[Funland] Học phí các trường Quốc Tế Việt Nam

hanpham158

Xe tăng
Biển số
OF-363024
Ngày cấp bằng
15/4/15
Số km
1,308
Động cơ
264,169 Mã lực
Chương trình Dự bị ĐH Foundation Programme (không phải Foundation School cho Medicine)

Nếu cụ nào đã từng có ý định cho con mình đi du học Anh thì chắc chắn đã từng nghe qua về chương trình Foundation. Vậy chương trình này khác gì A-levels? Vì sao chương trình này chỉ có 1 năm và rẻ hơn A-levels khá nhiều?

Foundation là chương trình 1 năm do các trường ĐH mở ra để tạo bước đệm chuẩn bị cho hsinh Quốc tế có thể học tập tốt ở bậc ĐH. Hiện nay em chỉ biết có mỗi Bellerbys là nơi offer chương trình này dù Bellerbys không phải là ĐH. Chương trình này sẽ kéo dài 1 năm và đơn thuần chỉ là một chương trình để giúp hsinh QT chuyển giao. Mỗi trường sẽ tự xây dựng chương trình Foundation của họ sao cho phù hợp nhất với chương trình bậc ĐH của họ. Thế nên chương trình Foundation thuờng sẽ chỉ được chấp nhận tại trường đó và một số trường ĐH khác. Với chương trình Foundation của Bellerbys, họ có hợp tác với khoảng 52 trường ĐH khác nên học sinh tốt nghiệp khoá Foundation của Bellerbys có thể nộp đơn vào 52 trường đó (thông tin này có thể đã outdated). Vì mỗi chương trình tại các trường đều khác nhau nên em chỉ giới thiệu về chương trình mà em biết rõ nhất.

Chương trình Business Foundation của Bellerbys bao gồm Business Studies, Economics, Pure Maths, Accounting, IT và Foundation English. Các môn được xây dựng khá sát với chương trình bậc ĐH tuy nhiên không sâu bằng chương trình A-levels. Thí dụ môn Economics của A-levels học khá căng nhất là vào cấp độ A2 nhưng Economics của Bellerbys Foundation khá nhẹ nhàng. Các cụ cũng thấy học Foundation sẽ được học thêm Foundation English. Với em đây là ưu điểm gần như là duy nhất của Foundation. Với môn này các em học sinh sẽ được học các skills để viết essays, take notes, etc... Các skills này rất rất có ích khi lên bậc ĐH. A-levels thường không có các skills này trong chương trình chính, tuỳ trường thì họ có dạy thêm bên ngoài thôi. Foundation của Bellerbys có 3 kì thi vào mỗi cuối term (tháng 12, tháng 3 và tháng 6). Học sinh Foundation của Bellerbys vẫn apply ĐH qua UCAS như các học sinh A-levels, quy tình hoàn toàn tương tự.

Ưu điểm "bề nổi" của chương trình Foundation:
  • Chỉ học mất 1 năm, rút ngắn được 1 năm so với A-levels.
  • Chương trình nhẹ nhàng hơn và phù hợp với hsinh Quốc tế hơn.
  • Học phí đa phần là rẻ hơn.
  • Tiếng Anh đầu vào thường rất thấp. Điểm này em cần giải thích rõ. Thí dụ trường ĐH A có chương trình ĐH B. Với học sinh học A-levels họ yêu cầu cần có AAB A-levels và 7.0 IELTS ở mỗi component. Nhưng ĐH A lại mở một chương trình Foundation, yêu cầu đầu vào của chương trình Foundation chỉ là 7.0 Cấp 3 VN và IELTS 6.5. Nếu học sinh vào từ đầu Foundation của trường này thì khả năng rất cao là em đó sẽ tiếp tục lên luôn bậc ĐH nếu đủ điểm thi. Suy ra, em nào học Foundation có lợi thế hơn về đầu vào tiếng Anh.
  • Được học English Skills như em vừa nói ở trên.
Khuyết điểm: không có việc gì đơn giản + nhẹ nhàng mà lại tốt bằng với một việc khó khăn các cụ ạ :)
  • Chương trình Foundation là chương trình soạn riêng nên không có giá trị bằng A-levels. Các trường lớn như Oxford, Cambridge, LSE, etc.. thường sẽ không chấp nhận Foundation.
  • Chương trình Foundation thường không được chấp nhận ở các nước khác. A-levels được chấp nhận ở toàn thế giới.
  • Chương trình nhẹ nhàng, kiến thức không sâu.
  • Các em học Foundation sẽ gặp rất nhiều bất cập ở các giai đoạn sau này. Đây là điểm trừ lớn nhất và cũng là việc rất đáng cân nhắc nếu các cụ mộng con em mình tìm được việc ở lại. Các bất cập em phải giải thích sau trong bài về hệ thống ĐH của UK. Nếu em giải thích ngay từ bài này thì sẽ rất rối và khó hiểu. Các cụ thông cảm.
  • Foundation không thể thay cho bằng Tốt nghiệp C3.
Vậy có nên học Foundation không?
Có, nếu:
  • Con các cụ đã có bằng Tốt nghiệp PTTH ở VN.
  • Các cụ không quan trọng lắm việc con mình có ở lại UK sau khi học.
  • Nếu các cụ tự nhắm sức con mình không thể đạt điểm cao với chương trình A-levels.
  • Con cụ muốn học nhẹ nhàng không áp lực nhiều.

