[Funland] Học ăn Học nói-Học gói Học mở.

Nobietđau.

Xe đạp
Biển số
OF-609269
Ngày cấp bằng
13/1/19
Số km
32
Động cơ
121,100 Mã lực
Tuổi
70
Tây còn phức tạp hơn nhiều đó Cụ.
Dao dĩa thìa, cốc tách, bát đĩa......phải biết cái nào dùng trước, sau và dùng như thế nào với món gì.:)
Nhưng nó không chung đụng kiểu bát mắm tôm 5-6 ông chấm chung ,King bỏ mợ nên được .Trong 5-6 ông kia biết đâu có ông bệnh truyền nhiễm thì sao nhỉ ?
 

binhsu7273

Xe cút kít
Biển số
OF-191532
Ngày cấp bằng
26/4/13
Số km
17,812
Động cơ
479,198 Mã lực
Nhưng nó không chung đụng kiểu bát mắm tôm 5-6 ông chấm chung ,King bỏ mợ nên được .Trong 5-6 ông kia biết đâu có ông bệnh truyền nhiễm thì sao nhỉ ?
Nghèo và tiết kiệm nên phải chấm chung thôi, bây giờ nhiều gia đình có điều kiện đã sử dụng bát con để chấm riêng rồi và cũng đỡ phải "nhào với" ra chấm.:)
 

HenryFord

Xe điện
Biển số
OF-33088
Ngày cấp bằng
6/4/09
Số km
4,531
Động cơ
514,534 Mã lực
Không được xực mà phải ăn. Không được húp mà phải uống.
 

L.C.D

Xe container
Biển số
OF-160156
Ngày cấp bằng
10/10/12
Số km
9,889
Động cơ
437,490 Mã lực
Nơi ở
HN
sao lại bỏ a, e ví dụ chữ nghề nghiệp thì sao bỏ được ạ?
Quy tắc chữ gh và ngh mà cụ trên nói tới ý là “các chữ gh và ngh chỉ dùng cho các nguyên âm i-e-ê. Còn với các nguyên âm khác thì vẫn dùng g và ng”. Cụ sửa lỗi chính tả thì cụ nên nắm vững quy tắc để giải thích rõ ràng và dễ hiểu cho người ta.
 

Nobietđau.

Xe đạp
Biển số
OF-609269
Ngày cấp bằng
13/1/19
Số km
32
Động cơ
121,100 Mã lực
Tuổi
70
Ngoài cách ăn mà các cụ xưa dạy "ăn trông nồi ngồi trông hướng " ra .Thì dùng từ để chỉ việc ăn cũng rất quan trọng .Nào là xơi ,ăn ,đớp ,hốc ,tọng ,chén ra còn từ nào các cụ biên tiếp .
 

gazavn

Xe máy
Biển số
OF-600952
Ngày cấp bằng
27/11/18
Số km
55
Động cơ
126,180 Mã lực
Tuổi
41
Hay quá bác ạ, trước hồi nhỏ em cũng đc bố mẹ dạy như vậy mà ko đc đầy đủ như này mà cũng do nhiều quá nên nhớ ko hết, để em lưu lại sau này dạy F1, Fn
 

binhsu7273

Xe cút kít
Biển số
OF-191532
Ngày cấp bằng
26/4/13
Số km
17,812
Động cơ
479,198 Mã lực
Ngoài cách ăn mà các cụ xưa dạy "ăn trông nồi ngồi trông hướng " ra .Thì dùng từ để chỉ việc ăn cũng rất quan trọng .Nào là xơi ,ăn ,đớp ,hốc ,tọng ,chén ra còn từ nào các cụ biên tiếp .
Khợp....:D
 

Pumzen

Xe ba gác
Biển số
OF-184401
Ngày cấp bằng
9/3/13
Số km
24,124
Động cơ
1,494,671 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Bổ xung thêm, khi ăn ko nhai tóp tép hoặc nhồm nhoàm, miệng ngậm ko há ra, chỉ dùng cơ hàm để ko tạo ra âm thanh gây chú ý đến ng ngồi cùng. :))
 

Ngỗng già

Xe tăng
Biển số
OF-366731
Ngày cấp bằng
14/5/15
Số km
1,093
Động cơ
264,404 Mã lực
Rất hay, em cũng muốn làm điều này nhưng khó vì người lớn không có ý thức vệ sinh. Cám ơn cụ.
 

f320

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-173186
Ngày cấp bằng
22/12/12
Số km
5,123
Động cơ
385,150 Mã lực
Người Việt mình có thói quen ăn uống không tốt là ăn chung đồ ăn nên rất dễ lây nhiễm bệnh.

