[Funland] Học toán để làm gì nhỉ ?

Trục

Xe ba gác
Biển số
OF-36688
Ngày cấp bằng
6/6/06
Số km
21,565
Động cơ
753,425 Mã lực
Đúng như cụ nói. Kiến thức chương trình phổ thông thì ai cũng cần, ai cũng nên biết. Tất nhiên mỗi cá thể tư duy 1 cách khác nhau.
Còn chương trình học tập sau lớp 12, thì nó là kết quả sau 12 năm học phổ thông. Tất nhiên mỗi nước có nền giáo dục khác nhau.
Em không rõ về kiến thức của em được học từ những nguồn nào. Nhưng em muốn thay đổi hoặc học thêm cái gì mới thì cực kỳ dễ dàng.
Chẳng hiểu tại sao, ngay cả học các bộ môn xã hội học em cũng nắm bắt khá tốt.
 

Trục

Xe ba gác
Biển số
OF-36688
Ngày cấp bằng
6/6/06
Số km
21,565
Động cơ
753,425 Mã lực
Nếu VN mình phân luồng từ hết cấp II cho các nhóm học nghề,...
Rất nhiều nước gọi cấp III với những cái tên gần giống như dự bị cho đại học. Cấp III không còn cần thiết cho mọi người, mà chỉ cần thiết cho người sẽ học tiếp cao đẳng, đại học.
Như vậy sẽ không chỉ tiết kiệm tiền, mà còn cả thời gian cho người học, tiết kiệm được một nguồn lực rất lớn cho xã hội!
Tư tưởng của bác em rất ưng, nhưng có một điều đáng lo ngại.
Ví dụ trình độ văn hóa 12/12 và nếu trình độ văn hóa còn 9/9 thì cách thức đào tạo con người ứng xử với văn hóa - xã hội sẽ thay đổi rất lớn.
Người VN liệu có theo kịp, em tin là không, vì đại bộ phận không chịu thay đổi để theo kịp tiến bộ nhân loại.
 

coolpix8700

Xe ngựa
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
28,332
Động cơ
899,618 Mã lực
Tư tưởng của bác em rất ưng, nhưng có một điều đáng lo ngại.
Ví dụ trình độ văn hóa 12/12 và nếu trình độ văn hóa còn 9/9 thì cách thức đào tạo con người ứng xử với văn hóa - xã hội sẽ thay đổi rất lớn.
Người VN liệu có theo kịp, em tin là không, vì đại bộ phận không chịu thay đổi để theo kịp tiến bộ nhân loại.
Trường đào tạo nghề thì ngoài kỹ năng làm việc học vẫn dậy cả văn hóa.
Nhưng tập trung hơn cho kỹ năng nghề nghiệp nên không phải học những kiến thức không cần thiết.
Thực ra trước đây hệ thống giáo dục của VN mình cũng được tổ chức khá tốt. Có phổ thông, có đại học, có cao đẳng, trung cấp, công nhân kỹ thuật.
Các trường trung cấp, công nhân kỹ thuật do các bộ và ngành trực tiếp quản lý nên chương trình giảng dậy của họ cũng tập trung cho chuyên ngành.
Công nhân kỹ thuật thì chỉ trừ 1 số ngành đặc biệt chỉ tuyển sau tốt nghiệp lớp 10 (như lớp 12 bây giờ), còn chủ yếu tuyển sinh sau lớp 7 (lớp 9 bây giờ).
Rất tiếc do tân tiến nên phần lớn các trường này hoặc bị giải tán hoặc đã chuyển lên dậy đại học hết!
 