Không, nếu:
  • Con cụ vừa học xong 11, chưa có bằng Tốt nghiệp PTTH.
  • Con cụ muốn học tại các trường lớn hoặc học Y.
  • Các cụ muốn con mình được rèn giũa, chịu được áp lực.
 

Xúy Vân

Xe tải
Biển số
OF-401803
Ngày cấp bằng
19/1/16
Số km
289
Động cơ
-419,148 Mã lực
Em thì đang quan tâm đến chương trình học hè bán trú tiếng anh cho f1 cấp 1 gần đống đa. Có cụ nào biết ko ạ :(
 

hanpham158

Xe tăng
Biển số
OF-363024
Ngày cấp bằng
15/4/15
Số km
1,308
Động cơ
264,169 Mã lực
Có khi em nên chuyển tên thớt này thành thông tin du học Anh. Văn em không tốt nên cấu trúc có thể hơi lan man, các cụ thông cảm :)

Sơ sơ bậc ĐH của UK vì bây giờ em bận. Em sẽ edit thêm sau.

Bậc ĐH của UK thông thường chỉ kéo dài 3 năm với các ngành thông thường. Khác với ĐH Mỹ hoặc ĐH VN với 2 năm đầu đa phần là kiến thức đại cương, ĐH UK sẽ tập trung thẳng vào từ năm 1. Điều này cũng thể hiện độ quan trọng của việc lựa chọn môn bậc A-levels, nếu các em chọn môn không chuẩn, lên ĐH sẽ rất dễ bị khớp.

Thông thường năm 1 không tính điểm, coi như đây là năm để các em bắt đầu làm quen với guồng học ở bậc ĐH. Tuy nhiên không vì thể mà năm 1 không cần cố gắng, em sẽ giải thích thêm. Năm 2 và năm 3 là hai năm tính điểm. Tuỳ trường mà cách tính khác nhau có trường sẽ là 50/50 có trường 60/40 etc... Điểm degree được phân cấp ra như sau:
  • 1st là First: trên 70%
  • 2:1 là Upper second: trên 60%
  • 2:2 là Lower second: trên 50%
  • 3rd là Third: trên 40% (Đủ điểm pass).
Chương trình của UK rất gắt gao vấn đề học lại và thi lại. Không như Mỹ là các cụ có thể học lại thi lại cho đến khi đủ thì thôi. Các ĐH và cơ quan di trú UK rất rất khó trong chuyện này. Với trường ĐH em từng theo học, nếu con cụ có một môn dưới 40% (Điểm pass), con cụ sẽ phải thi lại môn đó. Nếu điểm thi lại trên 40%, con cụ sẽ được ghi vào "học bạ" điểm môn đó là 40%. Tức là dù con thi lại điểm 70% đi chăng nữa thì điểm môn đó vẫn sẽ là 40% hoặc có thể chọn repeat năm đó. Lưu ý, cơ quan di trú UK chỉ cho phép một học sinh trên 18t học maximum 5 năm ở bậc ĐH. Nếu điểm thi lại dưới 40% con cụ sẽ bị expel. Cùng năm với em, ngay từ năm 1 và chỉ tính riêng môn của em 200 hsinh thôi mà đã có 10 đứa bị expel :D Vậy mới thấy nó khó cỡ nào, phải thật sự tập trung ngay từ khi bước vào ĐH.

Khi tìm hiểu các course bậc ĐH, các cụ sẽ thấy mỗi course sẽ có chữ BA hoặc BSc ở đằng trước. Thí dụ có trường thì ngành Accounting and Finance (Kế toán Tài chính) sẽ là BA Accounting and Finance còn có trường sẽ là BSc Accounting and Finance. Ba và BSc khác gì nhau? BA là Bachelor of Arts, BSc là Bachelor of Science. Giải thích một cách đơn giản thì BA sẽ nặng về lý thuyết còn BSc sẽ thiên về thực hành. Chuyện này có quan trọng không? Rất quan trọng. Lấy điểm hình là ngành Accounting and Finance em nói. Nếu học BA, chương trình sẽ rất nặng lý thuyết trong khi bản chất của Accounting and Finance thiên về thực hành, điều này dễ dẫn tới chán nản với chương trình học. Ngược lại BSc sẽ rất nặng thực hành, tính toán các thể loại, sẽ rất tốt với Acc and Fin nhưng có thể sẽ không tốt với các ngành nên nghiên về Lý thuyết. Thế nên khi chọn ĐH, ngoài chuyện nhìn vào ranking các trường, em khuyên các cụ nên đặc biệt quan tâm về chương trình học. Trường nào cũng sẽ list rõ chương trình học của họ, đọc thêm review của các hsinh đã và đang học trên forum The Student Room rồi hãy quyết định. Đừng chỉ quyết định dựa vào danh tiếng và ranking của các trường.

