Dân mình nhiều ng giàu lắm ạ
Cụ phân loại các nhóm trường tương đối chuẩn nhưng ko nên đưa ra so sánh. Tiếp nữa đọc bài của cụ xong như kiểu học bổng là đích cuối cùng thì ko phải. Ko phải tất cả nhưng nhiều ng chọn trg qte cho con cái học đều ko nhắm mục đích học bổng hay so sánh về điểm số trình độ học thuật. Tóm lại chọn trường cho con học là do định hướng gia đình và do trình độ của cả bố mẹ nữa Còn trẻ thành công hay ko là do chúng quyết định, môi trường là một trong nhiều yếu tố đóng góp.Em rất tâm tư chuyện các cụ thật ra không hiểu rõ tính chất của các trường này mà comment rất abcxyz. Em viết một cái tóm tắt ngăn ngắn sau đây để các cụ nào chưa hiểu thì đọc cũng ngẫm ra một tí. Em không mong nhiều cụ sẽ đọc được vì em không chiếm được trang 1 mà viết. Nhưng vẫn mong cụ nào đọc được thì tốt.
Em phân trường học ở Việt Nam ra làm 6 nhóm. Em sẽ cố gắng giải thích rõ từng nhóm kèm theo ví dụ. Nhưng vì em là ng SG nên e sẽ không rành các trường ngoài HN, có thể có sai sót. Các cụ cứ chữa hộ.
Nhóm 1: Trường Công Lập.
Nhóm 1.1: Trường Chuyên Công Lập
- Học phí: nếu chỉ nói về học phí thì tầm dưới 150k/tháng
- Tiền ăn: độ dưới 30k/ngày nếu học bán trú
- Chương trình học: chương trình của BGD VN. Chương trình này có nhiều điểm tốt cũng như nhiều điểm còn bất cập. Rất nhiều cụ đã phân tích rồi, em không cần nói lại
- Lợi ích: rất rẻ nếu chỉ tính tiền học. Phù hợp với đại đa số người dân. Nếu vào được trường tốt, học sinh có tính cạnh tranh thì lại càng tốt hơn nữa.
- Nhược điểm: quá nhiều cụ đã nói rồi, chắc em không cần nói lại.
- Ví dụ: trong SG thì có các trường tiểu học: Nguyễn Bỉnh Khiêm, Trần Hưng Đạo, Hoà Bình... trường c2: Nguyễn Du q1 lẫn q Gò Vấp, Võ Trường Toản, Nguyễn Gia Thiều,... trường c3: Nguyễn Thượng Hiền, Gia Định,... Trong HN thì em vẫn nghe nói nhiều về Cầu Giấy. Trưng Vương, Ngô Sĩ Liên,...
Nhóm này là nhóm nhỏ của Nhóm 1. Các trường này đa số là trường C3. Chất lượng thì khỏi phải bàn. Học sinh giỏi, có tính cạnh tranh cao, rất tốt cho con em mình trong việc có mục tiêu cố gắng. Các học sinh này cũng không hề thua kém học sinh trường tư về các khoản sáng tạo, hùng biện etc... Cơ hội lấy học bổng có lẽ là tốt nhất trong các nhóm trường. Trong SG có: Lê Hồng Phong, Trần Đại Nghĩa, Năng Khiếu. HN có: Chuyên Ngữ, Amsterdam,...
Nhóm 2: Trường tư tăng cường tiếng Anh
Nhóm 3: Trường tư Song Ngữ
- Học phí: khoảng dưới 10tr/tháng
- Tiền ăn: tùy trường nhưng cũng khoảng dưới 15tr/năm
- Chương trình học: chương trình của BGDVN có tăng cường thêm tiếng Anh với ng bản xứ. Phần cơ bản của chương trình này không khác với Nhóm 1 là mấy nhưng cách dạy sẽ khác. Có thể cách dạy sẽ cởi mở hơn, đòi hỏi nhiều sự đóng góp của các em hsinh hơn, nhiều kĩ năng sống và các hoạt động ngoại khóa hơn,... Nhưng cốt lõi vẫn là học chương trình BGDVN nên chương trình có thể sẽ bớt nặng hơn so với trường công do còn phải thêm h cho các hoạt động khác. Điều này dẫn dến việc là các trường thuộc nhóm 2 ở cấp tiểu học thì rất tốt, nhưng lên các cấp cao hơn sẽ có nhiều bất cập.