Lẩu là kinh tởm nhất. Chục ông dùng đũa khuấy chung 1 cái nồi :))
 

f320

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-173186
Ngày cấp bằng
22/12/12
Số km
5,123
Động cơ
385,150 Mã lực
Xưa ông nội em quy định đến bữa tối là tất cả thành viên trong nhà phải dừng mọi việc để cùng ăn cơm, trừ ai có việc rất gấp mới được có thể ăn sau.

Trong bữa cơm mà ko mời là ông giật luôn bát cơm phi thẳng ra sân, ông bảo ăn cơm mà ko mời người trên là vô giáo dục.
Xưa ở quê hay xới cơm bằng đũa cả, con cháu nào ngồi đầu mâm xới cơm xong mà gõ gõ đũa vào thành nồi là ăn đủ đũa với ông, xong ông bẻ luôn đôi đũa.
Xới âu cơm to để giữa mâm, ông nào ăn thì tự đi mà múc.

Nhà có 10 người thì khổ thằng ngồi đầu nồi, chưa kịp và miếng cơm lại phải đặt bát xuống xới cơm cho thằng khác.
 

Kiliman

Xe tải
Biển số
OF-586950
Ngày cấp bằng
26/8/18
Số km
237
Động cơ
137,180 Mã lực
Chả biết khi nào có thớt ăn uống kiểu tây lông, để em tập theo
 

Masha123

Xe tăng
Biển số
OF-501628
Ngày cấp bằng
30/3/17
Số km
1,007
Động cơ
192,510 Mã lực
Diễn đàn của các em teen cũng có top tương tự. E hơi bất ngờ khi đa số các em ấy bảo chả khó thực hiện vì từ bé đã được rèn như thế.
 

xinchaodongchi

Xe tăng
Biển số
OF-387752
Ngày cấp bằng
19/10/15
Số km
1,865
Động cơ
249,907 Mã lực
Tuổi
43
Em đi ăn là phải có đũa. Bít tết em mượn kéo cắt nhỏ. Em ko uống rượu màu. Thi thoảng em gác chân lên ghế rồi kể 1 chuyện tục, ko ai cười thì em ko kể nữa. Em ko dùng tăm, ko dùng chỉ nha khoa, chỉ dùng 2 ngón út. Em chỉ thích ngồi với giai. Ko bao giờ ngồi mâm các cụ. Đi đám cưới ko quen ai là em mừng rồi về

Đấy là nguyên tắc cá nhân em. Em áp dụng hơn 1 nửa nguyên tắc của cụ thớt. 1 số em đề cao hơn. Ví dụ như em ko gắp trong bát canh, chỉ dùng muôi để múc. Em ko tự tiện gắp cho người khác, em hỏi trước rồi mới làm. Cá em làm cả khúc, ko chọc ra rồi gẩy 1 tý. Em ko để giấy ăn ra bàn để vất xương, em lấy cái bát khác, ko có thì em để trong bát của em, ko vất ra bàn hoặc xuống đất. Em tự xới cơm cho em dù ngồi xa, em ko xin bát cơm. Ăn xong em phải có cốc chè vs cái điếu, đi miền nam em cầm điếu nhà theo. Em xin hết ạ
 
Biển số
OF-75015
Ngày cấp bằng
10/10/10
Số km
14,935
Động cơ
640,630 Mã lực
Nơi ở
Hà Lội Phố
"Mâm cơm việt" e là hơi rộng. 54 dân tộc hình như ko thế hết tất cả
Mâm cơm đồng bằng bắc bộ thì đúng hơn cụ nhỉ? Cháu thấy như trong nam cho đơn giản, chả mời mọc gì, vào mâm là chén. Và cái văn mình cần học là mỗi người một bát nước chấm.
 