Nói về vấn đề ranking. Có rất nhiều BXH nên khi đọc một BXH nào, các cụ nên chú ý hiểu rõ cả cách xếp hạng của BXH đó nữa. Em lấy thí dụ hai trường University of Manchester và University of Durham. Ở BXH của The Complete University Guide, Durham xếp hạng 6 overall và trong UK thì Durham rất rất được coi trọng, Manchester xếp hạng 22. Nhưng khi nhìn qua BXH QS World Ranking, Durham hạng tận 70 mấy trong khi Manchester hạng 30 mấy. Có phải một trong 2 BXH sai không? Không, sự khác biệt này đơn thuần là do cách tính điểm khác nhau chứ không phải vì BXH nào sai hay đúng. Vì thế em khuyên nên đọc kĩ và cũng đừng quá tin vào BXH.

Tuy nhiên khi xem BXH em sẽ rất chú ý mục Graduate Prospects và Employer Reputation. Graduate Prospects tính số học sinh có việc hoặc tiếp tục bậc Master sau khi tốt nghiệp ĐH, tiêu chí này quan trọng vì nó phần nào thể hiện trường đó đào tạo có đủ tốt hay không, các cty có thích hay không. Employer Reputation là tiêu chí nôm na là để đánh giá độ nổi tiếng của trường với các cty, không cần giải thích thì chắc các cụ cũng hiểu tiêu chí này quan trọng nhưu thế nào khi xin việc.

Em có một bảng xếp hạng của riêng em về ĐH UK:
Oxford
Cambridge
LSE
UCL
Imperial College
Durham=Warwick
 
Chỉnh sửa cuối:

shares

Xe điện
Biển số
OF-33170
Ngày cấp bằng
8/4/09
Số km
3,626
Động cơ
506,112 Mã lực
Nơi ở
Lâm Gia Trang
Website
www.facebook.com
Chương trình Dự bị ĐH Foundation Programme (không phải Foundation School cho Medicine)

Nếu cụ nào đã từng có ý định cho con mình đi du học Anh thì chắc chắn đã từng nghe qua về chương trình Foundation. Vậy chương trình này khác gì A-levels? Vì sao chương trình này chỉ có 1 năm và rẻ hơn A-levels khá nhiều?

Foundation là chương trình 1 năm do các trường ĐH mở ra để tạo bước đệm chuẩn bị cho hsinh Quốc tế có thể học tập tốt ở bậc ĐH. Hiện nay em chỉ biết có mỗi Bellerbys là nơi offer chương trình này dù Bellerbys không phải là ĐH. Chương trình này sẽ kéo dài 1 năm và đơn thuần chỉ là một chương trình để giúp hsinh QT chuyển giao. Mỗi trường sẽ tự xây dựng chương trình Foundation của họ sao cho phù hợp nhất với chương trình bậc ĐH của họ. Thế nên chương trình Foundation thuờng sẽ chỉ được chấp nhận tại trường đó và một số trường ĐH khác. Với chương trình Foundation của Bellerbys, họ có hợp tác với khoảng 52 trường ĐH khác nên học sinh tốt nghiệp khoá Foundation của Bellerbys có thể nộp đơn vào 52 trường đó (thông tin này có thể đã outdated). Vì mỗi chương trình tại các trường đều khác nhau nên em chỉ giới thiệu về chương trình mà em biết rõ nhất.

Chương trình Business Foundation của Bellerbys bao gồm Business Studies, Economics, Pure Maths, Accounting, IT và Foundation English. Các môn được xây dựng khá sát với chương trình bậc ĐH tuy nhiên không sâu bằng chương trình A-levels. Thí dụ môn Economics của A-levels học khá căng nhất là vào cấp độ A2 nhưng Economics của Bellerbys Foundation khá nhẹ nhàng. Các cụ cũng thấy học Foundation sẽ được học thêm Foundation English. Với em đây là ưu điểm gần như là duy nhất của Foundation. Với môn này các em học sinh sẽ được học các skills để viết essays, take notes, etc... Các skills này rất rất có ích khi lên bậc ĐH. A-levels thường không có các skills này trong chương trình chính, tuỳ trường thì họ có dạy thêm bên ngoài thôi. Foundation của Bellerbys có 3 kì thi vào mỗi cuối term (tháng 12, tháng 3 và tháng 6). Học sinh Foundation của Bellerbys vẫn apply ĐH qua UCAS như các học sinh A-levels, quy tình hoàn toàn tương tự.

