[ATGT] Hỏi - đáp vấn đề không có vạch 1.18.

redTop

Xe điện
Biển số
OF-431489
Ngày cấp bằng
21/6/16
Số km
2,376
Động cơ
236,590 Mã lực
Các cụ ạ. Bài em đăng không lâu thì hôm nay đã có vạch 1.18 xuất hiện. Sao các anh xxx ấy nhanh nhạy thế chứ lị. Em lại mạn phép hỏi các cụ là bác áo trắng đi làn bên phải kia dừng đèn đỏ đúng hay sai. Có phải đèn xanh thì được đi . Còn đèn đỏ phải nhường làn bên phải cho các xe rẽ phải không?
Với vạch 1.18 thì đang dừng đèn đỏ biết thể nào được đúng, sai. Phải đến khi ông ấy đi hướng nào mới biết được. Ông này chỉ sai khi rẽ trái
 

chinhatm

Xe container
Biển số
OF-14406
Ngày cấp bằng
31/3/08
Số km
6,244
Động cơ
566,260 Mã lực
Luật bản chất là logic và khuôn phép không thể hiểu 1 cách linh động và tuy tiện được.
Các văn bản luật chưa chặt chẽ thì phải sửa đổi bổ xung văn bản cho kín kẽ chứ không phải là bổ xung cách hiểu.
Đường 1 chiều, đường cấm đi ngược chiều hay một nửa đường đôi... đều chỉ cho phép đi theo 1 chiều và cấm đi chiều ngược lại nhưng mỗi loại đường này là khác nhau, cùng 1 hành vi trên mỗi loại đường sẽ có tính chất, hậu quả khác nhau.
Về lòng đường và hè phố, lề đường, bác cũng cần đọc kỹ hơn.

Về logic, bác phải hiểu chính xác với mỗi con đường, một cách minh bạch:
- Đường đôi không phải 2 con đường 1 chiều
- Làn đường là 1 phần của đường, làn đường có thể là 1 phần của phần đường hoặc là cả phần đường
- Xe cơ giới được quy định đi ở bên trái thì đồng nghĩa với đi ở bên trái là đúng quy định
- Những con đường bác kể tên 40 năm trước đây phục vụ 5% là xe cơ giới, 10 năm trở lại đây thay đổi thành 5% là xe thô sơ. Tuy nhiên các quy định gắn với những đường này không hề thay đổi. Vậy cái cần phải thay đổi ở đây là bố trí lại vạch kẻ đường hoặc thay đổi các quy định cho phù hợp với thực tiễn chứ không phải là thay đổi cách hiểu các quy định theo thực tiễn !
Rất đồng ý với bác là luật không thể hiểu một cách tùy tiện được. Vậy xin hỏi bác:
- Luật quy định: "Trên đường một chiều có vạch kẻ phân làn đường, xe thô sơ phải đi trên làn đường bên phải trong cùng, xe cơ giới, xe máy chuyên dùng đi trên làn đường bên trái", tại sao bác lại tùy tiện biến nó thành: "Trên đường một chiều có vạch kẻ phân làn đường, xe thô sơ phải đi trên làn đường bên phải trong cùng, xe cơ giới, xe máy chuyên dùng PHẢI/CHỈ ĐƯỢC đi trên làn đường bên trái"?
- Đúng là luật có phân biệt đường đôi, đường một chiều, đường cấm đi nguợc chiều...Nhưng bản chất và cốt lõi của nó vẫn là chỉ cho phép đi một chiều. Vậy bác muốn phân biệt rõ các khái niệm này để làm gì? Để được lùi ở một con đường nào đó?
- Bác hãy chịu khó tìm hiểu cho kỹ xem luật GTĐB 40 năm trước nó thế nào đã nhé
 

Bopbi_hsgs

Xe container
Biển số
OF-388238
Ngày cấp bằng
21/10/15
Số km
7,240
Động cơ
413,777 Mã lực
Bác hiểu sai rồi, đúng kiểu lập luận của xxx:
Trước tiên nói về xe thô sơ:
- Nếu đường 1 chiều có kẻ vạch phân làn, nhưng không quy định làn dành riêng cho xe thô sơ (biển 304) thì xe thô sơ cũng chỉ được phép đi ở làn sát bên phải, không được đi ra (các) làn bên trái.
- Nếu đường 1 chiều có kẻ vạch phân làn, có quy định 1 làn dành riêng cho xe thô sơ (biển 304) thì tất nhiên xe thô sơ chỉ được đi trong làn đó, các loại xe khác bị cấm đi vào làn đó.

