- Biển số
- OF-79106
- Ngày cấp bằng
- 29/11/10
- Số km
- 6,825
- Động cơ
- 242,387 Mã lực
Chốt sổ lại là nên học bơi sải đầu tiên phải ko các cụ ?
Bơi sải ra biển tốt hơn cụ, con nhà em học bơi ếch trong bể tốt lắm rồi mà ra biển chịu ko bơi được, thể lực ko đủ, đấy là bơi gần bờ biển Bãi Cháy chẳng có tí sóng nào đấy, lại tiếp tục 1 khóa học bơi sải nữa mới yên tâm
chênh nhau khoảng 10% thôi cụ ơi, ép cháu làm gì
Tốc độ bơi trườn sấp (mọi người gọi là sải) cao hơn rất nhiều so với bơi ếch, nên trong một thời gian bơi, lượng caloris tiêu thụ ko là hơn 10% mà gấp đôi đấy cụ, theo đó là tim mạch, hô hấp...
chênh nhau khoảng 10% thôi cụ ơi, ép cháu làm gì
E xác nhận vs cụ.Cụ bơi Sải mà ko tốn sức chắc cụ bơi sai kỹ thuật(hoặc là cụ quá khoẻ), bơi sai thì sau này sửa rất khó.
Bơi Ếch là kiểu dễ dàng nhất và đỡ mệt nhất, là kiểu cơ bản nhất, bơi đúng rồi học mấy cái khác đều dc.
Sức yếu mà đuối nước thì bơi ếch là chuẩn, tiết kiệm đc sức mới cứu mình đc.
1. Khi bơi nên hít vào bằng miệng và thở ra bằng mũi nhé Cụ..Tập bơi sải nếu đúng kĩ thuật thì bơi được chỉ trong 1 tuần, đối với trẻ em thì có khi vài ngày. Các bạn search youtube từ khóa 'how to swim: free style' sẽ ra các bài tập. Cơ bản sẽ gồm:
1. Tập thở: tuyệt đối phải thở = miệng. Cứ đứng tại chỗ, ngụp xuống rồi trồi lên hả miệng hít hơi dài rồi ngụp xuống, trồi lên liên tục.
2. Tập chân: chân giúp cơ thở nổi trên mặt nước. Thường dùng tay ôm phao hay quả banh để phần đầu nổi rồi 2 chân duỗi thẳng, đập vuông góc mặt nước đều đặn. Tập cho tới khi tay buông phao ra mà cơ thể vẫn nổi được.
3. Tập tay: đứng tại chỗ và quạt nước. Cái này hơi khó mô tả nên xem trên youtube nhé. Tập kiểu như múa vậy, ngón tay duỗi thẳng và khép lại
4. Phối hợp tay chân: đầu tiên cứ khép 2 tay để trước đầu, chân đạp nước lên xuống. Nếu nhảy từ bờ xuống thì cũng bơi được 1 đoạn mà không dùng tay gì cả. Khi không còn quán tính nữa thì bắt đầu quạt 2 tay. Nếu tập chuẩn thì lúc này chân bạn tự động điều chỉnh tốc độ đạp nước để cơ thể bạn nổi 1/4, 2/4, 3/4 khỏi mặt nước. Bạn chỉ chú tâm quạt tay sao cho thật nhanh để tăng tốc độ.
Bài 4: phối hợp tay và thở. Khi bạn định thở theo tay trái thì cứ hễ tay trái vung lên khỏi mặt nước thì đầu cũng nghẹo sang trái và hơi nghiêng ra sau 1 chút, để khi bạn há miệng ra hít không khí thì nước sẽ ít bị tràn vào miệng. Bạn nên tập lấy hơi dài để không phải lấy hơi liên tục. Không ai quạt tay trái lấy hơi rồi quạt tay phải cũng lấy hơi. Lưu ý khi bơi sải thì nên để ý tới dòng nước chảy, đôi khi bạn chỉ cần quạt rất nhẹ và để dòng nước đẩy bạn đi.