Ưu điểm "bề nổi" của chương trình Foundation:
  • Chỉ học mất 1 năm, rút ngắn được 1 năm so với A-levels.
  • Chương trình nhẹ nhàng hơn và phù hợp với hsinh Quốc tế hơn.
  • Học phí đa phần là rẻ hơn.
  • Tiếng Anh đầu vào thường rất thấp. Điểm này em cần giải thích rõ. Thí dụ trường ĐH A có chương trình ĐH B. Với học sinh học A-levels họ yêu cầu cần có AAB A-levels và 7.0 IELTS ở mỗi component. Nhưng ĐH A lại mở một chương trình Foundation, yêu cầu đầu vào của chương trình Foundation chỉ là 7.0 Cấp 3 VN và IELTS 6.5. Nếu học sinh vào từ đầu Foundation của trường này thì khả năng rất cao là em đó sẽ tiếp tục lên luôn bậc ĐH nếu đủ điểm thi. Suy ra, em nào học Foundation có lợi thế hơn về đầu vào tiếng Anh.
  • Được học English Skills như em vừa nói ở trên.
Khuyết điểm: không có việc gì đơn giản + nhẹ nhàng mà lại tốt bằng với một việc khó khăn các cụ ạ :)
  • Chương trình Foundation là chương trình soạn riêng nên không có giá trị bằng A-levels. Các trường lớn như Oxford, Cambridge, LSE, etc.. thường sẽ không chấp nhận Foundation.
  • Chương trình Foundation thường không được chấp nhận ở các nước khác. A-levels được chấp nhận ở toàn thế giới.
  • Chương trình nhẹ nhàng, kiến thức không sâu.
  • Các em học Foundation sẽ gặp rất nhiều bất cập ở các giai đoạn sau này. Đây là điểm trừ lớn nhất và cũng là việc rất đáng cân nhắc nếu các cụ mộng con em mình tìm được việc ở lại. Các bất cập em phải giải thích sau trong bài về hệ thống ĐH của UK. Nếu em giải thích ngay từ bài này thì sẽ rất rối và khó hiểu. Các cụ thông cảm.
  • Foundation không thể thay cho bằng Tốt nghiệp C3.
Vậy có nên học Foundation không?
Có, nếu:
  • Con các cụ đã có bằng Tốt nghiệp PTTH ở VN.
  • Các cụ không quan trọng lắm việc con mình có ở lại UK sau khi học.
  • Nếu các cụ tự nhắm sức con mình không thể đạt điểm cao với chương trình A-levels.
  • Con cụ muốn học nhẹ nhàng không áp lực nhiều.

Không, nếu:
  • Con cụ vừa học xong 11, chưa có bằng Tốt nghiệp PTTH.
  • Con cụ muốn học tại các trường lớn hoặc học Y.
  • Các cụ muốn con mình được rèn giũa, chịu được áp lực.

Bài của cụ có đề cập đến cơ hội việc làm sau khi học đại học ở Anh. Em thấy học sinh nước ngoài rất khó tìm việc ở Anh sau khi tốt nghiệp, điều này có đúng không cụ? Để có thể xin được việc và ở lại làm việc tại Anh sau khi tốt nghiệp thì:

- Nên học những ngành gì?
- Nên học những trường nào?
- Kết quả tốt nghiệp phải từ mức nào trở lên?
- Các yêu tố khác là gì?

Nếu cụ có thông tin thì cụ trả lời giúp em nhé.

Cảm ơn cụ.
 

hanpham158

Xe tăng
Biển số
OF-363024
Ngày cấp bằng
15/4/15
Số km
1,308
Động cơ
264,169 Mã lực
Bài của cụ có đề cập đến cơ hội việc làm sau khi học đại học ở Anh. Em thấy học sinh nước ngoài rất khó tìm việc ở Anh sau khi tốt nghiệp, điều này có đúng không cụ? Để có thể xin được việc và ở lại làm việc tại Anh sau khi tốt nghiệp thì:

- Nên học những ngành gì?
- Nên học những trường nào?
- Kết quả tốt nghiệp phải từ mức nào trở lên?
- Các yêu tố khác là gì?

Nếu cụ có thông tin thì cụ trả lời giúp em nhé.

Cảm ơn cụ.
Tối nay em sẽ trả lời cụ kĩ càng nhé :)
 

Minh Quân F1

Xe hơi
Biển số
OF-507561
Ngày cấp bằng
1/5/17
Số km
156
Động cơ
184,140 Mã lực
Tuổi
29
thế này thì về cày răng chuần bị cho f2 nhà e đi học r.
 

shares

Xe điện
Biển số
OF-33170
Ngày cấp bằng
8/4/09
Số km
3,626
Động cơ
506,112 Mã lực
Nơi ở
Lâm Gia Trang
Website
www.facebook.com
Có khi em nên chuyển tên thớt này thành thông tin du học Anh. Văn em không tốt nên cấu trúc có thể hơi lan man, các cụ thông cảm :)

Sơ sơ bậc ĐH của UK vì bây giờ em bận. Em sẽ edit thêm sau.