Với xe cơ giới:
- Nếu đường 1 chiều có kẻ vạch phân làn, nhưng không quy định làn dành riêng cho xe thô sơ, tất nhiên xe cơ giới được đi vào tất cả các làn. Không có quy định nào cấm xe cơ giới đi ở làn sát bên phải.
- Nếu đường 1 chiều có kẻ vạch phân làn, có quy định 1 làn dành riêng cho xe thô sơ (biển 304) thì tất nhiên chỉ xe thô sơ được đi trong làn đó, xe cơ giới bị cấm đi vào

Bác cần hiểu kỹ:
- Xe thô sơ chỉ được đi ở làn sát bên phải, bị cấm đi ở làn bên trái
- Xe cơ giới đi trên làn bên trái, nhưng không bị cấm đi ở làn bên phải
Cụ nói chuẩn đới, làm j có quy định nào là xe cơ giới ko đc đi vào làn sát trái của đường một chiều.
 

Thuy_CK

Xe điện
Biển số
OF-403707
Ngày cấp bằng
3/2/16
Số km
4,576
Động cơ
3,283 Mã lực
Nơi ở
Thị trấn OF
Rất đồng ý với bác là luật không thể hiểu một cách tùy tiện được. Vậy xin hỏi bác:
- Luật quy định: "Trên đường một chiều có vạch kẻ phân làn đường, xe thô sơ phải đi trên làn đường bên phải trong cùng, xe cơ giới, xe máy chuyên dùng đi trên làn đường bên trái", tại sao bác lại tùy tiện biến nó thành: "Trên đường một chiều có vạch kẻ phân làn đường, xe thô sơ phải đi trên làn đường bên phải trong cùng, xe cơ giới, xe máy chuyên dùng PHẢI/CHỈ ĐƯỢC đi trên làn đường bên trái"?
- Đúng là luật có phân biệt đường đôi, đường một chiều, đường cấm đi nguợc chiều...Nhưng bản chất và cốt lõi của nó vẫn là chỉ cho phép đi một chiều. Vậy bác muốn phân biệt rõ các khái niệm này để làm gì? Để được lùi ở một con đường nào đó?
- Bác hãy chịu khó tìm hiểu cho kỹ xem luật GTĐB 40 năm trước nó thế nào đã nhé
1. Em không có chỗ nào tuỳ tiện thêm phải hay chỉ được vào quy định cụ nhé !
Luật quy định: "Trên đường một chiều có vạch kẻ phân làn đường, xe thô sơ phải đi trên làn đường bên phải trong cùng, xe cơ giới, xe máy chuyên dùng đi trên làn đường bên trái"
Như vậy luật đã có 2 quy định như sau :
- Trên đường 1 chiều có vạch kẻ phân làn đường xe thô sơ phải đi trên làn đường bên phải trong cùng !
Xe thô sơ không đi trên làn đường bên phải trong cùngkhông đúng quy định.
- Trên đường 1 chiều có vạch kẻ phân làn đường xe cơ giới, xe máy chuyên dùng đi trên làn đường bên trái !
Xe cơ giới, xe máy chuyên không đi trên làn đường bên trái là không đúng quy định.

2. Cho dù chung đặc điểm là đều có biển 102 cấm đi một chiều nhưng Luật đã phân biệt rất rõ ràng "đường đôi", "đường 2 chiều", "đường một chiều".
- Hiểu rõ các khái niệm này để chấp hành cho đúng không phải chỉ để được lùi ở một con đường nào đó.
- Ví dụ: Để đi đúng tốc độ theo thông tư 91 cần phân biệt rõ ràng đường đôi, đường 2 chiều, đường 1 chiều !