edc

Xe lăn
Biển số
OF-195781
Ngày cấp bằng
27/5/13
Số km
10,187
Động cơ
417,262 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Em không rõ về kiến thức của em được học từ những nguồn nào. Nhưng em muốn thay đổi hoặc học thêm cái gì mới thì cực kỳ dễ dàng.
Chẳng hiểu tại sao, ngay cả học các bộ môn xã hội học em cũng nắm bắt khá tốt.
Quay lại vấn đề tư duy mỗi con người nó khác nhau, nhận thức khác nhau. Nhiều cụ kêu chương trình học nặng, nhiều người thấy học hành nó nhẹ. Thôi!. Giờ các cụ ấy toàn lấy thước đo khác làm quy chuẩn, nên mọi thứ nó méo mó :D
 

edc

Xe lăn
Biển số
OF-195781
Ngày cấp bằng
27/5/13
Số km
10,187
Động cơ
417,262 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Trường đào tạo nghề thì ngoài kỹ năng làm việc học vẫn dậy cả văn hóa.
Nhưng tập trung hơn cho kỹ năng nghề nghiệp nên không phải học những kiến thức không cần thiết.
Thực ra trước đây hệ thống giáo dục của VN mình cũng được tổ chức khá tốt. Có phổ thông, có đại học, có cao đẳng, trung cấp, công nhân kỹ thuật.
Các trường trung cấp, công nhân kỹ thuật do các bộ và ngành trực tiếp quản lý nên chương trình giảng dậy của họ cũng tập trung cho chuyên ngành.
Công nhân kỹ thuật thì chỉ trừ 1 số ngành đặc biệt chỉ tuyển sau tốt nghiệp lớp 10 (như lớp 12 bây giờ), còn chủ yếu tuyển sinh sau lớp 7 (lớp 9 bây giờ).
Rất tiếc do tân tiến nên phần lớn các trường này hoặc bị giải tán hoặc đã chuyển lên dậy đại học hết!
Giờ đào tạo nghề có ai đi học đâu mà đào tạo cụ. Các trường Cao đẳng, trung cấp không có HS theo học. ĐH trường Top em không nói, chứ bây giờ nhiều trường chỉ cần nộp HS là đi học. :D
Trong khi thời em năm đầu 9x, ĐH cả xã 1 năm thi đỗ được 2-4 người, còn lại thi Cao đẳng đỗ 10-15 người, còn lại học Trung cấp, kém nữa thì đi học nghề.
Thời đó học nghề còn mở lớp 9 +2 tức là chỉ cần học 2 năm là học xong cấp 3 và đic học 1 -1.5 năm nữa là ra làm công nhân. Mô hình đó được vài năm, rồi cũng không tồn tại. Vì ở VN muốn đi học thêm hay tiến thân buộc phải có bằng lớp 12. Em có 2 thằng bạn vì ham học nhanh 1 năm, học theo cái chương trình 9 + 2 này, sau phải xuống HN ôn tiếp 1 năm mà 2 thằng nó thi được vào ĐH thương mại và 1 thằng Ngoại ngữ :))
 

Hooks

Xe tăng
Biển số
OF-584554
Ngày cấp bằng
11/8/18
Số km
1,421
Động cơ
-23,328 Mã lực
Tuổi
54
Vào topic này mới thấy lo lắng. Một ngày nào đó, những kẻ đặt câu hỏi: "học toán để làm gì?" rồi ra sức dè bỉu mà có quyền lực trong tay, thì ko biết ngành GD nó còn méo mó thế nào? Tư duy khoa học ko có, tư duy quản lý vĩ mô ko có... nhưng lại khăng khăng đòi thay đổi mà ko cần biết nó ảnh hưởng ra sao đến Xã hội. Cái sai, cái yếu kém thì ko chắc đã biết, mà cái chưa chắc sai thì lại ra sức dè bỉu.

Những ai làm toán kinh tế hoặc nghiên cứu lý thuyết trò chơi thì biết rõ nhất, mỗi một biết số đầu vào có thể cho ra hàng trăm hàng ngàn kết quả đầu ra. Lúc này phải đánh giá, sau đó thay đổi biến, thậm chí lấy kết quả đầu ra làm biến đầu vào, lặp lại nghiên cứu.... thì mới có thể chọn ra phương án tối ưu nhất(chứ ko phải tốt nhất). Đằng này, lấy mỗi 1 kết quả đầu ra rồi đánh giá, dè bỉu thì liệu có chính xác? Dựa vào nó để cải cách, để thay đổi thì liệu có đúng?

