[Funland] Học ăn Học nói-Học gói Học mở.

binhsu7273

Xe cút kít
Biển số
OF-191532
Ngày cấp bằng
26/4/13
Số km
15,069
Động cơ
479,093 Mã lực
Đây là những quy tắc của một thời đói khát, có một số thứ được người viết thêm vào. Những đặc trưng này chỉ có ở vùng đồng bằng bắc bộ - Bắc Ninh Bắc Giang chứ cũng không phải Hà Nội.
Ở thời kỳ đói khát, thực phẩm nói chung và thực phẩm giàu dinh dưỡng được ưu tiên cho người lớn, về bản chất các quy tắc này nhằm mục đích bóp mồm bóp miệng trẻ em mà thôi.
Nếu Cụ ở HN chắc còn ít tuổi, gia phong ở HN còn nhiều Cụ ạ. ;))
Ở đây chỉ là nêu cái nếp chung chung cho mọi tầng lớp thôi.
 

binhsu7273

Xe cút kít
Biển số
OF-191532
Ngày cấp bằng
26/4/13
Số km
15,069
Động cơ
479,093 Mã lực
Vâng em còn ít tuổi lắm :D. Hà Nội ít có chuyện sống đến 12-15 người nhiều thế hệ trong một nhà. Và thực phẩm không quá khan hiếm nên những quy tắc phép tắc như trên để bắt trẻ con nhịn - nhường đồ ăn cho người lớn là không có hoặc xảy ra rất hãn hữu.
Người Việt mình về cơ bản là mắc bệnh sĩ, đói khát lại làm ra vẻ thanh cảnh. Rốt cục làm khổ chính mình và làm khổ nhau mà thôi.
Bh thì khó kiếm thật! vì đất đai không con như thủa trước nữa.
Nhưng cũng không phải là không còn, nhiều gđ vẫn 4 thế hệ sống chung dưới 1 mái nhà.
Cái "Thực Tế" nó gây nghiện cho Tuổi trẻ, nhưng khi có Tuổi cái "nề nếp, gia phong" không có mới làm Họ khó sống đó.:D
 

binhsu7273

Xe cút kít
Biển số
OF-191532
Ngày cấp bằng
26/4/13
Số km
15,069
Động cơ
479,093 Mã lực
Không rõ cụ nói thời nào. Nhưng lấy những thứ của thời mông muội đói khát đấy mà bảo là nền nếp gia phong cho thời nay thì quả là không ổn chút nào.
Cụ nên đọc truyện ngắn “Trẻ con không được ăn thịt chó” của nhà văn Nam Cao. Truyện này miêu tả khá khôi hài về cái gia phong nền nếp của lũ mông muội thời đấy.
Hãy dùng con mắt của một Người bình thường để nhìn nhận. ;))
 

omerta77

Xe điện
Biển số
OF-35686
Ngày cấp bằng
21/5/09
Số km
4,403
Động cơ
513,419 Mã lực
* Phải trở đầu đũa khi muốn tiếp thức ăn cho người khác => Cái này e nghĩ nên bỏ thói quen gắp cho người khác. Kể cả việc chấm chung 1 bát nước chấm. Có 1 số cái ko phù hợp nữa nên bỏ.

Còn những cái khác e thấy nên thực hiện. Đọc thì dài nhưng thực tế nhiều điều trong đó là phép lịch sự tối thiểu mà chúng ta vẫn đang áp dụng. Có nhiều thứ e được dạy từ bé và giờ quen rồi.
Vì thế kể cả mình ko thực hiện cũng chả ai để ý (vì cũng ko biết) nhưng vẫn nên hướng dẫn cho các F1 để trở thành 1 người lịch sự văn minh. Nếu các cụ chịu khó để ý 1 chút khi ngồi ăn uống sẽ phát hiện ra ngồi ăn cùng những người làm được những điều trên khác hẳn với người không làm nhé. Đặc biệt là đi tiếp khách cũng bị đánh giá đấy :D
 

binhsu7273

Xe cút kít
Biển số
OF-191532
Ngày cấp bằng
26/4/13
Số km
15,069
Động cơ
479,093 Mã lực
* Phải trở đầu đũa khi muốn tiếp thức ăn cho người khác => Cái này e nghĩ nên bỏ thói quen gắp cho người khác. Kể cả việc chấm chung 1 bát nước chấm. Có 1 số cái ko phù hợp nữa nên bỏ.