3. Em rất vui nếu cụ sử dụng các quy định xa xưa hơn nữa để chứng minh quan điểm của cụ là đúng LUẬT GTĐB !
 
Chỉnh sửa cuối:

hbu082

Xe container
Biển số
OF-325756
Ngày cấp bằng
3/7/14
Số km
9,498
Động cơ
367,009 Mã lực
Thế nếu xxx bảo là " khi đèn xanh anh được phép lưu thông trên cả 2 làn. Khi đèn đỏ anh bắt buộc phải sang làn bên trái để nhường làn bên phải cho các xe rẽ phải" thì cụ đối đáp lại ra sao.
cụ cứ yêu cầu cái lập luận ấy theo điều nào, khoản nào mục nào của luật gtdb 2008 cứng họng ngay. còn cái biển đèn đỏ đc phép rẽ phải nó chỉ là hàng chưng bày cho đẹp thôi, không thấy trong qui chuẩn.
Bác lại máy móc rồi. Mỗi chiều đi của đường PV-CG hay Đường 5 đều là một con đường một chiều, bác sẽ thấy biển cấm đi ngược chiều nếu có ý định đi vào theo chiều ngược lại.
Mà thôi, hỏi con đường khác: Phố Huế, Bà Triệu, Quang Trung... Ô tô và xe máy chỉ được đi một nửa bên trái đường, còn nửa bên phải dành riêng cho xe đạp? Chắc bác không phản đối các con phố trên là đường 1 chiều có phân làn chứ?
cụ nhầm đường một chiều, với 1 chiều đường của đường đôi.
 

chinhatm

Xe container
Biển số
OF-14406
Ngày cấp bằng
31/3/08
Số km
6,244
Động cơ
566,260 Mã lực
1. Em không có chỗ nào tuỳ tiện thêm phải hay chỉ được vào quy định cụ nhé !
Luật quy định: "Trên đường một chiều có vạch kẻ phân làn đường, xe thô sơ phải đi trên làn đường bên phải trong cùng, xe cơ giới, xe máy chuyên dùng đi trên làn đường bên trái"
Như vậy luật đã có 2 quy định như sau :
- Trên đường 1 chiều có vạch kẻ phân làn đường xe thô sơ phải đi trên làn đường bên phải trong cùng !
Xe thô sơ không đi trên làn đường bên phải trong cùngkhông đúng quy định.
- Trên đường 1 chiều có vạch kẻ phân làn đường xe cơ giới, xe máy chuyên dùng đi trên làn đường bên trái !
Xe cơ giới, xe máy chuyên không đi trên làn đường bên trái là không đúng quy định.

2. Cho dù chung đặc điểm là đều có biển 102 cấm đi một chiều nhưng Luật đã phân biệt rất rõ ràng "đường đôi", "đường 2 chiều", "đường một chiều".
- Hiểu rõ các khái niệm này để chấp hành cho đúng không phải chỉ để được lùi ở một con đường nào đó.
- Ví dụ: Để đi đúng tốc độ theo thông tư 91 cần phân biệt rõ ràng đường đôi, đường 2 chiều, đường 1 chiều !

3. Em rất vui nếu cụ sử dụng các quy định xa xưa hơn nữa để chứng minh quan điểm của cụ là đúng LUẬT GTĐB !
1. Bác hiểu sai đây này:
- Trên đường 1 chiều có vạch kẻ phân làn đường xe thô sơ phải đi trên làn đường bên phải trong cùng !
Xe thô sơ không đi trên làn đường bên phải trong cùngkhông đúng quy định. - Cái này đúng
- Trên đường 1 chiều có vạch kẻ phân làn đường xe cơ giới, xe máy chuyên dùng đi trên làn đường bên trái !
Xe cơ giới, xe máy chuyên không đi trên làn đường bên trái là không đúng quy định. - Cái này sai: Xe cơ giới đi trên làn đường bên trái là đúng quy định, nhưng xe cơ giới không đi trên làn đường bên trái (đi bên phải, đi ở giữa, đi ở làn đường được chỉ định...) cũng không hề trái quy định nào cả.

