Người ta có câu “Home is where your heart is”. Các cụ đi tung trời nhưng tấm lòng vẫn hướng về VN thật đáng quý, nhưng đây cũng chính là một thách thức trong quá trình hoà nhập. Chỉ khi nào các cụ thực sự gắn bó với nơi các cụ đang sống và làm việc, đi xa thấy nhớ, khi ở mà thấy từng góc phố, con đường nơi mình đang sống thấy thân thuộc và có cảm xúc, thấy mình là một phần trong cộng đồng nơi mình đang cư ngụ, và luôn giữ nơi đó trong trái tim mình, thì nơi “tha hương” đó mới trở thành “home” của các cụ.
Còn nếu các cụ chỉ coi nơi mình đang sống và làm việc cho dù là ở tây hay Hà Nội, Sài Gòn, là chốn tạm bợ, một lòng hướng về và luôn mong ngóng chờ ngày trở lại cố hương thì “home” của các cụ chính là nơi mà các cụ đang hướng về đó, cho dù xa xôi ngàn dặm.
Cháu thấy việc đi “thoát ly” hay ở lại ”xây dựng quê hương” tuỳ thuộc mỗi người một quan điểm, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như môi trường, sự giáo dục của gia đình, quan niệm sống, cơ hội, và tính cách. Các cụ muốn kiếm được nhiều tiền thì hiện tại không nơi nào bằng VN. Nên nếu những cụ nào theo tiêu đề của cụ thớt, đặt mục đích sống là để ”kiếm ăn tốt” thì nên ở VN ạ. Ở VN giờ có tiền sướng như tiên, nhà nhà có giúp việc không phải động tay vào những công việc “vặt” như rửa bát nấu nướng giặt giũ, đi một bước có tiền hô hậu ủng, có tiền đi du lịch Nha Trang, Phú Quốc, Sing Thái, Hàn Âu Mỹ… cuộc sống hạnh phúc yên bình.
Trong khi đó đi ngoài ra nước và để có một cuộc sống ổn định và hoà nhập cộng đồng một cách toàn diện thì rất vất vả, việc gì cũng phải cố gắng học hỏi và tự lập, tự làm hầu hết mọi việc trong khả năng, phải chịu nhiều hy sinh, nhiều định kiến, phải luôn tìm tòi tự tu dưỡng để phát triển, nâng giá trị và hoàn thiện bản thân “cho bằng anh bằng em và sánh vai cùng bạn bè 5 châu”. Mặt khác cuộc sống ở nước ngoài luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro và không phải cứ hết sức cố gắng, cứ bỏ nhiều tiền, cứ muốn là sẽ có thành công đâu ạ. Vất vả lắm luôn.
Được cái đi ngoài ra nước lâu, có điều kiện đi nhiều nơi, va chạm với nhiều nền văn hoá, được thưởng thức nhiều phong cách ẩm thực bản địa (authentic), được giao tiếp và trải nghiệm với nhiều ngôn ngữ, nhiều lối suy nghĩ và nhiều cách hành xử khác nhau của người đời cũng rất thú vị.