[Funland] Hoàng tử Bhutan thế này có phải là hồng phúc của dân tộc không?

Big Bang

Xe điện
Biển số
OF-52200
Ngày cấp bằng
5/12/09
Số km
4,573
Động cơ
480,211 Mã lực
Năm đấy cụ Lý Long Tường trấn ở xa nên may mắn thoát nạn. Vì dòng tộc nhà Lý cũng toàn tướng tá anh hùng nên buộc thái sư nhà Trần buộc phải tânj diêtj họ nhà Lý. Trong huyền sử là vụ thảm sát ở Hải dương khi đó Thái sư Trần thủ Độ thiêu sống các hoàng thân quốc thích nhà Lý. Cũng phải nói nếu nhà Trần ko ra tay nhuư vậy thì ko cắt đứt đc lòng dân với triều cũ khó mà chống được Nguyên mông. Sau này đến thời Đức Trần Nhân Tông cũng vì mối lương duyên mà cũng tu Phật để hoà giải cái nghiệp cho dòng tộc chăng.
Dân Đình bảng là nơi phát tích của họ Lý mà cấm có tìm được ai họ Lý. Việt nam chiến tranh, loạn lạc liên miên, nên việc duy trì dòng họ thất là khó. Có nhiều dòng tộc, gia phải ghi là xuất phát từ đó, từ đó, nhưng trước đó ở đâu thì lại không có thông tin gì cả.
 

Gentleness

Xe tải
Biển số
OF-591296
Ngày cấp bằng
21/9/18
Số km
360
Động cơ
136,058 Mã lực
Tuổi
43
Dân Đình bảng là nơi phát tích của họ Lý mà cấm có tìm được ai họ Lý. Việt nam chiến tranh, loạn lạc liên miên, nên việc duy trì dòng họ thất là khó. Có nhiều dòng tộc, gia phải ghi là xuất phát từ đó, từ đó, nhưng trước đó ở đâu thì lại không có thông tin gì cả.
Vua mới lên là dân đổi họ hết cụ ạ. Toàn chơi trò tru di 3 với 9 họ thì ai sống nổi? :((
 

garungrobi

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-186832
Ngày cấp bằng
25/3/13
Số km
2,589
Động cơ
360,319 Mã lực
Con cháu thành Cao Ly hết rồi liên quan j Đại Việt ta đâu.
 

garungrobi

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-186832
Ngày cấp bằng
25/3/13
Số km
2,589
Động cơ
360,319 Mã lực
Nếu hiện tại mà họ Lý ở HQ mà ko giàu mạnh thì chứng tỏ người Việt cũng sẽ khó giàu mạnh
Năm 95 mới hết cấm vận, kinh tế nghèo nàn nhất cái DNA này. Thế mà giờ chả mấy mà đuổi kịp hết. Chứng tỏ ta ko có số Đế Wuốc thì cũng có năng lực làm Tiểu Bá. Quôcd Lực có hạn, tài nguyên nghèo nàn, cố được bao nhiêu thì cố thôi.
 

Atlas23

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-744733
Ngày cấp bằng
1/10/20
Số km
418
Động cơ
62,403 Mã lực
Tuổi
44
Ô mã nhi chết đuối dưới tay Yết Kiêu hay bị chém rồi thủ tiêu cả thuyền thì không ai biết chỉ biết là Hưng Đạo Vương nói tội to không thể tha thứ .
Ô Mã Nhi chết đuối và cả thuyền chỉ mỗi ông ta chết
Xác còn nguyên vẹn bàn giao cho Nguyên đưa về nước
Lời bào chữa là đại nhân Ô Mã to nặng khó cứu được
 

garungrobi

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-186832
Ngày cấp bằng
25/3/13
Số km
2,589
Động cơ
360,319 Mã lực
Tư liệu hình ảnh sai cụ nhé. Nhà Lý Trần ko có khăn đóng đâu, đến nhà Nguyễn mới có tục này.
 

