Em hiểu ý cụ chủ. Và em đồng quan điểm với câc cụ. Tuy nhiên, em ko đồng ý với cách trả lời của cụ chủ với các cụ khác.
Vấn đề cụ chủ đang đề cập đến đó là sự học vẹt, không đi sâu vào bản chất. Và cụ chủ là một người yêu toán, cụ thấy đc bản chất và rất đau lòng khi thâý giáo dục bị lệch lạc như vậy.
Cụ đưa ra hai ví dụ, các cụ khác cứ nhao nhao vào tranh luận, nhớ số pi để làm gì, rồi âm nhân âm thì ra dương nhớ để làm gì trong khi mình đi hát, đi bán hàng,...
Em học điện, và đến tận mãi bây giờ sau 10 năm đi làm, em mới khám phá ra được sự huyền diệu của hình tròn. Biết được sự quan trọng của miền thời gian tần số, biến đổi Laplace. Có thể thấy rằng, em đi học, nhưng không hiểu bản chất và chỉ học vẹt.
Dạy học ở VN, quá nặng về thành tích, mà bỏ qua sự yêu thích. Nếu có sự yêu thích tâm huyết trong đó, người học sinh sẽ thu hoạch được nhiều thứ hay ho hơn.
Em đọc đâu đó câu chuyện về hiệu trưởng một trường trung học ở Singapore gửi thư cho phụ huynh học sinh trước kỳ thi toán, đại ý rằng, dù có kết quả như thế nào đi chăng nữa, câc bậc phụ huynh cũng đừng lo lắng nhiều. Bởi nếu có thể sau này các em ấy là diễn viên, là bác sỹ hay nhà văn,... Những nghề nghiệp không đòi hỏi bạn phải có 10 điểm môn toán trong kỳ thi sắp tới.
Gửi tới một số cụ khác. Các cụ đừng vội chê bai cụ chủ. Và lý luận của các cụ rất ngô nghê.