[Funland] Hỏi các bác Việt Kiều: Về VN có kiếm ăn tốt hơn bên Tây?

kienvinh

Xe lăn
Biển số
OF-115035
Ngày cấp bằng
1/10/11
Số km
13,541
Động cơ
540,386 Mã lực
Hành văn không có rất tây hay gì mà phải theo tiêu chuẩn, học tiếng Việt thì viết kiểu thuần Việt. Nếu viết theo kiểu Tây thì theo văn phong nước họ, hướng đối tượng đọc. Như ý cụ viết thì em đọc tạm cuốn “Cối xay gió” vậy :)
Tôi vẫn thấy tôi rất hay, rất đúng. Nếu chúng ta bất đồng quan điểm chỗ này thì kệ thôi.
 

Solitude

Xe hơi
Biển số
OF-314754
Ngày cấp bằng
5/4/14
Số km
121
Động cơ
297,796 Mã lực
Người ta có câu “Home is where your heart is”. Các cụ đi tung trời nhưng tấm lòng vẫn hướng về VN thật đáng quý, nhưng đây cũng chính là một thách thức trong quá trình hoà nhập. Chỉ khi nào các cụ thực sự gắn bó với nơi các cụ đang sống và làm việc, đi xa thấy nhớ, khi ở mà thấy từng góc phố, con đường nơi mình đang sống thấy thân thuộc và có cảm xúc, thấy mình là một phần trong cộng đồng nơi mình đang cư ngụ, và luôn giữ nơi đó trong trái tim mình, thì nơi “tha hương” đó mới trở thành “home” của các cụ.

Còn nếu các cụ chỉ coi nơi mình đang sống và làm việc cho dù là ở tây hay Hà Nội, Sài Gòn, là chốn tạm bợ, một lòng hướng về và luôn mong ngóng chờ ngày trở lại cố hương thì “home” của các cụ chính là nơi mà các cụ đang hướng về đó, cho dù xa xôi ngàn dặm.

Cháu thấy việc đi “thoát ly” hay ở lại ”xây dựng quê hương” tuỳ thuộc mỗi người một quan điểm, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như môi trường, sự giáo dục của gia đình, quan niệm sống, cơ hội, và tính cách. Các cụ muốn kiếm được nhiều tiền thì hiện tại không nơi nào bằng VN. Nên nếu những cụ nào theo tiêu đề của cụ thớt, đặt mục đích sống là để ”kiếm ăn tốt” thì nên ở VN ạ. Ở VN giờ có tiền sướng như tiên, nhà nhà có giúp việc không phải động tay vào những công việc “vặt” như rửa bát nấu nướng giặt giũ, đi một bước có tiền hô hậu ủng, có tiền đi du lịch Nha Trang, Phú Quốc, Sing Thái, Hàn Âu Mỹ… cuộc sống hạnh phúc yên bình.

Trong khi đó đi ngoài ra nước và để có một cuộc sống ổn định và hoà nhập cộng đồng một cách toàn diện thì rất vất vả, việc gì cũng phải cố gắng học hỏi và tự lập, tự làm hầu hết mọi việc trong khả năng, phải chịu nhiều hy sinh, nhiều định kiến, phải luôn tìm tòi tự tu dưỡng để phát triển, nâng giá trị và hoàn thiện bản thân “cho bằng anh bằng em và sánh vai cùng bạn bè 5 châu”. Mặt khác cuộc sống ở nước ngoài luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro và không phải cứ hết sức cố gắng, cứ bỏ nhiều tiền, cứ muốn là sẽ có thành công đâu ạ. Vất vả lắm luôn.

Được cái đi ngoài ra nước lâu, có điều kiện đi nhiều nơi, va chạm với nhiều nền văn hoá, được thưởng thức nhiều phong cách ẩm thực bản địa (authentic), được giao tiếp và trải nghiệm với nhiều ngôn ngữ, nhiều lối suy nghĩ và nhiều cách hành xử khác nhau của người đời cũng rất thú vị.
 
Chỉnh sửa cuối:

dhela

Tháo bánh
Biển số
OF-771898
Ngày cấp bằng
25/3/21
Số km
1,814
Động cơ
1,098,024 Mã lực
...
Ở VN giờ có tiền sướng như tiên, nhà nhà có giúp việc không phải động tay vào những công việc “vặt” như rửa bát nấu nướng giặt giũ, đi một bước có tiền hô hậu ủng, có tiền đi du lịch Nha Trang, Phú Quốc, Sing Thái, Hàn Âu Mỹ… cuộc sống hạnh phúc yên bình.
...
Chuẩn zồi kụ!
Nếu chỉ với tiêu chí Ăn.Ngủ.Đụ.Ị... thì ở nhà là nhất quả đất!
Em cũng bẩu thế ngay từ đầu zồi.. hê hê
 

