Em thì tự nghĩ dư lài: Khối thàng mù chữ mà lái ầm ầm, mình tốt nghiệp cấp 1 rồi mắc gì không lái được , vậy là tự tin lái ngon ngay !!!
Cái này nghề của em rồi.
Thế này nhé khi bắt đầu mở cửa lên xe, chân phải cho vào trước rồi đưa mông vào sau và các bước tiếp theo nhé:
1. Chỉnh vị trí ghế ngồi: thò tay phải xuống ghế để kéo ghế lên xuống sao cho khi chân trái đạp côn hết hành trình (tức là chân côn đạp kịch sàn) mà chân trái vẫn phải hơi chùng.
2. Chỉnh vị trí lưng: tay trái thò xuống vị trí bên hông trái của ghế kéo cần gạt lên đồng thời áp ngực vào vô lăng để cho lưng của ghế ốp vào lưng mình sau đó tay phải cầm vào đỉnh vô lăng để giữ rồi từ từ ngả lưng ra sao cho 2/3 lưng tiếp sát vào ghế là được rồi thả tay trái ra để cố định lưng ghế.
3. Chỉnh gương: thò tay ra ngoài chỉnh mặt gương nhé không phải cả củ gương đâu. Lấy ngón tay chỉnh Cuối gương là sườn xe, giữa gương là mặt đường chỉnh sao cho khi nhìn vào gương ta được thấy lấp ló đuôi xe mình và mặt đường nhìn phía xa nằm vào giữa gương là ok.
4. Cài dây an toàn: tay phải cầm móc, tay trái ngửa tay ra sau cầm vào dây và kéo dây duỗi thẳng tay về phía trước rồi tay phải cắm móc dây vào chốt.
5. Học tập sơ qua về các chức năng cơ bản trên xe như sau:
- Cần gạt bên trái vô lăng là dùng để bật xi nhan và bật đèn gầm đèn pha cốt: gạt cần xuống dưới để bật xi nhan trái, ở giữa là tắt, gạt lên trên là xi nhan phải.
- Núm Xoay ở đầu cần gạt là bật tắt đèn xe, hất cần gạt hết lên phía trước là bật đèn pha , kéo ngược lại là bật cốt còn kéo hết về phía người lái là để nháy đèn.
- Cần gạt trên vô lăng bên phải dùng để bật tắt cần gạt nước.
(sơ sơ thế cho cụ/mợ dễ hiểu còn ra xe thực tế sẽ được chi tiết hơn)
6. Phanh tay: kéo ngược về phía sau là phanh (không cần bấm chốt nhé), hạ phanh tay: kéo ngược lại phía sau 1 chút để chốt hãm bật ra đồng thời dùng ngón cái ấn giữ chốt rồi hạ xuống kịch sàn.
7. Cần số:- để vào số 1 và 2 (đương nhiên là phải đạp côn) lòng bàn tay phải hướng về phía người lái vừa ép kéo cần số về phía người lái đẩy lên hoặc kéo xuống để vào số 1 hoặc số 2.
- Số 3 và 4: từ vị trí số 0 (số Mo) úp lòng bàn tay phải xuống sàn xe đẩy lên vào số 3 hoặc kéo xuống để vào số 4.
- Số 5 và số lùi: từ vị trí số 0 xoay cổ tay phải để hướng lòng bàn tay về phía bên phụ đồng thời đẩy cần số về phía bên phụ và đẩy lên trên để vào số 5. Số lùi nếu dòng deawoo thì thường là móc chốt hãm lên rồi vào như số 1, còn dòng khác như là vios thường là tay để như vào số 5 nhưng là kéo cần số xuống.
Còn cách cầm vô lăng, cách đánh lái trả lái, khi nào thì đánh lái v.v. hàm bà rằng nữa nhưng em nói sơ sơ thế thôi không cụ/mợ lại ngộ chữ mất . Viết thì dài còn thực tế thì ngắn thôi ạ.