Bậc ĐH của UK thông thường chỉ kéo dài 3 năm với các ngành thông thường. Khác với ĐH Mỹ hoặc ĐH VN với 2 năm đầu đa phần là kiến thức đại cương, ĐH UK sẽ tập trung thẳng vào từ năm 1. Điều này cũng thể hiện độ quan trọng của việc lựa chọn môn bậc A-levels, nếu các em chọn môn không chuẩn, lên ĐH sẽ rất dễ bị khớp.

Thông thường năm 1 không tính điểm, coi như đây là năm để các em bắt đầu làm quen với guồng học ở bậc ĐH. Tuy nhiên không vì thể mà năm 1 không cần cố gắng, em sẽ giải thích thêm. Năm 2 và năm 3 là hai năm tính điểm. Tuỳ trường mà cách tính khác nhau có trường sẽ là 50/50 có trường 60/40 etc... Điểm degree được phân cấp ra như sau:
  • 1st là First: trên 70%
  • 2:1 là Upper second: trên 60%
  • 2:2 là Lower second: trên 50%
  • 3rd là Third: trên 40% (Đủ điểm pass).
Chương trình của UK rất gắt gao vấn đề học lại và thi lại. Không như Mỹ là các cụ có thể học lại thi lại cho đến khi đủ thì thôi. Các ĐH và cơ quan di trú UK rất rất khó trong chuyện này. Với trường ĐH em từng theo học, nếu con cụ có một môn dưới 40% (Điểm pass), con cụ sẽ phải thi lại môn đó. Nếu điểm thi lại trên 40%, con cụ sẽ được ghi vào "học bạ" điểm môn đó là 40%. Tức là dù con thi lại điểm 70% đi chăng nữa thì điểm môn đó vẫn sẽ là 40% hoặc có thể chọn repeat năm đó. Lưu ý, cơ quan di trú UK chỉ cho phép một học sinh trên 18t học maximum 5 năm ở bậc ĐH. Nếu điểm thi lại dưới 40% con cụ sẽ bị expel. Cùng năm với em, ngay từ năm 1 và chỉ tính riêng môn của em 200 hsinh thôi mà đã có 10 đứa bị expel :D Vậy mới thấy nó khó cỡ nào, phải thật sự tập trung ngay từ khi bước vào ĐH.

Khi tìm hiểu các course bậc ĐH, các cụ sẽ thấy mỗi course sẽ có chữ BA hoặc BSc ở đằng trước. Thí dụ có trường thì ngành Accounting and Finance (Kế toán Tài chính) sẽ là BA Accounting and Finance còn có trường sẽ là BSc Accounting and Finance. Ba và BSc khác gì nhau? BA là Bachelor of Arts, BSc là Bachelor of Science. Giải thích một cách đơn giản thì BA sẽ nặng về lý thuyết còn BSc sẽ thiên về thực hành. Chuyện này có quan trọng không? Rất quan trọng. Lấy điểm hình là ngành Accounting and Finance em nói. Nếu học BA, chương trình sẽ rất nặng lý thuyết trong khi bản chất của Accounting and Finance thiên về thực hành, điều này dễ dẫn tới chán nản với chương trình học. Ngược lại BSc sẽ rất nặng thực hành, tính toán các thể loại, sẽ rất tốt với Acc and Fin nhưng có thể sẽ không tốt với các ngành nên nghiên về Lý thuyết. Thế nên khi chọn ĐH, ngoài chuyện nhìn vào ranking các trường, em khuyên các cụ nên đặc biệt quan tâm về chương trình học. Trường nào cũng sẽ list rõ chương trình học của họ, đọc thêm review của các hsinh đã và đang học trên forum The Student Room rồi hãy quyết định. Đừng chỉ quyết định dựa vào danh tiếng và ranking của các trường.

Nói về vấn đề ranking. Có rất nhiều BXH nên khi đọc một BXH nào, các cụ nên chú ý hiểu rõ cả cách xếp hạng của BXH đó nữa. Em lấy thí dụ hai trường University of Manchester và University of Durham. Ở BXH của The Complete University Guide, Durham xếp hạng 6 overall và trong UK thì Durham rất rất được coi trọng, Manchester xếp hạng 22. Nhưng khi nhìn qua BXH QS World Ranking, Durham hạng tận 70 mấy trong khi Manchester hạng 30 mấy. Có phải một trong 2 BXH sai không? Không, sự khác biệt này đơn thuần là do cách tính điểm khác nhau chứ không phải vì BXH nào sai hay đúng. Vì thế em khuyên nên đọc kĩ và cũng đừng quá tin vào BXH.