Sage2021

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-826698
Ngày cấp bằng
20/2/23
Số km
152
Động cơ
1,910 Mã lực
Tuổi
30
Hjx vừa mới tuần trc ăn 1 bữa đón việt kiều của bên thông gia đằng vợ. Ko thể đỡ đc việt kiều mỹ
nói bậy kinh khùn , ăn vs hát xong cứ lảng lảng té đi để các cháu trả tiền
Nói bậy bên kia ok cụ ơi. Nhưng nói chung không phải là tất cả, họ được học là sống theo luật thôi. Về Vn thì em chịu. Nhà có giáo dục thì không thế. Còn lảng trả tiền thì vn còn nhiều hơn chứ cụ. Nó là 1 trường hợp, cũng khá chủ quan hơn là khách quan.
 

lookyoung

Xe tăng
Biển số
OF-98091
Ngày cấp bằng
1/6/11
Số km
1,444
Động cơ
416,278 Mã lực
Nơi ở
BE
Đặt vấn đề như cụ là chưa chính xác? Vì nếu tư duy như cụ thì quan chức tham nhũng ở quê ta, đa số con nhà nòi đấy, nếu nói theo kiểu cũ là cũng hạt giống không đỏ thì hồng phai. Còn ở nước ngoài thì đến tuổi trưởng thành là tự do, ở riêng, làm gì thì bố mẹ sao can thiệp được, nó bảo dọn vệ sinh là đam mê thì cụ đỡ hay tư vấn kiểu gì???
Tự do, muốn làm gì thì làm nhưng từ lúc nhỏ đến lúc trưởng thành, tính sơ sơ 18 năm, ảnh hưởng của gia đình đến bản thân đứa trẻ cũng như định hướng tương lai là rất lớn.

Bố nghiện hút, mẹ cờ bạc thì cũng không nhiều hi vọng con cái sau này thành công một cách tử tế được.
 

dhela

Tháo bánh
Biển số
OF-771898
Ngày cấp bằng
25/3/21
Số km
1,814
Động cơ
1,098,024 Mã lực
Hjx vừa mới tuần trc ăn 1 bữa đón việt kiều của bên thông gia đằng vợ. Ko thể đỡ đc việt kiều mỹ
nói bậy kinh khùn , ăn vs hát xong cứ lảng lảng té đi để các cháu trả tiền
Hihi.. hỏi khí ko phải chứ thông gia bên vợ cụ có phải dân Hải Phòng ko ^^
Vì em cũng gặp rồi. Gặp trên máy bay. Có 2 tiếng ngồi gần thôi mà em cũng tí chết ngất vì mấy bả nói tục kinh hoàng.
Lúc đầu 2 bà có ghế ngồi chéo cánh. Em có ghế nằm trên đường chéo của 2 bả. Phải chịu cảnh 1 bả vươn qua em để nói chuyện mà như chửi nhau với bà kia, thế là em đành phải đổi chỗ cho 2 bả đc cạnh nhau. Đổi chỗ rồi mà vẫn ong hết cả thủ ^^

Nhưng em vẫn nghĩ đấy là cá biệt thôi. Những Vk đó chắc từ thời "thuyền thúng". Ko thể là đại diện cho tất cả Vk đc ^^
 

Waterblack

Xe tải
Biển số
OF-705125
Ngày cấp bằng
23/10/19
Số km
359
Động cơ
96,084 Mã lực
Tuổi
46
Người ta có câu “Home is where your heart is”. Các cụ đi tung trời nhưng tấm lòng vẫn hướng về VN thật đáng quý, nhưng đây cũng chính là một thách thức trong quá trình hoà nhập. Chỉ khi nào các cụ thực sự gắn bó với nơi các cụ đang sống và làm việc, đi xa thấy nhớ, khi ở mà thấy từng góc phố, con đường nơi mình đang sống thấy thân thuộc và có cảm xúc, thấy mình là một phần trong cộng đồng nơi mình đang cư ngụ, và luôn giữ nơi đó trong trái tim mình, thì nơi “tha hương” đó mới trở thành “home” của các cụ.

Còn nếu các cụ chỉ coi nơi mình đang sống và làm việc cho dù là ở tây hay Hà Nội, Sài Gòn, là chốn tạm bợ, một lòng hướng về và luôn mong ngóng chờ ngày trở lại cố hương thì “home” của các cụ chính là nơi mà các cụ đang hướng về đó, cho dù xa xôi ngàn dặm.

Cháu thấy việc đi “thoát ly” hay ở lại ”xây dựng quê hương” tuỳ thuộc mỗi người một quan điểm, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như môi trường, sự giáo dục của gia đình, quan niệm sống, cơ hội, và tính cách. Các cụ muốn kiếm được nhiều tiền thì hiện tại không nơi nào bằng VN. Nên nếu những cụ nào theo tiêu đề của cụ thớt, đặt mục đích sống là để ”kiếm ăn tốt” thì nên ở VN ạ. Ở VN giờ có tiền sướng như tiên, nhà nhà có giúp việc không phải động tay vào những công việc “vặt” như rửa bát nấu nướng giặt giũ, đi một bước có tiền hô hậu ủng, có tiền đi du lịch Nha Trang, Phú Quốc, Sing Thái, Hàn Âu Mỹ… cuộc sống hạnh phúc yên bình.

