[Funland] Học đại học bách khoa hay đi xklđ ( làm nail )

Rô-Ron

Xe điện
Biển số
OF-50460
Ngày cấp bằng
8/11/09
Số km
2,137
Động cơ
476,218 Mã lực
Tuỳ hoàn cảnh gia đình, nếu quá nghèo ko có khả năng chi trả tiền ăn học thì đi làm nail vài năm kiếm tiền rồi về đi học sau. Quan trọng là xác định được đích đến của mình. Em quen cũng ko ít người Việt mình thế hệ cũ ở Mỹ khi mới sang họ cũng phải chấp nhận làm việc chân tay ở Mc Donal hay làm nail để sinh sống sau đó đi học sau. Thậm chí sau này khi đã thành kỹ sư đi làm hãng nhưng khi thất nghiệp họ vẫn chấp nhận làm nail trong thời gian tìm việc mới.
Làm nail mà ko có mục tiêu vươn lên mới tiếc. Cuộc sống cho phép chúng ta có nhiều lựa chọn tại sao cứ phải chỉ chọn 1.
 

AcidS

Xe điện
Biển số
OF-165369
Ngày cấp bằng
6/11/12
Số km
4,418
Động cơ
477,888 Mã lực
Hôm thứ 6 nhóc lớn nhà em có đưa một bác đi làm giấy tờ ở sở ngoại kiều Plzen, khi về nhóc nhận xét là gần 40 nhân viên thuộc bộ nội vụ đang làm việc tại trụ sở đấy thì chỉ có chưa tới 10 người là có bằng đại học và những người đó đều là quản lý cả. Điều này cũng cho nhóc thấy được sự ưu việt của những người theo đuổi lĩnh vực học thuật và cũng là động lực để nhóc phấn đấu trên con đường học đại học.
Nhóc nhà cụ sao có thể biết được người làm trong sở có bằng đại học hay không nhỉ?
 

hoviba

Xe container
Biển số
OF-375201
Ngày cấp bằng
26/7/15
Số km
5,662
Động cơ
318,232 Mã lực
Nơi ở
CH Séc
Nhóc nhà cụ sao có thể biết được người làm trong sở có bằng đại học hay không nhỉ?
Cái này thì ở bên Séc trong danh sách nhân viên đều có ghi danh gồm cả học hàm, học vị ạ. Ở ủy ban hay các phòng ban thuộc hệ công chức cũng vậy cụ ạ, trên cửa phòng làm việc đều có tên kèm học vị, học hàm. Nên những người có học vị học hàm luôn được xã hội tôn trọng, nhất là học y và học luật (ở bên Séc, tốt nghiệp hai ngành này đều được xưng danh là Doctor ạ).
 

lalala1122

Xe tải
Biển số
OF-305890
Ngày cấp bằng
22/1/14
Số km
296
Động cơ
304,504 Mã lực
Cái này thì ở bên Séc trong danh sách nhân viên đều có ghi danh gồm cả học hàm, học vị ạ. Ở ủy ban hay các phòng ban thuộc hệ công chức cũng vậy cụ ạ, trên cửa phòng làm việc đều có tên kèm học vị, học hàm. Nên những người có học vị học hàm luôn được xã hội tôn trọng, nhất là học y và học luật (ở bên Séc, tốt nghiệp hai ngành này đều được xưng danh là Doctor ạ).
E cũng có thiên hướng giống cụ. Ở bất kì đâu việc học nó vẫn cho cuộc sống sau này dễ thở hơn. Làm nail trước mắt cho nhiều tiền, nhưng nó nhiều là do quy đổi đồng tiền và về vn tiêu. Chứ ở bên đấy e thấy ai cũng tiết kiệm. Ăn sáng, trưa, tối đều tự nấu, ra hàng chỉ ăn mc donald thôi.
 