Một ví dụ đơn giản thôi, giảm độ khó của môn toán xuống, bỏ một số phần không cần thiết. OK, đồng ý! Nhưng giảm đến đâu? Bỏ cái nào?...? Và khi học sinh ai cũng được điểm cao môn toán vì quá đễ thì dựa vào cái gì để học sinh biết rằng họ có thiên hướng về Toán, về Khoa học tự nhiên, khoa học chính xác, về Thiên văn.... để quyết định ngành nghề cho tương lai của chính bản thân họ? Hay phải học thêm 2 năm Đại học để họ nhận ra rằng họ không phù hợp với ngành tự nhiên và nên học ngành Xã hội? Vấn đề này những người đòi thay đổi đã nghĩ tới chưa? Giải quyết thế nào? Và ko chỉ có mỗi vậy đâu, nó còn ảnh hưởng đến nhiều mặt liên quan khác, đã ai nghĩ đến một cách thấu đáo hay chưa?
 
Chỉnh sửa cuối:

vihali

Xe container
Biển số
OF-14218
Ngày cấp bằng
23/3/08
Số km
7,796
Động cơ
8,612 Mã lực
Nếu VN mình phân luồng từ hết cấp II cho các nhóm học nghề,...
Rất nhiều nước gọi cấp III với những cái tên gần giống như dự bị cho đại học. Cấp III không còn cần thiết cho mọi người, mà chỉ cần thiết cho người sẽ học tiếp cao đẳng, đại học.
Như vậy sẽ không chỉ tiết kiệm tiền, mà còn cả thời gian cho người học, tiết kiệm được một nguồn lực rất lớn cho xã hội!
Làm được thế thì hay quá, mà hóa ra ta đã từng làm được thế nhưng do "lạm phát" kiến thức nên cứ hàn lâm dần mà xa rời thực tế. Giờ GD lại phải reset lại nhưng sợ sốc nên chương trình đang nắn dần.

Mà có một thời trên TV quảng cáo tuyển công nhân thấy ghi cần tốt nghiệpTHPT thế nên nhiều cháu phải học cùng chương trình với hội sau này làm kĩ sư, bác sĩ. May mà giờ cũng đỡ rồi. Họ nhà em dân Nghệ, nhiều chú thanh niên chả thi ĐH nữa vì học xong tìm việc nhà nước thì ko có tiền xin, xác định ra ngoài làm nên đi học cao đẳng 3 năm, giờ toàn làm ông chủ. Mà họ nhà em thì HC quốc tế Toán Lý đủ cả và có tiếng học giỏi trong xã. Đúng là thời thế thay đổi, rồi cũng phải đi vào trật tự chứ ko thể cứ thừa thầy thiếu thợ mãi mà thầy của ta thì chả ra gì so với nước ngoài.
 

Tranha131076

Xe tăng
Biển số
OF-436950
Ngày cấp bằng
13/7/16
Số km
1,908
Động cơ
243,510 Mã lực
Tuổi
48
Vào topic này mới thấy lo lắng. Một ngày nào đó, những kẻ đặt câu hỏi: "học toán để làm gì?" rồi ra sức dè bỉu mà có quyền lực trong tay, thì ko biết ngành GD nó còn méo mó thế nào? Tư duy khoa học ko có, tư duy quản lý vĩ mô ko có... nhưng lại khăng khăng đòi thay đổi mà ko cần biết nó ảnh hưởng ra sao đến Xã hội. Cái sai, cái yếu kém thì ko chắc đã biết, mà cái chưa chắc sai thì lại ra sức dè bỉu.

