất. Mặc phải đẹp, mà chỉ mặc đồ tây thôi. Dượng tôi có cái vẻ bề ngoài cao to, đẹp trai với mác sỹ quan của chế độ cũ (dượng kể học trường sỹ quan quân đội trên Đà Lạt cùng Thiệu). Mọi việc nặng nhọc không bao giờ ông làm. Ông có cái nết xấu là bắt phải làm theo ý ông. Ví dụ khi đun nước thì dượng hỏi: "Nước sôi chưa?", ai đun thì phải trả lời là: "nước sôi rồi, nước sôi sóng sánh ạ!". Cứ thế lặp lại 3 lần cả người hỏi lẫn người trả lời.

Nhà tôi trên gác 2, rộng khoảng 40m2, có gia cố thêm gác xép để riêng cho dượng tôi ngủ. Căn nhà càng cũ kỹ, chật chội hơn khi chúng tôi lớn lên. Anh em chúng tôi cứ sàn mà ngủ. Sàn nhà bằng gỗ ghép, nên cũng không bị lạnh như sàn đất, hè nằm không cần chiếu. Theo thời gian, nó cứ nứt nẻ ra hết. Thỉnh thoảng nằm bị mấy khe gỗ kẹp vào mông vừa đau vừa rách quần. Mỗi lần bước lên cầu thang gỗ để vào nhà, dù cố gắng nhẹ nhàng nhất thì nó vẫn kêu kọt kẹt.

Mẹ tôi phải dậy từ 3h sáng đi lên chợ Bắc Qua mua lạc hoặc ngô, lúc thì khoai hay sắn về luộc để kịp bán chợ sớm. Cũng vì nghèo nên mấy anh em chúng tôi phải đi kiếm tiền từ khi còn nhỏ. Chủ yếu là anh Hùng, anh Bình, chị gái và tôi (anh cả vào Nam với các bác bên nội từ nhỏ, anh chỉ ở với chúng tôi 1 vài năm). Mười tuổi tôi và anh chị đã đi bán lạc rang, bán kem, thuốc lá..v..v.. Mùa nào thức nấy. Nhớ đến những hôm mưa phùn gió bấc, không bán được hàng. Càng cố đi thêm càng ế. Đi bán tới tận 2h sáng mới về. Mở cửa vào nhà là lần nào tôi hoặc anh Hùng, anh Bình cũng bị dượng cho ăn đòn. Lý do là bán ế, là về muộn, là đưa ít tiền. Nhưng tôi là người hay về muộn nhất. Mặc dù vậy, ăn đòn đau đến đâu tôi cũng không bao giờ khóc trước mặt dượng. Chỉ đến khi chùm kín chăn ngủ, tôi mới khóc!

Cùng một sự việc, người trong cuộc cảm nhận khác nhau. Cuộc đời mỗi người là một cuốn sách, dài ngắn khác nhau, chất liệu khác nhau. Tôi viết với tâm tư là tôi, suy nghĩ là tôi, không oán hận, không trách móc. Mảnh ghép dù không đẹp, nhưng thiếu đi 1 mảnh thì bức tranh chẳng được hoàn chỉnh.
Cứ mỗi lần đi học về là tôi vội vàng ăn bát cơm, rồi hai vai hai phích kem, tôi lại chạy lên nhà máy nước đá lấy kem đi bán. Những khi trời nắng hay dịp lễ hội là chúng tôi khoái nhất. Bán kem hết veo, còn chạy lên nhà máy lấy thêm kem bán tiếp. Hôm nào gặp trời mưa thì ôi thôi... Kem chảy hết, mấy anh em lại tìm chỗ khuất khuất ngồi ăn cho đỡ phí. Cũng động viên nhau, ăn kem ra vị "mát rượi". "Rượi" trong chữ buồn!

Ảnh bao thuốc lá Sông cầu - nguồn internet

Bán lạc rang là đỡ nhất vì nếu không hết có thể ủ lại hôm sau bán. Khi bán thuốc lá, lúc mua phải ngửi từng bao để tránh lấy bao ẩm mốc. Thời đó tôi chỉ nhớ có loại Bông lúa, Trường sơn, Hoàn kiếm, Thủ đô, Sông cầu, Tam đảo, Thăng long bao bạc.... Bán quen đến độ dù trời tối mịt, chỉ cần ngửi điếu thuốc cũng rút ra đúng loại cho khách.Tuy mươi tuổi nhưng mà thú thật, những hôm mưa lạnh thi thoảng tôi cũng hút 1 điếu thuốc thơm. Có 1 lần, tình cờ nghe được cô giáo dạy trong trường tôi nói với các bạn học sinh khi thấy tôi bán thuốc ngoài đường ( cô không biết tôi là học sinh của trường cô dạy, trường Alber Sarraut ) : " còn bé thế mà đi bán thuốc lá kiểu gì sau cũng nghiện, khéo đâm ra hư hỏng". Từ đó cho đến tận bây giờ tôi không đụng đến 1 điếu thuốc nào nữa, và tôi cũng không "hư hỏng ".

Bất giác hình ảnh thằng bé đen nhẻm, còi cọc, tóc bò liếm, mặt lúc nào cũng già đanh già chát hiện lên trong tâm trí tôi. Cứ muốn vội vã gom hết hồi ức lại để cho nổ tung ra, nên đôi lúc viết tôi lại lặp lại, lại ngẫu nhiên nhớ ra đôi câu chuyện. Tôi cứ lan man, cứ lang thang như thế! Dù bao đắng cay, vất vả không kể thể kể hết trong vài dòng lưu bút vụng về, tôi vẫn thầm cám ơn cuộc sống đã cho tôi "một tuổi thơ dữ dội". Tuổi thơ của tôi sẽ vô vị nếu thiếu đi những ký ức, dù đẹp hay thô ráp, nó hình thành nên tôi của hiện tại!


BÀ NGOẠI

Bà ngoại tôi chỉ có mình mẹ tôi là con một. Tôi nhớ khi 4 hay 5 tuổi, trong số những đứa cháu bà thương tôi nhất. Có lẽ tôi giống bố ở cái đầu to ( bố tôi được mọi người gọi bằng tên Cả Thủ), chắc bà thâý tội nghiệp tôi vì không biết mặt bố. Vì không thích dượng nên bà chẳng bao giờ vào nhà chúng tôi. Bà không ưa con rể 2 của bà đến nỗi dượng tôi có chào bà cũng không đáp lại. Bà yêu cầu chỉ mình tôi lên thăm hay ở với bà thôi.

Bút tích của bà Ngoại và giấy tờ đất cát của Bà
View attachment 6070360 View attachment 6070398


Bà tôi từng ở một mình trong trang trại hàng vạn m2 tại thị xã Phúc Yên với người làm. Vườn tược rộng lớn, cây quả thừa thãi. Vào thời kỳ ấy sau khi đất đai bị tịch thu, mảnh đất còn lại bà cũng phải bán dần đi mới có tiền sống. Khu đất ấy hiện nay người ta thành lập 2 thôn gần khu chợ Phúc Yên. Mỗi lần lên ở với bà, khi chưa đến nơi thì háo hức, mà đến nơi rồi tôi chỉ đứng bờ rào nhìn qua cánh đồng có đường sắt chạy qua, nhớ nhà, nhớ mẹ và khóc mãi. Hết khóc thì chấp nhận thực tại và tôi bắt đầu nghịch ngợm. Trèo cây, hái quả, tắm ao, đuổi gà, đánh chó mèo... Mỗi lần như thế bà đi theo tôi bở hơi tai. Tuy thế bà chỉ mắng yêu : " Sư bố mày! ". Hơn nửa thị xã là họ hàng với bà. Tôi có những bà cô, bà dì nhưng lại kém tuổi tôi, bà luôn bắt tôi xưng hô đúng vai vế. Tất nhiên là không bao giờ tôi gọi: " Nó còn kém tuổi cháu ". Chưa dứt câu là tôi ù té. Vì bà ngoại làm lẽ, nên ông bà ngoại tôi ở riêng. 2 nhà cách nhau một quãng dài. Mỗi lần lên nhà ông ngoại, ông có ổ gà nào đẻ trứng, tôi lại xin ông trứng mang về cho bà. Có lần tôi xin ông không cho, lừa lúc không để ý tôi trộm luôn. Lần sau trông thấy tôi lên, ông đeo kính, lọc cọc đôi guốc mốc ra ổ gà đếm trứng. Rồi ông giao hẹn với tôi : " tao đếm rồi đấy nhé ". Nghĩ đến đây tôi tủm tỉm cười.

Đến khi vào lớp 1, chỉ mùa hè tôi mới được lên chơi với ông bà. Mỗi lần về bà đều thịt gà, lúc thì nhờ người thịt cả chó. Trong khi trèo hái quả mang về nhà, bà bỏm bẻm nhai trầu :" sư bố mày, khéo nát hết vườn bà đấy ". Thời điểm tôi đi bán kem, bán thuốc, bà đã già và bán hết vườn tược ở Phúc Yên. Lên Hà Nội bà thuê một buồng nhỏ, gần nhà tôi và sống hết đời ở đó. Bà mất năm 84 tuổi, mẹ tôi theo nguyện vọng của bà nên đưa bà về làng Kim Ngưu, xã Tân tiến, huyện Văn Giang (là quê của bà hồi bé). Sống nhiều ở vườn với bà, như một duyên tiền định, sau này tôi có nhiều công việc liên quan đến vườn tược, trang trại.

Hàng năm, từ lúc bà mất, cứ tháng 12 âm lịch là tôi lại xuống thăm mộ bà. Có lần đang thắp hương ở mộ bà, thì trời tối sầm sịt, sấm chớp đùng đùng, mộ bà lại cách đơn vị tôi 7 cây số. Không biết làm thế nào tôi bèn khấn: " bà ơi, bà có linh thiêng về phù hộ cho cháu về đến nơi an toàn" . Tôi nhảy lên xe đạp, cứ vừa đạp vừa khấn xin bà. Vừa về đến nhà dựng xe vào hiên thì trời mưa kín khắp nơi. Bà giống như đang che cho thằng cháu của bà vậy! Vì phải thức dậy ký ức tuổi thơ, rồi lắp ghép lại, cứ lang lang lớp lớp như củ hành. Đôi lúc như đánh vật, vừa viết lại vừa tập đánh dấu trên máy tính. Thế mới thấm thía cái sự vất vả của câu chữ, mới thấy trân quý những nhà văn, nhà thơ khác.


Ảnh trường Albert Sarraut - nguồn internet

Tôi luôn là một đứa trẻ hiếu động. Ngã tư Trần Quốc Toản- Trương Hán Siêu mỗi lần mưa to là ngập bánh xe đạp. Lũ trẻ con lại áo ra lội, tắm mưa, nghịch đến khi ngớt mưa, tạnh mưa mới thôi. Mẹ tôi còn bảo tắm mưa thì nhớ uống ngụm nước mưa, để không nào giờ ốm. Phố Ngô Văn Sở có mấy cây ổi, quả nào chín thì chúng tôi lấy sào cho rụng. Hàng rào nào dễ trèo là phi lên phi xuống. Nhưng chủ nhà mà đuổi thì chạy xanh mặt. Lần sau vẫn tái phạm...Có nhà trông cây Hồng bì, cây nhãn, hay hoa Móng rồng thơm phức thì không thoát khỏi tay chúng tôi. Ca nào khó quá tôi lại chạy về gọi anh Hùng ra giúp. Lúc tập xe đạp tầm 7 tuổi, tôi lóng ngóng thế nào đâm xe vào bà bán trứng. Vừa đau vừa sợ, bà kéo tôi vào tận nhà rồi bắt đền mẹ tôi. Có lần mẹ tôi ngâm rượu bằng táo tầu. Tôi gắp ra ăn vụng, 1 quả, 2 quả...cứ thế tôi ăn rồi say từ lúc nào không biết. Cảm giác say khó chịu, đau đầu lắm. Đến bây giờ rượu bia tôi cũng không uống được.

Vào lớp 1 tôi học trường Albert Sarraut, giáo viên một nửa là người Pháp, một nửa là người Việt. Khi đó mẹ vẫn đủ tiền cho tôi học. Tôi học ở đây 4 năm, nhà nước giải tán trường vào năm 1965. Tôi có tật nói ngọng và nói lắp từ bé. Mỗi lần bà giáo người Pháp gọi lên bảng, vừa sợ, vừa run, vừa xấu hổ, lại thêm cái thước kẻ gô bà khua trước mặt làm tôi lại càng nói lắp hơn. Sau có cô giáo người Việt hay gọi tôi lên bảng. Cô chỉ tôi đọc chậm và to cho cả lớp nghe câu : " cái lọ nó lăn lông lốc, nó lăn đi lăn lại, nó lại lăn vào lò ". Nói đến khi nào đúng mới được về chỗ. Những khi như vậy ngượng nhớ đời!
Giờ ra chơi tôi thường vào phòng học nhạc có 5 hay 6 cái đàn piano. Chẳng biết gì nên cứ gõ loạn vẫn thấy thích thú. Cứ mổ cò từ đàn này sang đàn khác. Sân trường có nhiều cây muỗm to, quả thì bé tí. Ở trường này tôi chỉ nhớ 2 kỷ niệm, còn tiếng pháp chẳng nhớ được chữ nào. Có vở viết tôi còn giữ nhưng đồ dọn nhà bất cẩn làm mất. Tôi tiếc mãi thôi...


TRƯỜNG ĐỜI
Không biết tại sao nhưng bước chuyển tiếp cuộc đời tôi luôn trùng lặp những thời khắc lịch sử. Hết lớp 4 chuyển lên lớp 5 thì cải tạo tư bản tự doanh, hợp tác hoá nông nghiệp, nhân văn giải phẩm... Đến hết lớp 7 thì Mỹ ném bom miền Bắc. Cả lứa chúng tôi, có sướng có khổ nhưng cùng chia chung hồi ức! Hết lớp 7 lưu ban tôi không học nữa. Bằng lớp 7 là bằng phổ thông duy nhất của tôi.

Ảnh: "The Old Tram" chụp năm 1983 của cựu phóng viên AFP Michel Blanchard.
FB_IMG_1617587326754.jpg

Tiếc là không ai cấp cho tôi bằng nhảy tàu điện: hai phích kem đầy khi tàu sắp đỗ, vì đang dở bán, tôi không màng tàu chạy, bán hết mới nhảy xuống vô tư. Hai phích một của Liên Xô, đựng được 25 que, một của Trung Quốc, đựng được 30 que. Mấy bà già tấm tắc khen, được thể tôi nhảy ngày một điệu đàng hơn. Nếu vai chỉ đeo thùng lạc rang, hộp thuốc lá thì tàu chạy nhanh thế nào, đông thế nào tôi cũng lên xuống nhẹ như không. Tàu điện ngày ấy có tuyến Bờ Hồ - Chợ Mơ, Bờ Hồ - Cầu Giấy, Bờ Hồ - Bưởi. Nhờ có các chuyến ấy nên tôi có dịp đi khắp Hà Nội với những hòm đồ nghề trên vai. Vé tàu có 5 xu/người nhưng để không mất tiền, thấy người bán vé đến gần là tôi lại nhảy xuống toa sau. Lâu dần thành quen nên họ cũng chả hỏi, miễn là khi họ bán vé thì đừng bán kem của mình nữa!

Ngoài tàu điện thì khi có nhiều đối thủ hành nghề, tôi phải tìm kiếm thị trường mới. Một địa bàn khác mà tôi thích là dọc sông Hồng, từ Phà Đen đến Cột Chèm. Khách của tôi là thợ thuyền, phu bốc vác khi làm việc mệt hay mới lĩnh lương, có người ăn 4-5 que. Hôm không gặp may tôi phải đi nhiều hơn, xa hơn, phải rao “Kem quốc doanh ơ, một hào một chiếc” nhiều hơn. Kem lấy từ nhà máy nước đá là 8 xu, bán 1 hào. Đặc biệt những ngày lễ 1-5, 2-9 trước năm 1965 hầu như năm nào cũng có mít tinh tuần hành, có năm còn diễu binh nữa, để nói với miền Nam rằng miền Bắc luôn hướng về miền Nam ruột thịt. Những ngày đó đối với dân nghề chúng tôi là ngày bội thu. Từ 4-5 giờ sáng, chúng tôi đã dậy đi xếp hàng lấy kem, đong vội đong vàng, có hôm còn không kịp đậy nắp phích, chỉ gần đến bờ hồ là hết. Cơm trưa không cần ăn, tiền không kịp đếm, chiều về đầy một mũ tiền. Cảm xúc khi có nhiều tiền sung sướng âm ỉ mấy ngày không hết. Chúng tôi thường ao ước ngày nào cũng là Quốc khánh. Những hôm trời mưa thì trách ông trời không thương, bắt con phải ăn kem "tũn". Lại có những hôm trời se lạnh, thời tiết đổi mùa, tôm ngoài Hồ Gươm nổi nhiều vô kể. Chỉ cần lấy mũ vớt vài vớt cũng được hàng cân, chạy về nhà lấy rổ ra vớt có lần được 4-5 kg (khi đó bờ hồ chưa lát đá như ngày nay). Lại có lần bắt được 5-7 con rùa mới nở mang về cho các em. Do không biết gì, dám động vào con cháu của cụ rùa nên cụ bắt tội.

Tôi chỉ bán đến hết năm 1965 thì chuyển nghề làm hộp giấy đựng hàng thủ công mỹ nghệ cho cửa hàng mỹ nghệ Đức Minh, Đức Âm trên phố Tràng Tiền của vợ chồng bác Bùi Đình Thản. Hai bác là tư sản thời Pháp. Tôi chưa gặp một người phụ nữ nào giỏi như bác gái: Anh, Pháp, Nga, Trung, Nhật, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha… Khách ngoại quốc vào bác nói nhanh như gió. Nhiều khách khi đến VN đều đến mua hàng, có người còn nhờ bác đi phiên dịch. Bác cũng cực kỳ đanh đá: chửi nhau với tây nhiều lần còn mắng nó té tát.