Còn những cái khác e thấy nên thực hiện. Đọc thì dài nhưng thực tế nhiều điều trong đó là phép lịch sự tối thiểu mà chúng ta vẫn đang áp dụng. Có nhiều thứ e được dạy từ bé và giờ quen rồi.
Vì thế kể cả mình ko thực hiện cũng chả ai để ý (vì cũng ko biết) nhưng vẫn nên hướng dẫn cho các F1 để trở thành 1 người lịch sự văn minh. Nếu các cụ chịu khó để ý 1 chút khi ngồi ăn uống sẽ phát hiện ra ngồi ăn cùng những người làm được những điều trên khác hẳn với người không làm nhé. Đặc biệt là đi tiếp khách cũng bị đánh giá đấy :D
Nó là thói quen và phong tục rồi, ngay phương Tây nhiều nước vẫn còn tập quán đó.(:|
 

omerta77

Xe điện
Biển số
OF-35686
Ngày cấp bằng
21/5/09
Số km
4,403
Động cơ
513,419 Mã lực
Nó là thói quen và phong tục rồi, ngay phương Tây nhiều nước vẫn còn tập quán đó.(:|
Phương Tây thì chả phải tập quán đâu ạ. Nó gọi là quý tộc. Quý tộc nó cũng phải học từ cách ăn uống. Còn không thì cũng chỉ là đại gia chân đất thôi :))
VN mình cứ gọi nôm na là lịch sự cho nó dân dã. Mà e nói thật ngày xưa những cái này cũng chỉ những nhà ở thành phố hoặc ở nông thôn nhưng gia đình có điều kiện gia giáo nề nếp mới dạy con cái thôi. Chứ nhà nghèo lo ăn còn chả xong nghĩ gì đến mấy chuyến đấy. Có thực mới vực được đạo
 

binhsu7273

Xe cút kít
Biển số
OF-191532
Ngày cấp bằng
26/4/13
Số km
15,069
Động cơ
479,093 Mã lực
Nếu cụ dùng con mắt của “người bình thường”, cụ sẽ thấy mấy thằng “tây” nó không phạm vào và cũng chẳng cần các quy tắc của cụ, không những vậy nó còn văn minh, lại càng thoải mái hơn cụ rất nhiều lần trong các bữa ăn. Tất cả chỉ là do lũ mông muội đói khát lại muốn mình thành thanh cảnh mà thôi.
Phong cách ăn của người nước ngoài khác và phức tạp hơn rất nhiều ạ.;))
 

Kappuccino

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-386254
Ngày cấp bằng
9/10/15
Số km
3,500
Động cơ
275,799 Mã lực
Tuổi
48
Đây là những quy tắc của một thời đói khát, có một số thứ được người viết thêm vào. Những đặc trưng này chỉ có ở vùng đồng bằng bắc bộ - Bắc Ninh Bắc Giang chứ cũng không phải Hà Nội.
Ở thời kỳ đói khát, thực phẩm nói chung và thực phẩm giàu dinh dưỡng được ưu tiên cho người lớn, về bản chất các quy tắc này nhằm mục đích bóp mồm bóp miệng trẻ em mà thôi.
https://www.maihuong.gov.vn
Mời cụ.
 

Cao Biền 02

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-497114
Ngày cấp bằng
13/3/17
Số km
4,298
Động cơ
231,010 Mã lực
Những điều rất bình dị, đương nhiên, thậm chỉ được gọi là đơn giản.
Vẫn được mọi người/đa số mọi người thực hiện một cách nhẹ nhàng, tự nhiên.
Những điều vẫn được căn dặn nhau một cách rất giản dị..

Nhưng qua lời của những "nhà nghiên cứu" nó thành một điều vĩ đại; quan trọng

Quê em gọi những kiểu "dậy dỗ" này là NGỘ CHỮ.