longxd_2006

Xe tải
Biển số
OF-79574
Ngày cấp bằng
4/12/10
Số km
349
Động cơ
420,785 Mã lực
Câu chuyện của cụ Lý Long Tường thì đã được chính sử công nhận rồi, họ Lý bên Hàn (Lee) cũng đã công khai về Bắc Ninh nhận họ rồi. Thế còn họ Lý sáng lập Samsung k biết có là con cháu cụ Lý Long Tường k, em nghĩ đó có thể là lý do SS đặt đại bản doanh tại Bắc Ninh.
Ngoài ra, Vn còn ông tổng thống thế giới là hậu duệ họ Phan Huy( Ban Ki Moon) ở Sài Sơn, Quốc Oai, HN
 

dz0r0

Xe điện
Biển số
OF-403073
Ngày cấp bằng
28/1/16
Số km
2,658
Động cơ
257,985 Mã lực
Nơi ở
Somewhere...
Câu chuyện của cụ Lý Long Tường thì đã được chính sử công nhận rồi, họ Lý bên Hàn (Lee) cũng đã công khai về Bắc Ninh nhận họ rồi. Thế còn họ Lý sáng lập Samsung k biết có là con cháu cụ Lý Long Tường k, em nghĩ đó có thể là lý do SS đặt đại bản doanh tại Bắc Ninh.
Ngoài ra, Vn còn ông tổng thống thế giới là hậu duệ họ Phan Huy( Ban Ki Moon) ở Sài Sơn, Quốc Oai, HN
Ông Ban mặc dù đã có chuyến thăm viếng nhà thờ họ Phan Huy theo danh nghĩa cá nhân, lưu bút của ông cũng nhận là con cháu họ Phan nhưng ông chưa bao giờ thừa nhận, gián tiếp hay trực tiếp rằng mình là con cháu dòng họ Phan Huy Việt Nam.
 

_AHA_

Xe điện
Biển số
OF-459099
Ngày cấp bằng
5/10/16
Số km
3,261
Động cơ
-121,889 Mã lực
Tuổi
46
5 Lần Người Hàn Quốc Sang Việt Nam Nhận Họ Hàng
Do hoàn cảnh lịch sử đưa đẩy, sắp đặt, giữa Việt Nam và Cao Ly xưa (nay là Hàn Quốc và Triều Tiên) đã có một mối liên hệ rất đặc biệt. Đó là quan hệ thiên di và huyết thống.
Chỉ kể từ đầu thế kỷ 20 trở lại đây, xác nhận đã có 5 cuộc người Hàn Quốc về Việt Nam nhận họ hàng hoặc tìm hiểu về lai lịch và huyết thống:
1- Hậu duệ của Lý Dương Côn (người Việt sang Cao Ly, trước Lý Long Tường 100 năm) về Sài Gòn, để tìm lại họ hàng.
2- Cách đây khoảng hai chục năm, Ông Lý Xương Căn và các hậu duệ của Hoàng thúc Lý Long Tường đời Lý đã về Đình Bảng – Kinh Bắc (Bắc Ninh) để nhận lại họ hàng. Hai bên đã nhận nhau là họ hàng.

5 lần người Hàn Quốc sang Việt Nam nhận họ hàng

Ông Lý Xương Căn, hậu duệ của Hoàng thúc triều Lý là Lý Long Tường về Việt Nam nhận họ hàng và được Đại tướng Võ Nguyên Giáp tiếp. Ảnh của báo Tia Sáng.
3- Dưới thời Việt Nam Cộng hòa, vào năm 1959, Tổng thống Hàn Quốc là Lý Thừa Vãn đã về Sài Gòn để tìm lại họ hàng.
4- Con cháu của Trạng Nguyên Mạc Đĩnh Chi tại Hàn Quốc cũng đã tìm về Việt Nam

(cả ở Miền Nam trước 1975 và cả ở Miền Bắc sau 1975) để tìm lại họ hàng, dòng tộc.
Theo truyền thuyết: Mạc Đĩnh Chi đi sứ Trung Quốc, gặp gỡ với sứ thần Cao Ly tại Trung Quốc. Sau khi xướng họa văn thơ, hai bên tương đắc vô cùng. Sứ thần Cao Ly (cũng là một Trạng nguyên) mời Mạc Đĩnh Chi sang thăm Cao Ly và gả cô cháu gái xinh đẹp cho Mạc Đĩnh Chi. Mạc Đĩnh Chi ở lại Cao Ly 6 tháng và có sinh với người thiếp này một người con trai.
Mười năm sau, Mạc Đĩnh Chi lại được cử đi sứ Trung Quốc, gặp lại Sứ thần Cao Ly. Mạc Đĩnh Chi được sứ thần Cao Ly mời thăm lại Cao Ly. Ông gặp lại người thiếp yêu, lúc đó đã lập bàn thờ Mạc Đĩnh Chi, trong mừng tủi. Hai ông bà lại sinh thêm một đứa con. Lần này Mạc Đĩnh Chi lưu lại Cao Ly 1 năm.
5- Tháng 5 /2015: Ngài Ban Ki-moon thăm nhà thờ họ Phan Huy ở Sài Sơn.
Ngài dâng hương, xem gia phả và để lại lưu bút. Câu chuyện này làm chấn động dư luận và các nhà nghiên cứu đang quan tâm theo dõi, trước hết đó là cử chỉ thành kính của cá nhân ông Ban Ki-moon đối với dòng họ Phan. Trong bút tích lưu niệm, ông Ban Ki-moon có viết rõ ông là thành viên của họ Phan, cụ thể là hậu duệ của Phan Huy Chú (Theo lời GS Phan Huy Lê)
.
5 lần người Hàn Quốc sang Việt Nam nhận họ hàng