- Lợi ích: chương trình giống với trường công nhưng nhẹ hơn đôi chút. Đỡ phải học thêm phần nào và tiếng Anh có thể sẽ tốt hơn hsinh trường thường. Cơ sở vật chất đa số là tốt hơn trường công, sĩ số ít, cô giáo dễ quan tâm hsinh hơn
- Nhược điểm: một số trường tư dạy và học nặng không kém gì trường công. Đối với các trường trong SG thì các trường nhóm 2 này chất lượng hsinh rất chán.
- Ví dụ: SG: em k thấy có hệ thống trường tư nào thật sự tốt như Đoàn Thị Điểm của HN nhưng vẫn có một số trường nổi cộm: Á Châu, Vstar, Đinh Thiện Lý, Nguyễn Khuyến, Đức Trí,... HN: Đoàn Thị Điểm, Marie Curie, Vinschool, Lương Thế Vinh,...
- Học phí: khoảng dưới 300tr/năm cho lớp 12
- Tiền ăn: khoảng dưới 25tr/năm
- Chương trình học: vẫn là chương trình của BGDVN nhưng chương trình tiếng Anh sẽ có lộ trình tốt hơn nhóm 2. Đa số các trường này thì chương trình của BGD được dạy khá giảm tải nhưng cũng không hẳn sẽ giảm tải hết. Chương trình Tiếng Anh thì thường sẽ adopt của một nước nào đó và có lộ trình rõ ràng. Thông thường sẽ là 1 chương trình buổi sáng 1 chương trình buổi chiều. Chương trình học của nhóm 3 này là một sự lai tạo cân bằng hơn giữa nhóm 1 và nhóm 4 em sẽ viết sau đây.
- Lợi ích: nếu PH không quá đặt nặng chuyện phải nhất nhất theo chương trình của BGD, không quan tâm vấn đề thi ĐH thì đây là một lựa chọn tuyệt vời. Cơ sở vật chất đa số sẽ tốt hơn các trường ở nhóm 1+2. Sĩ số ít, cô giáo đa phần là trẻ và năng động. Con em sẽ được học trong môi trường tốt, đa số các PH đều quan tâm tới con mình, hiếm xảy ra tình trạng đánh nhau chửi thề văng tục. Chương trình tiếng Anh rõ ràng hơn nhóm 2, một điều rất tốt theo quan điểm của em. Rất nhiều PH vì không muốn con mình dính phải các nhược điểm của trường nhóm 4 cũng sẽ chọn trường thuộc nhóm 3 này.
- Nhược điểm: đặc tính của chương trình này dễ dẫn đến việc hsinh sẽ không giỏi đặc biệt ở bất kì chương trình tiếng Anh hay tiếng Việt, gọi là nửa nạc nửa mỡ. Các em hsinh có thể không đủ lực để thi ĐH VN và cũng có thể không đủ giỏi để lấy học bổng đi ĐH nước ngoài.
- Ví dụ: SG: BCIS, Việt Úc, Wellspring, SNA.... HN: Wellspring, Olympia,...
Nhóm 4: Trường Quốc tế (đây có lẽ là nhóm trường mà nhiều cụ không hiểu rõ nhất)
- Học phí: dao động từ 350tr đến 700tr/năm cho lớp 12
- Tiền ăn: khoảng dưới 35tr/năm
- Chương trình học: chương trình Quốc tế hoàn toàn không hề dính dáng đến chương trình BGDVN. Chương trình có thể là chương trình của Anh, Mỹ, IB, Can,... Các trường này đa số sẽ được kiểm định bởi các tổ chức dành cho trường quốc tế như CIS. Một số trường trong nhóm này sẽ còn thuộc mạng lưới của một trường Quốc tế khác nữa (BIS Việt Nam thuộc Nord Anglia). Em sẽ lấy ví dụ trường TH hiện đang được bàn tán sối nổi. TH quảng cáo là họ sẽ dạy theo chương trình của Anh quốc. Tức là hsinh sẽ được học chương trình không khác gì National Curriculum của bọn UK, chương trình học sẽ phân ra theo Key Stages. Tuổi cũng sẽ phải xếp theo như UK, tức là hsinh sẽ bắt đầu Year 1 khi đủ 5 tuổi và kết thúc Year 13 vào năm 18 tuổi. Từ Year 1 đến Year 9, học chương trình bình thường, có thể sẽ có một hai bài thi chung chung vào Year 7. Year 10 và year 11 bắt đầu học để thi GCSE, có thể coi như là bằng cấp 2 của VN. Year 12 và Year 13 học A-level, cuối Year 13 thi A-level rồi đi du học. Tóm lại là học không khác gì học sinh UK ở UK.
