- Biển số
- OF-555529
- Ngày cấp bằng
- 26/2/18
- Số km
- 286
- Động cơ
- 155,907 Mã lực
Mời các cụ thẩm kính này
Vậy chỉ cần kính dày 12mm là bằng tường dày 220mm đúng không cụ?Rất tiếc không phải ai cũng có đủ kiến thức nền về nhiệt trở, nên thảo luận thêm là vô ích. Tuy nhiên không nên kết thúc hội thảo bằng một kết luận sai.
Những khái niệm như U-Value, SHGC, VLT... hoặc các đại lượng tương đương (nếu có) của nền khoa học kỹ thuật Xô Viết đã không được giảng dạy ở VN trước đây và hiện nay. Tôi không hiểu vì sao. Chẳng nhẽ Liên Xô không làm cái đó. Sách giáo khoa VN thường dựa trên sách Liên Xô, và đã không có gì cả. Chỉ những người học ở Tây, Mỹ... mới nghe đến cái này.
Quy chuẩn hiện hành liên quan của Việt Nam là Quy chuẩn 09 của BXD, được làm dựa trên chuẩn của Mỹ. Từ ngữ họ dùng nguyên xi các cụm từ tiếng Anh (ví dụ như kể trên) và có giải thích. Lưu ý: Quy chuẩn là bắt buộc thực hiện trong ngành, không phải như tiêu chuẩn, thích thì áp dụng không thôi. Quy chuẩn 09 BXD cũng chỉ mới ra có mấy năm thôi.
Nhắc lại, kính 4 ly có U-Value = 6W/m2K, còn tường 220 có U-Value = 2W/m2K. Càng cao thì truyền nhiệt càng tốt. Ở đây là cao hơn 3 lần.
Dạ xưởng em ở tây mỗ cụ ạXưởng cụ ợ đâu ạ
Cụ cho e xin contact bên kính này với ạLàm xong, ưng ý ra phết bác ei. Bác còn xin contact nữa không hay xì hơi lốp rồi thì mất liên lạc.
Cụ cho e xin contact bên kính này với ạ
Cụ đổi phương án xem, không làm kính hết mà làm vách thạch cao 2 lớp, giữa rỗng chi phí chắc rẻ hơnTôi đang cải tạo cái nhà. Có cái vách kính, dự là làm bằng kính khung nhôm, cũng to, đến 3.2 x 5m = 16m2.
Cái vách này sẽ là nguyên nhân gây chết tiền điều hòa đây, bởi kính truyền nhiệt rất tốt nên thất thoát nhiệt sẽ rất lớn, vì vậy tôi cân nhắc làm vách kích 2 lớp để cách nhiệt tốt hơn. Đến đây thì sinh ra vướng mắc:
- Kính 2 lớp, nếu cứ nói như thế thì thợ nhôm kính sẽ hiểu là kính an toàn, như kiểu kính ô tô ý, có hai tấm kính dán vào nhau bởi một lớp keo ở giữa. Loại này tôi không nghĩ là cách nhiệt tốt.
- Hai lớp kính. Là vách kính có hai lớp kính, cách nhau bởi một lớp không khí ở giữa. Đến đây thì thợ nhôm kính lại cảnh báo: như vậy thì vách sẽ hấp hơi ở giữa, kính mờ mà không lau được sẽ rất khó chịu.
- Thế thì 2 lớp kính "chuẩn" phải là loại vách mà giữa 2 lớp kính là chân không hoặc bơm khí trơ, theo giải thích của thợ. Đến đây thì tôi lại thấy không ổn. Làm sao gia công được như thế. Khí trơ là khí gì, tại sao lại cần nó thay vì không khí thông thường (21% Oxygen, 78% Nitro) Và dù sao thì giá của nó cũng gấp 3 lần hai loại trên, rất khó nuốt.
Bác nào có kinh nghiệm, có thể chia sẻ được không?
Xin cảm ơn.
Kính gì thì vẫn có cái hiệu ứng nhà kính, cơ bản nhất để nhốt nhiệt từ ánh nắng mà gần như không cho nhiệt thoát ra, diện tích kính càng lớn lượng nhiệt nhận được cả từ trực tiếp từ ánh nắng rọi và từ các vật thể xung quanh hấp thụ nhiệt nóng lên rồi bức xạ sẽ càng lớn (lượng nhiệt này không hề nhỏ, ai để ý khi mùa hè đỗ xe đóng kính cửa trong bóng râm, nhwung xung quanh thoáng sẽ thấy)....
- Kính 2 lớp khí trơ khí treo gì đấy...xin bác đừng nghe bọn bỏ học....bác hãy tìm hiểu khí trơ nó là gì và để làm gì đã....tại sao cái bóng đèn bơm khí trơ nó vẫn nóng.....và nếu 2 lớp kính nó rò thì khí trơ nó có rò không?
...