hoviba

Xe container
Biển số
OF-375201
Ngày cấp bằng
26/7/15
Số km
5,662
Động cơ
318,232 Mã lực
Nơi ở
CH Séc
E cũng có thiên hướng giống cụ. Ở bất kì đâu việc học nó vẫn cho cuộc sống sau này dễ thở hơn. Làm nail trước mắt cho nhiều tiền, nhưng nó nhiều là do quy đổi đồng tiền và về vn tiêu. Chứ ở bên đấy e thấy ai cũng tiết kiệm. Ăn sáng, trưa, tối đều tự nấu, ra hàng chỉ ăn mc donald thôi.
Vâng, ở bên đây giá dịch vụ cao, trong khi giá tiêu dùng thì lại thấp, nên muốn tiết kiệm thì phải hạn chế sử dụng dịch vụ thôi ạ. Một 1 kg thịt ba chỉ, thịt cổ hay thịt ức gà loanh quanh cũng chỉ tầm 100 korun (khoảng 100 ngàn VND), nhưng 1 suất ăn trưa (kiểu cơm văn phòng ở Vn) rẻ nhất cũng đã 120 korun (được có 100 tới 150g thịt). Trong khi đó làm một bộ móng chân mất 30 phút mà giá trị đủ mua 5 cân thịt. Nên tính ra thu nhập cũng không phải thấp và nhiều người chấp nhận làm ngành này cũng chỉ vì mục đích kinh tế thôi ạ.
 

windmill

Xe buýt
Biển số
OF-125373
Ngày cấp bằng
24/12/11
Số km
788
Động cơ
388,346 Mã lực
Em mà không học đại học (trường thuộc nhóm 2) thì con cái em cũng chả được như ngày nay. F1 em giờ đang học BK, trừ ăn ở thì học phí tối đa cũng chỉ 40 tr/năm (kỳ này có gần 16 tr).

Mời các cụ mợ đọc về một người con trai tả về nghề nail của mẹ để thực hiện Giấc mơ Mỹ
102.jpg

103.jpg
104.jpg
 

huyhung123

Xe điện
Biển số
OF-42755
Ngày cấp bằng
9/8/09
Số km
2,799
Động cơ
482,136 Mã lực
Cụ học cùng thời em, học phí 900k 1 kỳ, trà đá năm nhất là 500đ 1 cốc, khối Thông Bách Xây thì ra trường đúng hạn là được trao huân chương rồi k cần khá giỏi gì :))
Lớp e ra trường 90% làm trái nghề luôn, nhưng vẫn thành công ở góc độ có nhà có xe tới thời điểm này, rụng về quê hay thuê trọ đâu có khoảng 5-7 chú
Học ĐH ra thì vẫn team có đầu óc, làm nghề gì cũng thấy khá khẩm hơn team không học
Thực ra ở thời chúng ta thì có 1 cái chung cư + 1 cái xe hạng B nó ko phải là khó cụ ạ. Đợt giảm giá nhà từ độ 2012 đến 2017 giá rất hợp lý, phải nói là rẻ.
 

ruby_eagle

Xe điện
Biển số
OF-66243
Ngày cấp bằng
13/6/10
Số km
3,968
Động cơ
965,208 Mã lực
Nơi ở
Ở nơi đó..
Bài toán nhân chia cộng trừ
18t cùng bắt đầu (cùng hoàn cảnh khó khăn và thông minh tương đương)
4 năm đhbk ra trường khỏi nghiệp lương 8tr,có thể nợ một khoản
Làm nail sau 4 năm tằn tiện như mức lương đề ra 4 năm tiết kiệm đc 1460tr
Để một ks đạt đc 40tr cần thời gian 4 năm nữa ,để trả đc khoản nợ nếu có
4 năm nữa người làm nail nâng cao đc tay nghề, và có thể học thêm đc một số kỹ năng khác và tiết kiệm thêm 1460tr nữa
Sau 8 năm cuộc đua tiếp tục giữa thằng có 2920tr với thằng bắt đầu bằng lương tháng 40tr
Theo các cụ thằng nào pt kinh tế nhanh hơn với đk hai thằng cùng thông minh và ngoan ngoãn
Lộ trình của tay BK nó sẽ thế này:
2 năm đầu làm cho công ty Fdi Đức ở Vn 15-20tr
4 năm tiếp lương 20-30tr, mỗi năm đi onsite nước ngoài 4 đến 5 tháng, lương onsite 60tr/tháng.
3 năm tiếp theo qua Sing/EU/Can làm việc lương 70k usd/năm.
6 năm tiếp theo qua US làm vs định cư lương 120k usd/năm.
Hi. Viễn cảnh nó phải thế ạ.
 