Trong khi đó đi ngoài ra nước và để có một cuộc sống ổn định và hoà nhập cộng đồng một cách toàn diện thì rất vất vả, việc gì cũng phải cố gắng học hỏi và tự lập, tự làm hầu hết mọi việc trong khả năng, phải chịu nhiều hy sinh, nhiều định kiến, phải luôn tìm tòi tự tu dưỡng để phát triển, nâng giá trị và hoàn thiện bản thân “cho bằng anh bằng em và sánh vai cùng bạn bè 5 châu”. Mặt khác cuộc sống ở nước ngoài luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro và không phải cứ hết sức cố gắng, cứ bỏ nhiều tiền, cứ muốn là sẽ có thành công đâu ạ. Vất vả lắm luôn.

Được cái đi ngoài ra nước lâu, có điều kiện đi nhiều nơi, va chạm với nhiều nền văn hoá, được thưởng thức nhiều phong cách ẩm thực bản địa (authentic), được giao tiếp và trải nghiệm với nhiều ngôn ngữ, nhiều lối suy nghĩ và nhiều cách hành xử khác nhau của người đời cũng rất thú vị.
Cụ này đúng kiểu vợ em, nhìn mấy đứa bạn, đồng nghiệp, họ hàng là suy ra cả xã hội đều thế. Thỉnh thoảng cũng hay so sánh này nọ, em bảo về mà sống, thế là lại thôi. :D
 

TamMao2612

Xe buýt
Biển số
OF-386712
Ngày cấp bằng
12/10/15
Số km
753
Động cơ
493,858 Mã lực
Em được nhắc nhở mình là công dân hạng 2 nhất khi vào of này, còn các đô thị lớn ở Tây bây giờ dân trắng không còn là đa số nữa, white men là hàng hiếm trong FAANG, châu Á đã là nhóm thu nhập cao nhất trong các chủng tộc ở Mỹ, Anh vừa bầu thủ tướng người Ấn Độ. Cs mình nhìn thế nào thì nó ra thế.

À nhầm, cụ nói chuyện hoà nhập. Mỹ thì dân số rất đa dạng đa chủng tộc, cũng rất nhiều người mới đến hàng năm. Nó giống HN nhiều dân tứ xứ thích kết bạn với ai cũng OK, nhưng muốn gặp thật nhiều người Nghệ An chẳng hạn, thì đến chính Nghệ An vẫn đông hơn.

Nghệ An với HN cũng giống như HN với các thành phố lớn trên thế giới. Như em không có định nghĩa mạnh mẽ mình là người HN hay người Việt, tất nhiên em có một số đặc điểm như nói tiếng V hay có một số món ăn, thói quen từ VN theo môi trường mình lớn lên, nhưng cũng thêm có những thói quen mới từ môi trường đa chủng tộc. Ví dụ như ngày trước em thích đồ ăn Nhật, Thái, gần đây lại thích đồ Mexico với Ấn Độ :D Đồ Tây trước em không thích lắm, nhưng gần đây được nấu đồ Đông Âu cho ăn cũng bắt đầu thấy ngon.
Mỗi lần vào of em thấy e thành công dân hạng bét luôn ấy. Em chỉ tin cụ nào chê khi chụp 2 cuốn hộ chiếu, còn mới chỉ đóng dấu hộ chiếu thì những trải nghiệm không thể đủ thuyết phục so sánh về cuộc sống các nơi.
Còn mây tầng nào gặp mây tầng đó, hạng 1 hạng 2 hay không là do chính mình và dù ở đâu cũng không khác.
 

Lọ mọ

Xe tăng
Biển số
OF-73558
Ngày cấp bằng
22/9/10
Số km
1,274
Động cơ
394,342 Mã lực
Bác này nói thật lòng này. Đa phần sang đó chỉ là công dân hạng 2. Lễ tết dân mình rú rú với nhau, chứ để hoà nhập thì phải thế hệ f2.
Thì Cụ ấy F1 con cụ ý F2 hòa nhập được rồi như em đã nói ở trên thời 7x ra nước ngoài vất vả hơn rất nhiều không như bây giờ giấy tờ đầy đủ làm việc đóng thuế đàng hoàng.và lại có là công dân hạng 2 hạng 3 đi chăng nữa Nhưng con mình cảm thấy cuộc sống tốt ổn thì cũng được chứ sao. Nếu không thích thì về cũng được cơ mà. Xã hội nào đất nước nào đều có người này người kia người tốt người xấu.. Mỗi người đều có lựa chọn con đường riêng của mình Dù cao thấp mình cũng nên tôn trọng Miễn không vi phạm pháp luật mà thuần Phong Mỹ tục.. em không phải khoe f1 em đâu cách đây 1 tháng xin làm ts ở Đức dc lương 3.000 eu sau thuế thật dễ dàng. Cháu kể lại hai giáo sư ở dreden và lezich phỏng vấn cháu mới trình bầy bản thân và ý tưởng làm việc nghiên cứu.. 2 thầy gật gừ ko phỏng vấn gì nữa thời gian còn lại 2 thầy nói chuyện riêng với nhau.rồi mời tuần sau sang tham quan chỗ làm việc và CS vật chất của Viện.(cháu đang ở Pháp)và đã sang tham quan 2 thành phố rồi chọn tp dreden cùng bạn gái.làm cha mẹ nghe vậy thật vui xiết bao dù tất cả mới chỉ là khởi đầu. Nhưng nó đã làm dc cái mà mình ấp ủ khi còn trẻ chỉ cần sang Lao động chân tay cũng dc..giờ nó đã đi làm bằng trình độ cao .mà trình độ lại là học tại viện toán ứng dụng tin học BK HN.
 