Trong khi thực tế thì nó thế này (quote lại còm của một bạn)

Diễn đàn của các em teen cũng có top tương tự. E hơi bất ngờ khi đa số các em ấy bảo chả khó thực hiện vì từ bé đã được rèn như thế

Quy tắc gì dài loằng ngoằng, tuỳ nơi, tuỳ hoàn cảnh, ăn uống, đi đứng, nói năng sao cho hợp lý, không ảnh hưởng đến người khác là được .
Một số cái không còn đúng và hợp với thời đại công nghiệp ngày nay nữa cụ ạ
Dài quá, đọc còn chả hết thì biết có nhớ đc mà tu theo k :D.&
Phức tạp quá thôi e nhịn vậy :D
Em vẫn đang hàng ngày rèn f1 những quy tắc mà bác chủ thớt đưa lên. Tất cả đều là những thao tác, ứng xử quen thuộc, không hề xa lạ.

Ngồi đầu nồi phải đánh tơi cơm, không để vón cục. Mỗi lần xới phải ít nhất hai lần cho một phần cơm, tuyệt đối không xới một lần. Tuyệt đối không dùng đũa nhận thức ăn do người khác gắp (nối đũa). Khi muốn nhờ lấy cơm, hãy cố làm thật sạch trong lòng bát của mình (nhiều cụ đưa cái bát vẫn còn ít cơm và nước canh, nhìn phát sợ). Dùng hai tay đưa hoặc đón đồ với người lớn tuổi hoặc vai vế lớn hơn. Nếu ngồi chiếu, tuyệt đối k xếp bằng tròn đối với phụ nữ (có thể bỏ qua với người cao tuổi)...
Ông bà, bố mẹ em đã dạy em hàng ngày trong những bữa ăn, giờ thành thói quen nên thấy nó là điều đương nhiên. Sau cũng sẽ rèn F1 như vậy.
Túm lại là ăn trông nồi ngồi trông hướng :T
Hay quá bác ạ, trước hồi nhỏ em cũng đc bố mẹ dạy như vậy mà ko đc đầy đủ như này mà cũng do nhiều quá nên nhớ ko hết, để em lưu lại sau này dạy F1, Fn
Diễn đàn của các em teen cũng có top tương tự. E hơi bất ngờ khi đa số các em ấy bảo chả khó thực hiện vì từ bé đã được rèn như thế.
Thôi cháu mời các cụ ngồi ăn với nhau cho vui ạ, cháu xin kiếu (à, xin phép)!

Món ăn là thú vui của đời, bữa ăn là một trọng những lúc thư giãn mà cụ cho cả một trang các quy tắc thế này thì cháu xin phép chuồn ra ngoài quán cháu ăn.

Cháu cũng có một số tiêu chuẩn của cháu, mà cháu quan sát các cụ ăn cháu thấy vi phạm hết cả. Ví dụ, cả mâm có một bát nước mắm chung nhưng không có thìa chung để chan, mọi người nhúng hết thìa đũa và miếng thịt cắn dở của mình vào. Thực chất là cả mâm trao đổi nước bọt cho nhau.
Em thấy cứ chân thành là nhất. :D Thích gì ăn nấy, ăn cho no.
 

xe mất phanh

Xe container
Biển số
OF-78679
Ngày cấp bằng
23/11/10
Số km
8,428
Động cơ
502,241 Mã lực
Nơi ở
Hà Lội tỉnh.
Những điều rất bình dị, đương nhiên, thậm chỉ được gọi là đơn giản.
Vẫn được mọi người/đa số mọi người thực hiện một cách nhẹ nhàng, tự nhiên.
Những điều vẫn được căn dặn nhau một cách rất giản dị..

Nhưng qua lời của những "nhà nghiên cứu" nó thành một điều vĩ đại; quan trọng

Quê em gọi những kiểu "dậy dỗ" này là NGỘ CHỮ.

Trong khi thực tế thì nó thế này (quote lại còm của một bạn)

Diễn đàn của các em teen cũng có top tương tự. E hơi bất ngờ khi đa số các em ấy bảo chả khó thực hiện vì từ bé đã được rèn như thế
Thực tế là ‘ngộ chữ’ và một số k phù hợp vs xh ngày nay. Dạy con cái những điều ntn là văn minh chứ k phải ép nó thành cái máy phỏng cụ :).
 