ruby_eagle

Xe điện
Biển số
OF-66243
Ngày cấp bằng
13/6/10
Số km
3,968
Động cơ
965,208 Mã lực
Nơi ở
Ở nơi đó..
Quan trọng hơn là vào rồi có ra được không mới KHÓ :)) .
TRUNG BÌNH hiện nay mỗi năm BKHN cho tốt nghiệp sớm ( nói giảm nói tránh của từ đuổi học) từ 800 tới >1000 sinh viên.
Chuẩn luôn cụ, bktphcm cũng vậy đó. Cntt hàng năm lấy 350 sv nhưng ra trường đâu đó 200 mạng, 1 phần ít đi du học cỡ 50 mạng, còn lại tạch. Em chứng kiến nhiều bạn bè bỏ cuộc giữa chừng vì ko theo nổi, kiến thức quá nặng, dù thời phổ thông thành tích hoành tráng, hsg tỉnh các thể loại. Thử tưởng tượng mấy vị giáo sư bê nguyên giáo trình chuyên ngành trường top Âu, Mỹ về dạy, tất nhiên bằng tiếng Anh hết, 1 quyển dày cộp trung bình 1k pages, 1 học kỳ có khoảng 5-6 môn như thế, chưa kể các môn phụ khác.. Ai ở các tp lớn tiếp cận tiếng Anh vs lập trình sớm còn đỡ chứ dân tỉnh lẻ thì đúng là nông dân Bách Khoa. Giờ nhìn lại ko hiểu sao mình pass được luôn, đã thế lại còn học cả ths :))))
 

hoviba

Xe container
Biển số
OF-375201
Ngày cấp bằng
26/7/15
Số km
5,662
Động cơ
318,232 Mã lực
Nơi ở
CH Séc
Còn đây là định nghĩa mới và giá trị mới của từ "Xin lỗi"
117.jpg
118.jpg
Em xin chia sẻ thêm chút về văn hóa "Xin lỗi và cảm ơn" trong xã hội em đang sống để lý giải phần nào một số khía cạnh trong bài viết trên. Thật ra thì câu nói Xin lỗi trong nhiều hoàn cảnh cũng không hẳn nặng nề như quan điểm của người con trong những lời tâm sự trên, mà nó đơn giản chỉ là một văn hóa giao tiếp. Chẳng hạn khi nhân viên phục vụ khách hàng, khi thực hiện một số thao tác có thể khiến khách hàng không được thoải mái, thì họ sẽ nói xin lỗi trước để khách hàng chuẩn bị tâm lý. Điều này không có nghĩa là nịnh nọt mà nó mang hàm một thái độ chuyên nghiệp trong công việc.

Về phía khách hàng cũng vậy, văn hóa cảm ơn cũng luôn thường trực, điều này thể hiện sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ. Văn hóa Tip cũng nằm trong văn hóa "Xin lỗi và cảm ơn" này. Việc Tip sau khi thanh toán cũng là một lời cảm ơn thiết thực nhất của khách hàng dành cho nhân viên phục vụ. Thường ở Séc thì mức típ là từ 10 tới 20% giá thành dịch vụ, tất nhiên điều này là không bắt buộc, nhưng đa số là khách hàng đều trả thêm típ khi thanh toán.