Những ai làm toán kinh tế hoặc nghiên cứu lý thuyết trò chơi thì biết rõ nhất, mỗi một biết số đầu vào có thể cho ra hàng trăm hàng ngàn kết quả đầu ra. Lúc này phải đánh giá, sau đó thay đổi biến, thậm chí lấy kết quả đầu ra làm biến đầu vào, lặp lại nghiên cứu.... thì mới có thể chọn ra phương án tối ưu nhất(chứ ko phải tốt nhất). Đằng này, lấy mỗi 1 kết quả đầu ra rồi đánh giá, dè bỉu thì liệu có chính xác? Dựa vào nó để cải cách, để thay đổi thì liệu có đúng?

Một ví dụ đơn giản thôi, giảm độ khó của môn toán xuống, bỏ một số phần không cần thiết. OK, đồng ý! Nhưng giảm đến đâu? Bỏ cái nào?...? Và khi học sinh ai cũng được điểm cao môn toán vì quá đễ thì dựa vào cái gì để học sinh biết rằng họ có thiên hướng về Toán, về Khoa học tự nhiên, khoa học chính xác, về Thiên văn.... để quyết định ngành nghề cho tương lai của chính bản thân họ? Hay phải học thêm 2 năm Đại học để họ nhận ra rằng họ không phù hợp với ngành tự nhiên và nên học ngành Xã hội? Vấn đề này những người đòi thay đổi đã nghĩ tới chưa? Giải quyết thế nào? Và ko chỉ có mỗi vậy đâu, nó còn ảnh hưởng đến nhiều mặt liên quan khác, đã ai nghĩ đến một cách thấu đáo hay chưa?
Mình thì chỉ thấy vẫn nhiều người còn đặt ra những câu hỏi như cái topic này thì thấy dân trí của dân ta vẫn còn ở mức kém lắm. Nói chung vẫn còn phải nghèo dài!
 

vihali

Xe container
Biển số
OF-14218
Ngày cấp bằng
23/3/08
Số km
7,796
Động cơ
8,612 Mã lực
Vào topic này mới thấy lo lắng. Một ngày nào đó, những kẻ đặt câu hỏi: "học toán để làm gì?" rồi ra sức dè bỉu mà có quyền lực trong tay, thì ko biết ngành GD nó còn méo mó thế nào? Tư duy khoa học ko có, tư duy quản lý vĩ mô ko có... nhưng lại khăng khăng đòi thay đổi mà ko cần biết nó ảnh hưởng ra sao đến Xã hội. Cái sai, cái yếu kém thì ko chắc đã biết, mà cái chưa chắc sai thì lại ra sức dè bỉu.

Những ai làm toán kinh tế hoặc nghiên cứu lý thuyết trò chơi thì biết rõ nhất, mỗi một biết số đầu vào có thể cho ra hàng trăm hàng ngàn kết quả đầu ra. Lúc này phải đánh giá, sau đó thay đổi biến, thậm chí lấy kết quả đầu ra làm biến đầu vào, lặp lại nghiên cứu.... thì mới có thể chọn ra phương án tối ưu nhất(chứ ko phải tốt nhất). Đằng này, lấy mỗi 1 kết quả đầu ra rồi đánh giá, dè bỉu thì liệu có chính xác? Dựa vào nó để cải cách, để thay đổi thì liệu có đúng?

Một ví dụ đơn giản thôi, giảm độ khó của môn toán xuống, bỏ một số phần không cần thiết. OK, đồng ý! Nhưng giảm đến đâu? Bỏ cái nào?...? Và khi học sinh ai cũng được điểm cao môn toán vì quá đễ thì dựa vào cái gì để học sinh biết rằng họ có thiên hướng về Toán, về Khoa học tự nhiên, khoa học chính xác, về Thiên văn.... để quyết định ngành nghề cho tương lai của chính bản thân họ? Hay phải học thêm 2 năm Đại học để họ nhận ra rằng họ không phù hợp với ngành tự nhiên và nên học ngành Xã hội? Vấn đề này những người đòi thay đổi đã nghĩ tới chưa? Giải quyết thế nào? Và ko chỉ có mỗi vậy đâu, nó còn ảnh hưởng đến nhiều mặt liên quan khác, đã ai nghĩ đến một cách thấu đáo hay chưa?
1. Cụ đọc xong mà vẫn dè bỉu các cụ bảo "Học toán làm gì" thì chắc cụ ko thấy vấn đề mọi người bàn là học toán thế có phù hợp với tất cả mọi người ko chứ ko phải vứt bỏ toán học đi.