Do bị đúp lớp 7, học đến hai lần, nên môn hình học tôi rất nhớ, hợp với nghề làm hộp. Hộp giấy có hàng trăm loại lớn nhỏ khác nhau. Tôi phải cắt, dán, ghép, rồi giao tại cửa hàng đúng thời hạn, ký sổ cuối tháng thanh toán một lần. Hỏng cái nào thì mất tiền cái đó. Do khéo tay và cẩn thận nên bác Thản gái rất quý. Nhiều hôm bác còn nhờ tôi trông cửa hàng khi bác bận. Tôi coi bác như một người thầy trên đường đời vì bác thường hay phân tích khách nội, khách ngoại. “Họ cũng là người như ta, vì sao ta phải sợ. Khi họ kém hiểu biết hơn ta, ta cũng có quyền khinh họ nữa…”. Ngay từ những ngày ấy, tôi đã biết tập phân tích con người.

Lúc này các anh chị tôi đã lớn, không còn ai phải bán kem nữa, mỗi người một việc. Anh cả làm công nhân đường sắt ở xa, anh hai thì vẫn đi học và làm thêm việc vặt. Các em thì còn đang đi học, tuy có phụ giúp mẹ nhưng ăn uống tốn kém hơn. Bữa ăn chỉ rau luộc chấm tương mà cơm thì bao nhiêu cũng hết. Có hôm anh đi học về muộn, cơm chỉ có quả cà anh chan nước lọc cũng hết 3 bát. Nhiều lần mẹ vay tiền mua thêm con cá, cân thịt. Con hỏi thì mẹ bảo cháo húp quanh, công nợ trả dần, nhìn các em khổ quá mẹ không cầm lòng được. Khổ thì cũng khổ rồi. Trời có mắt, thương mẹ, sáng hôm sau, mẹ con dậy sớm tờ mờ ra quét lá sấu ở Trần Hưng Đạo, lá xà cừ ở Quang Trung (chỉ vào mùa lá rụng), mỗi lần như thế được 3-4 bao tải, đun 2-3 ngày mới hết (củi thời đó cũng phải mua bằng tem phiếu). Tuy không ở quê nhưng tôi cũng biết luộc khoai sắn bằng lá. Sợ nhất hôm nào lá hơi ẩm là khói cay sè, luộc xong nồi khoai hai mắt đỏ hoe...

Đi học nghề, tôi vào trường Kỹ thuật nghiệp vụ thuộc Sở Giao thông vận tải. Trường chủ yếu dạy lái xe, có một bộ phận dạy cơ khí. Trong cơ khí có nhiều nghề khác nhau như: tiện, nguội, phay, bào, gò, hàn, rèn... Nghề nào cũng khó, nhưng nghề Nguội là khó nhất vì đây là khâu cuối cùng để hoàn thiện tạo ra sản phẩm. Trong hàng trăm thợ mới có một thợ khuôn mẫu chính xác. Để làm được khuôn phải là thợ bậc 6, bậc 7. Để lên đến bậc 7, phải có nhiều năm kinh nghiệm và thường từ 50 tuổi trở lên. Nghề này ai cũng sợ vì độ khó của nó, đòi hỏi sự tỉ mẩn tập trung cao độ. Tôi được phân công học thợ nguội.


Ảnh chụp kỳ niệm khi đi học

Thời hạn lên bậc chuẩn của thợ nguội là bậc sau sẽ là niên hạn năm để xét thi nâng bậc. Phải có thành tích, và không được vi phạm kỷ luât. Thí dụ nếu lên bậc 3 phải mất 3 năm, nếu từ bậc 6 lên bậc 7 phải mất 7 năm. Một đời thợ lên đến bậc 7 về hưu là vừa! Nhưng nếu đạt danh hiệu chiến sỹ thi đua thì 2 năm được lên 1 bậc. Nếu đạt danh hiệu chiến sỹ quyết thắng thì năm trước, năm sau được đăng ký. Thi đạt yêu cầu được lên bậc ngay. Hàng trăm chiến sỹ thi đua mới có một chiến sỹ quyết thắng. Chế độ này chỉ quân đội mới có...
Cuộc sống là sự tiếp nối, bậc thang thấp lên cao, từ nhở tới lớn. Có bắt đầu, có kết thúc. Khác chăng là cách ta đi! Hiểu biết quá khứ thật sâu thì đi đến tương lai mới đúng. Nếu không khi ta gặp thất bại, lúc đó mới "A" thì lại đổ lỗi cho số phận. Ngay từ nhỏ đường đời khắc nghiệt đã dạy tôi những điều đơn giản nhất, đúng nhất vì nó là chân lý. Nhà thơ Abutalip của Đaghextan từng phát biểu: “Nếu anh bắn vào quá khứ bằng súng lục thì tương lai sẽ bắn vào anh bằng đại bác”. Nếu không biết tôn trọng quá khứ thì con người sẽ không tránh khỏi những va vấp trong cuộc sống, sẽ chuốc lấy những thất bại.

Học nghề có hai giai đoạn: Lý thuyết và Thực hành.

Thời gian học lý thuyết, hàng ngày đi tàu điện lên chợ Bưởi. Đi bộ khoảng 2 cây số là đến trường. Thầy hiệu trưởng lúc nào cũng kè kè khẩu súng lục. Lên bục giảng ai hư, hay nói chuyện là thầy vứt khẩu súng lên bàn... Im! Tất cả im phăng phắc! Học sinh của trường chủ yếu là lái xe, mà lái xe ra đường là hòn đất nhưng vào nghề ngồi cabin thì là giặc. Có truyền thống nên học sinh trường mỗi khi lên xe điện là hành khách sợ chết vía. Không đánh nhau thì lấy trộm đồng hồ, bút máy.v.v.v Tôi sợ lắm mỗi khi đứng gần bạn Hải nhà ở ngõ Huế. Biệt danh mọi người đặt cho là Hải trộm, đứng gần dễ vạ lây.
Trong lớp tôi thích một bạn tên Hợp. Mỗi lần bạn cất tiếng hát, mọi người cứ lặng đi. Giọng bạn truyền cảm, da diết làm chúng tôi chẳng ai muốn đứng dậy ra về. Bài mà ngày nay, mỗi lần tôi nghe thâý nhạc bật lên ở đâu đó: " tôi xa Hà Nội năm lên 18 khi vừa biết yêu", là tôi lại nghĩ có phải là Nguyễn Trọng Hợp, người bạn thích hát và hát rất hay của chúng tôi không?

Khi học đến các môn khó nhằn như sức bền vật liệu, dung sai lắp ghép, vẽ kỹ thuật, tôi lại đam mê đến kỳ lạ. 2/3 thời lượng còn lại tôi được thực hành. Tôi được phân về xưởng cơ khí vận tải hàng hoá, trụ sở 56 Bà Triệu. Vì chữ đẹp nên tôi được chọn lên công ty chép lịch cho toàn thể mọi người rồi sau đó mới mang đi in. Mỗi người một số phận, một lý lịch riêng. Tôi nhớ nhất là những bác cao tuổi, sống hai chế độ. Có nhiều bác có từ 2 hay 3 xe vận tải để kinh doanh từ thời Pháp. Thành phần trong lý lịch đều là tiểu chủ. Với thành phần này, con cái khi viết sơ yếu lý lịch thường khai là tiểu tư sản thành thị. Với bản khai này khi thi vào đại học sẽ rất khó. Trong số ấy tôi nhớ nhất bác Hoàng Hữu Lô, 5 vợ, 19 người con. Điều đặc biệt là họ sống trong cùng 1 nhà.

Người thầy được phân công hướng dẫn tôi là ông Mai Hồng Vân. Ông là cựu học sinh trường Kỹ Nghệ Hà Nội từ thời Pháp, trường nằm ở phố Quang Trung, kéo dài từ đầu Tràng Thi đến 2 Bà Trưng, mặt 2 bà Trưng kéo đến tận ngã 3 Hoả Lò (như bằng kỹ sư thực hành, ngày nay không có trường này), nên ông được hưởng lương bậc 6/7. Ông có một anh trai tên là Mai Văn Úc, cũng học Bách nghệ bậc 7/7. Ông nổi tiếng khó tính, tay nghề thợ siêu giỏi, nên ai cũng sợ ông. Mặc dù không trực tiếp dạy tôi, nhưng khi có thời gian, cả 2 anh em ông đều truyền cho tôi mọi kinh nghiệp, kỹ năng của mình. Mỗi khi tôi đứng dũa sai động tác nào đấy, thì ông Vân sẽ nhắc nhở nhẹ nhàng. Nhưng ông Úc thì không, ông thấy tôi sai là cầm búa gõ mạnh vào mắt cá chân của tôi, đau chảy nước mắt. Đòn đau nhớ đời, vì nhờ những lần như thế nên khi đi học, tôi toàn nhận việc khó nhất để rèn luyện bản thân. Các bạn vui chơi thì tôi mày mò học tập.


Ảnh phân xưởng thời bao cấp - nguồn internet

Kết thúc khoá học tôi được cấp chứng chỉ thợ nguội bậc 1/7. Tôi được phân công về Xí nghiệp đại tu ô tô tháng Mười. Một xí nghiệp mới thành lập do Liên xô viện trợ, cũng ngay lúc đó sát nhập vào Quân đội để phục vụ Quốc Phòng. Họ phân công tôi về phân xưởng cơ khí đóng tại Miêu Nha, cách Hà Nội 15km.

Tuổi thơ của tôi kết thúc sớm từ năm 17 tuổi!

Những điều cuộc sống dạy nhiều hơn bất cứ một bài học nào ở trường lớp. Cũng trong thời gian này tôi bắt đầu đọc sách. Đi đâu cũng thủ một cuốn lúc rỗi là xem. Lúc đầu là cổ tích, sau thì kiếm hiệp, tự lực văn đoàn, toàn là yêu đương mơ mộng. Đọc nhiều đâm chán, tôi tìm hiểu thêm các cuốn tiểu thuyết hay để đọc. Tôi tự chìm đắm vào sách vở, chữ nghĩa. Luôn có mặc cảm thiếu thốn sự chỉ bảo của bố. Thì sách mang đến cho tôi tri thức, cho tôi những bài học quý giá.
Quãng thời gian học nghề tại trường kỹ thuật nghiệp vụ. Ngoài giờ học tại trường về nhà với bao nhiêu là gỗ hòm, bao bì mà dượng mua. Tôi xin dượng để tập đóng những đồ đơn giản. Tự tin hơn thì tôi đóng những bộ bàn ghế, giường, tủ, chạn, gác xép.v.v.v. đồ gỗ trong nhà tôi đóng còn dùng được đến đầu những năm 2000.


Ảnh bên trong căn gác nhà số 3 Trương Hán Siêu

Khoảng thời gian này, nhờ có nó mà về sau, tôi mới có nhiều sáng tạo mới trong công việc. Tôi có mấy câu thơ tuy hơi ngang, nhưng tôi mạn phép dùng thay lời kết cho quãng tuổi 17 còn vụng dại ấy:

"Chắc kiếp trước mắc quá nhiều tội lỗi.
Nên kiếp này phải lắm gian truân.
Tuổi thơ qua, bao dữ dội, nhọc nhằn.
Để mai lớn mới hòng thoát tội.
Dù không bố, không người dẫn lối.
Dù bôn ba xuôi ngược khắp đô thành.
Dù thất học, sống tận cùng dưới đáy.
Vẫn vươn lên để mong lớn thành người."


KÝ ỨC


Lâu rồi mới gặp lại một sớm sương mù hồ Tây dày đặc. Trời se se lạnh... Tôi đạp xe trong làn sương mờ ảo. Nghĩ mãi về những kỷ niệm xa xưa. Hôm nay tôi lại viết tiếp về những ngày tháng còn hằn sâu trong ký ức.

Lên cấp 2 tôi chuyển về học tại trường Quảng Trung, ngày gần nhà. Trong lúc này gia đình lụi bại thảm hại. Mẹ vừa sinh em út, thêm vào đó lần trước mẹ tôi vừa bị hậu sản. Dượng lúc này đi làm công chức, lương ba cọc ba đồng. Vừa sinh con đã phải đi luộc khoai sắn để bán. Các loại tem phiếu , nhu yếu phẩm cấp cho mọi người cả năm như: vải, gạo, đường, thịt cá... Mẹ tôi đều phải bán trước để lấy tiền sống qua ngày. Và mẹ bắt đầu mang nợ!
Nhà có 11 nhân khẩu, 5 đứa em còn bé, phụ giúp mẹ chủ yếu là 4 anh chị em tôi. Cứ đứa này chỉ cho đứa sau, thành thạo trong vài ngày. Lên cấp 2 tôi vẫn lùn như cấp 1.

Anh Bình và chị gái trên tôi thì phải nghỉ học hẳn. Còn tôi với anh Hùng được đi học. Tất nhiên tôi học chẳng ra làm sao, vì đi học về là đi kiếm tiền. Hầu như chẳng bao giờ tôi làm bài tập. May tôi có thầy Bích, thầy chủ nhiệm lớp 5 của tôi. Thầy biết hoà cảnh của tôi rõ nên hay giúp đỡ, và dặn các bạn trong lớp đùm bọc tôi. Thầy còn đề nghị trường cho tôi học bổng vì nhà tôi nghèo quá. Chỉ tiếc rằng sau này thầy Bích chuyển đi đâu, tôi không còn tìm được thầy nữa.

Tôi có một người bạn thân khi ấy tên là Liêm. Nhà bạn có cây rồi sai quả. Tôi chỉ thích về nhà bạn để hái ăn thoả thích. Bạn Liêm vẽ đẹp lắm, chúng tôi nảy ra ý đinh vẽ bài đăng báo lấy nhuận bút. Tất nhiên trẻ con mà làm gì có báo nào đăng. Dạo ấy trước cửa rạp công nhân có cửa hàng mậu dịch, họ bán bánh bao 4 hào một chiếc, vừa rẻ vừa ngon. Chúng tôi khi nào gom được chút tiền đều ra mua chia nhau ăn. Năm học lớp 6, lớp tôi có cô bạn tên Loạn, bạn ở miền nam ra đây học. Cô xếp bạn ngồi cạnh tôi. Loạn viết chữ đẹp lắm, tôi thì hay nhìn bài và hay trêu bạn. Chẳng mấy chốc mà thành thân nhau. Cứ đến lớp thì tôi mới mượn bài của Loan để chép. Mẹ bán khoai sắn nên lúc nào cũng dúi vào cặp tôi đôi củ khoai, củ sắn. Tôi đều đem chia đôi cho bạn. Bạn học rất giỏi, còn tôi thì tới lớp 7 là nghỉ nên tôi cũng không còn liên hệ với bạn.

Ảnh giấy chứng nhận cũ

Năm lớp 6 cô Ly làm chủ nhiệm lớp tôi. Chắc khi đó thầy Bích nhắn lại cô, nên cô hiểu và thương tôi lắm. Cô dạy tiếng Trung, mà tiêng Trung là môn tôi ghét nhất. Đến tiết học là tôi trốn, cô biết nhưng cũng chỉ nhắc nhở qua loa. Tình cờ sau 30 năm gặp lại cô trước cửa rạp tháng Tám, cô nhận ra tôi ngay. Từ đó đến trước khi tôi bệnh nằm nhà như bây giờ, năm nào cũng cùng các bạn và cô họp lớp. Cô vừa mất đầu năm 2021. Năm lên lớp 7, tôi học đuối bị lưu ban. Xấu hổ với bạn bè thầy cô lắm, nên khi đó tôi tránh tiếp xúc với mọi người. Những mối quan hệ dù chỉ thoáng qua, hay sâu đậm cũng đã để lại dấu vết trên con đường tôi đi.
Trường đời tôi học không bỏ một lớp nào. Bán lạc thì tôi tìm cách ủ lạc cho giòn hơn. Bán kem thì ma lanh hơn chút tôi bán kem lậu. Hồi đó kem quốc doanh quản lý, không cho cá nhân làm kem. Hầu như vùng ngoại thành, nông thôn không có kem bán. Thế nên có nhiều người tìm mua lại của chúng tôi bằng giá bán lẻ. Nếu họ bắt được thì chúng tôi sẽ bị phạt. Chúng tôi thường hẹn khách trong ngõ Trung yên, ngõ Phất lộc. Người này bán xong , người khác lại vào. Bán xong phải lỉnh đi ngay.
Mải mê với kỷ niệm tôi đã đạp xe về gần đến nhà. Thoáng chốc nhận ra đã hơn 60 năm cuộc đời.


ANH TÔI
Anh Hùng, người anh hùng của gia đình, anh mất ở đâu đó, trong thời gian chiến dịch Mậu Thân, ngoài 20 tuổi. Sự chết trẻ khiến anh vẫn sống mãi trong tâm trí tôi. Anh Hùng hay viết nhật ký và làm thơ, anh hay đọc những vần thơ này cho tôi nghe :

"Đêm hiện dần lên những chấm sao
Lòng người đang đẹp bỗng nhiên cao
Đố ai biết được lòng người nhỉ
Ai biết được ai dạ thế nào?"

Ảnh của anh tôi



Đêm qua không ngủ được, tôi bật nhạc lên cho dễ ngủ, ai dè nghe đúng bài của Thu Hiền hát:
Cắt nửa vầng trăng tôi làm con thuyền nhỏ.
Chẻ đôi câu thơ, bẻ đôi câu thơ tôi làm mái chèo lướt sóng.
Đưa tôi về, đưa tôi về....
Ai đó đưa tôi mái chèo, tôi cũng chẳng biết chèo. Nhưng trong đêm tĩnh mịch, tôi ước được về với tuổi thơ, được nhìn thâý anh trai tôi một lần nữa.

Giữa năm 1967, cả nước tổng động viên, anh cũng như bao người khác phải vào bộ đội.( Tôi nhớ trước khi đi bộ đội, trong 1 lần đi chơi, dượng tôi thấy anh đi ngược lại bên phố Hàm Long. Nhưng anh thì mải nói chuyện với bạn không nhìn thấy dượng. Về nhà dượng mắng và tát anh vì thấy dượng mà không chào. Tôi thương anh lắm. Tất nhiên nó chỉ là 1 trong chuỗi lý do để anh ra đi lúc đó như để bớt 1 miệng ăn, hay các bạn rủ nhau vì yêu quê hương...) Tôi tốt nghiệp khóa học nghề, ra trường được phân về Xí nghiệp đại tu ô tô tháng 10. Nhận được thư của anh, biết địa chỉ nơi đóng quân, tôi lên thăm anh trước khi anh ra trận. Anh đóng quân trong rừng sâu tỉnh Hòa Bình.