2. Tôi không hề có ý định tranh luận với bác về vấn đề này, mặc dù quan điểm của bác không đúng

3. Theo tôi biết, 40 năm trước đây VN chưa hề có luật GTĐB, chưa hề có quy định nào về giao thông theo làn cả (Luật GTĐB ra đời từ năm 2001 bác nhé)
 

chinhatm

Xe container
Biển số
OF-14406
Ngày cấp bằng
31/3/08
Số km
6,244
Động cơ
566,260 Mã lực
cụ cứ yêu cầu cái lập luận ấy theo điều nào, khoản nào mục nào của luật gtdb 2008 cứng họng ngay. còn cái biển đèn đỏ đc phép rẽ phải nó chỉ là hàng chưng bày cho đẹp thôi, không thấy trong qui chuẩn.

cụ nhầm đường một chiều, với 1 chiều đường của đường đôi.
Luật có thể phân biệt tên gọi tùy trường hợp, nhưng về bản chất là một bác ạ: Trên đường 1 chiều bác chỉ được phép đi theo 1 chiều và trên 1 chiều đường của đường đôi cũng vậy. Giống như vạch 1.1, khi hai vạch 1.1 đứng cạnh nhau, cách nhau 10cm nó trở thành vạch 1.3, nhưng bản chất của nó vẫn thế: Cấm đè
 

Thuy_CK

Xe điện
Biển số
OF-403707
Ngày cấp bằng
3/2/16
Số km
4,576
Động cơ
3,283 Mã lực
Nơi ở
Thị trấn OF
1. Bác hiểu sai đây này:
- Trên đường 1 chiều có vạch kẻ phân làn đường xe thô sơ phải đi trên làn đường bên phải trong cùng !
Xe thô sơ không đi trên làn đường bên phải trong cùngkhông đúng quy định. - Cái này đúng
- Trên đường 1 chiều có vạch kẻ phân làn đường xe cơ giới, xe máy chuyên dùng đi trên làn đường bên trái !
Xe cơ giới, xe máy chuyên không đi trên làn đường bên trái là không đúng quy định. - Cái này sai: Xe cơ giới đi trên làn đường bên trái là đúng quy định, nhưng xe cơ giới không đi trên làn đường bên trái (đi bên phải, đi ở giữa, đi ở làn đường được chỉ định...) cũng không hề trái quy định nào cả.

2. Tôi không hề có ý định tranh luận với bác về vấn đề này, mặc dù quan điểm của bác không đúng

3. Theo tôi biết, 40 năm trước đây VN chưa hề có luật GTĐB, chưa hề có quy định nào về giao thông theo làn cả (Luật GTĐB ra đời từ năm 2001 bác nhé)
1. Bác đang sai khi đánh đồng không đúng quy định với trái quy định!
Em dùng từ không đúng quy định chứ không dùng từ trái quy định cụ nhé !
2. Bác nói tôi không đúng nhưng lại nói không muốn tranh luận thì tôi cũng chịu không thể phản đối lại quan điểm của bác được
3. 40 năm trước chưa có Luật GTĐB nhưng đã có các văn bản quy phạm pháp luật điều tiết lĩnh vực giao thông đường bộ !
- Theo tôi biết Luật GTĐB cũng chỉ là 1 loại văn bản trong hệ thống VBQPPL.
 

redTop

Xe điện
Biển số
OF-431489
Ngày cấp bằng
21/6/16
Số km
2,376
Động cơ
236,590 Mã lực
1. Bác đang sai khi đánh đồng không đúng quy định với trái quy định!
Em dùng từ không đúng quy định chứ không dùng từ trái quy định cụ nhé !
2. Bác nói tôi không đúng nhưng lại nói không muốn tranh luận thì tôi cũng chịu không thể phản đối lại quan điểm của bác được
3. 40 năm trước chưa có Luật GTĐB nhưng đã có các văn bản quy phạm pháp luật điều tiết lĩnh vực giao thông đường bộ !
- Theo tôi biết Luật GTĐB cũng chỉ là 1 loại văn bản trong hệ thống VBQPPL.
Theo cụ ô tô đi trong làn bên phải vi phạm lỗi gì?
 

Thuy_CK

Xe điện
Biển số
OF-403707
Ngày cấp bằng
3/2/16
Số km
4,576
Động cơ
3,283 Mã lực
Nơi ở
Thị trấn OF
Theo cụ ô tô đi trong làn bên phải vi phạm lỗi gì?
Xe cơ giới, xe máy chuyên dùng đi (không phải là thực hiện các hành vi khác như dừng, đỗ, tránh, vượt) không trên làn đường bên trái của đường 1 chiều (có đầy đủ báo hiệu đường 1 chiều và không có báo hiệu chỉ dẫn nào khác) là lỗi đi không đúng làn đường quy định