Ớt xanh

Xe điện
Biển số
OF-170242
Ngày cấp bằng
6/12/12
Số km
4,389
Động cơ
469,767 Mã lực
NHỮNG QUY TẮC TRÊN MÂM CƠM VIỆT

1- Vấn đề dùng đũa.
* Không và quá 3 lần khi đưa bát cơm lên miệng.
* Không gắp thức ăn đưa thẳng vào miệng mà phải đặt vào bát riêng rồi mới ăn.
* Không dùng thìa đũa cá nhân của mình quấy vào tô chung.
* Không xới lộn đĩa thức ăn để chọn miếng ngon hơn.
* Không cắm đũa dựng đứng vào bát cơm.
* Không nhúng cả đầu đũa vào bát nước chấm.
* Phải trở đầu đũa khi muốn tiếp thức ăn cho người khác.
* Không được cắn răng vào đũa, thìa, miệng bát, không liếm đầu đũa
* Không vừa cầm bát vừa cầm đũa chỉ 1 tay cũng như không được ngậm đũa để rảnh tay làm các việc khác chẳng hạn như múc canh, đôi đũa chưa dùng đến phải đặt vào mâm hoặc đĩa bàn nếu ăn trên bàn có dùng đĩa lót bát, hoặc đồ gác đũa.
2- Khi ngồi ăn:
- Ngồi ăn dù trên chiếu hay trên ghế đều không được rung đùi, rung đùi là tướng bần tiện của nam, dâm dục của nữ, và cực kỳ vô lễ.
- Không ngồi quá sát mâm hay bàn ăn nhưng cũng không ngồi xa quá.
- Ngồi trên ghế thì phải giữ thẳng lưng. Ngồi trên chiếu thì chuyển động lưng và tay nhưng không được nhấc mông.
- Không để tay dưới bàn nhưng cũng không chống tay lên bàn mà bưng bát và cầm đũa, khi chưa bưng bát thì phần cổ tay đặt trên bàn nhẹ nhàng.
- Không ngồi chống cằm trên bàn ăn.
- Tuyệt đối tránh cơm đầy trong miệng mà nói.
- Không chu mồm thổi thức ăn nóng mà múc chậm phần nguội hơn ở sát thành bát đĩa.
- Muỗng kiểu múc canh phải đặt úp trong bát không được để ngửa.
- khi chấm vào bát nước chấm, chỉ nhúng phần thức ăn, không nhúng đầu đũa vào bát chấm, miếng đã cắn dở không được chấm.
- Khi nhai tối kỵ chép miệng.
- Không tạo tiếng ồn khi ăn (ví dụ húp soàm soạp)
- Không nói, không uống rượu, không húp canh khi miệng còn cơm.
- Không gõ đũa bát thìa.
- Khi ăn món nước như canh, chè, xúp, cháo… nếu dọn bát nhỏ hay chén tiểu thì có thể bưng bát trên hai tay để uống nhưng không được kèm đũa thìa. Nếu dọn bát lớn hay đĩa sâu thì dùng thìa múc ăn, tới cạn thì có thể một tay hơi nghiêng bát đĩa sâu ra phía ngoài, một tay múc chứ không bưng tô to đĩa sâu lên húp như kiểu chén tiểu. Món canh có sợi rau nên dọn bát nhỏ, món gọn lòng thìa có thể dùng bát lớn, đĩa sâu.
- Không ăn trước người lớn tuổi, chờ bề trên bưng bát lên mình mới được ăn. Nếu đi làm khách không gắp đồ ăn trước chủ nhà hay người chủ bữa cơm (trừ ra bạn được đề nghị gắp trước, trong một dịp nhất định).
- Dù là trong khuôn khổ gia đình hay khi làm khách, tuyệt đối không chê khi món ăn chưa hợp khẩu vị mình. Điều này cực kỳ quan trọng vì không đơn thuần là phép lịch sự mà còn là một phần giáo dục nhân cách. Nếu không được dạy nghiêm túc, trẻ em từ chỗ phản ứng tự nhiên do khẩu vị sẽ tới chỗ tự cho mình quyền chê bai, phán xét, không trân trọng lao động của người khác. món không ngon với người này nhưng ngon với người khác và có được nhờ công sức của rất nhiều người.
- Không gắp liên tục 1 món dù đó là món khoái khẩu của mình.
