[Funland] Hoàng sa, Trường sa - Việt nam!

springsea

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-44950
Ngày cấp bằng
29/8/09
Số km
9,682
Động cơ
536,693 Mã lực
Nếu cụ không phải người Việt thì em sẽ trả lời nhé.
Dân ta phải biết sử ta, cái gì không biết thì tra Google =))
" Tiếng Anh hay Anh Ngữ (English /ˈɪŋɡlɪʃ/ (nghe)) là một ngôn ngữ German Tây, được nói từ thời sơ kỳ Trung cổ tại Anh, ngày nay là lingua franca toàn cầu.[4][5] Từ English bắt nguồn từ Angle, một trong những bộ tộc German đã di cư đến Anh (chính từ "Angle" lại bắt nguồn từ bán đảo Anglia (Angeln) bên biển Balt). Tiếng Anh có quan hệ gần gũi với các ngôn ngữ Frisia, nhưng vốn từ vựng đã chịu ảnh hưởng đáng kể từ các ngôn ngữ German khác, cũng như từ tiếng Latinhcác ngôn ngữ Rôman, nhất là tiếng Pháp/Norman."

"Tiếng Pháp (tiếng Pháp: le français, IPA: [lə fʁɑ̃sɛ] (Speaker Icon.svg nghe) hoặc la langue française, IPA: [la lɑ̃ɡ fʁɑ̃sɛz]), trước đây từng được gọi là tiếng Tây, tiếng Lang Sa, là một ngôn ngữ Rôman (thuộc hệ Ấn-Âu). Nó, giống như tiếng Ý, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, România, Catalonia hay một số khác, xuất phát từ tiếng Latinh bình dân, từng được sử dụng ở Đế quốc La Mã..." hết trích

sự ảnh hưởng từ một thứ ngôn ngữ cổ hơn là bình thường trong dòng chảy của lịch sử nhân loại. Không thể từ sự vay mượn tiếng mà suy ra những kết luận kiểu võ đoán ở cái thế phụ thuộc được.

Dân Trung Quốc (Hán tộc) bị người Mãn (Nhà Thanh) cai trị mấy trăm năm là một sự nhục nhã nên dân trung quốc nhìn người Việt áo mũ kiểu khác triều thần nhà Thanh cũng thấy thẹn lòng mà thôi :D
Cũng không thể AQ như vậy được, cái học, cái vay mượn nó thể hiển rõ là từ Hán Việt. Trong hành chính, lễ nghi dùng cũng khá nhiều từ. Đoàn sứ giả VN họ tự hào là cái họ mặc trên người là chuẩn Hoa Hạ, giống như quan phục triều Minh.
 

ngoc_phuong

Xe lăn
Biển số
OF-311615
Ngày cấp bằng
13/3/14
Số km
11,233
Động cơ
396,030 Mã lực
Em hết rượu để vod cụ Mèo

meotamthe

Kiện phí tiền chả có vẹo gì, tiền đấy đổ vào gia cố mở rộng đảo hoặc tăng cường vũ trang cho quân đội ở đảo mới là sáng suốt.

Cụ có biết vụ kiện của Phi là vụ lừa không, chính vì là vụ lừa nên khi lên nắm quyền, anh Đụ tê tê mới chổng mông vào Mỹ. Phi lấy đâu ra tiền, Mỹ xúi Phi kiện để kẹp đánh TQ bằng cả pháp lý lẫn vũ trang, ai ngờ không thành, phí kiện lúc đầu Mỹ hứa trả, nhưng sau đó không trả vì nếu Mỹ trả thì hoá ra Mỹ giật dây. Vụ kiện lên Toà thường trực không có tác dụng, vì bản chất toà án này chỉ đưa ra kết luận, không có năng lực thi hành, phát quyết chỉ có hiệu lực khi cả 2 nước kiện và bị kiện đồng thuận, bởi lẽ chủ quyền của 1 quốc gia là cao nhất, không có một toà án nào vượt qua chủ quyền quốc gia. Vì thế quân bài pháp lý Mỹ xúi Phi đánh không có tác dụng, TQ không chấp nhận phát quyết đó và kết quả thế nào thì các cụ cũng biết. Phi kiện xong mà không được gì, mất tiền và rơi vào thế khó, chính vì vậy Phi quay lưng lại với Mỹ, trong nhận thức của anh Đụ tê tê thì Mỹ nó lợi dụng Phi và chả cứu Phi gì hết.