Bút tích của anh ( anh gửi thư về nhà viết vội lên mặt sau của bìa sách)
View attachment 6070423 View attachment 6070429

Theo chỉ dẫn trong thư, tôi phải đi tàu qua ga Phủ Lý, đi bộ hơn 30 km qua Nông trường 3 Sao, qua Đầm Đa, Quân Khí, qua Chi Lê Hòa Bình, khoảng 10 km nữa mới tới chỗ anh đóng quân. Lần đầu tiên xa nhà, lại đi bộ hơn 40 km, cũng may tối mịt tôi cũng tới nơi. Mừng mừng, tủi tủi, anh và các bạn anh tíu tít hỏi thăm việc nhà, người thân, Hà Nội… Đến tận sáng mới chợp mắt được 2 tiếng thì kẻng báo động lại vang lên, toàn trung đoàn hành quân dã ngoại đến điểm tập kết mới để làm lễ hạ sao. Trước khi vào Nam chiến đấu, bộ đội hạ sao quân hàm quân hiệu, chỉ quân phục mũ tai bèo, quần áo giải phóng quân, một khẩu súng trường và phiên hiệu đơn vị, chỉ là những con số, thư từ gửi về chỉ là số hòm thư. Tất nhiên tôi cũng phải hành quân theo anh tới điểm mới. Trời mưa như trút nước, nhưng đoàn quân vẫn đi dưới trời mưa tầm tã. Đang hành quân dưới mưa, bỗng có tiếng đàn ghi-ta và tiếng hát vang lên: “Tôi xa Hà Nội năm lên 18 khi vừa biết yêu…”. Tiếng hát da diết trầm lắng làm mọi người bồi hồi xúc động. Tôi không cầm được nước mắt. Hỏi anh thì biết người đánh đàn là anh Đoàn Chính, con nhạc sĩ Đoàn Chuẩn, nhập ngũ cùng ngày với anh. Anh Chính ở phố Hàng Bè, đã có người yêu. Khi hát có hai người kéo căng vải mưa để anh không ướt, người đeo hộ ba lô. Anh còn hát theo yêu cầu, tất nhiên chỉ toàn bài tiền chiến, về Hà Nội, về tình yêu.

Hành quân hơn 5 tiếng thì đến nơi đóng quân mới. Mọi người lăn ra ngủ, nghỉ và tranh thủ viết thư để nếu tôi về thì gửi hộ. Sáng hôm sau toàn trung đoàn tập hợp trên bãi đất trống giữa rừng. Mọi người đang đứng nghiêm chào cờ bỗng một bà cụ già lưng còng, tay dắt đứa cháu liêu xiêu ra trước hàng quân, tay quờ trước mặt: Ối con ơi, con ơi…Trung đoàn trưởng chạy ra hỏi tên, địa chỉ người lính. Sau một lúc suy nghĩ, trung đoàn trưởng lệnh cho người chiến sĩ đó ra khỏi hàng quân và quyết định cho chiến sĩ đó ra quân trước khi ra trận. Sau buổi lễ hạ cờ chiến sĩ được nghỉ một ngày để hôm sau nam tiến. Ngày hôm đó không ai nghỉ cả, mọi người ai cũng đều hối hả viết thư, có người viết 3-4 cái, có người còn cẩn thận hỏi tôi: "Anh gửi 5 cái thư đến 3 nơi em có ngại không?" Tôi trả lời: "Đến đâu em cũng gửi tới tận nơi, anh cứ viết đi". Thế rồi sáng hôm sau chia tay tạm biệt các anh, tôi khóc nức nở, khóc như mưa, cả các anh cũng khóc, anh tiểu đoàn trưởng, trung đoàn trưởng cũng khóc, các anh ôm lấy tôi mà khóc, cứ như tôi là người ra đi chứ không phải các anh…

Một ba lô đầy thư lại thêm một túi cũng đầy thư, tôi lại ngược đường về Phủ Lý‎. Lúc đi ga Phủ Lý hãy còn, lúc về ga Phủ Lý bị bom đánh tan hoang, chỉ còn đống gạch vụn. Tôi đành ngủ tạm đống rơm ven đường, độ 3 giờ sáng đi tàu về Hà Nội...Những lúc anh em tôi trò chuyện, anh có dặn tôi nhiều lần: nhà mình nghèo, em ra trường cố gắng dành dụm mua cái khung xe đạp. Em sẽ làm nghề cơ khí, tranh thủ làm dần phụ tùng. Mua những đồ không làm được, để lắp cái xe đạp cho cả nhà cùng đi. Lời dặn đó cũng là lời nói cuối cùng để rồi anh đi mãi mãi. Cái xe đạp anh dặn đã theo tôi mãi cả đời. Đồng đội của anh cũng tên là Hùng kể, đơn vị anh bị dội bom tan nát hết chẳng còn gì. Còn tôi đến bây giờ vẫn chẳng thể chấp nhận, vẫn cứ nhớ mãi đến anh tôi.

Ảnh chụp giấy lĩnh tiền tuất & giấy tờ của anh
View attachment 6070447

Khoảng thời gian anh đi bộ đội, tôi làm công nhân Quốc phòng tại nhà máy Z177, phân xưởng cơ khí (Đơn vị đóng tại Miêu Nha). Mới làm được gần 2 tháng, có lần về thăm nhà, tôi thâý mẹ và cô em tôi ôm nhau ngồi khóc. Hỏi mẹ tại sao lại khóc, thì mẹ nói vì tủi thân quá. Nghèo quá, muốn may cho em tôi bộ áo mới mà phải đi quay thuê mì sợi cho người ta 4,5 ngày mới đủ tiền mua vải. Không những vất vả còn bị nhiếc móc, cạnh khoé, khinh khi. Nói rồi 2 mẹ con lại ôm nhau khóc. Tôi mới buột mồm bảo mẹ :" hay là mình làm mỳ sợi hả mẹ". Mẹ nghe xong càng khóc to hơn. Mẹ nói còn nợ tiền, vay chỗ nọ vá chỗ kia tiền đâu mà mua máy?

Không nói gì với mẹ, hôm sau tôi xin nghỉ phép. Tôi đi khắp Hà nội để tìm người làm máy. Đến ngày thứ 3 tôi gặp anh Sinh, nhà trên phố Thụy Khê. Anh Sinh đang gióng máy để bán. Tôi hỏi anh có bán máy không. Anh nói phải 2 tuần nữa, vì anh chưa tìm mua được 2 bánh răng phù hợp với quả lô cán, vì 2 bánh răng phải khít với quả lô cắt. Tôi nói với anh sao không tự làm. Anh trả lời: "có thể làm được nhưng tay phải thợ tay nghề cao, mà có làm cũng mất thời gian lâu lắm". Tôi nói: "để em làm có được không?". Anh cười tươi bảo anh còn không làm được nữa huống gì tôi. Biết có cơ hội tốt, tôi dặn anh để cho tôi làm, và tôi liền về nhà tìm cách đọc lấy dấu, cách đánh, cách làm.v.v. v. Buổi tối tôi đến nhà thầy xin thầy dạy cách làm bánh răng. Đúng 1 tuần sau, tôi làm xong 4 bánh răng vừa khít. Trong lúc tôi làm, anh Sinh có ghé qua nhà. Thấy tôi cần cù, biết thêm về gia cảnh khó khắn, anh đồng ý bán chịu máy cho tôi. Mừng như bắt được vàng, tôi liền bắt tay vào làm mỳ sợi. Dạo đó ai làm mỳ sợi đều gia công cho nhà nước. Nhà nước bán khẩu phần lương thực kèm mỳ viện trợ. Nhà nào cũng phải ăn độn mỳ. Tôi mang máy về làm ngay trên nhà. Tôi phải đóng bàn máy, cho chân bàn độn nhiều đôi dép lốp để khi quay máy bớt tiếng ồn. Chỉ hơn 15 ngày, nhà tôi bắt đầu thuê thợ
Sau đúng 1 tháng thì trật đủ tiền máy cho anh Sinh. Sau 2 tháng trả hết nợ cho mẹ. Đến tháng thứ 3 thì mua được 2 cái xe đạp. Những lời anh Hùng dặn tôi đã làm được. Như một cuộc cách mạng của gia đình tôi. Từ chỗ nghèo khó lại thành chủ. Những việc gì mà ta không làm được vì ta chẳng chịu bắt đầu!

Giấy tờ của nhà máy anh đã từng công tác trước khi đi lính
View attachment 6070458

Khoảng đầu năm 2012, tôi có mời nhà Ngoại cảm tìm mộ anh. Họ chỉ ra mộ anh ở nghĩa trang Bến Cát tỉnh bình dương. Với tấm lòng của mình, dù đúng hay sai, tôi đều coi các chiến sỹ là anh mình. Để cho anh và đồng đội có chỗ đi về.

Chiến tranh nghĩ mà đau xót quá!


TRƯỞNG THÀNH


Sau khi căn bản đã xoá nghèo cho mẹ và các em, cuộc sống của gia đình tôi dần ổn định. Chủ nhật nào tôi cũng về để sửa chữa máy mỳ cho mẹ. Thời gian còn lại tôi ở đơn vị. Ban ngày đi làm, tối đạp xe lên thị xã Hà Đông học bổ túc văn hoá. Phân xưởng tôi là phân xưởng mới được Liên xô tài trợ nhiều máy móc hiện đại. Tôi cứ lọ mọ tìm hiểu cách vận hành. Có những ngày nghỉ, ngày lễ tôi không về nhà, tôi xin đăng ký ở lại trực. Lúc đó phân xưởng không có ai, tôi bật máy này thử máy kia. Khi nào chạy máy quen, tôi bắt tay vào làm thử. Tôi cứ làm như thế cho đến khi tôi biết hết các nghề. Tôi còn mua sách kỹ thuật về tự học. Nhiều khi tôi mượn được sách khoa học hay, những giáo trình đại học về cơ khí, chế tạo máy, là cưa ngấu nghiến để đọc. Nếu có gì không hiểu, tôi sẽ hỏi người đi trước.

Ảnh Tổng cục kỹ thuật - lễ tổng kết

Nghề chính của tôi là nguội khuôn mẫu. Tôi rất sáng dạ nên học gì cũng nhanh. Năm đầu khi là thợ bậc 1/7 tôi đã có 5 cải tiến được khen thưởng như: cải tiến tán ri vê côn, cải tiến quấn vỏ dây ga, dây công tơ mét, gò ke- ốp thùng xe, sáng kiến phay bu- lông tắc- kê, đò gá bào rãnh chốt chẻ các loại ê-cu. Nhờ có nhiều thành tích nên cuối năm tôi được đề bạt làm tổ trưởng quản lý cả thợ bậc 5/7. Tôi làm hộ bài thi cho thợ bậc 4 lên 5. Năm sau tôi thi lên 2/7. Từ năm thứ 2 trở đi, trung bình mỗi năm tôi có từ 8-10 sáng kiến, cải tiến được khen thưởng. Tôi được bầu là chiến sỹ thi đua. Đến năm thứ 3 tôi thì lên bậc 3/7. Các sáng kiến ngày một khó và phức tạp hơn. Tôi bắt đầu tự thiết kế những đồ gá, máy móc mới hỗ trợ sản xuất. Cùng với anh Trọng, một thợ tiện bậc cao, chúng tôi cùng làm máy quấn lò xo đệm, máy rút ống đồng, máy viền mép thùng. Tôi còn tự làm máy ta- rô ê- cụ quang nhíp và các loại ê-cu khác (máy này dùng được 20 năm). Tôi cải tiến máy khoan đứng để rèn lại bu- lông quang nhíp. 2 việc này thường được giao cho phụ nữ làm nên năng suất rất thấp, ngày chỉ được 10 sản phẩm. Nay mỗi ngày được hàng chục đến cả trăm sản phẩm. Tôi liên tục được khen thưởng chiến sỹ quyết thắng toàn quân. Nên năm nào tôi cũng được thi nâng bậc, không cần tính niên hạn. Đến năm thứ tư tôi được thì lên bậc 4/7. Cũng trong thời gian này, tôi đã học hết lớp 10 bổ túc văn hoá ở trường Nguyễn Huệ. Tôi cũng thi được vào trường Đại học Bách khoa, nhưng đơn vị lấy lý do tôi không phải đảng viên nên tôi không được đi học.

Năm 1970 tôi học lớp cảm tình Đảng, đến khi điều tra lý lịch về, chính trị viên lắc đầu bảo tôi: "Ôi chao! Lý lịch thế này làm sao vào Đảng được." Ông nội tôi là đại điền chủ, giữ chức quan Cửu phẩm triều Nguyễn, ông còn được tặng huân chương Bắc đẩu bội tinh (**) Với lý lịch như vậy thì vào Đảng thật xa vời với tôi.

Ảnh của Ông nội tôi

Nhưng tính tôi ngoan cố, năm sau tôi thi và tiếp tục đỗ tiếp vào Bách khoa, nhưng đơn vị còn ngoan cố hơn tôi, đơn vị vẫn không cho tôi đi học. Trời không chịu đất thì tôi chịu đất vậy! Tôi lại tập trung vào công việc, không nghĩ đến học đại học nữa. Do nhiều lần lên đọc báo cáo thành tích quá. Tôi có nhiều người quý mến, nhưng không ít kẻ đố kỵ. Khi tôi thi bậc 4/7, đơn vị sửa đề của tổng cục đưa ra để làm khó tôi (lúc đó tôi không biết). Chỉ đến khi tổng cục chấm lại bài thi họ mới phát hiện ra. Đơn vị điều tra ra anh trợ lý huấn luyện, vì thâý tôi lên nhanh quá, nên tự ý sửa đề. Nhưng tôi vẫn thi lên bậc thành công, còn anh đó bị kỷ luật, thuyên chuyển về Nghệ An. Có lẽ con người tôi xấu xí bên ngoài, nhìn đã thâý cơ cực, đôi khi tôi nói có hơi nhiều và hay lý luận, nên tôi không có nhiều bạn chăng? Xù xì, thô ráp, chứ tôi cũng được lắm mà!

Hàng năm tôi đều viết báo cáo đại hội đảng bộ đơn vị. Thủ trưởng đặt cách cho tôi thêm ngày nghỉ hàng tháng và phải bí mật không cho ai biết.
Về nhà tôi làm cho mẹ máy mỳ không cần quay tay nữa mà chạy bằng mô tơ. Tôi còn chế thêm 2 dàn máy và máy nhào. Lúc này mẹ tôi đã là tổ trưởng tổ mỳ có hơn 20 người, làm hai ca liên tục mới đủ yêu cầu phục vụ. Tôi sản xuất thêm máy để bán. Tiền lương tôi đưa mẹ hết. Mẹ bảo không cần, nhưng tôi vẫn dúi vào tay mẹ :" khi nào cần thì còn xin sau". Khoản tiền bán được máy tôi đóng tiền học, tiền tiêu vặt, tiền mua sách, quần áo. Tôi có 2 tối học đàn, 2 tối học văn hoá, 2 tối học tiếng pháp, 1 tối ra thư viện. Thời gian rảnh thì tôi đọc truyện, có những khi thức trắng để đọc cho hết vì hay quá. Sáng sớm tôi có thói quen chạy bộ và "ị" đồng. Thứ nhất quận công, thứ nhì ị đồng!

Tôi vờ chơi đàn
View attachment 6066297

Nhiều khi làm khuôn mẫu căng thẳng quá , thì tôi lại có cảm xúc làm thơ. Tưởng mình làm thơ hay lắm, tôi nộp 5 bài dự thi tuần báo Văn Nghệ. Chờ mãi không thấy hồi âm, tôi liền lấy thơ của mình ra đọc lại, thì thôi, tôi còn chẳng ngửi được huống chi anh Văn nghệ! Tôi đoạn tuyệt thơ ca, thì tôi chuyển sang gảy đàn. Tôi có 10 hoa tay thật đâý, nhưng tiếng đàn của tôi nó lộn xộn, gãy khúc, mà nốt nhạc tôi không nhớ nổi. Tôi lại chia tay với đàn! Về với máy móc của tôi thôi...

Cuối năm 1969, phân xưởng tôi chuyển về Ba la bông đỏ (cách thị xã Hà đông 5km). Cả nhà máy gần 1000 công nhân tập trung về một chỗ. Chủ yếu đại tu xe bị bom đạn hỏng từ chiến trường gửi về. Chiến trường yêu cầu gì thì nhà máy phải làm cái đó. Công việc vất vả hơn, có ngày phải là thêm 8 tiếng nữa, đôi lúc giờ làm thêm còn nhiều hơn tiền lương.

Quản đốc phân xưởng tôi lúc đó là bác Vê. Bác là thợ già 2 chế độ, bác rất giỏi nhưng bác mà ghét ai thì người đó khó lòng tiến được. Còn có ảnh Thọ đầu bé, tinh nghịch. Có lần anh Thọ ngồi trên dàn giáo cao bảo: " bác Vê ơi đưa hộ cháu hộp đinh". Bác Vê tưởng thật, nghển cổ đưa cho anh hộp đinh. Ai dè ảnh đánh một phát rắm thật to... Và thế là anh không được thi nâng bậc! ( Cho đến tận khi về hưu, anh chỉ được thợ bậc 3 vì âm thanh oan nghiệt ấy)

Anh Thọ còn có biệt tài kể chuyện Chí Phèo như đọc thuộc lòng. Dấu chấm phẩy Anh nhớ tuốt. Anh là người kỹ tính nhưng giỏi nghề và yêu quý tôi. 2 anh em từng sửa chữa, chế tác nhiều thứ. Có lần một máy công cụ bị hỏng bánh răng mô- đuyn 2, có 97 răng. Máy phay hệ liên xô chế tạo trên ụ chia không phay được 97 răng. Anh bảo tôi khoan thêm 1 lỗ trên ụ chia. Bên phòng kỹ thuật không đồng ý, nhưng máy do tôi quản lý nên tôi cứ khoan trộm 1 lỗ. Rất may là phay được bánh răng kia luôn.