Hình ảnh Ngài Ban Ki-moon (Phan Cơ Văn) đang ghi lưu bút trong chuyến thăm Nhà thờ dòng họ Phan Huy, dưới chân núi Chùa Thầy, Sài Sơn, Xứ Đoài.
5 lần người Hàn Quốc sang Việt Nam nhận họ hàng

Lưu bút của Ngài Ban Ki-moon tại Nhà thờ dòng họ Phan Huy Chú
5 lần người Hàn Quốc sang Việt Nam nhận họ hàng

Bút tích và bản dịch của ông Ban Ki-moon được lưu giữ tại nhà thờ dòng họ Phan Huy
(Nguồn: Báo Người Lao Động)

Báo Thanh Niên dẫn lời GS. Phan Huy Lê, Chủ tịch Hội Khoa học – Lịch sử Việt Nam, cho biết về chuyến thăm hồi tháng 5-2015:
“Trong trao đổi ông nói là hậu duệ của họ Phan Huy và cụ thể hơn là hậu duệ của Phan Huy Chú.”

“Về phương diện khoa học, tôi tin ông Ban Ki-moon nhưng cho đến nay, tôi chưa có tư liệu nào cho phép lý giải mối quan hệ giữa họ Phan của ông với Phan Huy Chú hay họ Phan Huy ở Việt Nam.”

Theo chungta.com
 

trauxanh

Xe lăn
Biển số
OF-321342
Ngày cấp bằng
28/5/14
Số km
14,247
Động cơ
427,801 Mã lực
Phải nói là Hải quân và Hàng hải nước ta thời đó ghê thật, tầm thế kỷ 13 mà đã làm được 1 chuyến hải hành lớn như vậy.
Thế kỷ 17, Trịnh Thành Công phản Thanh phục Minh chạy khỏi lục địa chỉ từ Phúc Kiến sang Đài Loan mà là bất ngờ lớn cho nhà Thanh và cả thực dân Hà Lan (núp bóng Đông Ấn Hà Lan) đang chiếm đảo...Và đã chiếm lại Đài Loan từ tay Hà Lan.
 

anhtrangvn

Tháo bánh
Biển số
OF-117009
Ngày cấp bằng
16/10/11
Số km
1,051
Động cơ
404,318 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Phải nói là Hải quân và Hàng hải nước ta thời đó ghê thật, tầm thế kỷ 13 mà đã làm được 1 chuyến hải hành lớn như vậy.
Thế kỷ 17, Trịnh Thành Công phản Thanh phục Minh chạy khỏi lục địa chỉ từ Phúc Kiến sang Đài Loan mà là bất ngờ lớn cho nhà Thanh và cả thực dân Hà Lan (núp bóng Đông Ấn Hà Lan) đang chiếm đảo...Và đã chiếm lại Đài Loan từ tay Hà Lan.
Vậng cụ. Ngoài ra thời cụ Quang Trung có lực lượng thủy quân cũng hùng hậu, mà không biết đặt căn cứ bí mật ở đâu.

"Thủy quân Tây Sơn có 673 thuyền chiến, 53.250 lính (hạm đội của Vũ Văn Dũng, Thị Nại, năm 1801).

Về chức năng có hai loại thuyền:

- Thuyền lớn để chở quân, lương thực, hàng hóa khác.

- Thuyền nhỏ nhẹ và linh động đùng để bao vây, tấn công và xung kích.




Mô hình thuyền Định Quốc của thủy quân Tây Sơn, Bảo tàng Tây Sơn (Bình Định)

Thuyền chiến bao gồm năm loại:

- Chiến thuyền loại 1:[15]

9 thuyền, 700 lính thủy/thuyền, trang bị 60 đại bác, mỗi khẩu bắn đạn nặng khoảng 11 kg. Đây là minh chứng cho thấy hỏa lực và lực lượng thủy quân trên các chiến hạm Tây Sơn vô cùng mạnh mẽ và đông đảo. Thuyền cỡ lớn nhất Tây Sơn gọi là "Định Quốc" (giống như lớp tàu ngày nay), chính sử nhà Nguyễn gọi đó là loại thuyền Đại hiệu. Sách Hoàng Lê nhất thống chí mô tả thuyền Đại hiệu như một pháo đài di động, trên "lập chòi gác, đặt súng lớn". 5 thuyền, 600 lính thủy/thuyền, trang bị 50 đại bác, mỗi khẩu bắn đạn nặng khoảng 11 kg.
- Chiến thuyền loại 2:

