Có lý do political rõ ràng, rằng có một nhóm nhỏ vẫn tiếp tục muốn duy trì kiểm soát tư tưởng của đại đa số dân chúng, để tiếp tục chiếm giữ quyền lực.
Cởi trói tư tưởng, đổi mới tư duy ngành giáo dục tiếp cận thế giới, bồi dưỡng năng lực nghề nghiệp cho giáo viên, bồi dưỡng năng lực tư duy độc lập cho học sinh, vv. không phải là nhiệm vụ ưu tiên, không phải là đích phấn đấu của the single-party state. Giữ nguyên hiện trạng, nhóm nhỏ này có lợi hơn nhiều.
Ngành giáo dục không có quyền tự quyết về số phận của mình, quyền đó đang nằm trong tay 1 nhóm nhỏ đứng cao hơn.
Về câu chuyện gia sư chất lượng hơn giáo viên là điều có thật. Gia sư tốt, và dạy kèm một thầy-một trò, chắc chắn là tốt hơn giáo viên khá phải dạy ở lớp 50 học sinh. So sánh như vậy thì quá oan cho giáo viên, bởi vì không có giáo viên, dù giỏi cỡ nào, có thể dạy cho lớp 50 học sinh "mất gốc" hiểu được môn học trong thời lượng số tiết học quy định. Không thể !
Về chuyện thiếu nghiệp vụ sư phạm, kém lý luận dạy học, thiếu kỹ năng sư phạm, thì có phần đúng có phần sai. Tuy nhiên chắc chắn một điều là nếu giáo viên được trang bị thêm nhiều mớ lý luận nhố nhăng, thì chất lượng giáo viên sẽ còn tệ hơn nữa. Hiện tại giáo viên được trang bị mớ lý luận nhố nhăng mang danh là "phương pháp sư phạm" quá nhiều. Tất cả những thứ này đã bị biến tướng khi đưa vào triển khai ở dải đất chữ S.
Có nhiều giáo viên cố ý dạy không ra gì, khó hiểu ở trường, để ép học sinh học thêm. XH có thể chửi họ mất tư cách, nhưng ... nhiều người cũng sẽ làm y như vậy, để có thu nhập tăng thêm, bởi vì đồng lương giáo viên mà state chi trả khá thấp, cỡ 4T/tháng cho giáo viên dưới 35 tuổi.
Đáng chú ý nữa là: các môn học xã hội lịch sử khá nặng nề, nội dung bị lọc qua lăng kính tư tưởng méo mó, mang tính tuyên truyền 9 chị, học sinh không hiểu gì là đúng rồi. Học sinh càng giỏi càng không thể hiểu. Học sinh phải thật dốt mới hiểu được, phải lươn lẹo "nghĩ một đằng nói một nẻo" mới trả bài được