“THẦY”

Trong thời gian về Ba La - Bông Đỏ, 2 tối/tuần tôi đi ô tô tháng về Hà Nội học tiếng Pháp. Thầy giáo dạy tôi tên là Bích (1). Thầy là đại tá vừa nghỉ hưu. Trước thầy là cử nhân văn chương thời Pháp, sau đi kháng chiến lên đến hàm đại tá. Thầy đã làm Chánh Đại sứ Việt Nam tại Pháp 15 năm, có thời gian còn kiêm Đại sứ khu vực Bắc Âu. Thầy đẻ cả 3 con ở Pháp. Khi về hưu thầy đi dạy thêm. Học sinh của thầy có Phó Thủ tướng Lê Thanh Nghị và Đại tướng Hoàng Văn Thái.

Thấy tôi mỗi lần về học phải đi 14-15 km, thầy nói hôm nào mưa gió phải nghỉ học, Chủ nhật thầy sẽ đến tận nhà dạy bù. Hôm nào đến lớp thầy cũng gọi tôi lên kiểm tra nhiều nhất. Mùng 1 Tết thầy đến nhà tôi từ sáng sớm. Vừa ngạc nhiên vừa cảm phục, tôi hỏi: “Tại sao thầy làm thế? Em định ngày mai mới đến chúc thầy cô”. Thầy bảo: “Tôi coi Cường vừa là học trò vừa là bạn, có gì đâu mà ngại”. Ở lớp, thầy có cách kiểm tra bài rất lạ. Đến bây giờ tôi cũng không thấy ai làm được như thế. Cùng một lúc, thầy gọi 2 học sinh lên kiểm tra viết; 2 học sinh lên trước bục thoại với nhau, người hỏi người đáp và ngược lại; 2 học sinh thuộc lòng những động từ đã chia và các thì; 2 học sinh lắng nghe và sửa lại. Sau 15 phút, thầy kiểm tra hết cả lớp! Hết học kỳ 1, học sinh ở các lớp khác bỏ học nhiều nên trường dồn 2 lớp thành 1. Quá chênh lệch về trình độ, các lớp khác không theo kịp lớp tôi nên phải chuyển đi.

Ảnh sách học tiếng Pháp

Là trí thức nhiều năm công tác ở nước ngoài, khi về nước thầy bỡ ngỡ và ngơ ngác. Cái gì thầy cũng hỏi tôi: từ cái đơn trong chuyện nhà ở với phường, đến chuyện học hành thi cử của con cái. Việc ốm đau bệnh tật của cô, điều gì biết tôi đều tư vấn. Thầy là cán bộ cao cấp nên có bìa A Tôn Đản, bìa C Vân Hồ. Khi mua được những nhu yếu phẩm quý, thầy thường lóc cóc đạp xe kêu tôi đến nhà.

Trước khi nghỉ hưu, thầy làm chuyên viên cao cấp cho Tổng cục 2 Bộ Quốc phòng, nằm hầm 6 tháng ở Củ Chi để khai thác tù binh Mỹ. Tại đây thầy bị sốt rét, da bủng beo. Cuối cùng, người ta cáng thầy sang Căm-pu-chia rồi đưa đi chữa bệnh bằng máy bay quân sự. Năm sau thầy mới chính thức về hưu. Thầy thường kể cho tôi nghe về sự phân minh của luật pháp nước ngoài. Như có 1 ông bố là đại tá quân đội dắt con 7 tuổi qua đường. Chẳng may thằng bé đuổi bắt con bướm chạy vọt đi. Bố không kịp giữ con, các xe tránh nhau, hơn 10 xe tông vào nhau gây ra một chuỗi tai nạn. Ra toà, người bố phải chịu trách nhiệm vì đã không dạy dỗ con. Toà xử ông bố 2 năm tù cho hưởng án treo, và nộp phạt bảo lãnh bằng tiền. Hay một nhà nọ có cây táo, một số cành chĩa sang nhà hàng xóm. Trẻ con hàng xóm trèo lên hái quả, chủ cây táo đi kiện. Toà xử cành nào chĩa sang hàng xóm thì quả chia đôi, vì bầu trời thẳng bức tường lên là của hàng xóm. Luật pháp phải công minh chính xác thì mọi người mới được bình đẳng, tự do.

Có lần Thủ tướng Việt Nam sang thăm Thụy Điển, là Đại sứ khu vực Bắc Âu nên thầy đi tháp tùng kiêm phiên dịch. Khi đón đoàn mình, Phu nhân Thủ tướng Palme lái xe đầu chở Thủ tướng Phạm Văn Đồng, xe sau Palme chở tuỳ viên chính phủ VN về thẳng nhà riêng. Trong khi vợ ngồi tiếp khách thì Palme đi chợ về rồi xuống bếp nấu nướng. Không có người giúp việc nào phụ ông bà. Khi ăn cơm, thủ tướng mình hỏi, vợ chồng Palme trả lời đây là một nghi lễ tỏ sự trân trọng những người bạn vô cùng đáng quý. Những nguyên thủ quốc gia khác không bao giờ được tiếp đón như vậy. Hôm sau họ mới làm thủ tục và nghi lễ đón tiếp nguyên thủ quốc gia.

Tuy tôi học thầy không lâu, thầy đã mở rộng sự hiểu biết của tôi ra thế giới bên ngoài. Thầy cho tôi những bài học về sự khiêm tốn, giản dị, kiến thức sâu sắc, phong phú mà rất chân phương. Mối quan hệ thầy trò còn duy trì mãi kể cả khi tôi không còn học nữa. Thầy bị ung thư qua đời ở tuổi 75 tại Bệnh viện 108. Đám tang thầy có phó thủ tướng và nhiều tướng tá từng là học sinh đến viếng. Mỗi người sinh ra là đón chờ cái chết. Cống hiến cả cuộc đời, sống hết mình nhưng chết có mang theo được không? Có tồn tại thế giới bên kia không? Không ai biết, nên tôi cứ nghĩ cái chết chính là khởi đầu mới!


NHỮNG NĂM 70 - 80
Thời gian những năm 1970 đến 1976, là quãng thời gian sôi động nhất cuộc đời tôi.

VỢ TÔI
Tôi viết xoay quanh tôi, suy nghĩ nhận thức của tôi, vì vậy tôi tôn trọng cá nhân người khác, và tránh đề cập quá nhiều về họ.

Cột mốc quán trọng trong đời tôi, năm 1971 tôi trúng 1 cơn "gió", không phải gió độc mà là "nàng gió". Đến tháng 12/1973 thì tôi rước "gió" về nhà. Nên nhà tôi lúc nào cũng mát mẻ. Nhưng gió có đủ cũng bậc của gió: gió mùa đông bắc, gió lào, gió nồm, gió bão, gió giật liên cấp, gió bấc.... Nhưng gió này cỡ nào tôi cũng chịu được, gió tiếp sức đẩy tôi vượt qua mọi chông gai. Tôi không dám nói nhiều về "gió", nên chỉ dám man mát ở đây thôi!

Tôi gặp vợ tôi ở nhà máy Ba la bông đỏ. Vợ tôi xinh xắn nhất phân xưởng. Vợ tôi làm thợ phay ( khi về mất sức cô ấy cũng có cấp bậc 5/7). Tôi tăm tia để ý, nên xin quản đốc xếp vào nhóm cho tôi quản lý. Vợ tôi có nhiều vệ tinh lắm. Chẳng hiểu thế nào lại gật đầu yêu tôi, nhà nghèo, xấu trai mặt rỗ. Tại sao thì chỉ mình vợ tôi có câu trả lời. Chúng tôi lấy nhau mà cả nhà máy bàn tán, vợ tôi kể họ còn viết trên cánh cửa nhà vệ sinh rằng chúng tôi ăn cơm trước kẻng. Vì ngoại hình quá chênh lệch, họ xì xào bàn tán chê bai. Có lần trong lúc còn đang yêu nhau, ông quản đốc có trót dại trêu: " em ơi, kẻng kêu kìa ! "(ý là có bầu). Cơn "gió" nhẹ nhàng thổi một cái: " nếu đẻ ra em cứ báo cáo cán bộ là con của anh nhé!". Từ đó ông ảnh im tịt.

Ảnh vợ tôi và đám cưới của chúng tôi
View attachment 6066257

2 vợ chồng lấy nhau ở đơn vị, nên chúng tôi cũng như bao người, xây dựng gia đình từ còn số 0. Chúng tôi co cóp từng chút một. Ngoài lúc làm ở đơn vị, tôi còn gióng máy mỳ để bán rồi máy xay mía, máy xay bột. Ai đặt máy gì tôi làm máy đó. Nhớ những cảnh sinh hoạt tập thể ở nhà máy. Vợ chồng tôi được phân 1 căn nhỏ gần 7m2. Giường thì ghép từ 2 giường đơn được đơn vị cấp lúc vào. Điện, nước xí nghiệp bao. Tôi hay mặc cả quần đùi để tắm, vào nhà mới thay đồ. Công nhân chúng tôi đoàn kết lắm. Có đồ thì chia nhau, nay xin tí nước mắm, mai mượn tí kem đánh răng. Tem phiếu phát 6 tháng 1 lần, chia theo cấp. 2 vợ chồng được 2 kg thịt/ tháng, gạo được hơn 40kg/ tháng, 1l nước mắm, dầu ăn... Giai đoạn đó vợ chồng tôi không giàu có nhưng đủ ăn. Tôi nhớ có đợt người nhà ở Miền Nam ra cho cái đài cát- xét, máy khâu. Có cái máy nghe nhạc đĩa than, mỗi khi đi đâu phải cất vào tủ không mất. 2 vợ chồng tôi nghe nhạc Khánh Ly, Thanh Tuyền, nhưng phải nghe trộm, nghe kín vì nhà nước cấm nhạc Vàng. Buổi tối ăn cơm xong là cầm chiếu lên sân tập thể để xem ti-vi. Nhớ nhất là phim Trên từng cây số, quen miệng cứ gọi bôm bốp di a nốp. Thỉnh thoảng có tổ chức văn nghệ thi đấu với nhau, tôi gọi vui là nghành ca "em là thợ nguội anh, là thợ khuôn đôi ta chung sức, chung lòng, chung tay..."

Tôi nhớ có lần đèo vợ tôi về quê vợ ở Thạch thất -Hà tây, về đến đầu làng thì nước ngập trắng đồng. Đành xuống vác xe lội qua, bước thấp bước cao bì bõm mất hơn 1 giờ mới về đến gốc gạo đầu thôn. Có hôm đêm 30 tết về muộn, trời tối đen như mực, tôi đi đường mới ( lối qua Phùng) nên không để ý mà lao thẳng xuống ruộng. Đúng là yêu nhau tam tứ núi cũng trèo, ngũ lục mương cũng lội, thất bát ... gì cũng qua.

26/12/1972 máy bay Mỹ ném bom phố Khâm Thiên, tôi phải đưa cả nhà về nhà em sơ tán (lúc này chưa lấy nhau). Đi qua đống đổ nát, còn khét mùi bom đạn, đi qua mà không dám nhìn lại, chỉ đi thật nhanh vì sợ máy bay quay lại ném bom tiếp.

Thời kỳ chiến tranh và bao cấp nói chung, ai cũng khổ lắm. Nên gọi là kể cho vui chứ chúng tôi chắc chẳng ai muốn sống lại thời kỳ đó.


SỰ NGHIỆP

Đến năm 1977, đơn vị tôi chuyển về nhà máy Z176, đóng tại Kiêu Kỵ, Gia Lâm. Tôi quản lý một tổ sản xuất gần 20 người đa nghành nghề. Vẫn theo guồng làm việc cũ, tôi thay đổi liên tục, cứ vẽ cả trăm bản vẽ, hỏng lại làm lại. Có lần 1 kỹ sư du học từ Nga về thiết kế bộ khuôn dập pha đèn gầm ô tô. Thử mãi trên máy dập 60 tấn không được. Vì theo lý thuyết học, khe hở độ vát của chày cối không hợp lý, thử mãi không được độ sản phẩm dập sâu làm tôn mỏng dễ rách. Tôi nhớ đến 1 tin trên tạp chí kỹ thuật từng đọc: dùng hình chày khác đi để mang tính là chày chuốt chứ không phải chày đột. Sản phẩm được ứng dụng thành công.

Tôi xin thi lên bậc 6, sau khi nói với thủ trưởng để tôi làm đề xê tận dụng vật tư sau khi đã SX đạn pháo.Trong toàn bộ công đoạn may- ơ, có 2 khâu khó nhất: vì là đề xê tận dụng nên tôn dập hay bị rách. Nếu dùng hệ dung sai cơ bản thì không bảo giờ dập được. Nhờ đọc nhiều nên tôi biết có một số trường hợp ở Trung quốc và Pháp, họ chỉ cách tạo những góc thoát của chày cối phải là bao nhiêu mới hợp lý. Nhưng khó hơn nữa là bộ khuôn mẫu đóng dấu tên lên sản phẩm: đường kính bảo ngoài là 10 ly, trong có ngôi sao 5 cánh, trong ngôi sao có chữ 176 (phiên hiệu đơn vị). Có được khuôn rồi thì dùng thiết kế gì để đóng lên sản phẩm. Nắm vững chuyên môn nên tôi hoàn thành được hết. Sau 1 tháng chúng tôi sản xuất hàng loạt , trên tổng cục còn cho người xuống thăm quan học tập. Trong thời gian này, bộ phận tôi quản lý còn làm thêm nhiều sản phẩm phục vụ kinh tế: máy đùn mỳ sợi, máy thái sắn, thái rau, máy tuốt lúa, máy đùn gạch, cần cẩu xây nhà 5 tầng. Tôi dùng hình thức khoán cho người lao động. Ai làm được việc tôi cho thêm ngày nghỉ. Việc này đến tai giám đốc, thủ trưởng đòi kỷ luật tôi và công nhân. Tôi có sợ đâu, tôi cứ làm miễn sao có hiệu quả. Tôi cứ như cái xe lu, lừ lừ lăn chậm mà chắc. Nhưng đôi khi lại lù lù làm người ta ghét!


“THỢ”

Năm 1982, tôi nhiều lần đề nghị thủ trưởng Nhà máy Z176 (Bộ Quốc phòng) cho chuyển ra ngoài. Đơn vị không đồng ý, nói thợ bậc cao quân số trên quản lý. Tôi lên tổng cục đề đạt nguyện vọng thì được trả lời: người có bàn tay vàng rất quý nên không được đi đâu hết! Nếu là sĩ quan, thượng tá đại tá có nhu cầu thì có thể chuyển, nhưng những người như tôi thì phải ở lại đến khi về hưu sẽ được hưởng nguyên lương, chứ không cho chuyển. Tôi nói lại: “Năm nay tôi mới 33 tuổi, đã thi hết bậc, xin đi học không cho đi, vào Đảng vướng lý lịch không cho vào, tương lai đã đóng cửa không lối thoát”. Cuối cùng, không thể không giải quyết nguyện vọng chính đáng của tôi, năm 1984, cấp trên chuyển tôi về Trung tâm Khoa học Kỹ thuật, Viện Nghiên cứu Lâm nghiệp, Bộ Lâm nghiệp.

Về công việc ở đơn vị, do không có bằng cấp, chỉ là anh công nhân bậc cao, lại không phải đảng viên, nên trước khi về cơ quan mới, tôi đã thực hiện một hợp đồng có giá trị về kinh tế : làm các giá để bản đồ. Vì cơ quan bao cấp trên việc tôi làm như giấy vào cửa, hồ sơ nói lên năng lực bản thân.Cuộc sống của tôi bước sang một trang mới. Tôi được phân công làm quản đốc xưởng cơ khí. Tiếng là quản đốc nhưng số lượng máy công cụ chỉ bằng 1/10 số máy mà tôi đã quản ở đơn vị cũ. Riêng công nhân thì chắp vá không biết làm gì, cán bộ thì không có năng lực chuyên môn, chỉ biết về lâm nghiệp.

Có nhiều chuyện khiến tôi nhớ mãi. Một kỹ sư khóa đầu tiên được giao một đề tài trong 3 tháng là nghiên cứu công cụ cầm tay để trồng rừng. Sau 3 tháng nghiên cứu, người kỹ sư đó rửa sạch một cái cuốc, úp cuốc lên tờ giấy A0, điền các kích thước rồi mang nộp đề tài. Tôi hỏi anh ta: “Anh đi thăm Bảo tàng Lịch sử bao giờ chưa?”. Anh ta bảo chưa. Tôi tiếp: “Thảo nào anh không biết người ta đã dùng cái cuốc này cách đây mấy nghìn năm rồi”. Với nhân sự, thiết bị như thế nên tôi luôn phải đặt câu hỏi: Làm thế nào bây giờ? Có cách nào làm tốt hơn không? Tôi đề nghị giám đốc đi công tác về các lâm trường địa phương. Đến các nơi, tôi luôn hỏi một câu: “Chúng tôi từ viện nghiên cứu về đây, các anh cần gì để chúng tôi giúp?”. Đi gần 30 địa phương tôi thấy có quá nhiều vấn đề, quá nhiều vướng mắc mà mình có thể giúp được.

Ở Lâm trường Hữu Lũng Lạng Sơn, người ta cần 5,000 con dao quắm, yêu cầu lưỡi con nọ chặt vào sống con kia không mẻ không oằn. Thời hạn 1 tháng phải xong để tránh mùa mưa. Tôi đề nghị giám đốc ký hợp đồng rồi giao cho tôi thực hiện. Giám đốc hơi sợ, hỏi: “Sao liều thế?”. Tôi nói có gì đâu, tôi sẽ vào trong Đa Sỹ Hà Đông đặt cả làng làm theo hợp đồng, kèm theo các yêu cầu kỹ thuật. Sau đó chúng tôi hoàn thành hợp đồng, đôi bên hài lòng. Thanh Hoá, Nghệ An cần máy tuốt lúa; Tây Nguyên cần máy tách hạt điều; các tỉnh vùng cao cần máy tẽ ngô, bóc lạc, máy thái sắn, dao chặt vầu, máy tiện gỗ… Ai cần gì chúng tôi đều đáp ứng.