Policeman

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-28309
Ngày cấp bằng
4/2/09
Số km
3,634
Động cơ
510,689 Mã lực
NHỮNG QUY TẮC TRÊN MÂM CƠM VIỆT

1- Vấn đề dùng đũa.
* Không và quá 3 lần khi đưa bát cơm lên miệng.
* Không gắp thức ăn đưa thẳng vào miệng mà phải đặt vào bát riêng rồi mới ăn.
* Không dùng thìa đũa cá nhân của mình quấy vào tô chung.
* Không xới lộn đĩa thức ăn để chọn miếng ngon hơn.
* Không cắm đũa dựng đứng vào bát cơm.
* Không nhúng cả đầu đũa vào bát nước chấm.
* Phải trở đầu đũa khi muốn tiếp thức ăn cho người khác.
* Không được cắn răng vào đũa, thìa, miệng bát, không liếm đầu đũa
* Không vừa cầm bát vừa cầm đũa chỉ 1 tay cũng như không được ngậm đũa để rảnh tay làm các việc khác chẳng hạn như múc canh, đôi đũa chưa dùng đến phải đặt vào mâm hoặc đĩa bàn nếu ăn trên bàn có dùng đĩa lót bát, hoặc đồ gác đũa.
2- Khi ngồi ăn:
- Ngồi ăn dù trên chiếu hay trên ghế đều không được rung đùi, rung đùi là tướng bần tiện của nam, dâm dục của nữ, và cực kỳ vô lễ.
- Không ngồi quá sát mâm hay bàn ăn nhưng cũng không ngồi xa quá.
- Ngồi trên ghế thì phải giữ thẳng lưng. Ngồi trên chiếu thì chuyển động lưng và tay nhưng không được nhấc mông.
- Không để tay dưới bàn nhưng cũng không chống tay lên bàn mà bưng bát và cầm đũa, khi chưa bưng bát thì phần cổ tay đặt trên bàn nhẹ nhàng.
- Không ngồi chống cằm trên bàn ăn.
- Tuyệt đối tránh cơm đầy trong miệng mà nói.
- Không chu mồm thổi thức ăn nóng mà múc chậm phần nguội hơn ở sát thành bát đĩa.
- Muỗng kiểu múc canh phải đặt úp trong bát không được để ngửa.
- khi chấm vào bát nước chấm, chỉ nhúng phần thức ăn, không nhúng đầu đũa vào bát chấm, miếng đã cắn dở không được chấm.
- Khi nhai tối kỵ chép miệng.
- Không tạo tiếng ồn khi ăn (ví dụ húp soàm soạp)
- Không nói, không uống rượu, không húp canh khi miệng còn cơm.
- Không gõ đũa bát thìa.
- Khi ăn món nước như canh, chè, xúp, cháo… nếu dọn bát nhỏ hay chén tiểu thì có thể bưng bát trên hai tay để uống nhưng không được kèm đũa thìa. Nếu dọn bát lớn hay đĩa sâu thì dùng thìa múc ăn, tới cạn thì có thể một tay hơi nghiêng bát đĩa sâu ra phía ngoài, một tay múc chứ không bưng tô to đĩa sâu lên húp như kiểu chén tiểu. Món canh có sợi rau nên dọn bát nhỏ, món gọn lòng thìa có thể dùng bát lớn, đĩa sâu.
- Không ăn trước người lớn tuổi, chờ bề trên bưng bát lên mình mới được ăn. Nếu đi làm khách không gắp đồ ăn trước chủ nhà hay người chủ bữa cơm (trừ ra bạn được đề nghị gắp trước, trong một dịp nhất định).
- Dù là trong khuôn khổ gia đình hay khi làm khách, tuyệt đối không chê khi món ăn chưa hợp khẩu vị mình. Điều này cực kỳ quan trọng vì không đơn thuần là phép lịch sự mà còn là một phần giáo dục nhân cách. Nếu không được dạy nghiêm túc, trẻ em từ chỗ phản ứng tự nhiên do khẩu vị sẽ tới chỗ tự cho mình quyền chê bai, phán xét, không trân trọng lao động của người khác. món không ngon với người này nhưng ngon với người khác và có được nhờ công sức của rất nhiều người.
- Không gắp liên tục 1 món dù đó là món khoái khẩu của mình.
- Phải ăn nếm trước rồi mới thêm muối, tiêu, ớt, chanh v.v…, tránh vừa ngồi vào ăn đã rắc đủ thứ gia vị phụ trội vào phần của mình.
- Phải ăn hết thức ăn trong bát, không để sót hạt cơm nào.
- Dọn mâm phải nhớ dọn âu nhỏ đựng xương, đầu tôm, hạt thóc hay sạn sót trong cơm…
- Trẻ em quá nhỏ dọn mâm riêng và có người trông chừng để tránh gây lộn xộn bữa ăn của người già, tới 6 tuổi là ngồi cùng mâm với cả nhà được sau khi đã thành thục các quy tắc cơ bản.