Chỉnh sửa cuối:

starsn

Xe điện
Biển số
OF-742409
Ngày cấp bằng
9/9/20
Số km
3,781
Động cơ
115,641 Mã lực
Mỗi lần vào of em thấy e thành công dân hạng bét luôn ấy. Em chỉ tin cụ nào chê khi chụp 2 cuốn hộ chiếu, còn mới chỉ đóng dấu hộ chiếu thì những trải nghiệm không thể đủ thuyết phục so sánh về cuộc sống các nơi.
Còn mây tầng nào gặp mây tầng đó, hạng 1 hạng 2 hay không là do chính mình và dù ở đâu cũng không khác.
Em được cái tự tin nên cũng đỡ mợ ạ, of chém sĩ như mưa ai lại đi tin hết 😂
 

A_S

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-360282
Ngày cấp bằng
27/3/15
Số km
768
Động cơ
281,224 Mã lực
Trình độ của bố mẹ nữa anh/chị ah. Tôi thấy bố mẹ LĐXK ở Đông Đức cũ, giờ con dọn vệ sinh ở sân bay Frankfurt.

Các cháu đó hẳn có cơ hội bình đẳng về học tập chứ? Tôi cho là có.
Vẫn đầy người xkld con học cao mà cụ. Và cái chính là em thấy có vợ chồng một cụ xkld lúc trước dọn vệ sinh sân bay phía bayer mua nhà đấy cụ. Làm thâm niên lương có thể lên tới 20€/h rồi. Nhiều người thích làm làng nhàng ko cần bon chen mà vẫn sống đầy đủ, ko phải lo y tế giáo dục con cái mà.
 

kienvinh

Xe lăn
Biển số
OF-115035
Ngày cấp bằng
1/10/11
Số km
13,541
Động cơ
540,386 Mã lực
Vẫn đầy người xkld con học cao mà cụ. Và cái chính là em thấy có vợ chồng một cụ xkld lúc trước dọn vệ sinh sân bay phía bayer mua nhà đấy cụ. Làm thâm niên lương có thể lên tới 20€/h rồi. Nhiều người thích làm làng nhàng ko cần bon chen mà vẫn sống đầy đủ, ko phải lo y tế giáo dục con cái mà.
Tôi viết thận trọng, không viết là học cao tốt hơn học thấp; ông tiến sỹ tốt hơn bà lao công. Đặc biệt là trong bối cảnh đang nói đến là nước Đức.
 

A_S

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-360282
Ngày cấp bằng
27/3/15
Số km
768
Động cơ
281,224 Mã lực
Người ta có câu “Home is where your heart is”. Các cụ đi tung trời nhưng tấm lòng vẫn hướng về VN thật đáng quý, nhưng đây cũng chính là một thách thức trong quá trình hoà nhập. Chỉ khi nào các cụ thực sự gắn bó với nơi các cụ đang sống và làm việc, đi xa thấy nhớ, khi ở mà thấy từng góc phố, con đường nơi mình đang sống thấy thân thuộc và có cảm xúc, thấy mình là một phần trong cộng đồng nơi mình đang cư ngụ, và luôn giữ nơi đó trong trái tim mình, thì nơi “tha hương” đó mới trở thành “home” của các cụ.

Còn nếu các cụ chỉ coi nơi mình đang sống và làm việc cho dù là ở tây hay Hà Nội, Sài Gòn, là chốn tạm bợ, một lòng hướng về và luôn mong ngóng chờ ngày trở lại cố hương thì “home” của các cụ chính là nơi mà các cụ đang hướng về đó, cho dù xa xôi ngàn dặm.

Cháu thấy việc đi “thoát ly” hay ở lại ”xây dựng quê hương” tuỳ thuộc mỗi người một quan điểm, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như môi trường, sự giáo dục của gia đình, quan niệm sống, cơ hội, và tính cách. Các cụ muốn kiếm được nhiều tiền thì hiện tại không nơi nào bằng VN. Nên nếu những cụ nào theo tiêu đề của cụ thớt, đặt mục đích sống là để ”kiếm ăn tốt” thì nên ở VN ạ. Ở VN giờ có tiền sướng như tiên, nhà nhà có giúp việc không phải động tay vào những công việc “vặt” như rửa bát nấu nướng giặt giũ, đi một bước có tiền hô hậu ủng, có tiền đi du lịch Nha Trang, Phú Quốc, Sing Thái, Hàn Âu Mỹ… cuộc sống hạnh phúc yên bình.