Ngay trẻ em khi còn nhỏ đã luôn được dạy dỗ cách Xin lỗi và cảm ơn. Chẳng hạn khi một bé đang chơi đùa mà chẳng may bị ngã, bé sẽ nói xin lỗi với mẹ vì đã tự làm bẩn quần áo, hoặc khi được mẹ giắt tay dẫn qua đường bé cũng sẽ cảm ơn. Không những trong gia đình mà ngòai xã hội cũng vậy, văn hóa "Xin lỗi và cảm ơn" này cũng luôn hiện hữu, khiến các va chạm trong xã hội cũng đỡ phức tạp hơn khá nhiều.
 

windmill

Xe buýt
Biển số
OF-125373
Ngày cấp bằng
24/12/11
Số km
788
Động cơ
388,346 Mã lực
Vâng, cách nói xin lỗi như cụ nói thì rất phổ biến vì nó là văn hóa của một người khi mình cảm thấy có thể làm phiền người khác như vô tình chạm nhẹ vào họ hay đi cắt qua mặt họ.

Nhưng từ xin lỗi của người mẹ làm nail trong câu chuyện thì nó đã quá chuẩn mực thông thường để khách hàng có thể phải cảm thấy bứt rứt nếu không boa thỏa đáng cho thợ nail. Nói trắng ra là từ xin lỗi được lạm dụng để moi tiền. Nên tác giả mới viết "xin lỗi" đó trở thành một thứ tiền tệ.

Em xin chia sẻ thêm chút về văn hóa "Xin lỗi và cảm ơn" trong xã hội em đang sống để lý giải phần nào một số khía cạnh trong bài viết trên. Thật ra thì câu nói Xin lỗi trong nhiều hoàn cảnh cũng không hẳn nặng nề như quan điểm của người con trong những lời tâm sự trên, mà nó đơn giản chỉ là một văn hóa giao tiếp. Chẳng hạn khi nhân viên phục vụ khách hàng, khi thực hiện một số thao tác có thể khiến khách hàng không được thoải mái, thì họ sẽ nói xin lỗi trước để khách hàng chuẩn bị tâm lý. Điều này không có nghĩa là nịnh nọt mà nó mang hàm một thái độ chuyên nghiệp trong công việc.

Về phía khách hàng cũng vậy, văn hóa cảm ơn cũng luôn thường trực, điều này thể hiện sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ. Văn hóa Tip cũng nằm trong văn hóa "Xin lỗi và cảm ơn" này. Việc Tip sau khi thanh toán cũng là một lời cảm ơn thiết thực nhất của khách hàng dành cho nhân viên phục vụ. Thường ở Séc thì mức típ là từ 10 tới 20% giá thành dịch vụ, tất nhiên điều này là không bắt buộc, nhưng đa số là khách hàng đều trả thêm típ khi thanh toán.

Ngay trẻ em khi còn nhỏ đã luôn được dạy dỗ cách Xin lỗi và cảm ơn. Chẳng hạn khi một bé đang chơi đùa mà chẳng may bị ngã, bé sẽ nói xin lỗi với mẹ vì đã tự làm bẩn quần áo, hoặc khi được mẹ giắt tay dẫn qua đường bé cũng sẽ cảm ơn. Không những trong gia đình mà ngòai xã hội cũng vậy, văn hóa "Xin lỗi và cảm ơn" này cũng luôn hiện hữu, khiến các va chạm trong xã hội cũng đỡ phức tạp hơn khá nhiều.
 

hoviba

Xe container
Biển số
OF-375201
Ngày cấp bằng
26/7/15
Số km
5,662
Động cơ
318,232 Mã lực
Nơi ở
CH Séc
Em mà không học đại học (trường thuộc nhóm 2) thì con cái em cũng chả được như ngày nay. F1 em giờ đang học BK, trừ ăn ở thì học phí tối đa cũng chỉ 40 tr/năm (kỳ này có gần 16 tr).

Mời các cụ mợ đọc về một người con trai tả về nghề nail của mẹ để thực hiện Giấc mơ Mỹ
102.jpg

103.jpg
104.jpg
Hiện tại thì khách hàng bên Séc, nhất là những người đứng tuổi giờ đa số đều trọn làm móng gel, chứ ít người chọn đắp bột nữa. Điều này giúp cả nhân viên lẫn khách hàng đều hạn chế phải tiếp xúc với hóa chất độc hại. Như các tiệm của em thì giờ tỷ lệ khách làm bột khá thấp. Nhân viên cũng thích làm gel hơn dù nhiều bộ móng sẽ phải mất thêm thời gian, nhưng đổi lại thì sẽ an toàn và đảm bảo sức khỏe hơn.