- Luật quy định: "Trên đường một chiều có vạch kẻ phân làn đường,... xe cơ giới, xe máy chuyên dùng đi trên làn đường bên trái"
 

redTop

Xe điện
Biển số
OF-431489
Ngày cấp bằng
21/6/16
Số km
2,376
Động cơ
236,590 Mã lực
Xe cơ giới, xe máy chuyên dùng đi (không phải là thực hiện các hành vi khác như dừng, đỗ, tránh, vượt) không trên làn đường bên trái của đường 1 chiều (có đầy đủ báo hiệu đường 1 chiều và không có báo hiệu chỉ dẫn nào khác) là lỗi đi không đúng làn đường quy định

- Luật quy định: "Trên đường một chiều có vạch kẻ phân làn đường,... xe cơ giới, xe máy chuyên dùng đi trên làn đường bên trái"
Thế "Xe cơ giới, xe máy chuyên dùng đi (không phải để thục hiện các hành vi khác như dừng, đỗ, tránh, vượt) không trong một làn đường" thì có vi phạm lỗi đi không đúng làn đường quy định không

(Luật quy định: "phải cho xe đi trong một làn đường")
 

Thuy_CK

Xe điện
Biển số
OF-403707
Ngày cấp bằng
3/2/16
Số km
4,576
Động cơ
3,283 Mã lực
Nơi ở
Thị trấn OF
Thế "Xe cơ giới, xe máy chuyên dùng đi (không phải để thục hiện các hành vi khác như dừng, đỗ, tránh, vượt) không trong một làn đường" thì có vi phạm lỗi đi không đúng làn đường quy định không

(Luật quy định: "phải cho xe đi trong một làn đường")
Không đi trong 1 làn đường và đi trong 1 làn đường không đúng là khác nhau !

Luật quy định "Phải cho xe đi trong 1 làn đường" mà không thực hiện như vậy chính là "sử dụng làn đường không đúng quy định" !
Vd: ô-tô đi dạng háng trên 2 làn đường mà cả 2 làn đều dành cho xe cơ giới
- Không phải lỗi "đi không đúng làn đường quy định"

P/s: Nhắc cụ lần nữa (đã còm ở thớt khác) "đi không đúng làn đường quy định" và "sử dụng làn đường không đúng quy định" là khác nhau về ngữ pháp và ý nghĩa !
 

redTop

Xe điện
Biển số
OF-431489
Ngày cấp bằng
21/6/16
Số km
2,376
Động cơ
236,590 Mã lực
Không đi trong 1 làn đường và đi trong 1 làn đường không đúng là khác nhau !

Luật quy định "Phải cho xe đi trong 1 làn đường" mà không thực hiện như vậy chính là "sử dụng làn đường không đúng quy định" !
Vd: ô-tô đi dạng háng trên 2 làn đường mà cả 2 làn đều dành cho xe cơ giới
- Không phải lỗi "đi không đúng làn đường quy định"

P/s: Nhắc cụ lần nữa (đã còm ở thớt khác) "đi không đúng làn đường quy định" và "sử dụng làn đường không đúng quy định" là khác nhau về ngữ pháp và ý nghĩa !
Cụ nhớ thớt đó là tốt rồi. Cùng trong Điều 13 "Sử dụng làn đường" nên sai điều khoản nào đều có thể goi là "Sử dụng làn đường" không đúng quy định.
 

Thuy_CK

Xe điện
Biển số
OF-403707
Ngày cấp bằng
3/2/16
Số km
4,576
Động cơ
3,283 Mã lực
Nơi ở
Thị trấn OF
Cụ nhớ thớt đó là tốt rồi. Cùng trong Điều 13 "Sử dụng làn đường" nên sai điều khoản nào đều có thể goi là "Sử dụng làn đường" không đúng quy định.
Vâng !
Nhưng không có quy đinh xử phạt vi phạm hành chính nào là "Sử dụng làn đường không đúng quy định"
 