2. Làm toán kinh tế và nghiên cứu lý thuyết trò chơi như cụ nói thì học toán đúng rồi, nhưng các bạn nghiên cứu văn, ngôn ngữ, phương đông học chẳng hạn thì có cần ko.

3. Giảm đến đâu, chia toán ra thế nào thì cái đó bọn nước ngoài nghĩ và làm tốt rồi cụ. Ta học theo thôi là ổn và thực tế giờ chương trình mới đang học theo đó ạ, chưa triệt để thôi vì sợ sốc. Nếu cụ thấy chương trình cũ OK thì cụ nên có đề nghị Bộ GD dừng ngay chtr mới mà vẫn áp dụng chtr cũ đi. VD chia ra Toán A, B, C, nếu cụ cảm thấy học được tiếp và theo ngạch tự nhiên thì học A đc thì học tiếp B, hay C chứ ko phải bắt tất cả học 1 thứ rồi ông nào 9, 10 đi học ngành tự nhiên, ông nào 5, 6 học ngành xh.

Em là người dạy toán và khoa học hàng ngày, học và dạy ở tây ta đủ cả rồi (để cụ ko cho rằng em chả biết chuột gì về toán và ứng dụng của toán) nên em thấy ta đang bỏ chung 1 rọ, rất phí.
 
Chỉnh sửa cuối:

Arabia

Xe tăng
Biển số
OF-440159
Ngày cấp bằng
26/7/16
Số km
1,143
Động cơ
224,404 Mã lực
Vào topic này mới thấy lo lắng. Một ngày nào đó, những kẻ đặt câu hỏi: "học toán để làm gì?" rồi ra sức dè bỉu mà có quyền lực trong tay, thì ko biết ngành GD nó còn méo mó thế nào? Tư duy khoa học ko có, tư duy quản lý vĩ mô ko có... nhưng lại khăng khăng đòi thay đổi mà ko cần biết nó ảnh hưởng ra sao đến Xã hội. Cái sai, cái yếu kém thì ko chắc đã biết, mà cái chưa chắc sai thì lại ra sức dè bỉu.

Những ai làm toán kinh tế hoặc nghiên cứu lý thuyết trò chơi thì biết rõ nhất, mỗi một biết số đầu vào có thể cho ra hàng trăm hàng ngàn kết quả đầu ra. Lúc này phải đánh giá, sau đó thay đổi biến, thậm chí lấy kết quả đầu ra làm biến đầu vào, lặp lại nghiên cứu.... thì mới có thể chọn ra phương án tối ưu nhất(chứ ko phải tốt nhất). Đằng này, lấy mỗi 1 kết quả đầu ra rồi đánh giá, dè bỉu thì liệu có chính xác? Dựa vào nó để cải cách, để thay đổi thì liệu có đúng?