40 thuyền, 200 lính thủy/thuyền, 16 đại bác, cân nặng chỉ bằng một nửa, mỗi khẩu bắn đạn nặng tương đương 5,4 kg. Đây là loại chiến thuyền vừa lợi hại trong thủy chiến, tấn công có hiệu quả tàu chiến địch do tốc độ và hỏa lực, lại vừa vận chuyển binh lính nhiều, có khả năng tấn công địch ở mục tiêu xa.
- Chiến thuyền loại 3:

93 thuyền, 150 lính/thuyền, trang bị chỉ có 1 khẩu đại bác, song lại lớn hơn bất cứ loại đại bác nào khác, bắn đạn nặng khoảng 16,3 kg.
- Chiến thuyền loại 4:

300 thuyền, 50 lính/thuyền, 1 đại bác nhỏ.
- Chiến thuyền loại 5:

100 thuyền, 70 lính/thuyền.
Và nhiều loại thuyền chiến cỡ nhỏ khác.

Chiến thuyền loại 4 và 5 tuy nhỏ nhưng được đánh giá là rất lợi hại. Vì nhỏ dễ xoay xở, nếu ở sông sẽ chạy bằng chèo, số thủy thủ đủ để thay phiên nhau chèo; nên vừa thủy chiến trên sông hiệu quả, lại vận chuyển binh lính đánh tập kích địch từ xa.

Đến năm 1788, Nguyễn Huệ đã dứt tình với Nguyễn Nhạc ở phương Nam lại bị áp lực từ phương Bắc khi nhà Thanh chuẩn bị đem quân sang đánh, ông càng gấp rút tổ chức thuỷ quân để đối phó với tình hình ngày càng quyết liệt. Tổng binh Bảo được cấp thêm 16 đại thuyền nữa và phương tiện để tuyển mộ thêm quân. Barizy- một sĩ quan hải quân Pháp trong hàng ngũ quân Chúa Nguyễn, tường thuật về lực lượng của hạm đội Tây Sơn do Vũ Văn Dũng chỉ huy như sau: "Lực lượng này gồm có 673 chiến hạm đủ cỡ lớn nhỏ. Trong số này, có những chiến hạm lớn trang bị súng đại bác và thủy thủ đoàn nhiều hơn cả những chiến hạm lớn nhất kiểu Tây phương mà quân Nguyễn có". Trong một bức thư của Jeaptiste Chaigneau cho biết ở Quy Nhơn, thủy quân Tây Sơn có 54 tàu, 93 chiếc thuyền, 300 pháo hạm, 100 tàu buồm trang bị rất hùng hậu."
 

My Hao

Xe điện
Biển số
OF-163525
Ngày cấp bằng
26/10/12
Số km
4,677
Động cơ
1,514,517 Mã lực
5 Lần Người Hàn Quốc Sang Việt Nam Nhận Họ Hàng
Do hoàn cảnh lịch sử đưa đẩy, sắp đặt, giữa Việt Nam và Cao Ly xưa (nay là Hàn Quốc và Triều Tiên) đã có một mối liên hệ rất đặc biệt. Đó là quan hệ thiên di và huyết thống.
Chỉ kể từ đầu thế kỷ 20 trở lại đây, xác nhận đã có 5 cuộc người Hàn Quốc về Việt Nam nhận họ hàng hoặc tìm hiểu về lai lịch và huyết thống:
1- Hậu duệ của Lý Dương Côn (người Việt sang Cao Ly, trước Lý Long Tường 100 năm) về Sài Gòn, để tìm lại họ hàng.
2- Cách đây khoảng hai chục năm, Ông Lý Xương Căn và các hậu duệ của Hoàng thúc Lý Long Tường đời Lý đã về Đình Bảng – Kinh Bắc (Bắc Ninh) để nhận lại họ hàng. Hai bên đã nhận nhau là họ hàng.