Việc chọn lựa nghề nails là điều luôn được cân nhắc kỹ càng. Bởi khi xác định mục đích chính là làm kinh tế thì những trở ngại trong nghề nails sẽ phải tự khắc phục, và chấp nhận cái giá có thể phải trả. Nhưng dù sao nghề nails cũng là một nghề đàng hoàng, cũng phải đòi hỏi sự chịu khó, khéo léo và trách nhiệm cao, thì mới đạt được thành quả xứng đáng.
 

alceste

Xe điện
Biển số
OF-331518
Ngày cấp bằng
16/8/14
Số km
4,270
Động cơ
286,794 Mã lực
Lộ trình của tay BK nó sẽ thế này:
2 năm đầu làm cho công ty Fdi Đức ở Vn 15-20tr
4 năm tiếp lương 20-30tr, mỗi năm đi onsite nước ngoài 4 đến 5 tháng, lương onsite 60tr/tháng.
3 năm tiếp theo qua Sing/EU/Can làm việc lương 70k usd/năm.
6 năm tiếp theo qua US làm vs định cư lương 120k usd/năm.
Hi. Viễn cảnh nó phải thế ạ.
Nếu có điều kiện và có thể cố được thì nên học, trong khả năng, ko phải chỉ mỗi đại học mà học cao hơn hoặc học các kiến thức kỹ năng bổ sung cũng rất cần thiết.

Lộ trình của cụ nó hoành tráng rồi, đa số cũng ko cần phải hoành tráng thế, nhưng lộ trình của lớp em 30 người BKHN thì như sau:

Vào trường 38 người, ra trường 30, nhưng cũng ko đến nỗi học khó như các cụ trên này kêu vì em thuộc loại đầu óc rất bình thường, nhưng vẫn được bằng giỏi, ít nhất lớp em cả 5 năm đi học ko phải đến thăm thầy cô giáo bao h trừ 20/11.
Đa số ra trường làm công ty FDI hoặc công ty VN nhưng cũng top VN30. Lương khởi điểm 2006 thì từ 1.5 - 6 triệu (6 triệu là hội vào luôn Ford hay Uni hay P&C theo chương trình Quản trị viên tập sự). Và hiện nay lương ko thấp hơn, em vừa đăng tuyển cho bạn em tìm QC lương 35 triệu, yêu cầu kinh nghiệm 5 năm, nhưng còn chưa tìm được vì làm bên Sóc Sơn chúng nó toàn chê xa.

Làm khoảng 5- 7 năm thì bắt đầu nhảy công ty nhiều, hầu hết cũng nhảy quanh FDI hoặc mấy công ty top trong ngành (vì cách nhanh nhất để tăng lương và title là nhảy việc. có 3/30 ông thì đang làm FMCG ra ngoài mở công ty, nhà máy. Còn lại như bọn em, thì nhảy quanh FDI hoặc các công ty VN. Khoảng 50% số đó hiện cũng vị trí tầm quản lý vùng ASEAN, hoặc Country head, hoặc trưởng bộ phận, FDI thì cơ hội đi làm nước ngoài nhiều, vì bản thân công ty cũng hay secondment. Còn lại thì kỹ sư sản xuất, technical sale, hoặc làm lab. Lương thì ko cao như cụ nói, nhưng ko thấp, vì trong ngành nên bọn em check khá dễ, thậm chí headhunter hỏi qua lại, cũng hỏi thẳng vị trí đó lương khoảng bn để chị cân nhắc. Mà em là nữ, đi làm kỹ thuật cũng có nhiều hạn chế so với các bạn nam nên lương em thấp hơn 1 chút.

Một số ít vào cơ quan nhà nước, Bộ, trường Đại học làm giảng dạy thì lương bình bình, ko thấy nổi trội.