Một ví dụ đơn giản thôi, giảm độ khó của môn toán xuống, bỏ một số phần không cần thiết. OK, đồng ý! Nhưng giảm đến đâu? Bỏ cái nào?...? Và khi học sinh ai cũng được điểm cao môn toán vì quá đễ thì dựa vào cái gì để học sinh biết rằng họ có thiên hướng về Toán, về Khoa học tự nhiên, khoa học chính xác, về Thiên văn.... để quyết định ngành nghề cho tương lai của chính bản thân họ? Hay phải học thêm 2 năm Đại học để họ nhận ra rằng họ không phù hợp với ngành tự nhiên và nên học ngành Xã hội? Vấn đề này những người đòi thay đổi đã nghĩ tới chưa? Giải quyết thế nào? Và ko chỉ có mỗi vậy đâu, nó còn ảnh hưởng đến nhiều mặt liên quan khác, đã ai nghĩ đến một cách thấu đáo hay chưa?
Thế giới họ đã làm hết rồi, cần gì phải nghĩ nữa. Độ khó không phải giảm mà thậm chí còn phải tăng, chỉ là đúng người đúng lớp, phân loại theo trình độ chứ ko phải cào bằng, giống như cái cách các trung tâm ngoại ngữ họ xếp lớp ấy, đạt trình độ nào thì vào lớp ấy. Phát hiện năng khiếu hay ko thì có gì là khó, ví dụ đứa có khiếu thì 10 tuổi nó học toán 12, thậm chí tốt nghiệp cả ĐH, ko có khiếu thì cùng tuổi có khi chỉ học toán 3. Đứa giỏi đều thì 1 năm nó có thee học cả chục môn, yếu thì có khi chỉ 3 môn 4 môn. Chương trình ko cần đổi khó hơn càng tốt, nhưng ai học lớp nào thì phải đổi, ko thể để cái đứa 10t đủ khả năng tốt nghiệp ĐH cùng cái đứa 10t toán lớp 5 ko tiếp thu nổi học với nhau. Nó ko khác gì bắt 1 ông còm nhom cùng tập đẩy tạ với 1 thằng Tây to lớn lực lưỡng, rất là buồn cười và lãng phí
 

congthuong

Xe điện
Biển số
OF-387066
Ngày cấp bằng
14/10/15
Số km
2,681
Động cơ
271,551 Mã lực
1. Cụ đọc xong mà vẫn dè bỉu các cụ bảo "Học toán làm gì" thì chắc cụ ko thấy vấn đề mọi người bàn là học toán thế có phù hợp với tất cả mọi người ko chứ ko phải vứt bỏ toán học đi.

2. Làm toán kinh tế và nghiên cứu lý thuyết trò chơi như cụ nói thì học toán đúng rồi, nhưng các bạn nghiên cứu văn, ngôn ngữ, phương đông học chẳng hạn thì có cần ko.

3. Giảm đến đâu, chia toán ra thế nào thì cái đó bọn nước ngoài nghĩ và làm tốt rồi cụ. Ta học theo thôi là ổn và thực tế giờ chương trình mới đang học theo đó ạ, chưa triệt để thôi vì sợ sốc. Nếu cụ thấy chương trình cũ OK thì cụ nên có đề nghị Bộ GD dừng ngay chtr mới mà vẫn áp dụng chtr cũ đi. VD chia ra Toán A, B, C, nếu cụ cảm thấy học được tiếp và theo ngạch tự nhiên thì học A đc thì học tiếp B, hay C chứ ko phải bắt tất cả học 1 thứ rồi ông nào 9, 10 đi học ngành tự nhiên, ông nào 5, 6 học ngành xh.

Em là người dạy toán và khoa học hàng ngày, học và dạy ở tây ta đủ cả rồi (để cụ ko cho rằng em chả biết chuột gì về toán và ứng dụng của toán) nên em thấy ta đang bỏ chung 1 rọ, rất phí.
Nước ngoài họ chia toán như thế nào vậy cụ ? Cụ mở mang cho em chút.

Chương trình mới vẫn như vậy mà cụ: vẫn học số phức, tích phân, vi phân, đến hết cấp 3 đâu có phân loại gì đâu ?

Ngày xưa còn có thời chia phân ban ABC, giờ bỏ rồi còn đâu.
 
Chỉnh sửa cuối:

Hooks

Xe tăng
Biển số
OF-584554
Ngày cấp bằng
11/8/18
Số km
1,421
Động cơ
-23,328 Mã lực
Tuổi
54
Một số người cho rằng Tây họ làm rồi, chỉ cần bê về mà làm thôi, thật là kinh dị.