- Lợi ích: sĩ số ít, giáo viên đều là giáo viên nước ngoài và phải có bằng cấp đàng hoàng, chương trình học đa số được kiểm định hàng năm. Đa phần sẽ được học với các học sinh Quốc tế khác, mở rộng trải nghiệm cho cả hsinh VN lẫn hsinh Quốc tế. Có thể du học thẳng ngay sau khi tốt nghiệp chứ không cần phải học qua các chương trình dự bị đại học. Phụ huynh nào không muốn con phải ra nước ngoài quá sớm thì cũng sẽ chọn các trường này vì con học chương trình không khác gì nước ngoài mà lại đỡ tốn thêm 1 cục tiền. Và một điều khá quan trọng mà nhiều ng không nghĩ đến là hsinh có thể xây dựng các mối quan hệ cần thiết từ khi còn nhỏ
- Nhược điểm: hsinh không rành tiếng VN. Học phí ngoài tầm với của rất nhiều cư dân VN. Hsinh có thể trở thành Tây không ra Tây mà Ta cũng không ra Ta. Bắt buộc phải đi du học vì hsinh có được học chương trình BGD đâu mà thi ĐH.
- Ví dụ: em phân các trường trong nhóm này ra làm 2 tiers:
Nếu các cụ đọc qua phân tích này thì cũng thấy rõ. Học sinh nhóm 4 - nhóm có học phí đắt nhất, không thể thi ĐH. Vì các em không được học chương trình của BGD, việc đòi hỏi các em thi được ĐH VN rất vô lý. Tương tự như chuyện bắt một học sinh của các trường nhóm 1 thi chương trình A-level vậy. Chỉ có nhóm 1, 2 và 3 mới có khả năng thi ĐH VN, nhưng em cũng nói rõ, chương trình càng gần với chương trình nước ngoài thì khả năng thi được ĐH VN càng kém đi. Việc chọn trường nhóm nào phụ thuộc vào việc phụ huynh định hướng cho con em mình thế nào. Em không nghĩ có 1 phụ huynh đủ giỏi để kiếm hơn 700tr/năm mà lại không biết chuyện học Quốc tế thì không thi được ĐH. Còn về việc lấy học bổng. Nhóm có khả năng lấy học bổng tốt nhất là nhóm 1.1. Sở dĩ nhóm này có khả năng tốt hơn vì thật sự đa số các em giỏi hơn các bạn cùng lứa về mặt học vấn. Chưa kể nhiều học bổng cũng sẽ ưu tiên hơn cho gia đình không có điều kiện bằng. Cái này nó tương tự financial aid của Mỹ, nhà nào giàu thì khó xin hơn nhà nghèo.
- Tier 1: các trường thành lập đã lâu, nổi tiếng và có kết quả tốt đã được chứng nhận. Các trường này đa số có waiting list rất dài, không phải cứ có tiền là vào được. Với hsinh l1 thì sẽ phải kiểm tra tiếng Anh các loại. Đối với hsinh chuyển vào giữa cấp thì phải thi cả Toán và Tiếng Anh. Em bảo đảm với các cụ luyện cho hsinh chuyển vào giữa cấp các trường này cũng không khác gì luyện cho hsinh đi thi hsinh giỏi. Có trường còn có quy định là chỉ được thi 2 lần. SG có ISHCM (chương trình IB), ABC (chương trình UK), BIS (chương trình IB hoặc UK tuỳ hsinh chọn), SISS (AP của Mỹ). HN có UNIS, HIS.
