Theo em nghĩ thế này: Bộ GD, nhà trường đều là các cơ quan cung cấp dịch vụ theo nhu cầu và định hướng của xã hội. Cái này nó theo vĩ mô nên mình có gào họ cũng chỉ ghi nhận thôi, chứ để có sự thay đổi phải mất hàng thập kỷ. Đợi họ thay đổi chắc con mình lớn hết rồi. Thế nên vai trò của gia đình là quan trọng nhất để tạo ra sự thay đổi.
Trẻ con mỗi đứa phát triển não bộ khác nhau, có đứa phát triển phần trí tuệ học tập trước (thành con ngoan, trò giỏi), có đứa phát triển thể chất vận động trước (thể thao tốt, thích oánh nhau, nghịch như giặc...), có bạn lại phát triển ngôn ngữ, âm nhạc, giao tiếp... Nếu ko bị khuyết tật thì e nghĩ đứa trẻ nào cũng như nhau thôi, đến 21 tuổi bằng nhau hết (nên nhiều nước 21 tuổi mới cho uống riệu). Số thiên tài vượt trội hiếm lắm, phần lớn con các cụ đều không nằm trong dạng này. Nhiều cháu học cấp 1, 2 rất tốt nhưng sau dậy thì, lên cấp 3 thì tụt hơn, ko phải vì cháu kém mà các bạn đã phát triển não đuổi kịp cháu thôi.
Nói như vậy là mong các cụ kiên nhẫn với con của mình, đừng áp lực quá lúc con còn nhỏ mà mất tình cảm gia đình, lớn lên các bác sẽ đều được nở mày nở mặt với con cả thôi. Thi thoảng e cũng trao đổi với thầy giáo của con bên cốc bia là dạy đứa dốt mới khó chứ dạy đứa giỏi có cần làm gì đâu, nhàn tênh mà còn được tiếng. Thầy trợn mắt nhìn e nhưng sau vẫn bảo e nói đúng. Nên e nghĩ ép các con học đến một mức nào phù hợp để lẽo đẽo theo các bạn là đc, dần dần con sẽ phát triển đầy đủ và vươn lên (nếu con có đủ ý chí).