Tây là Tây nào? Tây Nhật - Hàn, Tây Sing, Tây Âu hay Tây Mỹ? Mà ở Mỹ thì mỗi Bang một khác, có Bang bắt học sinh học Thuyết Sáng Tạo và bỏ Thuyết Tiến Hóa. Vậy Tây Mỹ là Bang nào? Và những cái Tây ấy nó khác nhau chỗ nào? Cái gì hay, cái gì dở?

Mà cứ cho rằng Tây đúng đi, họ đang làm tốt là bởi vì cái họ đang làm nó phù hợp với Văn hóa, Tập quán, Lối sống... của họ. Việt Nam thì Văn hóa, Tập quán, Lối sống... đều khác họ, khi áp dụng vào thì có gì hay, có gì dở? Tây họ sống cho bản thân, thích thì học, ko thì nghỉ đi làm Hãng... Còn Ta đội khi học cho Bố Mẹ. Và có đến 99,99% là muốn làm Thầy chứ ko muốn làm Thợ, làm CN. Phân loại học sinh, phân loại năng khiếu của ta hầu như do Bố Mẹ định hướng, nó hoàn toàn khác với họ.

Ngay như cái thứ chết tiệt như toán trắc nghiệm mang của "Tây" về khiến học sinh trở nên học vẹt, học thuộc lòng mà chẳng hiểu gì cả, có gì mà hay? Ngày xưa học toán, lý, hóa thì phải học cách chứng minh Định lý, Định luật, qua đó mà hiểu rõ cách đo lường, cách hoạt động... Bây giờ chỉ cần chấp nhận công thức mà ko cần hiểu, hay ho cái gì?

Một ví dụ về Toán kinh tế hay Lý thuyết trò chơi để thấy rằng mỗi một thay đổi nó tác động lên nhiều ngành nghề, nhiều lĩnh vực, đầu vào - đầu ra của Giáo dục... nên cần nghiên cứu cẩn trọng. Mỗi thay đổi nhỏ cần nghiên cứu kỹ càng tác động của nó lên từng nhóm người. Thay đổi chút xíu về Toán nó ko chỉ ảnh hưởng đến ngành Toán, nên cần nhiều ngành tham gia bàn luận như Thống kê, Xã hội học, Tâm lý học hành vi... Thày dậy toán giỏi đưa ra ý kiến thì đáng trân quý, nhưng cũng chỉ có tác dụng tham khảo chứ ko có nghĩa là họ chắc chắn đúng.
 

tratida

Xe container
Biển số
OF-75669
Ngày cấp bằng
17/10/10
Số km
9,674
Động cơ
517,847 Mã lực
Vậy muốn thành quý sờ tộc thì phải học môn gì cụ.
môn gì cũng học thì nới quý sờ tộc được. còn ko trọc phú ngại phết. đôi khi học hiểu để mà hưởng thụ thôi
 

tratida

Xe container
Biển số
OF-75669
Ngày cấp bằng
17/10/10
Số km
9,674
Động cơ
517,847 Mã lực
học toán để hiểu được tiếng Việt của giáo sư Toán, chứ mấy ông giáo sư tiếng Việt thuần phản bác nghe mông lung lắm
 

tratida

Xe container
Biển số
OF-75669
Ngày cấp bằng
17/10/10
Số km
9,674
Động cơ
517,847 Mã lực

tratida

Xe container
Biển số
OF-75669
Ngày cấp bằng
17/10/10
Số km
9,674
Động cơ
517,847 Mã lực
xã hội không ai học thì cái thằng học giỏi thích học nó cũng chả học làm gì. giống như cho bọn trẻ con đi học chơi đá bóng vậy, ko học ko chơi thì lấy đâu ra có thằng phát triển?
 