- Tier 2: các trường thành lập sau, chất lượng chưa được bằng các trường tier 1, học phí đa phần đều rẻ hơn. Các trường này thì dễ vào hơn, đa phần chỉ cần có tiền là có thể vào. Nhưng vẫn phải vượt qua bài kiểm tra Tiếng Anh và Toán. SG: AIS (chương trình Mẽo), AuIS (chương trình IB, giáo viên Úc), CIS (chương trình bang Ontario, Can hoặc IB), TAS (chương trình Mẽo),... HN có Concordia (chương trình Mẽo), St. Paul (chương trình Mẽo), TH,...
Chung quy thì em vẫn nghĩ học thế nào là do chính em học sinh. Có em học trường chuyên nhưng cuối cùng lại cũng chả ra làm sao, tương tự như có em học trường 700tr/năm nhưng cuối cùng vẫn làng nhàng. Nhưng cũng không thể lấy một vài ví dụ để đánh giá chất lượng của một nhóm trường được. Em cho như thế là thiển cận. Nếu trường tư không tốt thì nó đã bị bài trừ lâu rồi.
Các cụ nào muốn tìm hiểu chi tiết các trường em viết tắt thì có thể quote bài em, em sẽ dẫn link cho các cụ tìm hiểu. Em xin hết.
Cụ đọc lá cải hơi nhiều đó.Cứ trường công mà phang, rồi học thêm ở ngoài cũng ổn
Chứ học phí tn quá đắt so với đại bộ phận dân VN , học tr nào cũng đc , qtrong là do khả năng chính mình nữa
Mấy chú ở quê toàn huy chương vàng bạc olympic quốc tế
Cụ nói chuẩn nhưng chưa đủ,1 số người biết đắt như thế nhưng vẫn ko mặc cả,chỉ mong mua nhanh còn dành thời gian làm việc khác,trong lúc mặc cả bớt đc 50k thì có thể làm ra 200k lận,vd như chú Gates họ hàng nhà cháu bên Mẽo chẳng hạn,thấy tờ 100Trump rơi mà ko dám nhặt ýNó gần giống như mua rau hiện nay thôi, bình thường mua mớ rau 5k ở ngoài chợ và chắc chắn là rau bẩn, chúng nó làm rau sạch bán 50k đ/mớ thì những người có tiền vẫn mua mặc dù ko biết chắc nó có sạch hay ko, nghĩ là nó hơn ngoài chợ nhưng có khi nó chỉ đáng 10k hay 20k thôi vẫn phải chấp nhận.
Với những trường nhà giàu việc có HB hay không chỉ là để chứng minh năng lực còn số tiền HB chỉ là tiền tiêu vặt thôi. Gửi trường giàu thì bố mẹ nhàn cái đầu đi nếu họ muốn.Cụ phân loại các nhóm trường tương đối chuẩn nhưng ko nên đưa ra so sánh. Tiếp nữa đọc bài của cụ xong như kiểu học bổng là đích cuối cùng thì ko phải. Ko phải tất cả nhưng nhiều ng chọn trg qte cho con cái học đều ko nhắm mục đích học bổng hay so sánh về điểm số trình độ học thuật. Tóm lại chọn trường cho con học là do định hướng gia đình và do trình độ của cả bố mẹ nữa Còn trẻ thành công hay ko là do chúng quyết định, môi trường là một trong nhiều yếu tố đóng góp.
Nuôi con muốn chúng tốt chúng giỏi ko bao h nhàn đầu được. Suy nghĩ đấy ko khác gì suy nghĩ của người chưa có tiền nghĩ ng có tiền rồi ko phải làm gì cả chỉ ăn chơi Học đâu thì bố mẹ cũng cần dành cho con sự quan tâm đầy đủ nếu muốn chúng tốt dù trường đắt hay rẻVới những trường nhà giàu việc có HB hay không chỉ là để chứng minh năng lực còn số tiền HB chỉ là tiền tiêu vặt thôi. Gửi trường giàu thì bố mẹ nhàn cái đầu đi nếu họ muốn.