chinhatm

Xe container
Biển số
OF-14406
Ngày cấp bằng
31/3/08
Số km
6,244
Động cơ
566,260 Mã lực
1. Bác đang sai khi đánh đồng không đúng quy định với trái quy định!
Em dùng từ không đúng quy định chứ không dùng từ trái quy định cụ nhé !
2. Bác nói tôi không đúng nhưng lại nói không muốn tranh luận thì tôi cũng chịu không thể phản đối lại quan điểm của bác được
3. 40 năm trước chưa có Luật GTĐB nhưng đã có các văn bản quy phạm pháp luật điều tiết lĩnh vực giao thông đường bộ !
- Theo tôi biết Luật GTĐB cũng chỉ là 1 loại văn bản trong hệ thống VBQPPL.
1. Tôi không tranh luận câu chữ, nhưng tôi khẳng định thế này: Xe cơ giới đi ở làn bên phải (thậm chí sát bên phải - nếu không có biển cấm xe cơ giới hoặc biển hiệu lệnh 304) không trái với quy định ở khoản 2 điều 13 Luật GTĐB 2008. Nếu phản biện thì bác chỉ cần tập trung vào vấn đề này.
2. Tôi không muốn tranh luận vấn đề này, vì nó không thuộc chủ đề ta đang nói đến, và nó cũng không quan trọng.
3. Tôi không tìm thấy các văn bản luật về GTĐB trước năm 2001. Luật GTĐB là văn bản luật có giá trị cao nhất về pháp luật (chỉ dưới Hiến pháp) trong lĩnh vực giao thông đường bộ, nói "chỉ là 1 loại văn bản trong hệ thống VBQPPL" là chưa chính xác
 

Thuy_CK

Xe điện
Biển số
OF-403707
Ngày cấp bằng
3/2/16
Số km
4,576
Động cơ
3,283 Mã lực
Nơi ở
Thị trấn OF
1. Tôi không tranh luận câu chữ, nhưng tôi khẳng định thế này: Xe cơ giới đi ở làn bên phải (thậm chí sát bên phải - nếu không có biển cấm xe cơ giới hoặc biển hiệu lệnh 304) không trái với quy định ở khoản 2 điều 13 Luật GTĐB 2008. Nếu phản biện thì bác chỉ cần tập trung vào vấn đề này.
2. Tôi không muốn tranh luận vấn đề này, vì nó không thuộc chủ đề ta đang nói đến, và nó cũng không quan trọng.
3. Tôi không tìm thấy các văn bản luật về GTĐB trước năm 2001. Luật GTĐB là văn bản luật có giá trị cao nhất về pháp luật (chỉ dưới Hiến pháp) trong lĩnh vực giao thông đường bộ, nói "chỉ là 1 loại văn bản trong hệ thống VBQPPL" là chưa chính xác
1. Cụ khẳng định không trái với quy định em không phản đối . Về phía em em khẳng định đi như thế là không đúng quy định !

2. ........

3. Theo Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 1996 thì "Điều lệ trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị" ban hành kèm theo Nghị định 36/2001/NĐ-CP của chính phủ là văn bản quy phạm pháp luật có giá trị pháp lý và được Nhà nước đảm bảo thực hiện

- Trích Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 1996:
Điều1. Văn bản quy phạm pháp luật
Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo thủ tục, trình tự luật định, trong đó có các quy tắc xử sự chung, được Nhà nước bảo đảm thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật bao gồm:
1- Văn bản do Quốc hội ban hành: Hiến pháp, luật, nghị quyết;
Văn bản do Uỷ ban thường vụ Quốc hội ban hành: pháp lệnh, nghị quyết;
2- Văn bản do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác ở trung ương ban hành để thi hành văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội:
a) Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước;
b) Nghị quyết, nghị định của Chính phủ; quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ;
c) Quyết định, chỉ thị, thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ;
d) Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao; quyết định, chỉ thị, thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
đ) Nghị quyết, thông tư liên tịch giữa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền với tổ chức chính trị - xã hội;
3- Văn bản do Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân ban hành để thi hành văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội và văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên; văn bản do Uỷ ban nhân dân ban hành còn để thi hành nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp:
a) Nghị quyết của Hội đồng nhân dân;
b) Quyết định, chỉ thị của Uỷ ban nhân dân.
 

chinhatm

Xe container
Biển số
OF-14406
Ngày cấp bằng
31/3/08
Số km
6,244
Động cơ
566,260 Mã lực
1. Cụ khẳng định không trái với quy định em không phản đối . Về phía em em khẳng định đi như thế là không đúng quy định !

2. ........