Tuy nhiên khi xem BXH em sẽ rất chú ý mục Graduate Prospects và Employer Reputation. Graduate Prospects tính số học sinh có việc hoặc tiếp tục bậc Master sau khi tốt nghiệp ĐH, tiêu chí này quan trọng vì nó phần nào thể hiện trường đó đào tạo có đủ tốt hay không, các cty có thích hay không. Employer Reputation là tiêu chí nôm na là để đánh giá độ nổi tiếng của trường với các cty, không cần giải thích thì chắc các cụ cũng hiểu tiêu chí này quan trọng nhưu thế nào khi xin việc.

Em có một bảng xếp hạng của riêng em về ĐH UK:
Oxford
Cambridge
LSE
UCL
Imperial College
Durham=Warwick

Phải công nhận là thông tin của cụ chi tiết. Xếp hạng của cụ cũng tương đồng với xếp hạng của THE, bảng xếp hạng uy tín nhất hiện nay.

Trước cụ học trường nào ở UK vậy?
 

hanpham158

Xe tăng
Biển số
OF-363024
Ngày cấp bằng
15/4/15
Số km
1,308
Động cơ
264,169 Mã lực
Phải công nhận là thông tin của cụ chi tiết. Xếp hạng của cụ cũng tương đồng với xếp hạng của THE, bảng xếp hạng uy tín nhất hiện nay.

Trước cụ học trường nào ở UK vậy?
Bỏ Oxbridge ra thì trường e là 1 trong các trường còn lại.
 

huyluong

Xe container
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-164663
Ngày cấp bằng
31/10/12
Số km
9,378
Động cơ
418,166 Mã lực
Nơi ở
Số 72 Đường Bờ Kênh, Xã Võng La, Đông Anh, Hà Nội
Website
thanglongglass.vn
Chỉ dành cho con đại gia. Dân thường ko chống nổi
 

shares

Xe điện
Biển số
OF-33170
Ngày cấp bằng
8/4/09
Số km
3,626
Động cơ
506,112 Mã lực
Nơi ở
Lâm Gia Trang
Website
www.facebook.com
Bỏ Oxbridge ra thì trường e là 1 trong các trường còn lại.
Ui, em ngưỡng mộ cụ quá. Toàn những trường ước mơ không bao giờ thực hiện được của đời em, phải giao lại cho F1 thực hiện tiếp :)

Cụ học undergraduate hay graduate ở UK vậy.
 
Chỉnh sửa cuối:

hanpham158

Xe tăng
Biển số
OF-363024
Ngày cấp bằng
15/4/15
Số km
1,308
Động cơ
264,169 Mã lực
Ui, em ngưỡng mộ cụ quá. Toàn những trường ước mơ không bao giờ thực hiện được của đời em, phải giao lại cho F1 thực hiện tiếp :)

Cụ học undergraduate hay graduate ở UK vậy.
F1 cụ tháng 10 này vào trường nào ạ? Em cả 2 ạ. Phòng trường hợp cụ hỏi thì 2 trg khác nhau và đều thuộc cái list e ghi.
 

shares

Xe điện
Biển số
OF-33170
Ngày cấp bằng
8/4/09
Số km
3,626
Động cơ
506,112 Mã lực
Nơi ở
Lâm Gia Trang
Website
www.facebook.com
F1 cụ tháng 10 này vào trường nào ạ? Em cả 2 ạ. Phòng trường hợp cụ hỏi thì 2 trg khác nhau và đều thuộc cái list e ghi.

Vậy thì em lại càng ngưỡng mộ cụ hơn nữa.

F1 nhà em học hoàn toàn ở VN và thi đỗ vào học undergraduate ngành CS ở SomerVille College ạ.

Bạn nó vẫn trêu là học cao đẳng cộng đồng ạ. :)
 

Vit2016

Xe máy
Biển số
OF-421101
Ngày cấp bằng
7/5/16
Số km
94
Động cơ
219,740 Mã lực
Tuổi
43
Nhợn giờ rẻ quá sao cho con đi học.
 

doncourage

Xe hơi
Biển số
OF-447683
Ngày cấp bằng
23/8/16
Số km
111
Động cơ
209,040 Mã lực
Tuổi
39
1 năm con đi học bằng bố làm 2 năm
 

allmay

Xe tăng
Biển số
OF-54514
Ngày cấp bằng
8/1/10
Số km
1,264
Động cơ
463,160 Mã lực
Copy lại (có chỉnh sửa) post của em bên top kia:

Em phân trường học ở Việt Nam ra làm 6 nhóm. Em sẽ cố gắng giải thích rõ từng nhóm kèm theo ví dụ. Nhưng vì em là ng SG nên e sẽ không rành các trường ngoài HN, có thể có sai sót. Các cụ cứ chữa hộ.