Đến tầm 2015 (là 10 năm ra trường) thì 100% đều đã mua được nhà, và đến h thì nhà (ít nhất 1 cái), xe đều ổn hết, con cái đi học tử tế, ko thấy ai ở hoàn cảnh phải vắt mũi bỏ miệng hay gì cả. Trong trường thì cũng có người bỏ nghề, có người làm trái nghề, (trường nào cũng vậy và ngành nào cũng thế, thậm chí có đi làm nail thì cũng ko phải ai cũng lên thành chủ, có những người thâm niên đi làm thợ 15 - 20 năm vẫn ko thành chủ được).

Hiện nay 3 ông mở công ty/nhà máy riêng giàu nứt đố đổ vách, liền kề mấy cái, (và cả 3 bạn này đều là hoàn cảnh kinh tế khó khăn nhất lúc đi học ĐH, bố mẹ đều làm nhà nông, 1 bạn đã nghĩ đến việc nghỉ BK đi thi sang KTQS để được nuôi ăn ở và miễn học phí nhưng lại ko được vì theo Công giáo, cả ba đứa nó gần như đi dạy gia sư fulltime để kiếm tiền vì gia đình không hỗ trợ gì.)
 
Chỉnh sửa cuối:

Trần Đoành.

Xe container
Biển số
OF-668894
Ngày cấp bằng
9/6/19
Số km
8,683
Động cơ
437,227 Mã lực
Lộ trình của tay BK nó sẽ thế này:
2 năm đầu làm cho công ty Fdi Đức ở Vn 15-20tr
4 năm tiếp lương 20-30tr, mỗi năm đi onsite nước ngoài 4 đến 5 tháng, lương onsite 60tr/tháng.
3 năm tiếp theo qua Sing/EU/Can làm việc lương 70k usd/năm.
6 năm tiếp theo qua US làm vs định cư lương 120k usd/năm.
Hi. Viễn cảnh nó phải thế ạ.
Những năm tiếp theo sẽ là bố của ê lon mút nếu ông ấy còn sống :))
 

hoviba

Xe container
Biển số
OF-375201
Ngày cấp bằng
26/7/15
Số km
5,662
Động cơ
318,232 Mã lực
Nơi ở
CH Séc
Vâng, cách nói xin lỗi như cụ nói thì rất phổ biến vì nó là văn hóa của một người khi mình cảm thấy có thể làm phiền người khác như vô tình chạm nhẹ vào họ hay đi cắt qua mặt họ.

Nhưng từ xin lỗi của người mẹ làm nail trong câu chuyện thì nó đã quá chuẩn mực thông thường để khách hàng có thể phải cảm thấy bứt rứt nếu không boa thỏa đáng cho thợ nail. Nói trắng ra là từ xin lỗi được lạm dụng để moi tiền. Nên tác giả mới viết "xin lỗi" đó trở thành một thứ tiền tệ.
Em thì lại thấy tác giả đã hơi nói quá lên trong tình huống này. Bởi một điều đơn giản đó là khách hàng típ dựa trên kết quả mà họ nhận được, chứ không phải những câu xin lỗi từ chót lưỡi đầu môi. Chính sự chuyên nghiệp, tận tâm với công việc mình làm, mới là điều khiến khách hàng quyết định típ nhiều hay ít.

Em nói thêm một chút về việc hướng mấy nhóc nhà em chọn lựa con đường trong tương lai. Nhóc lớn nhà em theo học ngành hàng không từ khi vào trung cấp nên việc nhóc học tiếp chuyên ngành lên đại học cũng khá thuận tiện. Ngôi trường nhóc đang theo học là Trường đại học kỹ thuật quốc gia Séc, nó cũng có mô hình đào tạo giống trường Đại học Bách Khoa ở Việt Nam. Đó là trường này cũng chỉ có các khoa chuyên về kỹ thuật như điện, điện tử, điện máy, cơ khí, vật lý hạt nhân, hóa sinh, kiến trúc, xây dựng, giao thông,...