Mỗi người ngày chỉ có 18 tiếng hoạt động thôi. Nếu đã dành đủ quan tâm cho con thì học trường làng cũng được. Số người "văn võ song toàn" ít lắm cụ.Nuôi con muốn chúng tốt chúng giỏi ko bao h nhàn đầu được. Suy nghĩ đấy ko khác gì suy nghĩ của người chưa có tiền nghĩ ng có tiền rồi ko phải làm gì cả chỉ ăn chơi Học đâu thì bố mẹ cũng cần dành cho con sự quan tâm đầy đủ nếu muốn chúng tốt dù trường đắt hay rẻ
Có hai quan điểm về GDPT. Một là bình đẳng tức là mỗi HS đều nhận được phần đầu tư "bình quân" từ NN bất kể bố mẹ có income ra sao (miễn là đóng đủ thuế). VN đi theo hướng còn lại là trăm hoa đua nở phân hoá luôn từ phổ thông.Xem mấy cái bảng của cụ thớt lại nhớ đến phim where to invade next, có nhiều nước họ cung cấp dịch vụ giáo dục miễn phí, thấy mà thèm
mấy e đó học ở HN nhưng gốc cũng từ quê mà cụCụ đọc lá cải hơi nhiều đó.
Mời cụ sớt về huy chương quốc tế, quốc gia. Hà Nội đóng góp nhiều nhất từ trước tới nay.
Đội tuyển quốc gia HN gần như tuyệt đối chiếm giải nhất so với các tỉnh.
Kể cả thủ khoa đại học luôn. Thủ khoa ở HN ít được lên báo vì ko nghèo mà ko nghèo đỗ thủ khoa thì ít giật gân. Chuyện cộng điểm bộ GD họ có nghiên cứu mặt bằng rồi đó.
Em thấy ngược lại là các công ty top 30 đều muốn tuyển được người giỏi nhất (mới tốt nghiệp) đầu tiên. Còn làm việc nhóm với hợp tác là chuyện có thể học sau. Cùng lắm không làm được cho nghỉ chứ lúc tuyển luôn đặt tố chất giỏi lên hàng đầu. Có chăng ở VN là khác, hậu duệ, quan hệ và tiền tệ là đầu tiên thôi.Bên cạnh bản tính mỗi học sinh thì môi trường ganh đua, cạnh tranh liên tục cũng tác động rất mạnh vào việc định hình tính cách sau này. Cho nên có thể tố chất giỏi nhưng khó phát huy trong hợp tác làm việc nhóm sau này.
Loại trừ các đội tuyển TH, SP ra thì HN hơn đấy. Mấy đội kia coi như tỉnh riêng rồi.mấy e đó học ở HN nhưng gốc cũng từ quê mà cụ
Bác mới so sánh về việc phải trả bao nhiêu tiền thôi!Thật ra là e thấy trường TH học phí khá đắt. Từng đấy tiền một năm thì em nghĩ đi hẳn sang UK có khi không đắt hơn nhiều mà môi trường có khi tốt hơn tẹo. Còn Mỹ, Úc có khi còn rẻ hơn...
Phí thuê một phần nước ngoài về VN nên giá khác nhu mang cái nón lá ra nước ngoài bán thôi.Bác mới so sánh về việc phải trả bao nhiêu tiền thôi!
Trả từng ấy tiền để con không phải đi nước ngoài khi còn bé quá chắc cũng là suy nghĩ của không ít phụ huynh khi cho con vào học ở đó!
Em từ bé đi sơ tán, ngoài giờ học là chân đất chạy cùng tụi bạn chăn trâu, mò ốc, bắt cua,... ngoài đồng, mà hồi đó chỉ có tụi trẻ con người Việt, chả có thằng nào mũi lõ, tóc quăn cả.Các cháu học trường Quốc tế mà môi trường chủ yếu vãn là học sinh Việt nam, tối về nhà lại tiêp xúc với toàn người Việt thì học Đại hoc ở nước ngoài vẫn sẽ còn nhiều khó khăn...
chả biết sau này thì dư nào, trước đây và thời của e thì học giỏi tuyền con nhà nghèo thôi.Cụ nói thế em cho là không đúng.