Cụ nhạy cảm quá
Em hỏi cụ học thế nào chỉ để hiểu 2 phương pháp đào tạo lái xe lúc cụ học và hiện giờ có gì khác biệt
Vì thấy cụ có quan điểm về việc đào tạo không giống với phương pháp những năm gần đây. Em cũng đoán cụ học ở nước ngoài hoặc học khá lâu trước đây nên cũng hỏi thử xem là học lâu chưa
Không có ý gì khác
13 năm trước so với hiện tại đúng là có khác nhiều. Đường xá hồi đó nhỏ và xấu hơn hiện tại nhưng lượng phương tiện không dày đặc như hiện tại. Các lái mới sau khi có bằng, tự lái ra đường cũng ít áp lực hơn hiện tại.
Hiện tại, nếu chỉ học trong sa hình đủ để lấy bằng thì rất dễ. Nhưng sau khi lấy bằng, tự lái trên đường sẽ phải đối diện áp lực tâm lí với rất nhiều tình huống phải xử lí, chỉ vài buổi được kèm bổ túc tay lái sẽ chỉ đủ để lái vững khi gặp tình huống thông thường
Nhưng với việc có thầy ngồi bên cạnh hỗ trợ, hướng dẫn, luôn sẵn sàng côn phanh phụ và chỉnh tay lái kịp thời thì sẽ rất an toàn (trừ một số ít học sinh có vấn đề về tiếp thu, giáo viên sẽ không cho những người này lái ra đường sớm)
Với những học sinh được giáo viên nhìn nhận là có khả năng để tập lái ra đường sớm, việc càng sớm tập lại ra đường sẽ tạo áp lực rất lớn với họ trong 1-2 buổi đầu, nhưng về sau việc học cách xử lí tình huống của họ sẽ tốt hơn. Trong các buổi đầu được cầm lái ra đường, giáo viên ngồi cạnh luôn rất chặt và chủ động đạp phanh phụ để hạn chế tốc độ xe trong tầm có thể can thiệp của giáo viên tránh gây tai nạn (học sinh hay tưởng mình vào côn số sai gây chết máy
có biết đâu giáo viên ngồi cạnh đạp phanh). Thế nên khi học sinh lái xe ra đường mà có giáo viên ngồi cạnh cũng là rata an toàn, chỉ đi chậm xử lí chậm gây khó chịu cho người tham gia giao thông xung quanh. Có thầy kèm côn phanh phụ, hướng dẫn các tình huống thực tế, chỉ bảo kinh nghiệm với thời gian vài tháng tập lái trước khi lấy bằng sẽ tốt và cẩn thận hơn nhiều so với lấy bằng xong mới thuê bổ túc tay lái
Tất nhiên, dù thế nào thì sau khi có bằng lái cũng phải rèn luyện qua nhiều lần toát mồ hôi, nhiều lần mất tiền ngu thì mới lái tốt được