Khi làm đề tài “Bình phun thuốc trừ sâu bằng đồng” cho nông nghiệp, chúng tôi phải xử lý tất cả 56 chi tiết kỹ thuật. Máy móc, công nhân, cán bộ kỹ thuật không có, vốn không, nhà xưởng không, trong khi đó huyện Thuận Thành - Hà Bắc cần 500 cái, Nông Cống - Thanh Hoá cần 500 cái... Nắm được nhu cầu, tôi liền đi 56 cơ sở sản xuất để ký 56 hợp đồng gia công chi tiết, đi thuê Trường Công đoàn làm mặt bằng sản xuất, thuê công nhân thời vụ lắp ráp tổng thành hoàn chỉnh. Cũng chỉ hơn 1 tháng chúng tôi đã thanh lý hợp đồng. Việc đến tai Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp là ông Nguyễn Công Tạn (2). Ông đến xem một vài cơ sở tôi đặt gia công. Xem xong ông nhận xét: Tôi không ngờ với điều kiện như vậy mà các anh làm được.

Thực tế việc này không có gì mới. Ở Chợ Lớn người ta đã làm từ lâu rồi. Có điều mọi người không nghe, không học mà thôi. Tôi có đọc được một thông tin là hãng xe đạp, xe máy Peugeot của Pháp có hơn trăm giám đốc (mỗi ông phụ trách một chi tiết), vốn, máy móc, nhà xưởng, công nghệ, việc ông nào ông ấy quản lý, công ty chỉ lắp ráp và tiêu thụ sản phẩm. Tinh giản vô cùng. Khi làm đề tài “Bình phun thuốc trừ sâu vi thể tích” dùng cho cây công nghiệp, “Đèn bẫy bướm trừ sâu” dùng cho lúa, tôi cũng áp dụng phương pháp này. Khi kết quả thành công, báo Quân đội, báo Nhân dân đăng bài. Phó Thủ tướng Nguyễn Ngọc Trìu đến tận nhà thăm hỏi, Bộ trưởng Nông nghiệp đề nghị báo cáo thành tích.

Ảnh: Phó Thủ tướng (phụ trách Nông-Lâm-Ngư nghiệp) Nguyễn Ngọc Trìu đến thăm tôi
View attachment 6066258

Ra ngoài dân sự, không bị ràng buộc, tôi được phát huy hết khả năng sáng tạo, học hỏi được nhiều hơn, làm được nhiều hơn. Đầu những năm 90, tôi được mời chấm thi Sáng Tạo Kỹ thuật Toàn quốc lần thứ nhất (giải Vifotec ngày nay) về chế biến mỳ màu, tiết kiệm năng lượng. Tôi chấm cùng tổ với Giáo sư Hà Học Trạc.(3) Khi chấm thi mỗi người một phòng tự cho điểm, sau đó tập trung cả 10 người mỗi tổ chấm, nghe nhận xét tại sao cho điểm như vậy. Mỗi người lên bảo vệ quan điểm của mình rồi lấy điểm trung bình cho từng bài thi. Vì có nhiều kinh nghiệm thực tế, tôi chỉ ủng hộ những bài nào có khả năng áp dụng vào sản xuất. Còn bài nào vẽ đẹp, không áp dụng vào thực tiễn thì chấm thấp hơn. Ông Hà Học Trạc luôn ủng hộ những ý kiến của tôi. Tôi đề nghị hội đồng về vùng Sấu Giá - Hà Tây xem tận nơi 2 bài thi: làm nha bằng tinh bột sắn, làm miến bằng sắn. Vì người dự thi là nông dân nên bài viết sơ sài, nhưng giá trị thực tiễn rất lớn, cả xã hàng nghìn lao động có công ăn việc làm. Mọi cơ sở làm bánh kẹo đều mua nha tại đây. Kết quả những bài thi đó đều được giải.

Tôi là người nhẫn nhục nhưng rất nóng tính. Nhiều lần khi ký các hợp đồng kinh tế, khách hàng kẹp tiền vào giữa giấy tờ. Tôi ngạc nhiên hỏi: " sao mua tôi rẻ thế! ". Tất nhiên là tôi không ký. Nhiều người ngại làm việc với tôi, ai đề bạt tôi lên tôi đều không được ủng hộ. Một lần phát hiện có hơn 30 hợp đồng đã thực hiện xong, nhưng phó giám đốc lẫn tài vụ nửa tháng chẳng tìm được sổ sách số liệu. Tôi lên phòng giám đốc thắc mắc, anh đập bàn và quát lên:" Cút! Lần sau tôi cấm anh vào phòng tôi." Tôi liền từ chức trưởng phòng và xin đi công tác biệt phái chuyên làm đề tài. Quả nhiên 2 năm sau, anh giám đốc bị cắt chức vì không tất toán được 30 triệu.

Ảnh kỷ niệm
View attachment 6066288


Tôi có điều kiện được tham gia khoá học ngắn ngày về chuyển giao công nghệ, mua bán patent, license đó Cục sáng chế tổ chức. Giáo sư nước ngoài hướng dẫn, phía VN có bà Ngô Bá Thành giảng về luật. Lúc đó tôi mới hiểu rõ về mua bán chất xám, từ đó vận dụng làm kính tế những tháng ngày sau này. Sau nhiều năm làm việc, tôi rút ra rằng dù mình có làm nghề gì, nếu làm hết khả năng, cố hết sức, ta có thể biến không thể thành có thể.


TRỞ VỀ HÀ NỘI

Năm 1982, tôi đã làm hộ khẩu nhập cả gia đình về Hà Nội ( Năm 1978 vợ tôi sinh con gái đầu lòng). Chúng tôi mua một miếng đất nhỏ để ở riêng. Đến năm 1984, sau nhiều lần viết đơn đề nghị, tôi xin cho vợ tôi về mất sức. Còn tôi được chuyển ra ngoài làm. Tôi làm từ máy xay bột nước để vợ tôi xay sữa đậu nành, tới máy xay bột trẻ em, xay cháo. Tôi nhớ máy xay bột mịn tôi thiết kế, xay siêu mịn nhưng mà tiếng nổ của máy "siêu to". May cho tôi làng xóm không kiện tôi, họ cũng tạo điều kiện cho nhà tôi "nổ" hơn chục năm.

NHỮNG CUỘC GẶP GỠ

Dạo đó tổ mỳ của mẹ có 1 cậu thanh niên trẻ tuổi mới đi làm thuê.Nó cùng tên với tôi, nó nói : " em bỏ học, trốn công an, trốn mẹ, nên sang đây náu tạm". Lâu dần tôi biết được nó kém tôi 10 tuổi, nhà có 2 anh em. Bố mẹ có chức vụ khá trong nhà nước. Bố nó thường đi công tác xa, mẹ luôn khắt khe, lại hay sỹ diện với người ngoài mà không quan tâm con cái. 12 tuổi bỏ học, chơi bời đàn đúm, lêu lổng. Khi công ăn phường đến nhà thì mẹ nó mới biết con mình đã hư hỏng. Nó làm trùm của lũ tiểu yêu, hàng ngày nhảy nghẽo ( trộm xe đạp) từ chợ Mơ đến Bách hoá tổng hợp. Ăn cắp xong mang ra chợ Trời bán. Bọn nó bán bao nhiêu không biết, nhưng nộp phí cho nó phân nửa. Cứ thế thành đại ca ngồi một chỗ thu " hồ lỳ". Nó kể làm việc xấu mà hồn nhiên, chân thật. Từ đó 2 anh em thân thiết. Có lần mẹ nó sang khóc với tôi nói phải từ nó. Mẹ nó bảo đang ăn cơm, mẹ nói gì không vừa ý là nó quẳng cả mâm cơm ra sân. Tôi nói với cô để cho nó cơ hội, tôi sẽ từ từ bảo ban. Nó nghe lời tôi lắm, và chịu lập gia đình. Tôi sắm đồ nghề để vợ nó bán phở, nó quay nước mía. Nó luyện ngón nghề thái thịt bò siêu mỏng, tôi trêu nó:" mày thái miếng thịt mỏng mà tao thổi bây được đây này". Rồi cả quán phá lên cười. Cuộc sống 2 vợ chồng khấm khá dần lên. Sau này nó đi ép nút chai cho dược phẩm, rồi mở xưởng đúc nhôm, kéo rút, bọc dây điện cao thế. Hiện nó là ông chủ một doanh nghiệp nhỏ tại Nauy. Đối với người trong phân xưởng, tôi đều hết lòng giúp đỡ. Có cải tiến mới thì tôi lại ghi tên người này người khác, cho họ có cơ hội được khen thưởng, lên bậc, được vào đảng, và được đi học.

Cuộc đời chỉ cần lựa chọn đúng, hãy tự tha thứ cho bản thân để ta sẽ tự có cơ hội mới.



BỆNH TẬT
Số tôi chắc là số ruồi bâu, mà cũng đúng tôi sinh năm còn trâu mà!

Mới ngoài 40 tuổi, sự nghiệp vừa chớm nở, tôi bị đột quỵ. Đồ thị bệnh tật của tôi lên xuống bất thình lình, đỉnh sau bao giờ cũng cao hơn đỉnh trước. Khi bị bệnh, tôi mới biết mình bị hở van tim bẩm sinh. Cũng do nhiều năm lăn lộn kiếm tiền, vô thức tôi tàn phá sức khoẻ, đốt cháy tuổi xuân nhanh quá. Một người hay thích nghĩ, thích vận động như tôi lại phải nằm một chỗ. Đúng là đòn đau ghê gớm. Tôi xin chuyển từ Việt xô sang Bệnh Viện E. Hơi xa nhưng vắng vẻ, tôi cứ đùa với mọi người : " tôi toàn thấy cáo phó ở Việt xô, chứ chưa thâý cáo phó ở E ". Mất gần nửa năm tập luyện, dưỡng bệnh tôi mới hồi lại sức khoẻ. Sau đó, tôi xin về mất sức, và ra ngoài tự kiếm cơ hội kinh doanh khác.

Một lần đang đạp xe trên phố Khâm Thiên, tôi thấy trẻ con đi mua cá cảnh nhiều. Chợt nghĩ đến làm bể cá và bán cá cảnh. Tôi liền đạp xe lên Nghi tàm hỏi han. Tôi bắt đầu kinh doanh cá cảnh rất tình cờ, tôi nhớ vui có nhưng lúc ra bờ sông nhặt đá sỏi trắng, về rửa sạch bán 40 nghìn một xô. Có lần đi chùa Hương, tôi thấy suối Yến có nhiều rong đẹp quá, tôi vốc một túi mang về trưng trong bể cá. Khách hỏi tôi rong gì đẹp thế, tôi bốc phét là rong tóc tiên, họ hỏi mua 40 nghìn một bát rong luôn. Tôi bán ngay nhưng mà thầm cười trong bụng. Có những đôi cá tôi mua có 1 nghìn 1 cặp, về gặp tùy khách mà tôi chém giá lên. Lâu lâu tôi cũng tự chất vất lương tâm của mình, nhưng không thấy nó đâu, khỏi tìm nữa vậy. Thế mới hiểu xưa họ cứ gọi là "con buôn".

Mấy chục năm chăm chỉ làm thợ, bậc này bác kia, đến khi về mất sức tiền kiếm chẳng bằng anh bán cá. Tôi làm có nửa năm thì không bán cá nữa. Chợt nhớ có lần chuẩn bị ăn cơm, có đôi cá vàng trong bể bị chết. Tôi vớt ra rán giòn lên, mà bảo chẳng ai dám ăn. Có mình tôi với con gái lớn mới thử nghiệm. Đúng thật, toàn xương, nhạt thếch! Cuộc đời tôi như thế, cũng bốc đồng lắm chứ!

Năm 1993 trong một lần đèo con gái thứ 2 đi xe đạp vòng Hồ Tây, thấy một khu đất trống bỏ hoang ( là công viên nước Hồ tây bây giờ), tôi nảy ra ý định làm vườn. Tôi lân la hỏi các bô lão xung quanh, tôi cứ lên khu đó rồi mua rượu, mua lạc mời các ông. Ngà ngà say là các cụ kể tuốt. Sau đó tôi quyết định thuê để trồng "hồng Đà lạt trên đất Bắc". Chẳng có trong tay kinh nghiễm lẫn kiến thứ về trồng hồng, ngày nào tôi cũng lượn chợ hoa Nhật tân. Suốt 3- 4 tháng trời, trong lúc còn nghĩ trồng như thế nào, tôi chỉ thuê người làm cỏ và dọn dẹp. Sau khi nghiên cứu thị trường hoa thì tôi quyết định bán giống chứ không bán hoa. Dạo đó có giống hồng đắt, nên người chiết không tính tiền công mà họ chiết 5 cây sẽ lấy 1 cây. Tôi nghĩ ra chiêu mới, ngoài trả tiền lương hàng tháng thì cứ 1 tháng triết được 10.000 cây, tôi sẽ thưởng mỗi người thêm 1 cái xe đạp. Lọ mọ khoảng 6 tháng, vườn hồng của tôi bắt đầu có kết quả.

Ảnh chụp vườn Hồng
View attachment 6066269

Tôi mời bác Hồng Chương ( diễn viên, nghệ sỹ) tới vườn tôi mỗi tuần. Chủ yếu mượn bác cái mác nghệ sỹ để quảng cáo. Làm thêm nửa năm nữa, tiền lãi từ trồng hồng gấp hàng chục lần vốn tôi bỏ ra. Đang trên đà phát triển, tôi định mở rộng thuê thêm đất để làm thì Vợ tôi bị bạo bệnh.

2 vợ chồng tôi có sao hắc ám nào chiếu vào cung sức khoẻ. Tôi lại bỏ hết để chiến đấu cùng vợ. Vợ tôi bị K vú, nằm ở bệnh viện Bưu điện. Giai đoạn này nói đến ung thư là nói đến án tử. Vợ tôi được bác sỹ Kha ( bác sỹ đầu nghành lúc đó) mổ và chữa trị. Bác có nói với tôi: " tôi đã mổ hết khả năng, nhưng vợ chồng anh chị xác định chị nhà chỉ sống được 2 năm nữa là cùng." Chẳng có gì làm chúng tôi suy sụp hơn câu nói đó của bác. Buồn cũng chẳng làm được gì, hai vợ chồng nhìn thấy 3 đứa con còn nhỏ, cứ lén lén ôm nhau khóc. Nhưng tôi với vợ đều là 2 con người quen khổ cực rồi nên cũng lì đòn lắm. Ai chỉ chữa thuốc đông - tây - năm - bắc gì là tôi đều đèo vợ tôi đi. Con cái gửi cho bà nội, bà ngoại thay phiên nhau. Rồi tôi nghe đâu đó nói lá đu đủ chữa ung thư vú là số 1. Tôi cũng làm theo, không biết tôi đã hái bao nhiêu cây đu đủ ở Hà nội này rồi. Con gái lớn đi về quê hay đi đâu thấy cây đu đủ xanh là cũng hái lá về cho mẹ. Lá đu đủ xanh mang về rửa sạch, đun nước lên uống cả ngày ( để đói uống lá đu đủ sẽ bị loét dạ dày). Có lẽ trời lại thương vợ tôi nên để "gió" vẫn chưa ngừng thổi!

Vợ tôi và tôi còn gặp nhiều bệnh tật nặng nữa, nhưng may mắn đều hợp thầy hợp thuốc. Đến năm 2010 khi tôi bị ung thư chờ chết cũng vậy. Cứ như 1 phép lạ, tôi lại vượt qua, sau đó sức khoẻ xấu đi, có đột quỵ lại thêm 2 lần nữa. Nên tôi mới bằng mọi cách hoàn thành ước nguyện văn chương của mình. Thời gian này tôi đọc nhiều sách phật pháp. Có đợt tôi lên Đà lạt, tá túc trong chùa có ý định tu tập. Nhưng chắc tôi là con trời đánh, lên được 3 hôm là tôi lại chạy "mất dép" (hàng ngày các thầy bắt đọc sách trong, ăn cháo loãng, đi một bước quỳ một bước).

Sinh - lão - bệnh - tử rõ ràng ai cũng phải trải qua 1 lần. Nhưng càng về già lại càng yếu đuối, chẳng còn cái khí thế mạnh mẽ, hào sảng của tuổi trẻ. Đến một lúc nào đó tôi sẽ quên hết những ký ức này, sẽ lẩm cẩm như đứa trẻ, sẽ phải nhờ con cái chăm sóc. Biết như thế nhưng lòng vẫn còn nặng trữu!


3 CÔ CON GÁI
Các con dặn tôi bỏ qua không nhắc tới. Tất nhiên tôi chỉ nói " chút chút" thôi!

Năm 1978, vợ tôi sinh con gái đầu. Chúng tôi vui mừng lắm, chăm chút cho cháu từng chút một. Có kỷ niệm vui lúc năm cháu khoảng 4 hay 5 tuổi, vợ tôi ra chợ 1 chút nên khoá cửa nhốt cháu trong nhà. Thế là cô bé ấy trong lúc buồn "ị" quá mới đi luôn ra nhà, và xé sách vở của tôi để chùi. Về nhà thấy cảnh tượng ấy tôi không khỏi buồn cười, nhưng cũng có chút kinh dị. Trẻ con lúc đó bố mẹ đi làm hay nhốt con cái ở nhà. Chúng nó cứ chơi qua của sổ với nhau. Lúc nào về đến nhà cũng một đống rác, hay đất cát đầy giường. Cô con gái đầu cho tới khi lớn luôn luôn coi bố như người bạn thân. Năm 1983 vợ tôi sinh cháu thứ 2, mới 1 tháng tuổi đã bị vợ tôi vô tình đổ nước sôi vào người. Phải đi chữa cả tháng trời, tưởng không qua khỏi. Có một cảnh tưởng tôi không bảo giờ quên: cô chị 7 tuổi bế cô em 1 tuổi, trải chiếu trước cổng nhà máy của bố mẹ để chờ bố mẹ tan ca. Năm 1986 vợ tôi sinh nốt 1 cháu gái nữa. Vậy là nhà tôi có 3 cô con gái. Bản thân tôi từ bé luôn thấy thiếu thốn tình thương, nên tôi cố gắng dành cho con những điều tốt nhất. Những kỷ niệm đưa con đi chơi, đưa đi học, những lần viết thư tay gửi con khi chúng đi du học, những lần mổ cò để gõ email...