Như chuyên ngành hàng không mà nhóc nhà em đang theo học thì cả Séc cũng chỉ có khoa này đào tạo. Nên nếu nhóc tốt nghiệp được thì cơ hội việc làm sẽ rất thuận tiện. Theo em được biết thì nhân viên điều không tại sân bay chính Praha mức lương và thưởng còn cao hơn cả cơ trưởng. Nhưng chắc chắn áp lực và trách nhiệm cũng tỷ lệ thuận với thu nhập. Được cái học đaị học và cao học ở bên này đều được miễn phí, thành ra việc đưa ra chọn lựa giữa học đại học hay đi làm cũng không khó khăn mấy nếu đã có đủ năng lực và quyết tâm. Bởi việc vay ngân hàng với lãi xuất thấp để theo học cũng khá là thuận tiện và được nhà nước hết lòng hỗ trợ.

Nhóc thứ hai nhà em thì có nhiều đam mê khác ngòai học vấn nên em đành phải dùng phương pháp treo thưởng để hướng nhóc vào đại học. Chỉ cần sau 4 năm trung cấp mà nhóc đỗ được vào đại học bằng bất cứ cách gì (vào thẳng hoặc thi đỗ vào trường đại học kỹ thuật, tốt nhất là ngành điện máy mà nhóc đang theo học trung cấp) thì sẽ có phần thưởng xứng đáng và đúng mong muốn của nhóc. Còn khi đó nhóc có theo học tiếp hay không thì em tính sau.

Nhóc thứ 3 nhà em thì luôn tự giác trong việc học nên bản thân em cũng như mẹ mấy nhóc đều yên tâm về việc học hành của nhóc bé này nhất. Em vẫn có mong ước trong lòng là sau này nhóc sẽ theo học ngành y, mặc dù hiện tại thấy rằng nhóc có đam mê về ngành công nghệ thông tin nhiều hơn.
 

Mợ_Toét_2710

Xe điện
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-742518
Ngày cấp bằng
10/9/20
Số km
4,536
Động cơ
70,994 Mã lực
Tuổi
43
Sao k sang thẳng Hawaii tán luôn gái Mẽo mà lại lòng vòng làm gì hả mợ Tx?=))
Xưa e mà a nào tán gõ sai chính tả e còn loại ngay vòng hồ sơ. Giờ thấy tiêu chuẩn đúng liên thiên, e gặp nhiều a lắm tiền mà sai bung bét chính tả cụ ạ=))
 

Nhimtiu

Xe lăn
Biển số
OF-210290
Ngày cấp bằng
16/9/13
Số km
10,163
Động cơ
571,866 Mã lực
Xưa e mà a nào tán gõ sai chính tả e còn loại ngay vòng hồ sơ. Giờ thấy tiêu chuẩn đúng liên thiên, e gặp nhiều a lắm tiền mà sai bung bét chính tả cụ ạ=))
Sai chính tả nhưng đạn dược đầy đủ vẫn châm trước đc mợ ạ. =))
 

hoviba

Xe container
Biển số
OF-375201
Ngày cấp bằng
26/7/15
Số km
5,662
Động cơ
318,232 Mã lực
Nơi ở
CH Séc
Ở Việt Nam chỉ cần vào cửa hàng làm móng, vẫn có khách hàng nam vào sử dụng các dịch vụ làm sạch và mát xa, thì hình dung được ngay công việc như thế nào. Nhưng ở Séc nhiều khách làm móng gel vậy ạ cụ? Cửa hàng làm móng lãi nhiều ở các dịch vụ làm đẹp gia tăng: đắp bột, gel... Ở Việt Nam cũng có những hóa đơn lên đến tiền triệu, 2, 3 triệu cho kiểu làm đẹp này.