- Phải ăn nếm trước rồi mới thêm muối, tiêu, ớt, chanh v.v…, tránh vừa ngồi vào ăn đã rắc đủ thứ gia vị phụ trội vào phần của mình.
- Phải ăn hết thức ăn trong bát, không để sót hạt cơm nào.
- Dọn mâm phải nhớ dọn âu nhỏ đựng xương, đầu tôm, hạt thóc hay sạn sót trong cơm…
- Trẻ em quá nhỏ dọn mâm riêng và có người trông chừng để tránh gây lộn xộn bữa ăn của người già, tới 6 tuổi là ngồi cùng mâm với cả nhà được sau khi đã thành thục các quy tắc cơ bản.
- Khi trẻ em muốn ăn món mà nó ở xa tầm gắp, phải nói người lớn lấy hộ chứ không được nhoài người trên mâm. Trong gia đình, khi trẻ em ngồi cùng mâm người lớn thì sắp cho bé một đĩa thức ăn nhỏ ngay bên cạnh với đồ ăn đã lóc xương và thái nhỏ. Với người cao tuổi cũng vậy, dọn riêng đĩa cá thịt đã lóc xương, thái nhỏ, hay ninh mềm hơn.
- Không để các vật dụng cá nhân lên bàn ăn, trừ chiếc quạt giấy xếp có thể đặt dọc cạnh mép bàn. Ngày nay thì di động là vật bất lịch sự và mất vệ sinh.
- Nhất thiết để phần người về muộn vào đĩa riêng, không khi nào để phần theo kiểu ăn dở còn lại trong đĩa.
- Ăn từ tốn, không ăn hối hả, không vừa đi vừa nhai.
- Khi ăn không được để thức ăn dính ra mép, ra tay hay vương vãi, đứng lên là khăn trải bàn vẫn sạch. Giặt thì giặt chứ dùng cả tuần khăn bàn vẫn trắng tinh không dính bẩn.
- Nếu ăn gặp xương hoặc vật lạ trong thức ăn, cần từ từ lấy ra, không được nhè ra toàn bộ tại bàn.
- Chỉ có người cao tuổi, 70 trở lên và trẻ nhỏ mà ợ khi ngồi ăn mới không bị coi là bất lịch sự.
- Nếu bị cay thì xin phép ra ngoài hắt xỳ hơi, xỷ mũi.
- Nhà có khách cần cẩn trọng khi nấu, chất cay để phụ trội bày thêm, tránh bất tiện cho khách khi họ không ăn được cay hay một vài gia vị đặc biệt.
- Tránh va chạm tay với người cùng mâm, nếu thuận tay trái thì nói trước để chọn chỗ cho thuận tiện.
- Phải chú ý tay áo khi gắp đồ ăn.
- Nếu thấy thức ăn lớn nên xin cắt nhỏ để mọi người được thuận tiện
- Khi đang ăn mà có việc riêng phải xin phép rồi mới rời mâm.
- Nhất thiết nói cảm ơn sau bữa ăn dù là chỉ có hai vợ chồng nấu cho nhau. Đừng tiếc lời khen ngợi những món ngon.
- Phong tục mời tùy theo gia đình, có gia đình thì người cao tuổi nhất nói đơn giản “các con ăn đi”, trẻ thì thưa “con xin phép”, nhưng có gia đình trẻ con phải mời hết lượt ông bà cha mẹ cô chú anh chị… Khi tới đâu thì quan sát gia chủ, không thể mang tập quán nhà mình vào bữa ăn nhà người ta.
3- Khi ăn xong nên có lời nói xin phép và gác ngày ngắn đôi đũa trên miệng bát. Khi có khách, ăn từ từ chờ khách.Tuyệt đối không đứng dậy trước khách...
- Ăn xong cần tô son lại thì xin phép vào phòng vệ sinh, không tô son trên bàn ăn trước mặt người khác.
- Ngồi đâu là theo sự xếp chỗ của chủ nhà, không tự ý ngồi vào bàn ăn khi chủ nhà chưa mời ngồi.
- Ngày xưa, có lúc người giúp việc ăn cùng mâm với chủ nhà, khi gắp, chủ nhà để thế tay ngang nhưng người giúp việc thế tay úp. Nhìn là biết ngay.
- Không được phép quá chén.
- Nên thành thực nói trước về việc ăn kiêng, dị ứng (nếu có) khi được mời làm khách để tránh bất tiện cho chủ nhà.
Rất hay bác ạ.
 

