Nay e ngồi với ông anh ở quê, rượu vào lời ra xoay quanh việc học của cậu quý tử ( con thứ 4, là trai duy nhất) năm nay lớp 11. Ông ấy chỉ định hướng và đầu tư tập trung duy nhất môn tiếng anh, và quả thực nó đã đạt chứng chỉ Ielts 7.5 ( các môn khác ko có j nổi bật, chỉ làng nhàng...) Quan điểm chỉ đạo của ô ấy là sẽ cho đi du học khi giỏi tiếng Anh... các môn khác chỉ là phụ. E cũng tranh luận khá dài song ko xô đổ đc quan điểm của ông ý. Ý các cụ như nào ạ?
Ko thể xô đổ quan điểm đó được, vì ông ấy định hướng cá nhân cho con ông ấy như vậy. Điều mà người lớn và trẻ con cùng phải học đó là tôn trọng quan điểm khác với quan điểm của mình. Quan điểm cá nhân hình thành từ kinh nghiệm và kiến thức nên khác nhau.
Nếu rất đông người có cùng quan điểm như vậy thì mới là vấn đề mất cân bằng cần có sự điều chỉnh. Và chính cuộc sống thị trường nó sẽ tự điều chỉnh xu thế. Do mục đích của ổng đơn giản là cho con du học thì đúng là chỉ cần vậy thôi. Người Việt nghĩ ngắn, nghĩ được như thế cũng được rồi. Còn nếu muốn tư vấn thì cần tìm hiểu mục đích dài hạn hơn là gì, học ngành gì, muốn làm gì, muốn kiếm bao tiền, đam mê gì, vv. từ đó mới nói chuyện bổ sung.
Thực sự nhiều công việc phổ thông, văn phòng, giáo viên tiếng Anh, phiên dịch, viết báo lá cải, vv chỉ cần thế thôi, thế là kiếm được đc công việc đủ sống rồi. Ko cần ai cũng phải hiểu kỹ thuật, khoa học, phát minh, sáng chế. XH loài người tổ chức theo cách chuyên sâu, chỉ cần 10k người vĩ đại đủ tạo ra platform khoa học công nghệ nuôi đủ 50 tỷ người. Đa số làm những công việc bình thường đơn giản thôi. Hơn 90% nhân loại ở 2 tầng thấp nhất về trí tuệ. Đưa ra đòi hỏi cao không thực hiện được.
Rồi có những cá nhân xuất sắc như Jack Ma, vốn là gv tiếng Anh, trở thành tỷ phú nổi tiếng thế giới. Nếu chỉ làm giám đốc sở hữu các tt tiếng Anh ở China, ông ấy chỉ là triệu phú. Khi ổng dám nhảy vào học cái mới khác, đi đầu, ổng thành tỷ phú. May mắn trong cần cù chăm chỉ và ý chí.
Xét ở mặt tích cực, thì xu hướng đó sẽ tạo những thay đổi tích cực ở bậc giáo dục phổ thông, ko quá nặng nề với nội dung/hình thức hấp dẫn hơn, thiết thực hơn. Chẳng hạn thay cho học chay nhiều phản ứng hóa học, ko để làm gì, hướng đến nhận thức về môi trường hoặc/và các sản phẩm hóa học hàng ngày, từ xà phòng đến mỹ phẩm, vv. hay học chay kiến thức về sinh học thì hướng nhiều hơn đến vệ sinh cá nhân/sức khỏe cao hơn, thay vì học hàn lâm về gen di truyền thì kích thích học sinh những nội dung mà di truyền sẽ tác động và giải quyết, ... kích thích học sinh ai muốn thì tự học sâu. Chương trình đại học ở VN thì có đến 15%-20% nội dung rườm rà, không ích lợi gì. Chương trình phổ thông còn hơn như vậy, cỡ 20%-25% nội dung rườm rà. Phụ huynh phản ứng cũng có nguyên do của nó.
Học tiếng Anh là tốt, nhưng học chỉ để thi có điểm IELTS cao thì lại chưa tốt, phản ánh tư duy ngắn hạn. Vào ĐH du học rồi có ai còn quan tâm ielts nữa đâu. Các mối quan tâm khác sẽ chiếm tâm trí, tránh bị shock biết quản trị bản thân, tự học, và có thể lực đủ để đi đường dài.