Em thấy làm gel đỡ hơn bột ở chỗ không phải hít mùi dung dịch, chứ còn lúc phá gel, tạo hình cũng mài bụi tứ tung, đeo khẩu trang vẫn cảm giác vào phổi. Làm gel lại mất thời gian hơn, tức là làm việc liên tục trong tư thế cong lưng cúi đầu kéo dài hơn. Thợ không có tay nghề cao rất dễ làm lâu mà tạo ra sản phẩm xấu. Với cả dù như thế nào làm móng giả một thời gian hỏng hết móng tay thật. Trừ các cháu kiểu mi cong vút, mắt xanh môi đỏ em ít thấy trung niên chịu được móng tay giả :D. Lượng khách cho các dịch vụ này ở VN em không thấy nhiều. Đa số là sửa móng tay và sơn thường, 2 tuần làm dịch vụ một lần. Trừ chi phí thuê nhà các thứ cũng không được bao nhiêu nếu làm việc trong nước. Mà chi phí để ra nước ngoài làm việc không rẻ. Ở nước khác mà không có quan hệ, không nói được tiếng nước sở tại, quần quật cắm mặt từ sáng tới tối, thật sự là đánh đổi rất nhiều.
Vâng, nam giới Séc, nhất là người cao tuổi cũng rất hay tới để sử dụng dịch vụ làm sạch chân, tay và mát xa chân tay. Như mấy cô bé chỗ em đều rất thích phục vụ các khách hàng như vậy, bởi vừa nhanh gọn, lại gần như luôn kèm combo cả chân, tay, mát xa chân tay, vai cổ,.. và thường thì tiền típ của các khách hàng nam giới cũng khá xông xênh.

Bên Séc thì giờ phụ nữ tới sử dụng dịch vụ nails khá nhiều, thậm trí lượng khách là người cao tuổi cũng chiếm một tỷ lệ không nhỏ. Nhiều khách hàng họ không chịu được mùi lưu huỳnh nên sẽ chọn làm gel. Nếu thợ lành nghề thì làm gel cũng không mất nhiều thời gian và thường khách chọn làm gel sẽ tới làm thường xuyên hơn vì độ bền không thể bằng đắp bột được. Nhưng khách hàng cũng chấp nhận điều này từ đầu khi chọn làm gel. Làm gel sẽ đỡ tiếp xúc với hóa chất độc hại hơn, nên vấn đề bụi có thể khắc phục được nhờ khẩu trang và hệ thống hút bụi chuẩn của bàn làm việc ạ. Chi phí các loại dịch vụ ở bên đây đều cao, ngoài ra còn cả tiền tip nữa, nên thu nhập của nghề này cũng khá cao so với các công việc lao động chân tay khác.

Khi mọi người đã quyết định đi xuất khẩu lao động thì đã xác định là bán sức để đổi lấy đồng tiền, nên công việc nào phù hợp với nhu cầu của họ, thì dù có phải đánh đổi nhiều thứ thì họ cũng sẽ chấp nhận. Nếu muốn tích lũy tài chính bằng công việc lao động phổ thông ở bên đây thì chỉ còn cách là phải bỏ thêm sức ra để đánh đổi. Nhưng thực tế có nhiều người muốn đánh đổi (chấp nhận làm thêm việc, thêm giờ) mà cũng đâu có được. Họ phải tìm kiếm công việc,rồi phải nhảy việc, thay đổi chỗ ăn ở và nhiều khi còn bị các bên môi giới lừa gạt hay ăn chặn nữa đấy ạ.
 

trangthaimoi

Xe hơi
Biển số
OF-790912
Ngày cấp bằng
19/9/21
Số km
106
Động cơ
24,200 Mã lực
Gớm đhbk toàn tinh hoa của đất nước, bước chân vào 1 lớp ( chính quy ) thì không bạn này thi hsg toán cấp tỉnh thì bạn kia cũng lớp chuyên lý thành phố, hsg quốc gia cũng chả ít. Ngay trong khu coffee đây thôi f1 nhà cụ nhimtiu học giỏi vậy mà cũng đỗ kinh tế không đủ bk. Sau ra trường trừ nghiện nghẹo giữa chừng còn ko 100% vào các tập đoàn lơn kiểu vỉngroup, fpt, cmc, vnpt... Lại đi so với nghề cạo móng thật đúng là buồn cười.

Mà nói thật ng ta đã đủ tầm đỗ đc đhbk thì không bao giờ người ta phải đặt câu hỏi lựa chọn như vậy cả.
Bách khoa thời này cũng khác xưa, có mấy khoa em nghĩ điểm đầu vào ko cao đâu
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top