Ah, nhân tiện em chia sẻ ngu nghĩ của em về giáo dục ĐH ở VN:
Lịch sử thế giới cho thấy để phát triển, cần phải dựa vào lợi thế, nền tảng...
VN là đất nước nông nghiệp, thiên nhiên, địa lý, khí hậu qua hàng ngàn năm, định hình nên đất nước nông nghiệp. Lẽ ra tập trung vào phát triển khoa học kỹ thuật, nhân lực...cho nông nghiệp, chăn nuôi, thủy sản... tạo ra sản phẩm có sức cạnh tranh, bán cho thế giới thì cũng kiếm bộn tiền (Có ông sếp Hàn Quốc sang VN công tác, lúc ăn cá, nhìn thấy ông công nhân VN hai tay thoăn thoắt bóc cả chùm vải ăn thì sock, ú ớ hỏi nó làm cấp gì, sao nó dám làm thế??? - Hóa ra ở HQ, quả vải phải bổ làm 6, dùng dĩa châm từng miếng). Sau khi có tiền, có lực rồi, nhà giàu rồi ,quay lại phát triển các cái khác thì đỡ nhọc hơn.
Đằng này, các bác ấy mơ ước "đi tắt, đón đầu" để trở thành nước công nghiệp phát triển, bỏ qua các quy luật, làm mất bao nhiêu thời gian, nguồn lực. Nông nghiệp cũng không mạnh, công nghiệp cũng lờ đờ, dịch vụ du lịch thì nước các bạn rất tuyệt vời nhưng 80% chúng tôi không quay lại... Không tạo ra được sản phẩm nào mà để cần nó, thế giới phải nghĩ đến VN.
Rồi sản xuất công nghiệp từ thói quen của nền văn minh lúa nước, thi thoảng lại đóng nhầm cầu dao điện, thò tay vào máy cuốn...đi vài mạng nhẹ như xe cán cún. Đến cuộn thép nặng cả chục tấn cũng vô tư chèn mấy thanh gỗ rồi buộc bằng sợi xích mỏng manh, chở trên sàn xe chạy nhông nhông trên đường, lên xuống cầu...
Lĩnh vực khoa học công nghệ, chỉ có CNTT là điểm tốt, do tính chất "không biên giới", cũng chỉ mới ở mức độ gia công phần mềm.
Quay lại giáo dục ĐH, thấy các trường đua nhau đào tạo nhân lực bán dẫn, công nghệ bán dẫn... không hiểu định cạnh tranh với ai trên thị trường thế giới.