Con gái đầu của tôi có lần năm cấp 2, đạp xe đi học về thế nào bị đâm xe. Gãy đôi cả ghi đông xe, mà nó vẫn cầm 1 bên gãy, tay lái bên còn lại đạp loạng quạng được về nhà. Con gái út hồi 7 tuổi, nó thấy bố bị bệnh tim. Không hiểu nghe ai mách nước, nó ra mua chịu 1 chai rượu, rồi ra góc đại sứ quán pháp hái hoa đại mang về. Nó sao hoa đại lên ngâm vào rượu. Nhưng đến đoạn "hạ thổ" thì nó không biết, lúc đấy nó hỏi tôi : "bố ơi, hạ thổ là mang đi đâu hạ?". Chưa đánh đã khai, thế là bị phát hiện dám đi mua chịu. Có lần cô con gái thứ 2 ở bên Mỹ gọi về cho bố mẹ hỏi: "mẹ ơi, cà chua bổ ngang hay dọc hả mẹ". Làm 2 vợ chồng cười ngặt nghẽo cả ngày. Cuộc sống biết đủ là đủ!

Chúng ta ai cũng đã từng là đứa trẻ vô tư không ưu phiền!

Những bức thư tôi và các con trao đổi khi các con du học nước ngoài
View attachment 6068625



ANH CẢ & "ĐỒ GÀN" / Đi nhặt ký ức

Anh cả là con riêng của bố tôi với vợ đầu, anh Sinh năm 1937. Khoảng thời gian 1965 đến trước 1975, anh từng làm sỹ quan Việt Nam Cộng Hoà. Trước ngày giải phóng miền Nam 30/4/1975, anh chuẩn bị di tản bằng trực thăng khỏi Sài gòn. Nhưng vì yêu, thương con, sợ đi không trở lại, lên trực thăng rồi mà quyết định quay về. Những lần tranh luận chính trị giữa 2 anh em trai tôi đều kết thúc bằng câu " ờ thôi, anh em trong nhà cả".

Ông anh cả của tôi vẫn hay gọi tôi là "đồ gàn" vì tính gàn dở, đôi khi quá "hớn hở" của tôi. Mỗi lần vào Sài Gòn thăm anh là 2 anh em tôi lại chạy Honda khắp nơi. Anh cả hơn tôi 1 giáp, dù khác mẹ nhưng tôi với anh lại rất giống nhau. Anh có món nghề tay trái là buôn phế liệu, có lần tôi trêu anh: " ở Hà nội em đang thầu được hợp đồng thanh lý sắt thép to lắm. Nhưng lại không có đồ nghề dỡ xuống. Anh xem thế nào, áng chừng làm được thì bảo em." Ông anh háo hức: " được bao nhiêu tấn?". Tôi trả lời: " dỡ xuống mới cân được". " Thế ở đâu, ra Hà Nội luôn!". Tôi bảo: "cầu Long Biên" rồi phì cười. Anh khó tính với ai, chứ riêng tôi là anh phát biểu: "thằng Cường muốn gì tao cũng chiều." Anh nhắc mấy đứa con rằng chú mày gàn dở lắm, khỏi cãi, chú bảo gì cứ thế làm theo. Chúng nó cũng bao la theo tôi luôn!

Ảnh con gái đầu của anh/ tôi và cháu đi cà phê

Anh kể cho tôi nghe về ông nội, về bố, về những người họ hàng Nam tiến từ trước năm 1954. Anh còn giữ gia phả dòng họ kỹ càng. Anh và tôi nghe các chú tôi (chú Đậu, chú Đỗ(4) là em trai ông nội) kể vào thời kỳ cải cách ruộng đất, ông bị quy là Đại điền chủ. Nhưng do con rể ông Lúc bấy giờ là Chánh án toà án khu Việt bắc, nhận biết trước thời cuộc, đã mời ông lên ở cùng nên ông thoát bị đấu tố. Ông ở đó đến năm 1963 thì ông mất. Ông là người có đầu óc cấp tiến, sinh thời ông từng là lính Lê Dương của Pháp và tham gia thế chiến thứ 1 ở chiến trường châu Phi. Sau đó về Việt Nam ông,được nhà nước Pháp tặng 3500 mẫu ruộng và 10km sông, được tặng "Bắc đẩu bội tinh"(**) và phong chức quan cửu phẩm nhà Nguyễn. Ông đã cho xây nhà thờ làng Đầm (đạo thiên chúa), đóng góp xây chùa Thá (đạo phật).

Bố tôi là con cả của ông, nên gọi là Cả thủ ( con cả + đầu to). Ông nội cho bố tôi 100 mẫu ruộng làm vốn cưới vợ (vợ đầu). Chú Đậu kể bố tôi có 1 sự tích nổi tiếng: ông Cả thủ lên 40 phố Thợ Nhuộm đánh bài. Ham đỏ đen, trong 1 ngày ông thua mất 70/100 mẫu ruộng. Cô của ông phải lên "lôi cổ" về. Bà nội tôi (về sau bà dẫn theo các con cháu vào Nam, trong đó có anh cả tôi) còn cầm dép với gậy đuổi đánh ông.

Tôi có chút tiếc nuối rằng lưu giữ được ít thông tin về ông bà và bố tôi. Chỉ có nhà nội tôi trong Nam là còn giữ, nhưng các chú đều sang Mỹ và cầm theo.
Mấy đứa cháu tôi trong Sg còn bảo tôi: "trời ơi chú Cường ơi, ngày nào mấy ổng cũng kể hoài, nói hoài, riết thành con cũng nhớ."


MẸ TÔI

Như bao người con khác, tôi mang ơn Mẹ suốt đời. Vì Mẹ đã sinh ra tôi, cho tôi được sống làm người, cho tôi nụ cười và cho tôi cuộc đời. Tại sao tôi lại nói về mẹ ở những trang cuối, vì mẹ vẫn còn đang sống. 100 tuổi là hành trình quá dài so với đời người, nhưng chẳng là nổi 1 phần tỷ tích tắc của vũ trụ. Nhưng với tôi mẹ là tất cả!

Ảnh tôi và mẹ
View attachment 6068471

Mẹ tôi lấy chồng năm 22 tuổi, là con gái nhà giàu, có nhan sắc, đảm đang nổi tiếng thị xã. Bảo nhiêu người theo đuổi, bà lại chọn yêu và lấy người đã có một đời vợ và con riêng. Âu cũng là cái số... Mẹ tôi khi đó là cô gái mạnh mẽ, tự lập, giỏi kinh doanh, biết kiếm tiền từ sớm. Bố tôi hơn mẹ tôi 10 tuổi, vợ cũ mất được 5 năm, một mình nuôi con. Khi ấy bố tôi làm cai đội khố đỏ, có xe riêng. Từ xưa bố nổi tiếng ham chơi, cờ bạc cả ngày. Nhưng khi yêu và lấy mẹ tôi thì bỏ hẳn tật xấu, chí thú làm ăn.

Bút tích của bố tôi và một số giấy tờ nhà đất của ông để lại
View attachment 6070332 View attachment 6070474 View attachment 6070476


Bố tôi được lòng bà ngoại lắm, khi bố mẹ lấy nhau mọi việc đều thuận buồm xuôi gió, làm ăn phát đạt. Nhà đất mua từ Phúc Yên ra Hà nội, ông có xưởng nhuộm vải cung cấp cho quân nhu vùng kháng chiến. Vải mua vùng tạm chiến, nhuộm màu bộ đội rồi đem bán cho vùng tự do. Rồi chuyển qua quầy để mẹ tôi bán ở chợ Đồng Xuân. Ngoài thì trấn Kim Anh, bố tôi còn mở một xưởng làm kem gói. Công việc bộn bề nên thuê 1 thư ký (là Dượng tôi sau này).

Nhà khá giả nên mẹ tôi sống sung túc, bà kể đẻ con đứa nào ra thuê ngay vú em: người có sữa thì cho bú, người giặt giũ và nấu ăn. Vú em sẽ trông đến khi con trẻ hết 4 tuổi. Mẹ tôi giúp đỡ nhiều người, có những người làm thuê mẹ giúp họ dựng vợ gả chồng, giúp công ăn việc làm, cho họ tiền làm vốn... Khi người làm nghỉ về quê, mẹ đều chuẩn bị đầy đủ quần áo, tiền bạc, quà cáp cho họ. Về sau, khi mẹ sa cơ, họ là người trả ơn và giúp đỡ mẹ.

Mẹ hay kể về bố cho tôi nghe, mẹ bảo bố tôi là người vui tính. Ông chẳng bao giờ quát tháo, mẹ tôi thích gì là bố tôi chiều. Lúc nào cũng bênh mẹ trước mặt bà nội. Bố tôi tìm mua những gì "phi lý" nhất theo yêu cầu của vợ khi bà ốm nghén. Trên bàn thờ chưa kịp cúng, mà thấy món mẹ tôi thích là ông lấy xuống đưa luôn. Ông bảo bà nội là ông ăn, bà biết cũng chịu thua. Hạnh phúc chẳng tày gang, được vài năm thì ông mất trước khi mẹ sinh tôi. Mẹ có nói lúc biết tin có thuê người tìm xác nhưng không được. Mẹ bảo khoảng thời gian sống với bố tôi là lúc mẹ hạnh phúc nhất! Mẹ dặn tôi không được tham lam, chỉ cần có những lúc đẹp nhất để nhớ tới là đủ lắm rồi.


Giấy tờ đất ông nội để lại cho bố và giấy hôn thú của bố mẹ
View attachment 6070479 View attachment 6070503
View attachment 6070543

Dượng kém mẹ tôi 8 tuổi, nhà Dượng nghèo nên phải đi làm thuê để có tiền học. Mẹ tâm sự vì là goá phụ lúc còn trẻ quá, một nách 4 con, mà Dượng lúc đó tháo vát, đẹp trai, nên mẹ mới quyết định lấy dượng. Thực ra Dượng cũng là người có tài, trước kia ông đã từng học khoá 1 Trần quốc tuấn. Sau vì không chịu được gian khổ nên bỏ về vùng tạm chiến. Về lại đi học trường Võ bị Đà Lạt cùng khoá với tướng tá Ngụy. Sau giải phóng thường mặc cảm vì "sỏ nhầm giày", nên mang chuyện đó đè nén lên vợ con. Mẹ tôi có lúc phản kháng, cũng giậm chân, rít lên như ai.

Giấy tờ của Dượng
View attachment 6070648 View attachment 6070651

Dù cuộc sống có hôm phải ăn cháo cầm hơi, nợ đầm đìa mẹ vẫn vay nợ mua đồ ăn cho cả nhà. Vì sẵn tính tiêu hoang khi xưa, mẹ tôi có lần mua 5-7 con gà, tem phiếu mới lĩnh là bán sạch...nợ tính sau. Chúng tôi lúc nhỏ hiếu động, hay bày trò nghịch dại như: đái vào ấm nước đang đun của nhà hàng xóm, thó trộm đồ ăn trên bàn thờ, trốn học, bẻ trộm cây không biết bao nhiêu lần... Anh Hùng mà mắc lỗi, là mẹ cầm đòn gánh định phang vào người, anh nhanh tay đỡ được và nói: " thế mẹ đánh con thật à?". Mẹ nhìn mặt anh tếu táo quá lại cười rồi tha cho anh. Nhà đông anh em, sợ nhất ngồi đầu nồi xới cơm, chưa kịp đưa cơm lên miệng ăn thì đứa khác đã " em xin thêm 1 bát". Khoảng những năm 60, chiến tranh diễn ra tàn khốc, ai cũng đói nghèo, bữa cơm của mọi nhà phải ăn bột viện trợ kèm với gạo (10kg thì 3 kg bột mỳ, 7 kg gạo), hay cơm độn hạt bo bo. Nghèo nhưng anh em tôi biết bảo ban nhau, và đứa nào cũng thương mẹ.

Mẹ tôi là người sành ăn, lên thăm bà mua đồ là tôi phải mua đúng chỗ. Tôi hay vào ngõ chợ Đồng xuân mua hủ tíu, miến lươn cho mẹ. Hồi bé có lần mẹ dẫn tôi ra đó ăn, mẹ bảo ở đây toàn các bà đi chợ tạt vào ăn sáng trước khi bán hàng, mẹ nói: "Các bà đanh đá, chua ngoa, nấu không ngon là bị chửi." Mẹ già thì ký ức cũng phai dần, khi tỉnh bà nhớ đọc từng tên của các con. Khi lẫn thì ai cũng như ai :
“Ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc Đừng để buồn lên mắt mẹ nghe không…”


TỰ SOI MÌNH

" Gom góp tâm tư viết thành dòng
Nhật ký lòng tôi gói trọn trong
Đời người hằn sâu lên nét mặt
Trời xanh có xoá những ưu phiền?"

Tôi hay suy nghĩ phức tạp hoá vấn đề, cũng có lúc "sỹ rởm", lúc lại hơi "vĩ cuồng". Tôi nhớ lần ngồi trên cabin đi áp tải hàng, thấy dòng chữ đề ở đuôi xe chạy trước "còi to cho vượt", thì bỗng nhớ khi vần những thùng xăng hết nhiên liệu đi đổ đầy nguyên liệu mới, tiếng động mấy thùng rỗng va vào nhau nó to hơn những thùng đầy xăng. Tôi lại bật cười một mình. Hay như khi còn trẻ với những mối tình thơ ngây, kết thúc cũng ngang như mấy vần thơ tôi nặn. Khó mở đầu mà không thể kết!

Nói về "tật" thì tôi đầy một rổ, nham nhở như cái bánh răng tôi hay làm. Khi lấy vợ tôi lại đâm ra lười, cứ làm cho người ngoài lại nhác việc vợ giao. Ăn mặc luộm thuộm, quần áo chẳng tự mua bao giờ. "Mộng mơ" thì cũng hay mơ mộng, nhưng biết dừng chân biết về nhà". Vợ tôi đọc mấy dòng tôi viết thì nói đúng một câu với âm điệu chắc, gọn: "đồ điêu!" Thú thật, bây giờ vợ tôi mà đòi ra hồi ký, thì tôi xin đi biệt xứ luôn...

Quá tự tin trong công việc, nên tôi cũng mắc nhiều sai lầm, thất bại nặng nề. Nhiều lần tôi đem tiền nhà đi đầu tư dự án mới, nào thì làm nước mía đóng chai, nào thì đồ ăn chay đóng gói, lại đến bột dưỡng sinh 7 loại đỗ, sàn panel siêu nhẹ, máy lọc nước cho vùng ngập mặn... Tôi chót dại ôm lấy quá khứ huy hoàng, mà quên rằng thời thế thay đổi, tôi lại y như anh kỹ sư vẽ cuốc lên trên giấy mà tôi đã từng cười chê. Khi có ý định làm nước mía đóng chai, tôi mới nướng đường lên cho hơi chảy ra để có mùi khét khét, rồi pha nước hấp cách thủy, bỏ vào chai...thành nước mía đóng chai! Tôi cho 2 đứa con tôi thử, nó lại bảo thơm lắm bố ạ, thế có hại bố không cơ chứ. Tất nhiên là tôi không sản xuất được rồi, vì nó vớ vẩn.

Hay như lúc tôi định tay không bắt giặc, tự kéo sắt thép cho sàn panel siêu nhẹ. Trong khi nhà máy hiện đại của người ta toàn kỹ thuật tiên tiến, tôi lại đi kéo tay với chế máy, chưa làm đã thấy thua. Tôi còn giữ dụng cụ mát- xa chân, cũng tự ra khuôn mẫu, đi đặt rồi về đóng. Nhưng của đáng tội, ai lăn chân cũng ngứa ngứa và buồn cười... Sản phẩm đấy tôi ế đến nỗi, tặng cho bao nhiêu người mà bây giờ vẫn còn ở nhà. Rồi tôi làm bột dưỡng sinh để ăn, sau thấy nhiều người hỏi mua tôi cũng làm bán, khách có đều đều, toàn các ông già bà già mua. Sau đó thị trường ra những gói bột dưỡng sinh ngon hơn, bao bì đẹp, chuyên nghiệp. Bột của tôi lại thành dĩ vãng.

Ảnh chụp tờ quảng cáo bột dưỡng sinh của tôi / ảnh chụp bản vẽ mô hình chùa một cột để đặt trong nhà
View attachment 6068555 View attachment 6070673

Lúc phá nhà cũ để xây mới, phấn khích hơi thái quá, tôi mới bảo KTS vẽ cầu thang vòng ra giữa nhà (tưởng tượng cầu thang quý tộc như trong "cuốn theo chiều gió"). Xây ra thì cái cầu thang chiếm hơn 1/2 tầng 1, vợ nói tôi mới ngộ ra là phải để tầng 1 cho thuê... Thì tôi lại phải tốn tiền phá đi, kèm cái lườm nặng nghàn tấn của vợ tôi!

Thôi thì nếu tự chấm, lấy thang điểm 10, tôi xin gom cả bậc thợ nguội, gộp lại là 7/10.
Nhân bất thập toàn. Đời người nào ai có sáng suốt mãi, cũng phải sẩy chân, trượt ngã, có lúc tham lam muốn thêm cái này, muốn xin cái khác...


NHỮNG NGƯỜI BẠN

Cuộc sống không thể không có bạn, bạn lúc tuổi thơ, bạn khi về già, bạn làm ăn, bạn học, bạn nhậu, bạn đời...

"Bạn già"
Tôi có ông bạn thân tên Lợi, ông thông minh và "tiện lợi" như tên của mình. Bạn học cùng tôi từ cấp 2, mãi về sau chúng tôi mới chơi thân lại với nhau. 2 ông bạn già thích đạp xe Hồ tây, 2 ông bạn già đều có bệnh tiểu đường, 2 ông bạn già cùng thích nói về dĩ vãng. Khi tôi bệnh nằm nhà, bạn mang cho tôi lương khô để ăn, báo để đọc. Thú thật với bạn nhiều khi lười tôi chẳng đọc hết, báo nhiều đến nỗi vợ tôi phải đem bán đồng nát. Chúng tôi chẳng ngại nói thẳng, nói thật với nhau. Con rể của ông bạn tôi có mảnh đất trồng cây ở Hoà Bình, cuối tuần cháu nó đưa chúng tôi xuống chơi. Bắt con gà con vịt làm bữa cơm, 2 chúng tôi lại buôn chuyện từ sáng đến mịt tối. Bạn Lợi ơi! Đọc được lại mang báo lên cho tôi nhé!

