1) Chẳng gia đình nào có con đang đi học, lại thích tăng học phí. Tăng học phí có nghĩa là chi phí hàng tháng nhiều lên.
2) Chẳng có dịch vụ nào là miễn phí cả. Muốn miễn phí giáo dục thì phải chỉ ra nguồn tiền đủ lớn để bù đắp chi phí của giáo dục miễn phí.
3) Đối với CP nguồn tiền bù đắp "bao cấp" giáo dục là tăng thuế. Tăng thuế để bù đắp cho giáo dục miễn phí, hoặc duy trì học phí rẻ tượng trưng. Nhưng tăng thuế thì làn sóng phản đối còn mạnh hơn là tăng học phí, theo lộ trình.
4) Cách tốt nhất là minh bạch hóa chi phí giáo dục phổ thông công lập ở từng địa phương (cấp huyện, cấp tỉnh, tp). Sau khi tính chi phí, trừ đi nguồn tiền "hỗ trợ từ ngân sách" (thực chất cũng là từ các loại thuế hoặc/và bán tài sản qg đi) , sẽ ra chi phí mà gia đình người học phải đóng góp.
5) Đối với các ĐH công lập tự chủ tài chính top trên, thì muốn tăng chất lượng, học phí còn phải tăng nữa. Tất nhiên là phải minh bạch tài chính, giải trình đầy đủ, và phi lợi nhuận (lợi nhuận đầu tư vào sự phát triển của trường). Các trường ĐH công lập top giữa duy trì mức học phí dưới 1/3 mức lương trung bình ở địa phương.
6) Khó khăn sẽ tăng lên đối với tầng lớp thu nhập thấp nhất trong XH (nông dân, công nhân, người thu nhập không ổn định, người khuyết tật, người nghèo đô thị, vv). Cần các chương trình hỗ trợ những đối tượng này, các chương trình cho vay lãi suất thấp để học tập. Các khoản vay này có thể mất vốn một phần, nhưng tổng thể sẽ là tích cực, coi như vốn đầu tư chung của XH cho nền giáo dục tối thiểu.