Trong khi đó đi ngoài ra nước và để có một cuộc sống ổn định và hoà nhập cộng đồng một cách toàn diện thì rất vất vả, việc gì cũng phải cố gắng học hỏi và tự lập, tự làm hầu hết mọi việc trong khả năng, phải chịu nhiều hy sinh, nhiều định kiến, phải luôn tìm tòi tự tu dưỡng để phát triển, nâng giá trị và hoàn thiện bản thân “cho bằng anh bằng em và sánh vai cùng bạn bè 5 châu”. Mặt khác cuộc sống ở nước ngoài luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro và không phải cứ hết sức cố gắng, cứ bỏ nhiều tiền, cứ muốn là sẽ có thành công đâu ạ. Vất vả lắm luôn.

Được cái đi ngoài ra nước lâu, có điều kiện đi nhiều nơi, va chạm với nhiều nền văn hoá, được thưởng thức nhiều phong cách ẩm thực bản địa (authentic), được giao tiếp và trải nghiệm với nhiều ngôn ngữ, nhiều lối suy nghĩ và nhiều cách hành xử khác nhau của người đời cũng rất thú vị.
Em thấy bên tây có tiền cũng sướng mà cụ. Ở vn lương trung bình vn 7 triệu. Cụ muốn mướn được người làm thì lương cụ cũng phải 3-40 triệu cầm tay , nghĩa là gấp 5 lần lương trung bình. Bên Đức tính vậy thì lương tháng cũng phải 10k cầm tay (gấp 5 lần lương trung bình là 2k) mới mướn được người làm. Mà em thấy mấy nhà làm nail thu nhập 5-6k đã mướn người làm được rồi , mướn người việt rẻ nữa,1500€ bao ăn ở.

Chuyện đi du lịch Âu Mỹ thì lương 30-40 triệu 1 tháng có đi hàng năm được ko? Trong khi Đức 10k thì thoải mái. Mua nhà cũng thế.

Chuyện ăn uống khỏi nói , em thấy thịt thà giá ngang ngang vn, có khi còn rẻ hơn.
 

A_S

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-360282
Ngày cấp bằng
27/3/15
Số km
768
Động cơ
281,224 Mã lực
Tôi viết thận trọng, không viết là học cao tốt hơn học thấp; ông tiến sỹ tốt hơn bà lao công. Đặc biệt là trong bối cảnh đang nói đến là nước Đức.
Cụ nói trình độ của bố mẹ nên em mới nói ko phải. Mà tuỳ thuộc vào nhận thức của bố mẹ. Bố mẹ ko có trình độ vẫn có thể đôn đốc cổ vũ con học đến tiến sĩ.
 
  • Vodka
Reactions: FRA

FRA

Xe buýt
Biển số
OF-441640
Ngày cấp bằng
31/7/16
Số km
537
Động cơ
214,567 Mã lực
Trình độ của bố mẹ nữa anh/chị ah. Tôi thấy bố mẹ LĐXK ở Đông Đức cũ, giờ con dọn vệ sinh ở sân bay Frankfurt.

Các cháu đó hẳn có cơ hội bình đẳng về học tập chứ? Tôi cho là có.
Cụ sai rồi, Nhận định như cụ thì với vợ chồng cụ lọ mọ trên này Mình nghĩ chắc ở VN cũng là một DNTN hay là nhân viên, công chức, nhưng các con cụ ấy cũng đang học với làm Thạc sỹ và Tiến sỹ đấy ( Tôi xác nhận đã có trò chuyện qua với 1 trong hai cháu) .
Mình ở trên này xem nhiều hơn viết nên nghiệm ra điều này.
- Những cụ trong nước đã đi ra bên ngoài nhiều, từng trải có cái nhìn rất sâu sắc và sát thực tế
- Những cụ ngoài nước nhưng năm thì mười họa mới về một lần(loại trừ điều kiện KT) thì thường hay cực đoan và có phần dần vong bản.
Trường hợp trên mình có thể giải thích ngắn gọn " Đây hoàn toàn là chọn lựa và quyết định của các cháu vì từ 14 tuổi các cháu đã được coi là trưởng thành"
Xã hội bên này cũng không đặt nặng vấn đề bằng cấp và học hàm, học vị thái quá như ở VN. (con cái bằng mọi giá phải có bằng ĐH) dù sau đó ra đời bất chấp hiệu quả ứng tuyển hay thậm chí không xin được việc làm.
Quan trọng là năng lực và hiệu quả công việc.
Minh họa tấm hình mới nhất là một trong nhiều lần các em mình đón tiếp mấy anh em DN trong nước qua DL kết hợp CV. tìm hiểu mới biết giờ các cụ ấy âu mỹ như đi chợ.
Frankfurt 25.08.2023

368252545_3197032493933825_2515768777945702888_n.jpg

[-X Chợt nhớ ra, hình minh họa không nhất thiết là hình thật !
 
