Nói lại về công hàm 1958 của TT Phạm Văn Đồng:
1. Thời điểm giữa năm 1958, CHND Trung hoa và Mỹ cực kỳ căng thẳng về vấn đề Đài loan. Ngày 4/9/1958 TT Chu Ân Lai của CHND Trung hoa ra bản tuyên bố về yêu cầu lãnh hải 12 hải lý quanh các đảo mà TQ cho là của mình, bao gồm Hoàng sa và Trường sa mà TQ gọi là Tây sa và Nam sa. Tuy nhiên, trọng tâm của tuyên bố này là nhằm vào nhóm đảo Đài loan bao gồm Đài đảo và Bành hồ.
2. Dưới sự thúc giục của TQ, ngày 14/9/1958, TT Phạm Văn Đồng đã ký văn bản "công nhận và tôn trọng đường lãnh hải 12 hải lý" của TQ. Văn bản này được Đại sứ VN trao cho T.hứ trưởng ngoại giao TQ ngay sau đó.
3. Nội dung văn bản của TT Phạm Văn Đồng rất đơn giản, chỉ "ghi nhận và tán thành Tuyên bố 4/7, công nhận và tôn trọng đường lãnh hải 12 hải lý" của TQ mà KHÔNG HỀ NÊU CỤ THỂ ĐÓ LÀ ĐƯỜNG NÀO.
4. Với nội dung công thư ngày 14/9/1958, Chính phủ VN đã làm điều tốt nhất để vừa không làm mếch lòng TQ, vừa tránh sa vào các xung đột cụ thể. Việc VN "ghi nhận và tán thành Tuyên bố 4/9" một cách chung chung không có nghĩa là VN công nhận chủ quyền của TQ đối với tất cả các lãnh thổ mà TQ đòi quyền sở hữu.
5. Về mặt pháp lý, chỉ có khái niệm "đảo" mà không hề có khái niệm "quần đảo". Việc TQ (và cả VN) tuyên bố chủ quyền đối với "quần đảo" là vô hiệu. Việc này có gây khó khăn cho VN nhưng cũng có điều lợi là nó vô hiệu hóa luôn cả nội dung về Tây sa và Nam sa trong Tuyên bố 4/9 của Chu Ân Lai.
6. Công thư (Công hàm) 14/9 của TT Phạm Văn Đồng nhiều nhất CHỈ ĐẠI DIỆN CHO CHÍNH PHỦ VNDCCH ĐƯƠNG THỜI CHỨ HOÀN TOÀN KHÔNG THỂ VÀ KHÔNG CÓ TƯ CÁCH ĐẠI DIỆN CHO QUỐC GIA VNDCCH. Vì T.hủ tướng chỉ đứng đầu hành pháp chứ không phải lập pháp. Nếu thực sự quốc gia VNDCCH muốn công nhận chủ quyền của TQ đối với Hoàng sa và Trường sa thì đó phải là quyết định của Quốc hội VNDCCH chứ không phải là quyết định của chính phủ.
Ngay cả một nước cùng chế độ và tập quyền hơn VNDCCH nhiều là Liên xô thì năm 1953, khi lãnh tụ Khrutsev muốn cắt Crimea từ Nga cho Ucraina, cuối cùng cũng phải trải qua thủ tục thông qua tại Xô-viết tối cao LX (tương đương Quốc hội) chứ không thể chỉ bằng một văn bản cá nhân mà xong.
QUỐC HỘI VNDCCH VÀ CẢ VNCH CHƯA BAO GIỜ BỎ PHIẾU CÔNG NHẬN CHỦ QUYỀN CỦA TRUNG QUỐC ĐỐI VỚI HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA. TẤT CẢ CÁC VĂN BẢN KHÁC, DÙ BẤT CỨ NỘI DUNG NÀO, ĐỀU HOÀN TOÀN KHÔNG ĐỦ GIÁ TRỊ PHÁP LÝ VÀ KHÔNG THỂ LẤY LÀM CĂN CỨ NÓI RẰNG "VIỆT NAM ĐÃ TỪNG CÔNG NHẬN CHỦ QUYỀN CỦA TQ ĐỐI VỚI HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA".