Nó tính ra lợi nhuận trong 1 nốt nhạc thì đàm phán sẽ hiệu quả mà cụ ơi.
ko phải lúc nào cũng là bài toán lợi nhuận đâu cụ, nó còn nhiều các yếu tố khác trong đàm phán... Đó là chỉ một yếu tố mà thôi.
Em lấy ví dụ đơn giản: một nhà cung cấp offer em giá tốt hơn hẳn đối thủ 100đ, nhưng em mua số lượng lớn, 2.000 tấn, rất hiệu quả đúng ko? Nhưng em ko ký với nhà này, vì nhà này yêu cầu em phải tt sớm hơn nhà kia, nhà kia quen nên em có thể ì ờ thêm 1 tuần, chưa kể nhà kia thì giao đúng hạn, giá lên trên trời vẫn giao, trong khi nhà rẻ này thì lúc giá lên ko giao mà báo tàu delay, chậm giao vài tháng, khi đó giá đã rơi v.v
Thế nên hiệu quả, ngay lập tức là ok, nhưng còn các yếu tố khác nữa cần tính đến, thì độ nhạy của Toán ko hoàn toàn quan trọng.
Lớp em có 1 bạn cực giỏi Toán, nhưng làm ăn thì ko tốt lắm, trong khi lớp em các bạn thường thường về Toán lại khá là thành công, nên em cũng ko hiểu vì sao. Bạn ấy thông minh, đọc nhiều, nhưng có lẽ thiếu kỹ năng mềm...