- Khi trẻ em muốn ăn món mà nó ở xa tầm gắp, phải nói người lớn lấy hộ chứ không được nhoài người trên mâm. Trong gia đình, khi trẻ em ngồi cùng mâm người lớn thì sắp cho bé một đĩa thức ăn nhỏ ngay bên cạnh với đồ ăn đã lóc xương và thái nhỏ. Với người cao tuổi cũng vậy, dọn riêng đĩa cá thịt đã lóc xương, thái nhỏ, hay ninh mềm hơn.
- Không để các vật dụng cá nhân lên bàn ăn, trừ chiếc quạt giấy xếp có thể đặt dọc cạnh mép bàn. Ngày nay thì di động là vật bất lịch sự và mất vệ sinh.
- Nhất thiết để phần người về muộn vào đĩa riêng, không khi nào để phần theo kiểu ăn dở còn lại trong đĩa.
- Ăn từ tốn, không ăn hối hả, không vừa đi vừa nhai.
- Khi ăn không được để thức ăn dính ra mép, ra tay hay vương vãi, đứng lên là khăn trải bàn vẫn sạch. Giặt thì giặt chứ dùng cả tuần khăn bàn vẫn trắng tinh không dính bẩn.
- Nếu ăn gặp xương hoặc vật lạ trong thức ăn, cần từ từ lấy ra, không được nhè ra toàn bộ tại bàn.
- Chỉ có người cao tuổi, 70 trở lên và trẻ nhỏ mà ợ khi ngồi ăn mới không bị coi là bất lịch sự.
- Nếu bị cay thì xin phép ra ngoài hắt xỳ hơi, xỷ mũi.
- Nhà có khách cần cẩn trọng khi nấu, chất cay để phụ trội bày thêm, tránh bất tiện cho khách khi họ không ăn được cay hay một vài gia vị đặc biệt.
- Tránh va chạm tay với người cùng mâm, nếu thuận tay trái thì nói trước để chọn chỗ cho thuận tiện.
- Phải chú ý tay áo khi gắp đồ ăn.
- Nếu thấy thức ăn lớn nên xin cắt nhỏ để mọi người được thuận tiện
- Khi đang ăn mà có việc riêng phải xin phép rồi mới rời mâm.
- Nhất thiết nói cảm ơn sau bữa ăn dù là chỉ có hai vợ chồng nấu cho nhau. Đừng tiếc lời khen ngợi những món ngon.
- Phong tục mời tùy theo gia đình, có gia đình thì người cao tuổi nhất nói đơn giản “các con ăn đi”, trẻ thì thưa “con xin phép”, nhưng có gia đình trẻ con phải mời hết lượt ông bà cha mẹ cô chú anh chị… Khi tới đâu thì quan sát gia chủ, không thể mang tập quán nhà mình vào bữa ăn nhà người ta.
3- Khi ăn xong nên có lời nói xin phép và gác ngày ngắn đôi đũa trên miệng bát. Khi có khách, ăn từ từ chờ khách.Tuyệt đối không đứng dậy trước khách...
- Ăn xong cần tô son lại thì xin phép vào phòng vệ sinh, không tô son trên bàn ăn trước mặt người khác.
- Ngồi đâu là theo sự xếp chỗ của chủ nhà, không tự ý ngồi vào bàn ăn khi chủ nhà chưa mời ngồi.
- Ngày xưa, có lúc người giúp việc ăn cùng mâm với chủ nhà, khi gắp, chủ nhà để thế tay ngang nhưng người giúp việc thế tay úp. Nhìn là biết ngay.
- Không được phép quá chén.
- Nên thành thực nói trước về việc ăn kiêng, dị ứng (nếu có) khi được mời làm khách để tránh bất tiện cho chủ nhà.

Thôi cháu mời các cụ ngồi ăn với nhau cho vui ạ, cháu xin kiếu (à, xin phép)!

Món ăn là thú vui của đời, bữa ăn là một trọng những lúc thư giãn mà cụ cho cả một trang các quy tắc thế này thì cháu xin phép chuồn ra ngoài quán cháu ăn.

Cháu cũng có một số tiêu chuẩn của cháu, mà cháu quan sát các cụ ăn cháu thấy vi phạm hết cả. Ví dụ, cả mâm có một bát nước mắm chung nhưng không có thìa chung để chan, mọi người nhúng hết thìa đũa và miếng thịt cắn dở của mình vào. Thực chất là cả mâm trao đổi nước bọt cho nhau.
 

khoailangvietnam

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-566606
Ngày cấp bằng
30/4/18
Số km
1,952
Động cơ
163,970 Mã lực
Tuổi
37
Em thấy cứ chân thành là nhất. :D Thích gì ăn nấy, ăn cho no.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top