Tập bơi ở biển thường mang lại sự nhạy cảm tốt hơn, vì biển có sóng, có dòng nước ra vô,... nên khi bơi bạn sẽ tự ý thức được khi nào nên đập mạnh chân, khi nào lướt nhẹ, khi nào thả lỏng. Làm được điều này bạn sẽ trở nên dai sức, bơi lâu hơn, bền hơn. Bơi biển cũng giúp bạn rèn ý thức khi nào thì thích hợp nhất để nổi lên hít không khí. Vd dòng nước đang nhấn bạn xuống mà bạn lại muốn ngoi lên khi đó thì rất hao sức, khi đó, bạn chỉ cần chậm lại 1 nhịp mới trồi lên thì có khi nước sẽ phụ đẩy bạn lên mặt nước.
Để bơi sinh tồn thì chỉ cần bơi sải và bơi ếch. Bơi ếch ít tốn sức nhất nhưng lại chậm. Thế nên khi bơi đường dài, bạn nên kết hợp, bơi sải để nhanh hơn và khi mệt thì chuyển sang bơi ếch để hồi phục.
Khi dậy bơi cho người nhà em luôn dạy nổi và bơi sải đầu tiên, vì đây là kiểu em thạo nhất và cũng giúp toàn cơ thể vận động..Chốt sổ lại là nên học bơi sải đầu tiên phải ko các cụ ?
Chính xác là đớp 1 miếng không khí càng to càng tốt, và đôi khi cảm thấy ôi sao miếng không khí nầy nó ngon, ngọt thếEm thêm thắt một tí ở điểm 1: vào môi trường nước khi hít vào là luôn dùng mồm, thở ra bằng mũi. Tập để cả hít và thở đều bằng mồm là tốt nhất. Không bao giờ sặc nước.
Mà đúng ra không phải hít khí mà chuẩn phải là đớp khí: dùng mồm và thật nhanh
Cái này là số liệu có nghiên cứu đo đạc chứ không phải là cảm tính đâu. Cái cụ cảm thấy là do bơi sải thường khó hơn (nên bơi không chuẩn và tốn sức hơn) trong khi bơi ếch một thời gian là tự bơi nhẹ nhàng được chứ cụ nhìn thấy vđv bơi sải chuẩn thì nhẹ nhàng lắm, thở theo nhịp nên nhịp tim ổn định và bơi lâu. Mấy ông thi Triạthlon bơi sải mấy cây trên biển được đó.Tốc độ bơi trườn sấp (mọi người gọi là sải) cao hơn rất nhiều so với bơi ếch, nên trong một thời gian bơi, lượng caloris tiêu thụ ko là hơn 10% mà gấp đôi đấy cụ, theo đó là tim mạch, hô hấp...
Sải gấp 2 ếch, bướm gấp 2 sải mới đúngTốc độ bơi trườn sấp (mọi người gọi là sải) cao hơn rất nhiều so với bơi ếch, nên trong một thời gian bơi, lượng caloris tiêu thụ ko là hơn 10% mà gấp đôi đấy cụ, theo đó là tim mạch, hô hấp...
Hơi vào nghe như tiếng rít hút điếu cày là chuẩn cụ ạChính xác là đớp 1 miếng không khí càng to càng tốt, và đôi khi cảm thấy ôi sao miếng không khí nầy nó ngon, ngọt thế
Bơi ngoài sông, biển mà bơi ếch thì phải bơi kiểu nhô đầu lên (chân hạ xuống, tay gạt nước để đầu lúc nào cũng nằm trên mặt nước) kiểu như cụ bơi bể mà quên kính không muốn úp mặt xuống nước. Bơi thế thì bơi chậm hơn bơi úp mặt xuống nhưng bơi bền hơn và không bị nước táp vào, quan sát liên tục được. Bơi sải ngoài sông biển thì là phải tập có thể lực tốt rồi, kiểu bơi đi thi, so đọ thời gian.Bơi sải ra biển tốt hơn cụ, con nhà em học bơi ếch trong bể tốt lắm rồi mà ra biển chịu ko bơi được, thể lực ko đủ, đấy là bơi gần bờ biển Bãi Cháy chẳng có tí sóng nào đấy, lại tiếp tục 1 khóa học bơi sải nữa mới yên tâm
Các trung tâm còn dạy bơi sinh tồn và chống đuối nước (bơi đứng)
Ngược lại mới đúng cụ. Lí do chính là sải dùng tay, ếch dùng chân, chân bao giờ cũng khoẻ và bền hơn tay. Tay dùng để nổi đầu tốt hơn chân rất nhiều, tay mà mỏi là dễ tạch lắm.