"Bạn xã hội"
Cách đây hơn 35 năm, tình cờ tôi quen 1 chị bạn làm quản lý cho đơn vị hành chính sự nghiệp của báo Nông nghiệp. Vì cơ quan bao cấp nên việc làm chỉ mang tính chất lấy thu bù chi, nhằm cải thiện đời sống của nhân viên toà soạn. Nhà chị có con Ba-bét-ta đắp chiếu, không phải vì cũ mà vì quá mới nên không dám đi. Chị thấy tôi làm ở Viện nghiên cứu khoa học thì ngỏ ý hợp tác. Tôi giúp chị kiểm tra các bản hợp đồng, và phân tích từng điểm hay dở trước khi ký kết. Dồn dập lúc đó có 3 lời mời làm ăn: xuất khẩu 5000 tấn sắt vụn, nhập 5000 tấn thóc - gạo từ phía Nam bán cho dự trữ Quốc gia và các tỉnh phía Bắc, xin được cô-ta xuất 500 tấn quế.

Lúc bấy giờ cả nước chỉ buôn bán tiểu nghạch. Đẩy hàng qua phao số 0, tức là không ký xuất nhập khẩu bình thường được. Chị tận dụng một số mối quan hệ "phức tạp" để xin được vay trả chậm 500 tấn nhựa hạt nguyên chất, với lãi suất ưu đãi, tính bằng đô-la. Tôi đã can ngăn chị hết lời, tôi giải thích cho chị: đô-la đang ở ngưỡng 1 đô-la ăn 400đ, nếu sau đó, đô-la lên giá 1 đô-la ăn 800đ, thì chị vỡ nợ (Đợt đó đô-la lên tận 1000đ).

Hợp đồng vận chuyển gạo cũng vậy. Tôi nói chị xem kỹ lại ngày hàng chuyển đến, vì theo như tính toán của tôi sẽ cận ngày Tết ta, thợ về quê nghỉ tết thì không có ai bốc dỡ hàng. Chị vẫn nhất quyết không nghe tôi, đến khi hàng bị chậm, lẽ ra phải đến ngày 25 thì 28 tết mới tới nơi. Gạo phải lưu trên tầu hơn 15 ngày, lúc xuống hàng thì ẩm mốc hết. Phải bán rẻ làm thức ăn gia súc. Còn 5000 tấn sắt vụn, tôi trình bày với chị riêng tiền công cắt mấy bệ phóng tên lửa thì 1 tiền gà 3 tiền thóc. Đừng nhận làm, chị vẫn không nghe, vẫn mang tư tưởng kiểu cũ để làm kinh tế.

Càng gỡ càng mắc rối ren hơn, để rồi chết hẳn vụ 500 tấn quế. Khi thu mua quế phải có chuyên môn, để phân biệt loại quế thơm, quế mỏng. Chị lại cử người nhà, cái thói quen chỉ tin người nhà thành ra phản tác dụng. Vì họ không có kinh nghiệm, thu mua toàn loại quế dày, không thơm, không đủ tiêu chuẩn xuất khẩu. Chị bị vỡ nợ, bị liên đới pháp lý, phải trốn nợ, mãi về sau mới thoát. Mỗi khi gặp chị thì tôi tránh nhắc chuyện cũ, chỉ con cà con kê đôi ba câu thăm hỏi.

Ảnh chụp ngồi cà phê với bạn ( cầm điếu thuốc làm điệu)
View attachment 6068577

"Bạn hàng"
Năm 2013, trong 1 lần đi mua bánh rán ở Lý nam đế. Tôi nảy ra ý định làm máy để rán bánh. Tôi hỏi bà chủ quán có cần thiết làm máy để tăng năng suất không, thì bà chủ đồng ý ngay. Tôi rủ con trai của bạn tôi làm cùng, vì cháu học thiết kế xây dựng, lại đang thất nghiệp. 2 chú cháu hào hứng phát minh, tính toán. Tôi thì vẽ tay bản thảo, rồi cháu lại thiết kế bản vẽ 3d. Cuối cùng làm vui vui cũng ra được cái máy, bán 3 triệu cho cửa hàng bánh Gia lợi ở Lý nam đế ( không đủ tiền cà phê của hai chú cháu). Nhưng tôi lời ra được bài thơ "bánh rán tự sự":

Em là hạt gạo trắng ngần.
Ai đem Xay- Vắt làm em rã rời.
Lại còn Đùn- Cắt nhân đôi.
Vê tròn rồi lại cho Lăn qua vừng.
Trải qua muôn lớp can trường.
Hai chìm - Mười nổi long đong trong dầu.
Vào khay Thăng- Vận sáu lần.
Ròn- bùi - thơm ngậy ra quầy bán mua.
Ai đọc thơ xin chớ mỉm cười.
Ăn rồi suy ngẫm, buông lời... chê sau.
(Mượn ý thơ Hồ Xuân Hương)​

"Bạn nhỏ"
Chính là con cháu tôi, tôi coi con cháu như bạn, để các cháu tự do thể hiện mình. Đứa cháu ngoại đầu tiên của tôi nói nó rất thích ông ngoại kể chuyện, mặc dù nhiều khi nó không hiểu ông đang nói gì. Nếu chúng muốn tò mò thử điều gì, không bảo giờ tôi cấm. Phải va vấp mới thành người được. Tôi nhớ lúc bé, đứa lớn nhà tôi có tật mút ngón tay, mãi không chịu bỏ. Tôi mới lấy 1 lát ớt xoa vào ngón tay nó, chữa dứt được ngay. Có lần tôi đang là quần áo, nó xin tôi cho nó làm. Chưa biết thì tò mò, đụng vào là bỏng tay, lần sau sẽ tự biết cách xử lý. Tôi chỉ đi bên cạnh cùng con, chứ tôi không làm hộ các con.

"Bạn tập thể dục"
Những người đi tập thể dục, hoàn toàn không biết tên, không biết tuổi. Chỉ gặp nhau thường xuyên khi đi tập. Hơn chục lần thấy những gương mặt quen quen ấy, bất giác nói "chào anh", " chào chị". Vậy là lần sau đi tập cứ gặp nhau là lại nở nụ cười chào hỏi. Nụ cười không mất tiền mua, tự nhiên cau có tại sao không cười?

Ngày xưa không có email, điện thoại như bây giờ, nên nếu chuyển công tác, chuyển nhà, thì hiếm khi giữ được liên lạc. Tôi cũng vậy, có những người bạn tình cờ đến, rồi cũng vội vã đi. Có khi được gặp lại, đôi khi chẳng bao giờ!

VU VƠ

Tôi có suy nghĩ cái gì cũng phải cố, cứ thử hết sức mình. Khoảng năm 2005, tôi đọc được mấy bài báo nói về công trình nghiên cứu của giáo sư Nhật bản, đó là: nhịn ăn. Tôi đọc hăng say, rồi một ngày đẹp trời tôi thực hành nhịn ăn. Lúc này vợ vào Sài gòn chơi và chăm cháu. Lấy cớ không ai nấu cơm nên tôi nhịn luôn. Nghĩ thử giới hạn của mình ra sao.

Ngày đầu tiên nhịn ăn, tôi chỉ uống nước lọc. Từ sáng đến trưa bắt đầu tôi hoa mắt, chóng mặt. Nhưng bằng lý trí của mình, tôi cũng trụ được qua 1 ngày. Đến ngày thứ 2, trong đầu tôi hiện lên toàn đồ ăn ngon. Cứ nghĩ cố lên, nhịn xong thì mình đi ăn phở. Nhủ lòng cả ngày cũng qua được hôm thứ 2. Ngày thứ 3, thứ 4 trôi qua trong cơn vật vã đấu tranh giữa việc ăn hay không ăn. Đến ngày thứ 5 thì bắt đầu quen dần, tôi không thấy đói nữa. Buổi sáng ngày thứ 6, tôi vẫn dậy sớm đi thể dục công viên. Nhưng không để ý rằng mình sụt cân nhanh thế, quần đang đi thì tụt ra. Xấu hổ quá, tôi vội lấy 2 tay kéo quần lên thì bất ngờ ngã sụp xuống đường. Hàng xóm phải dìu tôi về tận nhà. Lúc này mới biết, cố quá tí nữa thành quá cố. Tôi nghĩ dại mà chết vì nhịn ăn thì bao nhiêu công sức cố gắng ngày xưa hoá thành trò cười. Sau dạo đó tôi tịt hẳn cái tính thích đùa dai.

Những năm 97-98, mua xe đạp cho con đi học tôi hay đi tầu về tận Hải phòng xem xe rồi mua. Những năm ấy ăn trộm xe đạp là mốt. Cứ một vài tháng là nhà tôi bị mất trộm 1 cái xe. Trộm nó còn tử tế để lại cả...khoá. Nên được cái cứ mua xe đạp mới tôi không cần mua khoá.

Một lần về Hải Phòng mua xe đạp, nghỉ qua đêm ở nhà người bạn tên Cấp (kém tuổi tôi, làm tầu viễn dương). Sáng sớm hôm sau tôi ra ga để mua vé về Hà nội thì tôi lại hủy. Tôi quyết định chơi lớn, đạp xe về Hà Nội. Tôi nhẩy lên xe với quyết tâm cao ngất trời. Lúc đầu đạp còn hứng khởi, vui vẻ. Sau một hồi thì tôi bắt đầu đạp xe bằng lí trí. Buổi trưa nghỉ ăn một chút, rồi tôi lại nhảy lên xe đạp tiếp. Lần này tôi bắt đầu thấy ê mông, chân tay rã rời. Mệt mỏi, uể oải đến nỗi tôi không thể xuống xe được. Tôi dính luôn vào yên xe, đi vệ sinh thì tôi đi vào chai nước không rồi vứt đi. Vấp phải cái ổ gà nào bị nẩy lên một cái điếng người. Cứ thế cho đến hơn 11h30 tối cũng lết được đến cầu Long Biên. Thật sự lúc đó tôi chỉ muốn nằm vật ra đường. Quãng đường từ cầu Long Biên về đến Quang trung tôi cảm giác nó còn xa hơn từ Hải phòng về Hà nội. Đến 12h tối thì về đến nhà.
Tôi không thể nhấc người lên được, mà vợ tôi phải đỡ tôi xuống. Tôi nằm úp đúng 1 tuần!

Mỗi một giai đoạn trong cuộc sống, tôi nhận ra nó cứ thay đổi tuần hoàn:
"Sinh ra là trẻ ngu ngơ.
Lớn lên một chút biết buồn biết yêu.
Ra đời đon đả ngược xuôi.
Đến khi về đích lại thành... ngu ngơ"

TUỔI GIÀ & NHỮNG ƯU TƯ

Khoảng năm 1978, ở miền Bắc có phong trào "Nạn kiều". Nhiều người bài xích người "Tàu" do chiến tranh biên giới Việt-Trung, lúc đó nhiều người Việt gốc Hoa ở Hà nội buộc phải ra đi. Nếu có điều kiện họ đi sang nước ngoài, có người phải đi về Trung quốc. Tôi nhớ trước đó, trên phố cổ có nhiều gia đình người gốc Hoa, đặc biệt là quanh khu vực Hàng Chiếu, Hàng Buồm. Nhiều hôm ga Hàng cỏ đông nghịt người Việt gốc Hoa bỏ đi (đi tàu chợ từ Hà nội đến ga Lào Cai hoặc Đồng đăng, rồi về lại Trung quốc). Họ cũng sợ, nhiều người sinh ở Việt Nam nhưng vẫn bị tẩy chay, khổ hơn nữa thì bị đánh, hàng xóm dè bỉu.

Tôi quen anh Nùng (bạn học nối khố của anh Hùng), nhà ở cửa phố Đường thành. Khi còn nhỏ, anh suốt ngày sang nhà tôi ăn cơm, hai anh và anh Toại (còn nhà tư sản gộc ở Hà nội, anh mất trong Sg) thân nhau đến nỗi mặc chung cả cái quần, nhường cơm sẻ áo cho nhau. Tôi chỉ lẽo đẽo bám càng đi theo các anh.

Anh Nùng có vợ người gốc Hoa. Vợ anh bỏ đi vì không chịu được làn sóng tẩy chay, bài trừ người Hoa, chị sang Canada định cư. Nếu ai hay xem phim của Trung quốc, sẽ thấy chạy tên anh "dịch giả: Hữu Nùng" ở phần dịch giả như phim "Bao thanh thiên". Anh là dịch giả số 1 của đài truyền hình Hà nội về tất cả chương trình liên quan đến tiếng Hoa. Tôi hay dẫn con sang nhà bác anh chơi, vì con gái tôi thấy bác trên Tivi, nghĩ là người nổi tiếng.

Nghiện thuốc lá nặng, ngày nào anh cũng phải hút 2 đến 3 bao. Khói thuốc đầy phòng, ngột ngạt, nhưng anh bảo: "tớ quen rồi, không có thuốc tớ không nghĩ được". Anh gầy gò, cao cao, đeo cặp kính dày cộp. Anh bảo tôi: " tớ ở vậy buồn, cậu cứ qua chơi". Bẵng đi một thời gian, do cũng bận rộn, tôi không qua nhà anh nữa. Vài năm sau, tôi nhận được tin anh qua đời do ung thư phổi.

Tôi cứ áy náy mãi, nhiều khi mỗi người mải mê sống cho mình, lại quên đi những người bạn bên cạnh. Đôi lúc thấy mình sống ích kỷ, lạnh lùng, tâm hồn tôi lại trùng xuống. Cứ hẹn rồi để đấy, có lúc chỉ đãi miệng đãi môi. Nên về sau tôi nhiệt thành hơn trong mọi mối quan hệ, dù họ có coi trọng nó hay không. Tôi nghĩ phải có duyên với nhau lắm mới được gặp gỡ.

Khoảng thời gian gần đây, lứa bạn của tôi nhiều người đã mất. Mỗi lần đi đám tang của bạn, tôi lại mất nhiều hôm thẫn thờ. Nghĩ tới mình, nghĩ tới bạn, mới thấy phải học thêm chữ "chấp nhận".

Năm 1976, trong lần đi công tác vào Sài gòn, tôi gặp người bạn học cũ cấp 2 trước cửa Dinh độc lập. Bạn tên Chính, cuộc đời phải thật chính xác! 2 đứa tôi ngồi cà phê nhắc lại những kỷ niệm cũ. Kỷ niệm của thuở thiếu thời, hồn nhiên trong khung cảnh Sài gòn hân hoan chiến thắng.

Đến 2013, khi vào Sài gòn tôi mới gặp lại bạn. Bây giờ đây 2 đứa đã già, không gặp nhau trong 36 năm qua thì làm gì có chuyện chung để kể. Câu chuyện cũ thì đã phai mờ, 2 chúng tôi ngồi im lặng một hồi. Bạn rõ ràng có nỗi buồn trong lòng mà không nói. Tôi thì gàn dở cứ muốn hỏi, mà bạn thì né tránh. Tâm sự bâng quơ nhưng vô duyên vô cớ tôi lại buồn theo.

Con người cứ có thương là còn khổ, cứ còn buồn là có đau. Rồi một khi về với cát bụi, ý nghĩa cả chặng đường tôi quá sẽ là gì?

KỶ VẬT

Cái búa
Những năm bao cấp, chúng tôi hay "thó" một ít đồ của xí nghiệp nhà nước. Cũng vô thưởng- vô phạt như: mùn cưa, gỗ vụn để về đun nấu, những phế phẩm hay đầu mẩu còn thừa trong sản xuất, khi thì cái lốp xe, lúc lại cái cánh cửa, vài con ốc vít... Tôi tự làm dụng cụ cầm tay từ những đồ nhặt nhạnh đươc, trong đó tôi có tạo ra 1 cái búa. Búa đóng đinh, loại búa nhỏ, cán gỗ, đầu bằng thép. Tôi kỳ công tỉ mẩn, mài dũa, rảnh rang lúc nào tôi lại mang ra tinh chỉnh đến khi hoàn mỹ thì thôi. Nó đạt đủ độ gọn gàng trong bàn tay, chắc khoẻ trong từng cú đập.

Tôi cầm theo cái búa khắp nơi, nó vẫn bóng loáng và dùng tốt gần 30 năm, chỉ phần cán gỗ có đôi chỗ bị nứt. Tôi vẫn có nó cho đến năm 2008, trong 1 lần dọn dẹp nhà cửa, thì chị thu mua đồng nát "cầm nhầm" đi mất. Tôi nghĩ tới sự nghiệp của mình. Trải qua bao nhiêu khó khăn, vượt bao sương gió, tất cả thu gọn vào trong cái búa ấy. Thế mà trong tích tắc nó biến mất. Bàn tay chị như bàn tay của Chúa, nhẹ nhàng nhấc đi cái "nặng" nhất trong tôi!

Máy xay bột
Máy xay bột là nguồn thu không nhỏ của gia đình tôi những năm 90. Tôi làm 3 loại máy xay bột khác nhau: máy xay bột mịn, máy xay vỡ đôi, máy xay vỡ nhỏ. Mấy đứa con bảo tôi rằng chúng nó sợ nhất có khách xay bột mịn, tiếng máy nổ đinh tai nhức óc (thực tế chỉ kêu khi bật máy lên, xay 1kg bột mịn chỉ mất khoảng 1 đến 2 phút, nó kêu to vì tôi cố tình tăng vòng quay lên để nâng công suất ), khách nào xay cháo thì mới làm, nếu khách xay bột thì gọi bố gọi mẹ. Tiền công xay bột là 6000đ/kg, xay vỡ đôi là 2000đ/kg, còn xay cháo là 4000đ/kg. Người thì đến xay bột trẻ em, khách thì xảy vỡ đôi đỗ xanh, đỗ đen, khi thì hàng xóm nhờ xay cháo ( hàng xóm tôi không lấy tiền coi như phí "bôi trơn", phí "ô nhiễm tiếng ồn").

