Mua tiệm mà không biết làm thì tuyển với quản lý nhân viên kiểu gì? Khách có phàn nàn cũng không biết đúng hay sai và xử lý ở đâu, như thế nào
Chưa kể cái ngành này nếu đi từ nhỏ tới lớn thì đa số phải chủ lấy công làm lãi thì mới tồn tại thời gian đầu được. Chủ nào cũng mài mặt ra tự làm là chính ấy.
Tiện thread đang nói về lĩnh vực làm nails, nên em mạn phép nói thêm về lĩnh vực ngành nails này tại thị trường Séc, để mọi người có thêm thông tin. Có thể những chia sẻ của em cũng sẽ khác so với thị trường ở các nước Tây Âu, nhưng nhìn chung thì cũng không có khác biệt nhiều lắm.
Đầu tiên là không phải ai học nghề nails xong là có thể đi làm chính và có mức lương cao được ngay. Thường thì khi học xong nghề nails, cũng chỉ là biết về kỹ thuật cơ bản và cần có thời gian ít nhất từ 3 tháng cho tới 1 năm, thậm trí tới 2 năm để có thể đạt được mức lương bao trung bình ở Séc, là khoảng 50 ngàn korun mỗi tháng (khoảng 2 ngàn Euro). Vậy nên những ai xác định theo nghề nails phải chấp nhận bỏ thời gian ít nhất từ 1 tới 2 năm để đạt được mức thu nhập như ở trên, và không phải ai cũng đủ kiên trì để theo đuổi nghề này tới khi đạt được mức lương đó.
Thứ hai, nghề nails là một nghề thu nhập tỷ lệ thuận với công sức bỏ ra. Càng muốn thu nhập cao thì càng phải làm nhiều, ngoại trừ là khi đã làm chủ. Hiện tại thì công nghệ làm nails càng ngày càng được nâng cấp, nên vấn đề ảnh hưởng độc hai do hóa chất cũng đỡ hơn trước rất nhiều. Đa số những ai trọn nghề nails cũng vì mục đích làm kinh tế cả, nên miễn đạt được mục tiêu là họ đã chấp nhận trả giá.
Thứ 3, khi bước vào lĩnh vực ngành nails thì cơ hội để người thợ trở thành chủ tiệm luôn cao hơn là đối với 1 người không có nghề. Thế nên, mọi người để đạt được mục tiêu làm chủ thì trước tiên phải học xong nghề và đi làm đạt được mức lương tối thiểu như 1 người thợ chính là 2 ngàn Euro đối với thị trường Séc. Bởi nếu không có tay nghề cao thì khi làm chủ khả năng thất bại khá cao, do rất nhiều nguyên nhân từ chủ quan tới khách quan.
Thứ 4, nghề nails giờ cạnh tranh khá lớn ở thị trường Châu Âu nên thợ không có tay nghề tốt thì sẽ khó có thu nhập tốt được. Lĩnh vực làm đẹp rất kén khách hàng và để có một lượng khách hàng ruột không hề đơn giản. Chính vì vậy mà các tiệm mới mở từ đầu, đa số đều do chính người chủ trực tiếp đứng ra làm cùng với 1 hay vài nhân viên để tạo dựng được một lượng khách cơ bản lúc đầu. Đây có thể nói là thời gian vất vả nhất của người chủ tiệm, và họ xác định cái giá khá chát đó để có được thành quả về sau.
Thứ 5, khi tiệm đi vào hoạt động ổn định thì vấn đề gọi thợ cũng như giữ thợ không hề đơn giản. Bởi lúc này người thợ chính là cỗ máy kiếm tiền cho người chủ. Đa phần các thợ tay nghề cao tại Séc đều đòi mức ăn chia là thợ 6 chủ 4, và nếu họ thấy mức thu nhập sau ăn chia mà không đạt mong muốn là họ sẽ nhảy chỗ khác làm ngay. Mà mức thu nhập ở Séc thì rất vô cùng, thường từ 2 ngàn Euro trở lên cho tới mức gấp đôi, gấp ba lần nếu ở những khu sát biên giới với Áo, Đức.
Thứ 5, lĩnh vực nails, tóc và làm đẹp cũng như lĩnh vực ăn uống tại Séc vẫn đang được nhà nước Séc ưu tiên và hỗ trợ về thuế má, thành ra thu nhập của những người làm trong những lĩnh vực này cũng đỡ chi phí hơn so với các lĩnh vực kinh doanh buôn bán khác. Bảo hiểm ở Séc là bắt buộc và được hỗ trợ toàn diện nên vấn đề chăm sóc và chữa trị sức khỏe luôn được đảm bảo, bao gồm cả về chăm sóc sức khỏe răng miệng.
Nhưng ỏ tại Séc này cũng không ai so sánh nghề nails với những ngành nghề chuyên môn yêu cầu mức độ học vấn đại học cả vì nó không cùng hệ quy chiếu. Những người có bằng cấp ở Séc luôn được cả xã hội kính trọng và điều kiện thu nhập của họ cũng luôn ở mức cao so với mặt bằng chung của xã hội.
Hôm thứ 6 nhóc lớn nhà em có đưa một bác đi làm giấy tờ ở sở ngoại kiều Plzen, khi về nhóc nhận xét là gần 40 nhân viên thuộc bộ nội vụ đang làm việc tại trụ sở đấy thì chỉ có chưa tới 10 người là có bằng đại học và những người đó đều là quản lý cả. Điều này cũng cho nhóc thấy được sự ưu việt của những người theo đuổi lĩnh vực học thuật và cũng là động lực để nhóc phấn đấu trên con đường học đại học.