Tôi không rành về các trường đâu
. Tuy nhiên nếu không chuyên thì trong khu vực mợ ở, trường Yên Hòa cũng không phải là tệ. Với bạn nhỏ nhà mợ, CNN cũng tốt. Vấn đề là như tôi đã đề cập tới trong post trước thì tôi thấy những dấu hiệu cảnh báo, nên vì vậy tôi mới tham gia ở đây.
Tôi vừa thấy bạn kể chuyện hai mẹ con cãi nhau và bạn nhỏ nói bạn ý chẳng có mục tiêu mục đích gì, mắng cũng không được và ép cũng không được. Lẽ ra mợ phải thấy đây là cảnh báo ở mức nguy hiểm và phải xem lại toàn bộ.
Một lần nữa, tôi phải nhắc lại là tôi không biết gì nhiều về gia đình mợ, nên có thể nhận xét của tôi chưa đúng, nên nếu không phải thì mợ bỏ quá.
- Mợ đang chuyển sự lo lắng của mình sang con, thế nên hai mẹ con mới cãi nhau.
- Mợ cũng đang stress vì vấn đề này, nên đã chuyển sự lo lắng sang con mình, hoặc/và
- Mợ không quen nói chuyện với con một cách bình đẳng, nên không nói chuyện được với con, và bạn nhỏ sẽ cảm thấy mẹ không 'hiểu' mình.
Đừng biến việc lựa chọn cho tương lai thành một vấn đề mà bố mẹ thì thấy áp lực còn con cái thì thấy chán ghét.
Ít có đứa trẻ nào xác định được rõ ràng mình muốn gì, sẽ làm gì… ở cái tuổi 13-14 này trong môi trường VN và được bố mẹ o bế chăm sóc quá tốt - dĩ nhiên là vẫn có ngoại lệ. Nếu không phải là ngoại lệ, thì bố mẹ phải giúp con điều đó và tác động âm thầm.
Bọn trẻ con rất là tuyệt vời ý. Con của một anh làm về mảng sách và giáo dục STEM học trường Ams, tự lo tự làm mọi thứ, lúc lên đại học thì được mấy trường offer. Qua chuyện anh ý kể thì bạn đấy được sống rất tự lập. Anh ý chỉ đóng vai trò hướng đạo, giúp bạn ý xác lập mục tiêu, và một phần rất quan trọng là khen thưởng và khích lệ khi đạt mục tiêu. Nói thêm về cái lũ chuyên này, nhiều đứa giỏi đến mức tanh tưởi, nhưng cực kỳ nerdy. Nhưng chúng nó hành động như dân học cao học, nếu cần bổ túc gì, chúng nó sẽ tự đào tạo mình.
Một bạn khác là hàng xóm nhà tôi. Lớp 10 vào chuyên, bạn ý xin ở ktx. Bố mẹ gật luôn, cho đi ở một mình cho nhẹ nợ. Bạn ý ở ktx 3 năm, tự sắp xếp giờ sinh hoạt, học hành, ăn uống, thể thao, chơi game... Hè trước khi vào năm lớp 12, thấy cần tiếng Anh, bạn ý đăng ký học ở 1 trung tâm. Tới cuối học kỳ 1 năm lớp 12 thì cơ bản là bạn ý thừa điểm IELTS và vừa học tiếp vừa làm trợ giảng cho lớp mới ở trung tâm đấy. Giờ thì bạn ấy đang học bên Nhật.
Bọn amateur thì sẽ có dạng phản ứng khác. Các bạn này nhìn vào những kỳ vọng/mục tiêu ngắn hạn và phản ứng hồi đáp theo đó. Một ví dụ là khi bị so sánh với bạn ABC gì đó, ban đầu bạn ý sẽ học, và vì rất thông minh, nên chẳng mấy chốc sẽ bắt kịp và vượt bạn ABC. Bạn ý sẽ thấy việc đó rất đơn giản và nhẹ nhàng, nên sau đó thì lại hững hờ, và nếu bị so sánh tiếp thì không phải là lại học đua mà viện dẫn lý do/chuyện khác để phản bác. Kiểu học này khi vào trường chuyên sẽ bị tụt lại sau.
Một ví dụ khác mà tôi biết thì theo một kiểu khác. Khi thi HSG cấp quốc gia, bạn ấy thấy nhóm hs của một trường chuyên khác đang ôn lại một số chủ đề ngay trước khi vào phòng thi. Khi vào thi thì bạn ấy mới biết những chủ đề đấy nằm trọn trong đề thi. Kết quả là nhóm của trường bạn ấy được giải rất ít, bạn ấy được khuyến khích. Nhóm trường kia thì như mọi năm ôm hết các giải chính. Khi bạn ấy biết là các thầy cô trường kia thường tham gia vào việc ra đề thi thì mọi chuyện tự kết nối với nhau và bạn ấy thấy không cần phải phấn đấu nữa. Một vấn đề tế nhị trong các trường chuyên là vẫn có những bạn được vào học, với mức điểm kỳ vọng rõ ràng, thậm chí cả giải trong các kỳ thi HSG nữa. Bọn này sẽ ảnh hưởng nhiều đến đám amateur. Bọn gây ảnh hưởng nhiều nhất là các ban vào học để đi du học. Các bạn này được sắp xếp để hồ sơ đẹp. Các bạn amateur nhìn vào đây sẽ thấy bất công và việc học hành phấn đấu là không cần thiết, và hệ quả là sẽ tụt dần.
Một lần nữa là tôi nghĩ rằng bạn nhỏ nhà mợ sẽ đủ sức cho CNN. Mợ chỉ cần cho bạn ấy luyện thi để nắm cách thi của CNN thôi. Vấn đề chính vẫn là tương tác trong gia đình để thay đổi thái độ học tập của bạn ý (và thay đổi cả phụ huynh bạn ý nữa
). Tôi cũng đã đưa một lý do để dễ thuyết phục là ngoại ngữ là công cụ để học tốt hơn các ngành khác. Ví dụ, một cựu CNNer hiện là phóng viên BBC ở London, hoặc PCT Vinfast cũng là một cựu CNNer. Rất nhiều người để chứng minh ngoại ngữ là một công cụ để phục vụ rất đắc lực cho việc học và làm việc trong các ngành nghề khác.