Chỉnh sửa cuối:

kienvinh

Xe lăn
Biển số
OF-115035
Ngày cấp bằng
1/10/11
Số km
13,541
Động cơ
540,386 Mã lực
Cụ sai rồi, Nhận định như cụ thì với vợ chồng cụ lọ mọ trên này Mình nghĩ chắc ở VN cũng là một DNTN hay là nhân viên, công chức, nhưng các con cụ ấy cũng đang học với làm Thạc sỹ và Tiến sỹ đấy ( Tôi xác nhận đã có trò chuyện qua với 1 trong hai cháu) .
Mình ở trên này xem nhiều hơn viết nên nghiệm ra điều này.
- Những cụ trong nước đã đi ra bên ngoài nhiều, từng trải có cái nhìn rất sâu sắc và sát thực tế
- Những cụ ngoài nước nhưng năm thì mười họa mới về một lần(loại trừ điều kiện KT) thì thường hay cực đoan và có phần dần vong bản.
Trường hợp trên mình có thể giải thích ngắn gọn " Đây hoàn toàn là chọn lựa và quyết định của các cháu vì từ 14 tuổi các cháu đã được coi là trưởng thành"
Xã hội bên này cũng không đặt nặng vấn đề bằng cấp và học hàm, học vị thái quá như ở VN. (con cái bằng mọi giá phải có bằng ĐH) dù sau đó ra đời bất chấp hiệu quả công việc hay thậm chí không xin được việc làm.
Quan trọng là năng lực và hiệu quả công việc.
Minh họa tấm hình mới nhất là một trong nhiều lần các em mình đón tiếp mấy anh em DN trong nước qua DL kết hợp CV. tìm hiểu mới biết giờ các cụ ấy âu mỹ như đi chợ.
Frankfurt 25.08.2023

370111022_2996305853837686_8751874597193630448_n.jpg
Cảm ơn cụ về những lời chia sẻ. Các cụ bảo là không cần cha mẹ phải là dân học thuật thì con cái mới có thể thành công nếu chúng muốn học cao. Đúng rồi, đúng nói chung là đằng khác. Key word là: bình đẳng cơ hội. Tuy nhiên, nhìn vào con số thống kê thì phải thấy rằng học đại học (nói ví dụ ở Đức) là rất khó. Không phải ai vào được cũng ra được. Có người học mất 7-8 năm, 10 năm. Xong ra cũng rất khó tìm được việc phù hợp. Đó là giải thích cho còm của một bác mà tôi đã quất: cố gắng để con cái được hưởng môi trường học tập tốt, nhưng có lẽ cũng chẳng phải cố gắng đến thế nếu sau này chúng cũng chỉ làm những công việc không đòihỏi nhiều kỹ năng như lễ tân, thu ngân, chăm sóc người già…
 

kienvinh

Xe lăn
Biển số
OF-115035
Ngày cấp bằng
1/10/11
Số km
13,541
Động cơ
540,386 Mã lực
Còn sang châu Âu học theo các chương trình thạc sỹ, tiến sỹ thì hơi khác, vì học viên không được đào tạo cho thị trường lao động ấy. Nói chung là sẽ học được.
 