đổi thầy đi mợ
học nó phải thoải mái - có sự đồng cảm nhiệt huyết giữa thầy - trò
lái xe mà tâm lý ức chế đâm đâu ko chừng
hoặc học theo kiểu chống đối
m đi học.m mất tiền,thằng thầy (xin lỗi Mợ e gọi hơi láo tý ) tuổi j mà dám bố láo với m
m có đi xin xỏ j đâu
như e cũng mới học xong đc 1 tháng
m chọn tham khảo trên này, a e tư vấn cho sđt thầy. gặp thầy thấy ok .trao đổi luôn phương án học - thi- chi phí
ok thì nộp tiền học
e thấy học thoải mái
tất nhiên mấy hôm đầu còn lóng ngóng nhất là vụ côn số nên còn ban căng
tầm sau buổi 4-5 ngon ngay
cần thiết Mợ về ngồi ghế ở bàn lv
lấy 1 chai lavi nhỏ tập cần số cho quen
chả việc j phải ngại cả
riêng = lái oto nên học nghiêm túc từ đầu
ko nên có cái = bằng mọi giá
vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới túi tiền và tính mạng của ng lái cũng như người khác
--------
còn chuyện sợ thầy trù
tâmm lý như vậy thì cháu e rằng mợ thi ko qua đc kì sát hạch đâu
khi thi ô thày dạy m ko có tác dụng j mợ nhé. ko chấm điểm - ko ngồi xe
hoàn toàn các thầy khác - chấm thi qua xe chip- 1 mình lái 1 xe
do đó cần chọn thầy nào + phương pháp học sao để hấp thu đc cao nhất cả về lý thuyết + thực hành Mợ ạ
đôi lời chia sẻ với Mợ mong mợ vững tin và chúc Mợ lái xe an toàn
chào mợ tôi cũng là giáo viên dậy lái ,góp ý mấy câu.mợ bỏ tiền đi học chứ kg phải xin,thầy dậy lấy tiền cũng kg phải xin nên chuyện đó là sòng phẳng kg sợ gì.còn nếu mợ vẫn ngại ,tôi sẽ giúp mợDạ, em sợ bị trù lúc đi thi bác ơi. Chắc em không bị mắng nếu em đi tốt hơn.
hí hí dao sắc kg gọt đươc chuôiThi có do ông ý chấm đâu Mợ? Máy và cán bộ trên Cục xuống, nói chung Thầy dạy thế thì không ổn, tốt nhất cứ đổi Thầy.
Thêm nữa Mợ bắt Chồng dạy, không thì bạn bè có anh nào đó nhờ bổ túc lý thuyết nguội cũng được.
Cái này nghề của em rồi.
(...)
em nói sơ sơ thế thôi không cụ/mợ lại ngộ chữ mất . Viết thì dài còn thực tế thì ngắn thôi ạ.
Dạ, là con gái thật tuyệtMợ là sướng nhất đấy, hỏi cái có khối cụ xung phong giúp ngay. Nếu là cụ thì còn mướt nhé
Vâng, em đồng ý với cụ vấn đề đạo đức người lái xe ạSau khi học lái xe tôi thấy các thầy chủ yếu dạy các vấn đề sau:
- Dạy luật;
- Dạy thao tác để xe chạy được: Chủ yếu thao tác phối hợp côn, ga, phanh, vôlăng, cần số, các núm nút...
- Xử lý một số tình huống trên đường trường: Sử dụng đèn tín hiệu xin đường, còi, phanh để giảm tốc độ tránh người và xe khác, cách nhường đường, vượt xe khác, quay đầu xe...
- Cách làm bài thi: cách làm bài thi lý thuyết, cách xử lý bài thi sa hình.
Nhưng một số vấn đề không dạy hoặc đề cập rất ít như:
- Đạo đức người lái xe: Người lái xe cần bình tĩnh, điềm đạm, nhường nhịn ra sao, chăm sóc xe cộ thế nào...
- Các cảm nhận khi lái xe: Tiếng động của động cơ, khi ga to, khi bám côn, xe vào cua thì nghiêng thế nào, khi 1 bugi chết thì cảm nhận thế nào, khi đi đêm bị đèn xe khác rọi chói mắt làm sao, cách đặt chân côn, chân ga thế nào cho nhạy bén, cách chống buồn ngủ thế nào không bị mỏi...
Có như vậy các học viên mới sẽ mau nắm bắt, mau tiến bộ.
xin lỗikiểu này kg được rồi.qua sông đấm b...uồi vào sóng