Nhóm 1: Trường Công Lập.
  • Học phí: nếu chỉ nói về học phí thì tầm dưới 150k/tháng
  • Tiền ăn: độ dưới 30k/ngày nếu học bán trú
  • Chương trình học: chương trình của BGD VN. Chương trình này có nhiều điểm tốt cũng như nhiều điểm còn bất cập. Rất nhiều cụ đã phân tích rồi, em không cần nói lại
  • Lợi ích: rất rẻ nếu chỉ tính tiền học, phù hợp với đại đa số người dân. Nếu vào được trường tốt, học sinh có tính cạnh tranh thì lại càng tốt hơn nữa.
  • Nhược điểm: quá nhiều cụ đã nói rồi, chắc em không cần nói lại.
  • Ví dụ: trong SG thì có các trường tiểu học: Nguyễn Bỉnh Khiêm, Trần Hưng Đạo, Hoà Bình... trường c2: Nguyễn Du q1 lẫn q Gò Vấp, Võ Trường Toản, Nguyễn Gia Thiều,... trường c3: Nguyễn Thượng Hiền, Gia Định,... Trong HN thì em vẫn nghe nói nhiều về Cầu Giấy. Trưng Vương, Ngô Sĩ Liên,...
Nhóm 1.1: Trường Chuyên Công Lập
Nhóm này là nhóm nhỏ của Nhóm 1. Các trường này đa số là trường C3. Chất lượng thì khỏi phải bàn. Học sinh giỏi, có tính cạnh tranh cao, rất tốt cho con em mình trong việc có mục tiêu cố gắng. Các học sinh này cũng không hề thua kém học sinh trường tư về các khoản sáng tạo, hùng biện etc... Trong SG có: Lê Hồng Phong, Trần Đại Nghĩa, Năng Khiếu. HN có: Chuyên Ngữ, Amsterdam,...

Nhóm 2: Trường tư tăng cường tiếng Anh
  • Học phí: khoảng dưới 10tr/tháng
  • Tiền ăn: tùy trường nhưng cũng khoảng dưới 15tr/năm
  • Chương trình học: chương trình của BGDVN có tăng cường thêm tiếng Anh với ng bản xứ. Phần cơ bản của chương trình này không khác với Nhóm 1 là mấy nhưng cách dạy sẽ khác. Cách dạy sẽ cởi mở hơn, đòi hỏi nhiều sự đóng góp của các em hsinh hơn, nhiều kĩ năng sống và các hoạt động ngoại khóa hơn,... Nhưng cốt lõi vẫn là học chương trình BGDVN nên chương trình có thể sẽ bớt nặng hơn so với trường công do còn phải thêm h cho các hoạt động khác. Điều này dễ dẫn dến việc là các trường thuộc nhóm 2 ở cấp tiểu học thì rất tốt, nhưng lên các cấp cao hơn sẽ có nhiều bất cập.
  • Lợi ích: chương trình giống với trường công chỉ nhẹ hơn đôi chút. Đỡ phải học thêm phần nào và tiếng Anh có thể sẽ tốt hơn hsinh trường thường. Cơ sở vật chất đa số là tốt hơn trường công, sĩ số ít, cô giáo dễ quan tâm hsinh hơn
  • Nhược điểm: một số trường tư dạy và học nặng không kém gì trường công. Đối với các trường trong SG thì các trường nhóm 2 này chất lượng hsinh rất chán.
  • Ví dụ: SG: em k thấy có hệ thống trường tư nào thật sự tốt như Đoàn Thị Điểm của HN nhưng vẫn có một số trường nổi cộm: Á Châu, Vstar, Đinh Thiện Lý, Nguyễn Khuyến, Đức Trí,... HN: Đoàn Thị Điểm, Marie Curie, Vinschool, Lương Thế Vinh,...
Nhóm 3: Trường tư Song Ngữ
  • Học phí: khoảng dưới 300tr/năm cho lớp 12
  • Tiền ăn: khoảng dưới 25tr/năm
  • Chương trình học: vẫn là chương trình của BGDVN nhưng chương trình tiếng Anh sẽ có lộ trình tốt hơn nhóm 2. Đa số các trường này thì chương trình của BGD được dạy khá giảm tải nhưng cũng không hẳn sẽ giảm tải hết. Chương trình Tiếng Anh thì thường sẽ adopt của một nước nào đó và có lộ trình rõ ràng. Thông thường sẽ là 1 chương trình buổi sáng 1 chương trình buổi chiều. Chương trình học của nhóm 3 này là một sự lai tạo cân bằng hơn giữa nhóm 1 và nhóm 4 em sẽ viết sau đây.
  • Lợi ích: nếu PH không quá đặt nặng chuyện phải nhất nhất theo chương trình của BGD, không quan tâm vấn đề thi ĐH thì đây là một lựa chọn tuyệt vời. Cơ sở vật chất đa số sẽ tốt hơn các trường ở nhóm 1+2. Sĩ số ít, cô giáo đa phần là trẻ và năng động. Con em sẽ được học trong môi trường tốt, đa số các PH đều quan tâm tới con mình, hiếm xảy ra tình trạng đánh nhau chửi thề văng tục. Chương trình tiếng Anh rõ ràng hơn nhóm 2, một điều rất tốt theo quan điểm của em. Rất nhiều PH vì không muốn con mình dính phải các nhược điểm của trường nhóm 4 cũng sẽ chọn trường thuộc nhóm 3 này.
  • Nhược điểm: đặc tính của chương trình này dễ dẫn đến việc hsinh sẽ không giỏi đặc biệt ở bất kì chương trình tiếng Anh hay tiếng Việt, gọi là nửa nạc nửa mỡ. Các em hsinh có thể không đủ lực để thi ĐH VN và cũng có thể không đủ giỏi để lấy học bổng đi ĐH nước ngoài.
  • Ví dụ: SG: BCIS, Việt Úc, Wellspring, SNA.... HN: Wellspring, Olympia,...

