Dùng khái niệm "Phổ biến" thì phải lấy con số thóng kê thành phần đông đảo nhất của lllđ chứ.
View attachment 8019847
View attachment 8019848
thongke.molisa.gov.vn
Thực ra theo tiêu đề của topic thì việc đưa những số liệu thống kê này vào đây cũng chẳng cần thiết.
Chẳng ai lạ là khỏi phải đi đâu xa, chỉ quanh quẩn ở mấy nước ĐNA thì thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam mới chỉ hơn Lào, Căm Pu Chia và Miamar (gần đây có vượt qua Philipine). Đại đa số người dân Việt Nam vẫn chỉ cố cầy cuốc để đủ cho cuộc sống tối thiểu. Việc kiếm đủ tiền làm vốn cho 1 việc gì đó rất khó, cho nên nếu nhà nghèo, để tạo vốn thì việc đi đến những nước phát triển thu nhập cao sẽ dễ hơn nhiều. Điều này chẳng cần bàn cãi!
Trước đây do chênh lệch tiền ngoại tệ lớn, người ta bảo bớt 1 ly cà phê ở nước ngoài có thể giúp cả gia đình ăn vài hôm, nhưng bây giờ ngay trong này nhiều người đang chứng minh tiêu dùng ở các nước phát triển còn rẻ hơn ở Việt Nam do giá trị đồng ngoại tệ không còn cao như thời xưa nữa. Nhưng ra nước ngoài làm việc tạo vốn vẫn là hướng đi rất tốt, với rất nhiều người là hướng duy nhất để tạo được vốn.
Cũng vẫn theo tiêu đề của topic với câu hỏi khi đã kiếm được một số vốn ở nước ngoài có nên về Việt Nam kinh doanh hay không.
Lật lại mấy trang trước có người đã đưa cái thống kê là hơn 80% kiều hối được chuyển về Việt Nam là đầu tư ->kinh doanh cũng trả lời rất nhiều. Ngoài ra người nước ngoài cũng đang đầu tư vào Việt Nam, ngay như năm nay, kinh tế bị ảnh hưởng bởi suy thoái, ít đơn hàng nhưng vốn đầu tư nước ngoài không những không giảm còn tăng. Họ ở tận đẩu tận đâu, không quen phong tục, điều kiện còn đến vì thấy triển vọng tốt để đầu tư.
Người Việt ở Việt Nam có thể không nhiều vốn như người nước ngoài, nhưng thông thuộc điều kiện xã hội, tự nhiên hơn họ. Dù còn rất nhiều khó khăn, nhưng từ khá lâu rồi môi trường kinh doanh đang thay đổi hàng ngày và thay đổi ngày càng nhanh. Quan trọng nhất bây giờ là có vốn, chịu khó tìm hiểu và cộng thêm 1 chút may mắn thì kinh doanh ở Việt Nam đang rất hấp dẫn!