Ngược lại nhé, bơi ếch dành cho sinh tồn hay thư giãn, bơi sải dùng trong thể thao.
Đến 3 cụ đều nói vậy chắc là đúngBơi ếch mới sinh tồn chứ bác vì bơi ếch có thể bơi rất nhẹ và tiết kiệm sức lực -> có thể bơi được rất lâu. Còn sải được cái nhanh nhưng tốn sức nhanh lắm.
Cá nhân em thì bơi sải đòi hỏi thể lực hơn bơi ếch kha khá.
Chìm ko phải do lực tay yếu đâu cụ, mà do cơ thể chưa thăng bằng tốt trên mặt nước. Chẳng hạn nếu thăng bằng tốt thì tay duỗi thẳng trên đầu hoặc sát thân, chân vẩy nhẹ vẫn có thể đẩy cơ thể tiến lên và nghiêng đầu thở. Nghiêng đầu chứ ko phải ngóc đầu nhé.Hè này em cương quyết rèn bơi sải cho con bé (lớp 4 lên 5). Nhưng do nó đã biết bơi ếch nên rất lười, cộng thêm lực tay hơi yếu nên 1 tháng rồi nhưng vẫn chưa bơi sải được. Lực tay yếu nên mỗi lần lấy hơi là...chìm
Có khi nào nên học bơi sải trước bơi ếch sau ko nhỉ ?
Bơi sải đúng kỹ thuật thì ko mất nhiều sức do lực cản nước đối với động tác bơi sải ít hơn bơi ếch nhiều. Nên nếu bơi lâu, bơi đường dài thì bơi ếch mệt hơn bơi sải nhiều cụ nhé.Tốc độ bơi trườn sấp (mọi người gọi là sải) cao hơn rất nhiều so với bơi ếch, nên trong một thời gian bơi, lượng caloris tiêu thụ ko là hơn 10% mà gấp đôi đấy cụ, theo đó là tim mạch, hô hấp...
Uh cụ. Sáng nay em phải cho tập lại duỗi thẳng 1 tay và bơi tay còn lại, cứ 2 sải thì nghiêng đầu thở 1 lần. Động tác nghiêng đầu thở của bé vẫn chưa đạt yêu cầu.Chìm ko phải do lực tay yếu đâu cụ, mà do cơ thể chưa thăng bằng tốt trên mặt nước. Chẳng hạn nếu thăng bằng tốt thì tay duỗi thẳng trên đầu hoặc sát thân, chân vẩy nhẹ vẫn có thể đẩy cơ thể tiến lên và nghiêng đầu thở. Nghiêng đầu chứ ko phải ngóc đầu nhé.
Hồi bé nhà tôi gần biển, hè thì ngày nào cũng tắm. Bơi ra xa leo lên tàu to cũng nhiều rồi (trong điều kiện sóng lặng nhé). Cậu có gì ngoài cái mớ lý thuyết suông?Hihi thế này nhé em có thể nổi trong nc biển trong đk không có bão tha hồ, cảm tưởng có thể ngủ ngửa đc. Nói chung tự nhận dân biển mà kêu k thể đứng nc đc lâu nếu k có phao, xong lại kêu bơi ếch để bơi xa trên biển thì cụ là phét hoặc đúng kiểu dân biển nửa mùa. Xin lỗi cụ ạ.
Còn thì nếu xác định rơi xuống biển cần duy trì vài ngày thì chiến thuật khác rồi