Xin lỗi cccm vì để gián đoạn mấy ngày.
Tôi xin tiếp phần giúp con tự học.
Thưa cccm, trẻ có nhu cầu, khả năng và ý thức tự học rất lớn ngay từ khi phần lớn bố mẹ chưa nhận ra. Cccm sẽ thấy trẻ chăm chú theo dõi người lớn làm việc và bắt chước: Trang điểm, đi giày,ăn uống...Tất nhiên xin loại trừ việc đòi làm ống khói tàu hoả!
Khi cccm tạo điều kiện cho con tự làm tất cả những gì trẻ muốn làm và có thể làm được , đặc biệt là các công việc cá nhân như: đánh răng, rửa mặt, tự mặc quần áo, tự xúc ăn..chính là đã tạo ra một môi trường thuận lợi cho con phát triển tính độc lập, có trách nhiệm với bản thân và đó chính là tiền đề để con chịu trách nhiệm hoàn toàn về việc học tập sau này.
Cả hai đứa con tôi, bố mẹ chỉ can thiệp việc học tập ở tuần đầu tiên con học lớp 1, khi nó chưa thể đọc được tkb.Tôi soạn sách cho con và chỉ cho con thời khoá biểu và tên sách vở để con ghi nhớ hình ảnh. Từ tuần thứ hai đến hết phổ thông, sẽ ko bao giờ tôi để ý tới việc cháu đem gì đến lớp nữa, nếu thiếu gì cháu phải chịu trách nhiệm trước cô giáo. Nếu cháu thiếu dụng cụ học tập hay sách vở, tôi sẽ đỗ xe ở cửa hàng cho cháu tự mua.Việc nhắc con học bài và làm bài ở nhà, tôi cũng chỉ nhắc con vài tháng đầu tiên lớp 1, còn từ kì 2 lớp 1 đến hết phổ thông tôi hoàn toàn ko nhắc con học bài nữa. Với tôi, cha mẹ chỉ đáp ứng hoàn toàn các yêu cầu về thời gian và vật chất cùng giúp đỡ con về tâm lý, định hướng phương pháp cho con học tập chứ ko có trách nhiệm kiểm tra hàng ngày hay học cùng con (Về thời gian thì nếu con cần bố mẹ làm giúp một số việc nhà cho con học, thường tôi khống chế thời gian con được phép học chứ ko khống chế thời gian con phải học.Con toàn quyền sử dụng thời gian ở nhà để học, xem phim, đọc sách hay chơi..).
Mỗi khi đón con ở trường về, trên đường đi (khoảng 10 phút) con sẽ kể toàn bộ những gì con học ở trường hôm đó. Điều này rất quan trọng, con cần tập trung và chú ý nghe giảng mới nhớ để nói lại toàn bộ những gì cô dạy trong ngày, đồng thời con rèn luyện kỹ năng tổng hợp và diễn giải luôn. Hôm sau, khi đưa con đến trường, con sẽ nói hôm nay sẽ học gì và con đã chuẩn bị gì , như thế là thêm một lần con ôn lại kiến thức và qua đó bố cũng biết con đã chuẩn bị bài tốt hay chưa.
Để làm điều đó, cccm đừng sợ mình ko đủ kiến thức để nghe con (Nhất là khi con lớn, học cấp 3 chẳng hạn). KO cần biết con nói đúng sai, chỉ cần chứng tỏ mẹ quan tâm, luôn dõi theo và đồng hành, chia sẻ cùng con là đủ.
Mọi bài tập mà con ko làm được, tôi chỉ kiểm tra kiến thức nền xem con nắm vững chưa, nếu vững rồi mà con ko làm được thì yêu cầu con mai hỏi cô!(Mà hầu hết nó sẽ ko cần hỏi đâu, mai ra lớp mượn sách bạn đi học thêm nó sẽ đọc được cách giải(!) mà nếu cô ko chữa thì ít ngày sau, nó"lớn" hơn, nó sẽ giải được. Cccm yên tâm, với tư duy và ý thức học tốt thì nó sẽ tự chinh phục mọi vấn đề dành cho nó, dù rất khó. Còn nếu như nó ko thể làm được nữa thì vấn đề đó, bài tập đó ko dành cho nó, nên bỏ qua!