FRA

Xe buýt
Biển số
OF-441640
Ngày cấp bằng
31/7/16
Số km
537
Động cơ
214,567 Mã lực
Cảm ơn cụ về những lời chia sẻ. Các cụ bảo là không cần cha mẹ phải là dân học thuật thì con cái mới có thể thành công nếu chúng muốn học cao. Đúng rồi, đúng nói chung là đằng khác. Key word là: bình đẳng cơ hội. Tuy nhiên, nhìn vào con số thống kê thì phải thấy rằng học đại học (nói ví dụ ở Đức) là rất khó. Không phải ai vào được cũng ra được. Có người học mất 7-8 năm, 10 năm. Xong ra cũng rất khó tìm được việc phù hợp. Đó là giải thích cho còm của một bác mà tôi đã quất: cố gắng để con cái được hưởng môi trường học tập tốt, nhưng có lẽ cũng chẳng phải cố gắng đến thế nếu sau này chúng cũng chỉ làm những công việc không đòihỏi nhiều kỹ năng như lễ tân, thu ngân, chăm sóc người già…
Còn sang châu Âu học theo các chương trình thạc sỹ, tiến sỹ thì hơi khác, vì học viên không được đào tạo cho thị trường lao động ấy. Nói chung là sẽ học được.
Cụ đúng ý này, nói sơ qua thêm về hệ thống giáo dục bên này được áp dụng định hướng cho các cháu từ cấp 1 (Grundschule) hết bậc tiểu học này, học sinh sẽ có 3 hướng đi, tương đương với 3 loại trường khác nhau ở Đức dựa trên thành tích học tập .
- Hauptschule: (Dành cho những học sinh yếu, có sự tiếp thu chậm). Tại đây các cháu học đến lớp 9 là có thể ra học nghề theo mình thích, khi tốt nghiệp, tùy trình độ nếu có khả năng tiếp thu tốt hơn thì được đề nghị chuyển tiếp lên Realschule.
- Realschule : học từ lớp 5 đến lớp 10 có trình độ khá hơn Hauptschule. Học sinh Realschule muốn vào đại học thì phải qua đường Gymnasium. Nếu không, sau lớp 10 có thể theo học ở một trường dạy nghề (Fachschule) với hệ 12 năm. Sau khi tốt nghiệp, lại chỉ có thể vào học cao đẳng (Fachhochschule), không thể đi thẳng được vào đại học (Uni) được. Muốn vào đại học, sinh viên cần có bằng tốt nghiệp ở cao đẳng.
- Gymnasium: Dành cho những học sinh giỏi, có khả năng tiếp thu nhanh và học tập tốt. Tại đây học sinh được đào tạo với kiến thức chất lượng, trình độ khá cao hơn so với hai trường nói trên Gymnasium thường bắt đầu từ lớp 5 và sau 13 năm mới tốt nghiệp để lấy bằng tốt nghiệp PTTH (Abitur). Tới đây thì có thể vào thẳng các trường đại học nào mà họ thích.
- University: khác với học Đại học ở VN nặng về lên lớp nghe giảng và học thuộc và ít chú trọng về đào tạo kỹ năng thì bên này SV phải tự thu thập tổng hợp kiến thức, muốn tốt nghiệp ra trường phải đạt được những tiêu chuẩn nhất định cả về kiến thức lẫn kỹ năng. Thời gian thông thường kéo dài khoảng 4 năm nhưng nhiều SV phải học đến 6-7 năm mới tốt nghiệp. Theo thống kê hàng năm có đến 25-30% SV Đức phải bỏ ngang giữa chừng.
Cũng chính từ quy trình thanh lọc từ nhỏ vậy nên các cháu tự biết khả năng mình qua thời gian và định hướng cho bản thân nên mới nói vai trò các cháu là chính. Bố mẹ chỉ là tham khảo và động viên, tạo điều kiện vật chất (nếu có thể ).
Master - Dokter. có các chương trình tiến sĩ cá nhân. Đây là loại chương trình truyền thống và phổ biến nhất.
Và các chương trình tiến sĩ được xây dựng sẵn. Thường là dành cho các sinh viên quốc tế, và được giảng dạy bằng tiếng Anh.
Ở Đức, nếu các cháu muốn bắt đầu sự nghiệp ở những công việc dạng "cổ cồn trắng" trong những lĩnh vực như kế toán, quản lý kinh doanh, y học, giảng dạy và kỹ thuật thì bằng Cử nhân là điều kiện cần. Nhưng nếu muốn làm đến nhân viên cấp cao, bộ phận quản lý, thì bằng Thạc sĩ là điều kiện đủ.
Có một điều tưởng như nghịch lý - Tiến sỹ khó xin việc và chưa chắc được coi trọng hơn thợ lành nghề. Thế đấy ! quan trọng là hiệu quả và hiệu quả !
 

A_S

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-360282
Ngày cấp bằng
27/3/15
Số km
768
Động cơ
281,224 Mã lực
Cảm ơn cụ về những lời chia sẻ. Các cụ bảo là không cần cha mẹ phải là dân học thuật thì con cái mới có thể thành công nếu chúng muốn học cao. Đúng rồi, đúng nói chung là đằng khác. Key word là: bình đẳng cơ hội. Tuy nhiên, nhìn vào con số thống kê thì phải thấy rằng học đại học (nói ví dụ ở Đức) là rất khó. Không phải ai vào được cũng ra được. Có người học mất 7-8 năm, 10 năm. Xong ra cũng rất khó tìm được việc phù hợp. Đó là giải thích cho còm của một bác mà tôi đã quất: cố gắng để con cái được hưởng môi trường học tập tốt, nhưng có lẽ cũng chẳng phải cố gắng đến thế nếu sau này chúng cũng chỉ làm những công việc không đòihỏi nhiều kỹ năng như lễ tân, thu ngân, chăm sóc người già…
“Rất khó tìm được việc làm phù hợp” là số rất ít thôi cụ. Chứ học khó, lâu ra trường thì cụ biết tỷ lệ ra trường ít, do đó sẽ cần nhiều chứ chả lẽ Đức ko cần trình độ đại học luôn à mà để người tốt nghiệp đại học thất nghiệp.

Về chuyện ko phải cố gắng đến thế nếu con cái cũng chỉ làm những công việc ko cần kỹ năng cao thì em cũng thấy ko đúng. Đúng hơn là các cụ ấy cố gắng để sau này con cái vẫn có thể làm những công việc ko cần kỹ năng theo ý chúng nó mà vẫn sống thoải mái ko lo nghĩ.

Ở đâu cũng cần cố gắng thôi. Nhưng bên Đức nếu làm công việc văn phòng thì thế nào? Đơn cử một người tốt nghiệp IT vn qua làm: mang được cả gia đình sang, mức sống sung túc, vợ ko phải đi làm mà vẫn mua trả góp được nhà. Con cái giáo dục y tế ko lo nghĩ. Tuần làm 40 tiếng, ngày lễ, nghỉ phép nhiều. Thời giành cho gia đình, trải nghiệm thiên nhiên cuộc sống hơn hẳn. So với cùng công việc ở vn thì ai mới phải cố gắng nhiều hơn mà ko đáng?
 