3. Theo Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 1996 thì Nghị định 36/2001/NĐ-CP của chính phủ Về việc bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị là văn bản quy phạm pháp luật có giá trị pháp lý và được Nhà nước đảm bảo thực hiện

- Trích Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 1996:
Điều1. Văn bản quy phạm pháp luật
Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo thủ tục, trình tự luật định, trong đó có các quy tắc xử sự chung, được Nhà nước bảo đảm thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật bao gồm:
1- Văn bản do Quốc hội ban hành: Hiến pháp, luật, nghị quyết;
Văn bản do Uỷ ban thường vụ Quốc hội ban hành: pháp lệnh, nghị quyết;
2- Văn bản do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác ở trung ương ban hành để thi hành văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội:
a) Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước;
b) Nghị quyết, nghị định của Chính phủ; quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ;
c) Quyết định, chỉ thị, thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ;
d) Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao; quyết định, chỉ thị, thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
đ) Nghị quyết, thông tư liên tịch giữa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền với tổ chức chính trị - xã hội;
3- Văn bản do Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân ban hành để thi hành văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội và văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên; văn bản do Uỷ ban nhân dân ban hành còn để thi hành nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp:
a) Nghị quyết của Hội đồng nhân dân;
b) Quyết định, chỉ thị của Uỷ ban nhân dân.
1. Bác khẳng định "đi như thế là không đúng quy định" là thiếu cơ sở, vì quy định không chỉ có một, mà có rất nhiều. Liệu bác có dám khẳng định rằng đi như thế là không đúng với mọi quy định? Ngay cả khoản 2 điều 13 bác nói thế cũng không đúng. Với văn bản luật, vi phạm quy định là phạm luật, không vi phạm quy định là không phạm luật. Tôi nói rằng xe cơ giới đi ở làn bên phải không phạm luật và sẽ không bị phạt. Bác nói rằng xe cơ giới đi ở bên phải là không đúng quy định, vậy theo cách hiểu cứng nhắc của bác xe cơ giới đi ở làn bên phải có phạm luật không, có bị phạt không?
3. Tôi đâu có nói những cái bác đưa ra không phải là văn bản luật. Nó là văn bản quy phạm pháp luật (mặc dù có thể đã hết hiệu lực), ý tôi nói là nó có giá trị pháp lý thấp hơn luật GTĐB (do QH phê chuẩn)
 

Thuy_CK

Xe điện
Biển số
OF-403707
Ngày cấp bằng
3/2/16
Số km
4,576
Động cơ
3,283 Mã lực
Nơi ở
Thị trấn OF
1. Bác khẳng định "đi như thế là không đúng quy định" là thiếu cơ sở, vì quy định không chỉ có một, mà có rất nhiều. Liệu bác có dám khẳng định rằng đi như thế là không đúng với mọi quy định? Ngay cả khoản 2 điều 13 bác nói thế cũng không đúng. Với văn bản luật, vi phạm quy định là phạm luật, không vi phạm quy định là không phạm luật. Tôi nói rằng xe cơ giới đi ở làn bên phải không phạm luật và sẽ không bị phạt. Bác nói rằng xe cơ giới đi ở bên phải là không đúng quy định, vậy theo cách hiểu cứng nhắc của bác xe cơ giới đi ở làn bên phải có phạm luật không, có bị phạt không?
3. Tôi đâu có nói những cái bác đưa ra không phải là văn bản luật. Nó là văn bản quy phạm pháp luật (mặc dù có thể đã hết hiệu lực), ý tôi nói là nó có giá trị pháp lý thấp hơn luật GTĐB (do QH phê chuẩn)
- Em khẳng định xe cơ giới không đi trên làn đường bên trái tại đường 1 chiều có vạch kẻ phân làn đường là không đúng quy định của khoản 2 điều 13 Luật GTDDB. Nếu không có quy định nào khác thì xe cơ giới phải tuân theo quy định này !
Hiến pháp Việt Nam 2013 :
Công dân có nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp và pháp luật; tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội và chấp hành những quy tắc sinh hoạt công cộng
.

- Tại thời điểm nghị định 36/NĐ-CP có hiệu lực thì chưa có Luật GTĐB nên nó là văn bản quy phạm pháp luật có giá trị pháp lý cao nhất trong lĩnh vực GTĐB, tương đương Luật GTĐB ban hành về sau này !
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top