5 lần người Hàn Quốc sang Việt Nam nhận họ hàng

Ông Lý Xương Căn, hậu duệ của Hoàng thúc triều Lý là Lý Long Tường về Việt Nam nhận họ hàng và được Đại tướng Võ Nguyên Giáp tiếp. Ảnh của báo Tia Sáng.
3- Dưới thời Việt Nam Cộng hòa, vào năm 1959, Tổng thống Hàn Quốc là Lý Thừa Vãn đã về Sài Gòn để tìm lại họ hàng.
4- Con cháu của Trạng Nguyên Mạc Đĩnh Chi tại Hàn Quốc cũng đã tìm về Việt Nam

(cả ở Miền Nam trước 1975 và cả ở Miền Bắc sau 1975) để tìm lại họ hàng, dòng tộc.
Theo truyền thuyết: Mạc Đĩnh Chi đi sứ Trung Quốc, gặp gỡ với sứ thần Cao Ly tại Trung Quốc. Sau khi xướng họa văn thơ, hai bên tương đắc vô cùng. Sứ thần Cao Ly (cũng là một Trạng nguyên) mời Mạc Đĩnh Chi sang thăm Cao Ly và gả cô cháu gái xinh đẹp cho Mạc Đĩnh Chi. Mạc Đĩnh Chi ở lại Cao Ly 6 tháng và có sinh với người thiếp này một người con trai.
Mười năm sau, Mạc Đĩnh Chi lại được cử đi sứ Trung Quốc, gặp lại Sứ thần Cao Ly. Mạc Đĩnh Chi được sứ thần Cao Ly mời thăm lại Cao Ly. Ông gặp lại người thiếp yêu, lúc đó đã lập bàn thờ Mạc Đĩnh Chi, trong mừng tủi. Hai ông bà lại sinh thêm một đứa con. Lần này Mạc Đĩnh Chi lưu lại Cao Ly 1 năm.
5- Tháng 5 /2015: Ngài Ban Ki-moon thăm nhà thờ họ Phan Huy ở Sài Sơn.
Ngài dâng hương, xem gia phả và để lại lưu bút. Câu chuyện này làm chấn động dư luận và các nhà nghiên cứu đang quan tâm theo dõi, trước hết đó là cử chỉ thành kính của cá nhân ông Ban Ki-moon đối với dòng họ Phan. Trong bút tích lưu niệm, ông Ban Ki-moon có viết rõ ông là thành viên của họ Phan, cụ thể là hậu duệ của Phan Huy Chú (Theo lời GS Phan Huy Lê)
.
5 lần người Hàn Quốc sang Việt Nam nhận họ hàng

Hình ảnh Ngài Ban Ki-moon (Phan Cơ Văn) đang ghi lưu bút trong chuyến thăm Nhà thờ dòng họ Phan Huy, dưới chân núi Chùa Thầy, Sài Sơn, Xứ Đoài.
5 lần người Hàn Quốc sang Việt Nam nhận họ hàng

Lưu bút của Ngài Ban Ki-moon tại Nhà thờ dòng họ Phan Huy Chú
5 lần người Hàn Quốc sang Việt Nam nhận họ hàng

Bút tích và bản dịch của ông Ban Ki-moon được lưu giữ tại nhà thờ dòng họ Phan Huy
(Nguồn: Báo Người Lao Động)

Báo Thanh Niên dẫn lời GS. Phan Huy Lê, Chủ tịch Hội Khoa học – Lịch sử Việt Nam, cho biết về chuyến thăm hồi tháng 5-2015:
“Trong trao đổi ông nói là hậu duệ của họ Phan Huy và cụ thể hơn là hậu duệ của Phan Huy Chú.”

“Về phương diện khoa học, tôi tin ông Ban Ki-moon nhưng cho đến nay, tôi chưa có tư liệu nào cho phép lý giải mối quan hệ giữa họ Phan của ông với Phan Huy Chú hay họ Phan Huy ở Việt Nam.”

Theo chungta.com
Tuy không nói thẳng ra nhưng nếu ông Ban không phải con cháu của dòng họ Phan Huy thì không thể lý giải được tại sao ông lại viết những dòng lưu bút rất thành kính và tình cảm này.
 

_AHA_

Xe điện
Biển số
OF-459099
Ngày cấp bằng
5/10/16
Số km
3,261
Động cơ
-121,889 Mã lực
Tuổi
46
Phải nói là Hải quân và Hàng hải nước ta thời đó ghê thật, tầm thế kỷ 13 mà đã làm được 1 chuyến hải hành lớn như vậy.
Thế kỷ 17, Trịnh Thành Công phản Thanh phục Minh chạy khỏi lục địa chỉ từ Phúc Kiến sang Đài Loan mà là bất ngờ lớn cho nhà Thanh và cả thực dân Hà Lan (núp bóng Đông Ấn Hà Lan) đang chiếm đảo...Và đã chiếm lại Đài Loan từ tay Hà Lan.
Vượt biên là có truyền thống lâu đời.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top