Có một anh khách quen, chuyên xay kê. Mà kê thì có nhiều dầu, nếu xay mịn kê ra thì tôi phải tháo máy ra lau. Anh nhìn thấy thì ngại quá, bảo trả thêm tôi tiền, tôi từ chối: "đằng nào tôi cũng phải tháo máy định kỳ để lau chùi, anh cứ ra cuối tuần là tiện". Các lần sau anh qua đều mang cho gói bánh, hay vài cái kẹo cho các cháu. Nhà tôi có mấy ông khách Ấn độ( đại sứ quán Ấn độ gần nhà tôi), mỗi tuần họ mang 1 yến hạt Bo bo ra xay. Nhìn hạt Bo bo tôi lại nhớ quá ngày cơ cực ăn cơm độn bo bo. Có cớ để nói chuyện, là tôi với ông Ấn đứng nói chuyện phiếm cho đến khi xay bo bo xong. Mặc dù tiếng Việt của ông Ấn còn bập bõm, nhưng nói chuyện một phần bằng miệng chín phần bằng tay.

Giai đoạn này vợ tôi ở nhà làm là chính. Tôi khi nào không đi làm thì mới phụ vợ. Tuy xay xát có hơi vất vả, làm lắt nhắt cả ngày, khách í ới lúc trưa lúc tối. Nhưng tiền có hôm kiếm được hơn 200.000đ, số tiền tương đối lớn lúc đó. Sau khi vợ tôi bệnh thì tôi cũng bán máy xay cho người khác làm. Lâu lâu vẫn có người gọi hỏi có xay bột nữa không.

Yên xe đạp
Tại sao không phải là xe đạp, mà tôi lại nói đến cái yên xe đạp? Khi ăn trộm lấy xe, tất nhiên chúng phải lấy xe đẹp, xe mới, còn xe đạp tôi đi thể dục hơn 20 năm không đủ tiêu chuẩn để bị ăn trộm. Nó xấu xí, cũ kỹ, nhưng mà đi lại nhẹ nhàng. Điểm nhấn là yên xe bị võng xuống như yên ngựa,là dấu ấn của việc tôi ngồi trên đó quá nhiều, miệt mài đạp xe hơn 20 năm, đạp qua bao nhiêu cái cầu ở Hà nội, long dong qua bao nhiêu góc phố, đi đến từng ngõ nghách... Cứ thế mà đạp, đến đâu thì đến.

Nhìn tôi trông khắc khổ, già nua hơn tuổi, lại lọc cọc đạp xe đạp cũ, nên mỗi khi bơm xe chẳng ai nỡ lấy tiền, tôi nói thế nào cũng không chịu nhận. Có lần thằng bé thuê nhà tôi hỏi:" bác cho cháu mượn xe, cháu ra ngay kia lấy đồ tí". Nó vừa lấy xe đi, chưa được 1 phút tôi đã thấy nó vòng về, nó bảo: " thôi, cháu trả bác, cái yên xe này cháu chịu". Đấy! Thế mới thấy, nhìn thì dễ, làm mới khó. Bây giờ xe đạp vẫn còn, nhưng tôi lại như cái yên xe rồi...

Đơn thuốc
Mỗi lần đi khám bệnh, tôi giữ hết đơn thuốc lại. Tôi cũng sợ chết lắm chứ, nên sưu tầm các bài báo, tạp chí y học chữa bệnh. Từng chồng, từng xếp cứ dầy lên theo năm tháng. Đơn thuốc của tôi lúc đầu chỉ có 1, 2 dòng, rồi lên thành 3,4 dòng, bây giờ tính bằng trang. Đi khám mỗi lần 1 bác sỹ, tôi lại phải trình bày từ đầu. Tôi cũng biết chọn bệnh lắm, bệnh của tôi toàn phải uống thuốc ngoài bảo hiểm. Thuốc bảo hiểm thì 10.000đ/30 viên, thuốc của tôi thì 30.000₫/1 viên, mà đơn thì có gần chục loại. Kiếm tiền bao nhiêu năm nay, nếu không có các nguồn phụ thu, hay con cái hỗ trợ, thì những người cựu công nhân- cán bộ như chúng tôi, có lẽ cả đời vẫn không thoát được lo âu.

NHỮNG CHUYẾN ĐI

Được đi đó đây, dù đi đâu cũng là một trải nghiệm. Trước khi đi đâu chơi, lúc nào tôi cũng thao thức, bản chất hay nghĩ nhiều, nếu 10h sáng đi thì 4h sáng tôi đã dậy. Nhưng có những chuyến đi bị trễ giờ, có chuyến đi bị hủy.

Vào năm 1979-1980, khi làm giám khảo cuộc thi
áng Tạo Kỹ thuật Toàn quốc lần 1 (tiền thân của giải Vifotec ), tôi có quen bác Trần Mạnh thông qua bác Liêm. Khi đó bác Mạnh làm Tổng cục trưởng Tổng cục Hàng không dân dụng Việt Nam, Phó Tư lệnh Quân chủng Không quân. Bác nói tôi sẽ thu xếp để Cường về đơn vị tôi làm, và bác đã chuẩn bị sẵn cả văn phòng cho tôi. Bác Mạnh là người có tư tưởng cấp tiến, làm việc có trách nhiệm, bác có thể đóng cửa làm việc cả ngày trong phòng. Lúc đó cục Hàng không trực thuộc bộ Quốc phòng, bác Mạnh muốn tách cục Hàng không ra khỏi BQP. Bác đã trình bày lên cấp trên, bác nói phải tách ra mới làm kinh tế được. Nhưng tư tưởng như vậy mới quá, bác bị gạt sang một bên và bị thuyên chuyển công tác. Nhưng bác không làm mà xin nghỉ hưu luôn (sau đó 1 năm họ cũng tách cục hàng không ra khỏi BQP). Tôi lỡ cơ hội để làm việc với con người tài giỏi ấy. Bác có đầu óc nhạy bén cực kỳ, khi gặp bác trong Sài gòn, bác khoe với tôi bác là 1 trong những người đầu tiên trồng Phong Lan trong Sài gòn. Vì làm Lan xuất khẩu nên bác thành công rực rỡ. Tôi tò mò hỏi: "doanh thu nhiều không ạ?", khẽ nở nụ cười bác nói: " 1 triệu, đơn vị tùy cậu nghĩ".

Cứ ra trước biển tôi lại nhớ những chuyến đi công tác dọc miền Trung. Mỗi lần đi công tác tôi đều được đi xe sang cùng a Khoa (giám đốc). Tôi dặn tài xế: " khi nào đến biển thì gọi anh nhé", nói xong là tôi ngả lưng đi ngủ luôn. Tài xế gọi tôi dậy khi tới nơi, tôi khoái chí tụt hết đồ, chừa ra cái quần bơi màu đỏ vốn mặc sẵn bên trong, rồi tôi ùm xuống biển ( bãi biển lúc đó thường rất vắng vẻ). Đi dọc các tỉnh miền trung, cứ tới chỗ nào có biển là tôi nhẩy xuống đánh dấu chỗ đấy. Có hôm trời lạnh, nghĩ rằng nước biển lúc nào cũng ấm, vẫn phong thái cũ, nhưng lần này nhẩy xuống nhanh thế nào, tôi phi lên nhanh hơn thế ấy. Lạnh sun người!

Chuyến đi trốn bom đạn từ Hà nội về Hà tây năm 1972 tôi gọi vui là du lịch sơ tán. Ai có quê thì đưa con cái về quê, ai không có quê thì tìm nơi thuận tiện. Từ Hà Tây, Hà Nam đến Hòa Bình, Phú Thọ…, tỉnh nào cũng có dân Hà Nội tá túc. Nhưng đông đúc nhất là Hà Tây vì gần Hà Nội, thuận tiện cho việc thăm nom và tiếp tế . Mẹ vợ tôi dành riêng 1 gian cho gia đình tôi, bếp thì dùng chung, chúng tôi tá túc ở đây gần 10 ngày. Buổi tối chưa có đèn đường nên tối thui, tất cả chỉ ở nhà, người lớn trẻ nhỏ nói chuyện rôm rả dưới ánh đèn dầu để ở gian giữa. Ở quê có nước giếng hoặc bể chứa nước mưa, nước mưa khi đun lên uống có vị ngọt ngọt, thanh thanh, còn vị của nước giếng nó lại hơi ngang ngang. Có hôm thì ra đồng thả diều, đi kéo vó tôm, tát ao bắt cá .Mấy đứa em tôi, lần đầu tiên được thử nên thích thú ra mặt. Khoảng thời gian đó ngắn nhưng vui, điểm nhấn trong chuỗi ngày bom đạn. Tôi tất nhiên là vui nhất!

Có chuyến đi bất chợt, không báo trước và đầy ngẫu hứng như lúc anh Cả rủ tôi đi khi tôi ở Sài gòn:" chiều đi Bến Tre luôn, 3h tao qua!". Cứ thế mà đi không hỏi nhiều.

Đời người là một chuyến đi, chuyến dài đằng đẵng, chuyến ngắn ngủn vài giờ. Còn bây giờ, chuyến đi của tôi chỉ từ tầng 3 dò dẫm xuống tầng 2, tầng 1 phải có dịp tôi mới xuống được.

Tôi không mưu cầu gì thêm cho cuộc sống này, hơn 70 năm sống trên đời, tôi cũng đã đạt được thành công nhất định. Cũng không còn hối tiếc đòi quay lại thời gian như trước nữa. Thay vì dùng định luật toán học hay vật lý, tôi sẽ chỉ áp dụng định luật "sắc sắc- không không" của nhà Phật, tôi sống mà không thấy vô nghĩa nữa, sẽ thấy an yên trên mỗi hành trình.

HÀNH TRÌNH ĐI TÌM LỜI KẾT

Tôi nhớ những năm 80, nhân dân rộ lên buôn lậu vàng và thuốc phiện. Có lần, người quen gửi 1 cặp lồng nhờ tôi mang lên hàng Bạc. Để cặp lồng trong giỏ xe đạp, tôi nhẩn nhơ đạp xe qua cầu Long Biên, tranh thủ ngắm hai bên bờ sông hồng. Bỗng dưng tôi thấy mùi thơm lừng ở đâu. Mùi lạ lẫm quá, nó cứ nồng nặc và sộc lên mũi. Đến khi tôi mang gửi đồ lên hàng Bạc mới biết đấy là Thuốc Phiện. Chân tay bủn rủn, tưởng tưởng ra cảnh bị bắt là tôi không đạp nổi xe nữa. Họ của ông Nội tôi là Hoàng, ông có bà chị gái lấy chồng nhưng không có con, nên ông cho con trai cả của ông ( tức là bố tôi) làm con nuôi, bố tôi đổi sang họ Đỗ. Tôi theo họ Đỗ của bố tôi, nhiều lúc nghĩ khéo đổi họ lại làm tôi tránh được vận hạn trong cuộc đời.

Tôi lại nhớ tới mẹ tôi, đến năm nay mẹ đã 100 tuổi, mắt đã mờ, chân đã yếu, tại chẳng còn nghe thấy gì, đêm bà còn khấn xin trời cho chết đi. Lúc bà nhớ ra tôi, lúc lại không. Nhưng cầm tay gọi mẹ thì mẹ nắm lại chặt lắm. Lâu không lên thăm mẹ vì tôi còn yếu hơn mẹ, lòng cứ nôn nao! Dượng tôi mất khi ông 76 tuổi, ông có đứa con trai ( em tôi) cũng vừa mất vì u não, tuổi mới qua 60. Đứa em tôi được bố chiều chuộng từ bé, nhưng tại nạn làm nó mất 1 chân. Nó điên dại từ lúc âý. Lúc tỉnh lúc điên, có khi nó phát điên thì sang tận nhà đưa tôi thư, viết chia cho tôi trăm tỉ. Cười ra nước mắt! Nó mất không ai muốn báo cho mẹ tôi, một phần vì nghĩ bà lẫn rồi không biết. Thế mà mẹ tôi nghe hay bà cảm nhận được, bà hỏi chị gái tôi :" thằng Minh chết rồi à con?".

Bỗng những hình ảnh quá khứ cứ hiện về, tiếng kọt kẹt của cầu thang ngôi nhà cũ, tiếng rao kem ơ, lạc ơ... Tôi cứ mãi lạc bước và sống trong quá khứ. Càng muốn buông tôi lại càng níu chặt hơn! Tôi vẫn giữ thói quen lang thang mọi ngõ nghách ở Hà nội. Tôi nghiện cà phê nặng, nên chỉ uống cà phê đen, không đá, không đường. Ngồi quán nhâm nhi ly cà phê, đọc 1 cuốn sách, rồi lại ngẫm nghĩ sự đời. Có biết bao sự kiện tôi không thể kể ra hết, thất bại nhiều, mà đắng cay cũng lắm. Nhưng cuộc sống vẫn cứ tà tà trôi, hội ngộ người này, chia tay người kia. Tôi lại lững thững đi bộ trên những con đường thân quen, cho tới khi tôi không còn sức để đi nữa...

Tôi mượn lời bài hát của nhạc sỹ Thanh Tùng thay cho nỗi lòng mình:

" Hoa vẫn hồng trước sân nhà tôi
Chim vẫn hót sau vườn nhà tôi
Giọt nắng bâng khuâng,
giọt nắng rơi rơi bên thềm
Bài hát bâng khuâng,
bài hát mang bao kỷ niệm
những ngày đã qua…"


Ảnh chân dung tôi được vẽ tặng







----------------------------- chú thích --------------------------------------​

(1)Thầy Bích - một thầy giáo dạy ngoại ngữ tài giỏi có nhân cách lớn. Chưa tìm được thông tin chính xác thầy Bích làm Đại sứ VN tại Pháp và các nước Bắc Âu vào những năm nào trong giai đoạn 54-75? Đoạn này nhắc đến chuyến thăm Thụy Điển của Thủ tướng Phạm Văn Đồng năm 1974. Khi đó Thủ tướng Thụy Điển là Olof Palme, một chính khách lỗi lạc, nổi tiếng vì phản đối cuộc chiến của Mỹ ở VN. Olof Palme bị ám sát vào năm 1986, và cũng chỉ tháng 6 năm nay cảnh sát Thụy Điển mới công bố họ nghi ngờ ai (đã tự tử năm 2000).

(**) Ông nội được trao huân chương là thông tin chính xác. Chú tôi còn lưu nhưng ông đã mang sang Mỹ. Các ông ngày nào cũng kể về họ Hoàng. Tuy nhiên tên gọi vào thời kỳ trước năm 1920 và chế độ đó lúc đó có quá ít lưu trữ. Có thể là Bắc đẩu bội tinh hoặc Đại Nam Long Tinh (chữ Nho: 大南龍星), hay Nam Việt Long bội tinh,[1] còn được gọi theo tiếng Pháp: L'Ordre du Dragon d'Annam hay L'Ordre du Dragon Vert, tiếng Anh: Order of The Dragon of Annam, là một cơ chế phong thưởng cho triều thần nhà Nguyễn và người Pháp tại Việt Nam dưới thời Pháp thuộc. Cơ chế phong thưởng này dựa trên thể thức phong thưởng Bắc đẩu bội tinh của Pháp với điển lệ hoàng triều nhà Nguyễn do chính phủ bảo hộ đề ra dưới triều vua Đồng Khánh. Các cá nhân được phong thưởng được hợp thành Đại Nam Long Tinh Viện (chữ Nho: 大南龍星院), tương tự như Légion d'honneur của Pháp. Đại Nam Long Tinh thay thế cho cơ chế phong thưởng Kim Bội, Ngọc Bội trước đó của triều đình trước đây

(2) (3) 2 lãnh đạo nổi tiếng khác, đều đã qua đời, là Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Nguyễn Công Tạn, và Giáo sư Hà Học Trạc, Hiệu trưởng Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội và Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA). Sau thời kỳ này, bác Nguyễn Công Tạn cũng lên làm Phó Thủ tướng và là người đưa ra quan điểm: "Về với dân, đừng mang súng".

(4) chú Đỗ theo nghành Y khoa, học cùng khoá với bác sỹ Dương Quỳnh Hoa. Ông từng làm thanh tra y tế của 6 tỉnh Nam bộ. Chú Đậu có con gái lấy phó đại sứ toàn quyền của Mỹ tại Việt nam lúc đó. Gia đình họ tất cả đều dii tản sang Mỹ.


Một số ảnh kỷ niệm lưu giữ được

DSC_0491.jpg


[/B]
DSC_0490.jpg
DSC_0489.jpg
DSC_0495.jpg

DSC_0483.jpg
Cụ có nét hao hao ( ở 1 vài ảnh ) giống cố tbt Lê Duẩn
 

Hien do

Xe tăng
Biển số
OF-736269
Ngày cấp bằng
17/7/20
Số km
1,666
Động cơ
-5,684 Mã lực
Nơi ở
Thành phố Hà Nội
Bài viết Hồi ký hay quá, cám ơn cụ.
Cụ nói 8x là cụ năm nay 8x tuổi hay sinh năm 8x. Nếu sinh năm 8x thì bài này là cụ sưu tầm?
Của bố em bác ạ, đoạn giới thiệu e xoá rồi để up hộ đầy đủ. Bố e viết 2011, thêm một vài đoạn ông viết rồi in ra rời rạc. Em edit lại rồi mới up
 

Hien do

Xe tăng
Biển số
OF-736269
Ngày cấp bằng
17/7/20
Số km
1,666
Động cơ
-5,684 Mã lực
Nơi ở
Thành phố Hà Nội
Trên này về xưng hô thì cụ xá cho.em đáng tuổi con cụ thôi ạ.trân trọng cụ lắm.
Thôi chết, em 8x thôi ạ, còn đây là hồi ký em sửa rồi up lên cho bố em bác ạ, nhân vật trong đó là bố em
 

Havo

Xe Cứu Trợ
Biển số
OF-374748
Ngày cấp bằng
22/7/15
Số km
2,619
Động cơ
1,273,466 Mã lực
Thôi chết, em 8x thôi ạ, còn đây là hồi ký em sửa rồi up lên cho bố em bác ạ, nhân vật trong đó là bố em
8x dễ nhầm, 198x hay 1986 luôn cho rõ nhỉ, các cụ đỡ thắc mắc :D
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top