dung.nv

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-363720
Ngày cấp bằng
20/4/15
Số km
5,672
Động cơ
320,739 Mã lực

binhsu7273

Xe cút kít
Biển số
OF-191532
Ngày cấp bằng
26/4/13
Số km
15,069
Động cơ
479,093 Mã lực

Ớt xanh

Xe điện
Biển số
OF-170242
Ngày cấp bằng
6/12/12
Số km
4,389
Động cơ
469,767 Mã lực
Người Việt mình có thói quen ăn uống không tốt là ăn chung đồ ăn nên rất dễ lây nhiễm bệnh.

Lẩu là kinh tởm nhất. Chục ông dùng đũa khuấy chung 1 cái nồi :))
Thôi xong, em hay ăn lẩu lắm.
 

Cao Biền 02

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-497114
Ngày cấp bằng
13/3/17
Số km
4,298
Động cơ
231,010 Mã lực
Thực tế là ‘ngộ chữ’ và một số k phù hợp vs xh ngày nay. Dạy con cái những điều ntn là văn minh chứ k phải ép nó thành cái máy phỏng cụ :).

Vâng cụ.
Những điều giản dị thì hãy để nó giản dị
Đừng đao to búa lớn.
 

Ớt xanh

Xe điện
Biển số
OF-170242
Ngày cấp bằng
6/12/12
Số km
4,389
Động cơ
469,767 Mã lực
Thôi cháu mời các cụ ngồi ăn với nhau cho vui ạ, cháu xin kiếu (à, xin phép)!

Món ăn là thú vui của đời, bữa ăn là một trọng những lúc thư giãn mà cụ cho cả một trang các quy tắc thế này thì cháu xin phép chuồn ra ngoài quán cháu ăn.

Cháu cũng có một số tiêu chuẩn của cháu, mà cháu quan sát các cụ ăn cháu thấy vi phạm hết cả. Ví dụ, cả mâm có một bát nước mắm chung nhưng không có thìa chung để chan, mọi người nhúng hết thìa đũa và miếng thịt cắn dở của mình vào. Thực chất là cả mâm trao đổi nước bọt cho nhau.
Khi chế biến thức ăn người ta thường cắt tương đối vừa miếng. Khi chấm ta cũng chỉ chấm phần thức ăn không chạm phần đũa vào bát nước mắm bác ạ. Còn với nước mắm người ta thường rưới chứ không chan trừ mấy món nem, chả... ăn kèm rau hoặc bún. Cho nên cứ theo như bác thớt là đảm bảo hợp vệ sinh rồi bác.
 

xe_c@ng_h@i

Xe buýt
Biển số
OF-112625
Ngày cấp bằng
13/9/11
Số km
680
Động cơ
397,023 Mã lực
Quan điểm của e nó khác. Làm sao cho nó phù hợp hoàn cảnh là đc. Sống nên thoải mái, bản thân mình đừng tự gò ép vào cái gì gọi là quy tắc. Hãy sống là chính mình
 

Namsilver

Xe buýt
Biển số
OF-535307
Ngày cấp bằng
3/10/17
Số km
559
Động cơ
589,077 Mã lực

binhsu7273

Xe cút kít
Biển số
OF-191532
Ngày cấp bằng
26/4/13
Số km
15,069
Động cơ
479,093 Mã lực
Thông tin thớt
Đang tải
Top