Mấu chốt của vấn đề là khi con tập đi, nó ngã, bố mẹ ko bế nó nên mà chỉ cần động viên nó đứng dậy,và chỉ chìa tay nâng vài lần đầu tiên, lý do chúng ta ko thể suốt đời bế con lên mỗi lần con ngã! Chúng ta ko thể làm bài tập cùng con đến hết đời, ko thể soạn dàn ý bài văn với con cả khi con làm luận văn tiến sĩ! Dù là thiên tài, bố mẹ cũng sẽ đến lúc lắc đầu: bố mẹ ko thể làm được hộ(hay cùng) con nữa.Vậy tại sao lại ko bắt đầu ngay hôm nay,khi con lớp 1 để con có thời gian, nghi lực ý chí và đam mê để học cách tự làm tất cả mọi việc của mình có sự động viên, theo dõi và đánh giá kết quả của cha mẹ.
Chính với suy nghĩ ấy mà tôi để con hoàn toàn tự học ngoài giờ chính khoá, ko đi học thêm, ko bao giờ đọc sách vở của con để hướng dẫn,thậm chí ko kiểm tra bài vở của con ở nhà, ko quan tâm điểm số con ở trường (cái này nghe rất lạ, nhưng tôi sẽ viết chi tiết sau, cccm sẽ hiểu) nhưng luôn biết con có khả năng như thế nào, hiểu con đang học tập thế nào mỗi ngày.
Mong cccm ko hiểu tôi đang nói lý thuyết, đó là thực tế tôi áp dụng với hai đứa con, một đứa đã vào Đh, một đứa học lớp 2.Khi tôi mở thớt này, nhiều cm yêu cầu tôi trước hết nêu thành tích của chúng làm đảm bảo. Tôi ko làm thế vì tôi ko rao giảng mà chỉ tâm sự để cccm cùng suy ngẫm. Nhưng cũng xin kể vài điều về chúng để cccm so sánh với những đứa trẻ mà cccm đã biết:
Con lớn, khi học hết lớp 9, để tự kt khả năng có về CTN thi,và nó đủ điểm để học.Vì ko là người Thủ đô nên nó ko được thi Am, nên nó lên mạng lấy đề, tự làm tự chấm và thông báo với bố: còn có thể vào.
Hôm trước, về chơi, thấy hai bố con trao đổi kiến thức, nó nói: bố đừng dạy em như con, cả cấp 1, cấp 2 đến trường chán lắm,ngồi trong lớp chẳng biết làm gì! Tôi hỏi con:Vậy cho em đi học thêm? Hay để em ko thể thi vào những trường, lớp con đã và đang học?!!! Con bé thở dài quay sang em: Em tôi khốn khổ gần chục năm nữa rồi!
Mấy hôm nay tôi cũng suy nghĩ rất nhiều vì chỉ thứ 6 tuần trước thôi, con bé (kỳ 2 lớp 2) về phụng phịu: -ở lớp chán quá.
-?
-Học mãi nhân 2.
- Nhưng giờ con mới học nhân mà.
-Nhưng nhân dễ lắm.
- Mai con sẽ học nhân 3,4,5...sẽ khó hơn con ạ.
-Cũng dễ .(Nó đọc luôn một lèo bằng cách cộng nhẩm liên tiếp chứ ko phải là học thuộc lòng bản cửu chương).
(Như đã nói,tôi ko cho con học thêm, bố mẹ ko kèm con nên con tôi ko bao giờ học trước chương trình.Nhưng quả thật, từ 5 tuổi cháu đã biết thay vì cộng các đống cam có số lượng bằng nhau thì dùng phép nhân, và khi làm ngược lại tức là chia(!).)
Thực tế là con nhóc lớn hồi học pt rất thích nghỉ học, mỗi lần ốm là một lần nó tìm cách xin nghỉ thêm vì :"Con mệt lắm" Thâm chí đội tuyển sắp thi, chỉ sốt xuất huyết mà nó nghỉ một mạch hơn 2 tuần, cô đến nhà thăm động viên mấy lần nó mới đi học tiếp!
Chính vì thế, mấy hôm nay tôi ko thể viết tiếp bài này vì rất nhiều băn khoăn suy nghĩ, rất mong cccm chia sẻ cùng tôi và giúp tôi tháo gỡ.