Chỉnh sửa cuối:

A_S

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-360282
Ngày cấp bằng
27/3/15
Số km
768
Động cơ
281,224 Mã lực
Cụ đúng ý này, nói sơ qua thêm về hệ thống giáo dục bên này được áp dụng định hướng cho các cháu từ cấp 1 (Grundschule) hết bậc tiểu học này, học sinh sẽ có 3 hướng đi, tương đương với 3 loại trường khác nhau ở Đức dựa trên thành tích học tập .
- Hauptschule: (Dành cho những học sinh yếu, có sự tiếp thu chậm). Tại đây các cháu học đến lớp 9 là có thể ra học nghề theo mình thích, khi tốt nghiệp, tùy trình độ nếu có khả năng tiếp thu tốt hơn thì được đề nghị chuyển tiếp lên Realschule.
- Realschule : học từ lớp 5 đến lớp 10 có trình độ khá hơn Hauptschule. Học sinh Realschule muốn vào đại học thì phải qua đường Gymnasium. Nếu không, sau lớp 10 có thể theo học ở một trường dạy nghề (Fachschule) với hệ 12 năm. Sau khi tốt nghiệp, lại chỉ có thể vào học cao đẳng (Fachhochschule), không thể đi thẳng được vào đại học (Uni) được. Muốn vào đại học, sinh viên cần có bằng tốt nghiệp ở cao đẳng.
- Gymnasium: Dành cho những học sinh giỏi, có khả năng tiếp thu nhanh và học tập tốt. Tại đây học sinh được đào tạo với kiến thức chất lượng, trình độ khá cao hơn so với hai trường nói trên Gymnasium thường bắt đầu từ lớp 5 và sau 13 năm mới tốt nghiệp để lấy bằng tốt nghiệp PTTH (Abitur). Tới đây thì có thể vào thẳng các trường đại học nào mà họ thích.
- University: khác với học Đại học ở VN nặng về lên lớp nghe giảng và học thuộc và ít chú trọng về đào tạo kỹ năng thì bên này SV phải tự thu thập tổng hợp kiến thức, muốn tốt nghiệp ra trường phải đạt được những tiêu chuẩn nhất định cả về kiến thức lẫn kỹ năng. Thời gian thông thường kéo dài khoảng 4 năm nhưng nhiều SV phải học đến 6-7 năm mới tốt nghiệp. Theo thống kê hàng năm có đến 25-30% SV Đức phải bỏ ngang giữa chừng.
Cũng chính từ quy trình thanh lọc từ nhỏ vậy nên các cháu tự biết khả năng mình qua thời gian và định hướng cho bản thân nên mới nói vai trò các cháu là chính. Bố mẹ chỉ là tham khảo và động viên, tạo điều kiện vật chất (nếu có thể ).
Master - Dokter. có các chương trình tiến sĩ cá nhân. Đây là loại chương trình truyền thống và phổ biến nhất.
Và các chương trình tiến sĩ được xây dựng sẵn. Thường là dành cho các sinh viên quốc tế, và được giảng dạy bằng tiếng Anh.
Ở Đức, nếu các cháu muốn bắt đầu sự nghiệp ở những công việc dạng "cổ cồn trắng" trong những lĩnh vực như kế toán, quản lý kinh doanh, y học, giảng dạy và kỹ thuật thì bằng Cử nhân là điều kiện cần. Nhưng nếu muốn làm đến nhân viên cấp cao, bộ phận quản lý, thì bằng Thạc sĩ là điều kiện đủ.
Có một điều tưởng như nghịch lý - Tiến sỹ khó xin việc và chưa chắc được coi trọng hơn thợ lành nghề. Thế đấy ! quan trọng là hiệu quả và hiệu quả !
Các bậc học như cụ nói chia ngay từ lớp 4, khi đám nhóc còn cởi truồng tắm mưa nên thực sự ko phân biệt được chắc chắn đứa nào dở để nhét vào các bậc học thấp. Điều đó dẫn đến tình trạng một đứa giỏi nhưng vẫn phải làm thợ sau này, từ đó lại dẫn đến điều tốt là chưa chắc thợ là dở, rất tốt cho bên sx.

Ngoài ra em thấy dù là học nghề Ausbildung có thể nói bậc thấp nhất rồi nhưng chương trình học chưa chắc thua kém bậc đại học bên vn, học và làm 3,5 năm cơ mà. Cao hơn là FH có thể gọi là cao đẳng nhưng chắc chắn trình độ ko thể thua trường top đh vn. Còn đại học của nó bên này lúc trước làm gì có cử nhân thạc sĩ , chỉ có mỗi một bậc là Diplom ngang thạc sĩ , học lên được tiến sĩ luôn. Và đại học nó dạy để suy nghĩ phát minh, mang nước đức dẫn đầu công nghệ khkt như từ trước đến giờ nên tất nhiên ra trường thường ở những vị trí trưởng nhóm, khó kiếm việc hơn ( cũng vì lương nó trả theo bằng cấp , ko cho phép thấp hơn mức tối thiểu của cái bằng cấp đó). Cử nhân nó mới đưa vào hơn chục năm thôi ( gần cùng lúc với Gymnasium còn 12 năm thay vì 13 năm) nên giờ nó lỡ cỡ, thường cứ phải học luôn tới thạc sĩ thì mới bình thường.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top