thanhtran72

Xe tải
Biển số
OF-390537
Ngày cấp bằng
4/11/15
Số km
459
Động cơ
238,223 Mã lực
E thấy mình học quá nhiều, quá sâu : đạo hàm, vi phân tích phân 1 lớp, 2 lớp, hệ phương trình vi phân,...mà ứng dụng cực ít. Chỉ 1 số người làm nghiên cứu cần.
E thấy mấy thằng bạn tây và VK nó học ít Toán hơn mình. Thế nhưng khi mua hàng trả góp như mua xe hay tính morgage, hay tính lãi tiết kiệm, đầu tư bọn nó tính nhẩm nhoay nhoáy. Thay đổi các phương án lãi suất, các cách trả tiền, lượng tiền hàng tháng bọn nó đều nhẩm được tương đối. Cần chi tiết chúng nó nhập vào app. Mà kiến thức toán này thì e thấy dùng rất nhiều, râts cần trong cuộc sống.
 

alceste

Xe điện
Biển số
OF-331518
Ngày cấp bằng
16/8/14
Số km
4,273
Động cơ
286,798 Mã lực
Em là đứa xưa thích học toán và giỏi toán. Nhưng đúng là giỏi làm gì nhỉ? Cứ bảo môn này đào tạo tư duy thế môn khác không đào tạo tư duy à? Học ít thôi cho các cấp phổ thông. Hãy giành kiến thức hàn lâm đấy cho từng chuyên ngành của bậc đại học.
Vấn đề là trong bốn năm đại học người ta không thể đủ thời gian để r học hết tất cả các kiến thức của năm phổ thông, để có thể hấp thụ đc các kiến thức ở bậc đại học.
bây giờ cụ không dùng thôi nhưng nhờ kiến thức phổ thông mà cụ mới có tư duy của ngày hôm nay. Không phải vô lý mà người ta gọi đây là kiến thức phổ thông đâu, có nghĩa là ai cũng phải biết.
em nghĩ đã là con người thì đều ham học hỏi, và nên biết những thứ thưởng thức nhất, là những thứ nằm trong 12 năm phổ thông đầu đời. Sau đó thiên hướng con người thích học hay tìm hiểu về hướng nào thì đi theo Vượng đấy. Nhưng anh không có cái nền thì anh không thể nào xây cái mái hay cái thân nhà được
 

alceste

Xe điện
Biển số
OF-331518
Ngày cấp bằng
16/8/14
Số km
4,273
Động cơ
286,798 Mã lực
N
E thấy mình học quá nhiều, quá sâu : đạo hàm, vi phân tích phân 1 lớp, 2 lớp, hệ phương trình vi phân,...mà ứng dụng cực ít. Chỉ 1 số người làm nghiên cứu cần.
E thấy mấy thằng bạn tây và VK nó học ít Toán hơn mình. Thế nhưng khi mua hàng trả góp như mua xe hay tính morgage, hay tính lãi tiết kiệm, đầu tư bọn nó tính nhẩm nhoay nhoáy. Thay đổi các phương án lãi suất, các cách trả tiền, lượng tiền hàng tháng bọn nó đều nhẩm được tương đối. Cần chi tiết chúng nó nhập vào app. Mà kiến thức toán này thì e thấy dùng rất nhiều, râts cần trong cuộc sống.
Nó cũng học đủ đấy cụ a. Ko bỏ chương nào đâu.
nó tính toán nhanh vìnó hay tính, chứ có gì đâu. Mình bây giờ nếu không dựa vào máy tính nữa, thì mình cũng tự khắc sẽ phải để óc vận động và tính nhanh thế thôi.
mấy cái cụ kể ở trên có Logic cả mà?
Các Bạn Ý sử dụng công cụ thì tốt hơn mình
 

tratida

Xe container
Biển số
OF-75669
Ngày cấp bằng
17/10/10
Số km
9,674
Động cơ
517,847 Mã lực
bất cập là vấn đề toán ứng dụng thôi. kể cả đạo hàm tích phân mà cho cái ứng dụng thực tế thì học sinh nó làm dễ thôi. chứ học vẹt giải toán đố thì ko đọng lại gì mấy.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top