Nhóm 4: Trường Quốc tế (đây có lẽ là nhóm trường mà nhiều cụ không hiểu rõ nhất)
  • Học phí: dao động từ 350tr đến 700tr/năm cho lớp 12
  • Tiền ăn: khoảng dưới 35tr/năm
  • Chương trình học: chương trình Quốc tế hoàn toàn không hề dính dáng đến chương trình BGDVN. Chương trình có thể là chương trình của Anh, Mỹ, IB, Can,... Các trường này đa số sẽ được kiểm định bởi các tổ chức dành cho trường quốc tế như CIS. Một số trường trong nhóm này sẽ còn thuộc mạng lưới của một trường Quốc tế khác nữa (BIS Việt Nam thuộc Nord Anglia).
  • Lợi ích: sĩ số ít, giáo viên đều là giáo viên nước ngoài và phải có bằng cấp đàng hoàng, chương trình học đa số được kiểm định hàng năm. Đa phần sẽ được học với các học sinh Quốc tế khác, mở rộng trải nghiệm cho cả hsinh VN lẫn hsinh Quốc tế. Có thể du học thẳng ngay sau khi tốt nghiệp chứ không cần phải học qua các chương trình dự bị đại học. Phụ huynh nào không muốn con phải ra nước ngoài quá sớm thì cũng sẽ chọn các trường này vì con học chương trình không khác gì nước ngoài mà lại đỡ tốn thêm 1 cục tiền.
  • Nhược điểm: hsinh không rành tiếng VN. Học phí ngoài tầm với của rất nhiều cư dân VN. Hsinh có thể trở thành Tây không ra Tây mà Ta cũng không ra Ta. Bắt buộc phải đi du học vì hsinh có được học chương trình BGD đâu mà thi ĐH.
  • Ví dụ: em phân các trường trong nhóm này ra làm 2 tiers:
  1. Tier 1: các trường thành lập đã lâu, nổi tiếng và có kết quả tốt đã được chứng nhận. Các trường này đa số có waiting list rất dài, không phải cứ có tiền là vào được. Với hsinh l1 thì sẽ phải kiểm tra tiếng Anh các loại. Đối với hsinh chuyển vào giữa cấp thì phải thi cả Toán và Tiếng Anh. Em bảo đảm với các cụ luyện cho hsinh chuyển vào giữa cấp các trường này cũng không khác gì luyện cho hsinh đi thi hsinh giỏi. Có trường còn có quy định là chỉ được thi 2 lần. SG có ISHCM (chương trình IB), ABC (chương trình UK), BIS (chương trình IB), SISS (AP của Mỹ). HN có UNIS, HIS.
  2. Tier 2: các trường thành lập sau, chất lượng chưa được bằng các trường tier 1, học phí đa phần đều rẻ hơn. Các trường này thì dễ vào hơn, đa phần chỉ cần có tiền là có thể vào. Nhưng vẫn phải vượt qua bài kiểm tra Tiếng Anh và Toán. SG: AIS (chương trình Mẽo), AuIS (chương trình IB), CIS (chương trình bang Ontario, Can hoặc IB), TAS (chương trình Mẽo),... HN có Concordia (chương trình Mẽo), St. Paul (chương trình Mẽo), TH,...
TH là trường quốc tế 2nd tier hả cụ?
 

hanpham158

Xe tăng
Biển số
OF-363024
Ngày cấp bằng
15/4/15
Số km
1,308
Động cơ
264,169 Mã lực
Vậy thì em lại càng ngưỡng mộ cụ hơn nữa.

F1 nhà em học hoàn toàn ở VN và thi đỗ vào học undergraduate ngành CS ở SomerVille College ạ.

Bạn nó vẫn trêu là học cao đẳng cộng đồng ạ. :)
Vậy là F1 nhà cụ quá giỏi rồi ạ. Nếu cụ nói đơn thuần thế thôi thì chắc cũng ít người biết thật. Nên cụ phải để thêm Oxford University thì nó mới chuẩn :)
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top