Làm xong từ đời nào, rất đẹp, rất chim ưng. Mùa đông ấm, mùa hè mát.Cụ đổi phương án xem, không làm kính hết mà làm vách thạch cao 2 lớp, giữa rỗng chi phí chắc rẻ hơn
Lại được vị này nữa. Hồi trước cứ đến giờ vật lý là bác trốn học phải không?Kính gì thì vẫn có cái hiệu ứng nhà kính, cơ bản nhất để nhốt nhiệt từ ánh nắng mà gần như không cho nhiệt thoát ra, diện tích kính càng lớn lượng nhiệt nhận được cả từ trực tiếp từ ánh nắng rọi và từ các vật thể xung quanh hấp thụ nhiệt nóng lên rồi bức xạ sẽ càng lớn (lượng nhiệt này không hề nhỏ, ai để ý khi mùa hè đỗ xe đóng kính cửa trong bóng râm, nhwung xung quanh thoáng sẽ thấy).
Tường kính thì như nhiều người đã viết, chỉ thích hợp cho văn phòng, nhà cho thuê,... những nơi tiền điện cho điều hòa không cần tính.
Còn khí gì thì vẫn có tính chất gần như "Khí lý tưởng" được học ở phổ thông, các phân tử khí vẫn nhận giao động để truyền giao động cho chỗ tiếp xúc tiếp theo, tức là vẫn truyền nhiệt, dù mỗi loại khí có hệ số truyền không giống nhau lắm, nhưng không thể ví như chân không được. Trong bóng đèn thì không chỉ mỗi khí trơ để cái dây tóc nóng trắng khỏi bị đốt cháy ngay lập tức bởi ô xy, mà còn là khí kém, tức là áp suất rất thấp, tức là mật độ các phân tử khí rất nhỏ nên khả năng truyền nhiệt từ dây tóc ra vỏ thấp hơn.
Để chế tạo cái "hộp" kính đủ kín để giữ được áp suất thấp khí kín thì giá thành rất cao, ít có khả năng thương mại, nên câu hỏi của bác không cần phải trả lời nữa, còn ai tin thì cứ được quyền tin, chẳng thể cấm!!!
Toàn kiến thức phổ thông đấy, không biết hỏi tụi trẻ con chúng chỉ cho!Lại được vị này nữa. Hồi trước cứ đến giờ vật lý là bác trốn học phải không?
Em chỉ thấy ngta lắp kính 2 lớp chứ chưa thấy lắp 2 lớp kính !Tôi đang cải tạo cái nhà. Có cái vách kính, dự là làm bằng kính khung nhôm, cũng to, đến 3.2 x 5m = 16m2.
Cái vách này sẽ là nguyên nhân gây chết tiền điều hòa đây, bởi kính truyền nhiệt rất tốt nên thất thoát nhiệt sẽ rất lớn, vì vậy tôi cân nhắc làm vách kích 2 lớp để cách nhiệt tốt hơn. Đến đây thì sinh ra vướng mắc:
- Kính 2 lớp, nếu cứ nói như thế thì thợ nhôm kính sẽ hiểu là kính an toàn, như kiểu kính ô tô ý, có hai tấm kính dán vào nhau bởi một lớp keo ở giữa. Loại này tôi không nghĩ là cách nhiệt tốt.
- Hai lớp kính. Là vách kính có hai lớp kính, cách nhau bởi một lớp không khí ở giữa. Đến đây thì thợ nhôm kính lại cảnh báo: như vậy thì vách sẽ hấp hơi ở giữa, kính mờ mà không lau được sẽ rất khó chịu.
- Thế thì 2 lớp kính "chuẩn" phải là loại vách mà giữa 2 lớp kính là chân không hoặc bơm khí trơ, theo giải thích của thợ. Đến đây thì tôi lại thấy không ổn. Làm sao gia công được như thế. Khí trơ là khí gì, tại sao lại cần nó thay vì không khí thông thường (21% Oxygen, 78% Nitro) Và dù sao thì giá của nó cũng gấp 3 lần hai loại trên, rất khó nuốt.
Bác nào có kinh nghiệm, có thể chia sẻ được không?
Xin cảm ơn.
Tôi thấy mọi khi bác cũng ăn nói ra gì phết, nên hôm nay ngáo hơi lạ.Toàn kiến thức phổ thông đấy, không biết hỏi tụi trẻ con chúng chỉ cho!!!
Thế thì topic này có ích cho bác đấy. Đây là vấn đề từ ngữ các giới khác nhau sử dụng.Em chỉ thấy ngta lắp kính 2 lớp chứ chưa thấy lắp 2 lớp kính !
Giúp gúc, post lại cái bảng khả năng dẫn nhiệt của các loại khí-hơi: https://tsapps.nist.gov/publication/get_pdf.cfm?pub_id=907540Tôi thấy mọi khi bác cũng ăn nói ra gì phết, nên hôm nay ngáo hơi lạ.
Khí argon nặng (mật độ cao) hơn không khí, nên lập luận của bác cách đây 1 post mà tôi đã quất lại, vứt!
Cả thế giới nó dùng "argon filled double glazing", từ khóa cho các vị gúc nha!