Vì vậy, mặc cho nhiều bên góp ý, nhiều bên gợi ý, nhiều bên cam kết, Việt Nam chả ngu gì đi kiện, Việt Nam lên án TQ, nhưng đồng thời ra sức làm những việc tương tự đối với các đảo mà Việt Nam đang quản lý, đấy là tăng cường lực lượng trên biển, ra sức bồi lấp mở rộng đảo. Đến nay hiện trạng bồi lấp mở rộng đảo của Việt Nam khiến xung quanh bực tức, dù tốc độ này chậm hơn so với TQ; số lượng tàu và máy bay chiến đấu đánh biển đã tăng lên, khả năng chi viện ứng cứu mạnh lên rõ rệt. Đấy mới là hướng đi đúng đắn cho vấn đề biển đảo. Trên bộ còn phân định đúng sai bằng vũ lực, thì trên biển càng phải có vũ lực mới giữ được cái đúng về mình.

Nhòm lại các tranh chấp trên biển của TQ với các nước khác, Nga nó nổ súng luôn, TQ phải im, Nhật Hàn nó đều mạnh về hải quân, lại có Mỹ chống lưng, nên TQ cũng không làm được gì nhiều, Triều Tiên thì máu liều sẵn, TQ cũng không dám liểu lĩnh, phần còn lại là Đài Loan, chỉ dám ho he khi có Mỹ, nhưng mà TQ cũng không dám quá đà, Việt Nam lần nào cũng gấu, dâm húc dữ dội, Việt Nam lại chơi bài quốc tế hoá xung đột, nên TQ chỉ dám cho tàu chấp pháp ra quấy, nhưng các nước ĐNA khác thì hãi TQ, Mã Lai với Indo lên tiếng phản đối, cũng phải đợi tàu của Mỹ với Úc. Như thế thấy được là trên biển chỉ có thể hành xử khéo léo kiểu hải tặc, nghĩa là chỉ có thể dựa vào sức mạnh mà thôi, mọi lý lẽ chỉ phục vụ tuyên bố ở mặt trận ngoại giao là chấm hết.


... các cụ chửi nó trong này chỉ là để các cụ thấy đỡ căng thẳng, theo cảm xúc quá nhiều, chửi nhiều cãi nhau lắm hớ lời nhiều, nên các cụ chỉ chửi nó trên mạng được thôi, chửi thế thực tế chả có tác dụng gì. Nhưng ngoại giao thì NN luôn luôn tuyên bố, nó tuyên bố thì ta cũng tuyên bố phản bác, như thế ở góc độ thông tin, thông tin nó đưa ra bị phản đối có nghĩa là thông tin không đúng sự thực, còn nếu NN ta không tuyên bố thì sẽ có cái lý lẽ nghiễm nhiên đồng ý với tuyên bố của nó. Như thế nhìn thì mềm mỏng yếu ớt nhưng thực chất thì cứng cỏi, ngoài biển thì đầu gấu chả sợ ai, đấy mới là cái cốt lõi. Truyền thông ta bao giờ cũng phải nêu cao cái đúng của ta, nên những việc khác không cần nêu, để cho xung quanh thấy ta đang bị bắt nạt, để nếu có đánh nhau thì sẽ thành đánh hội đồng, nó là cách đi dây an toàn, tuy sức mạnh 2 bên chênh lệch thật, nhưng với hoàn cảnh hiện tại, mạnh hơn cũng không ăn được yếu hơn, cái thế cờ tạo ra nó giúp khắc phục được cái sức mạnh còn kém của ta so với Tàu.
Trong các thớt về Tàu, em chỉ nói 1 điều, đừng trở nên quá khích, mấy năm trước việc quá khích bạo loạn đập phá trong Bình Dương thực chất khiến đất nước thiệt hại vô số, nó đánh thẳng vào ví tiền của từng người, nhà máy bị đập phá cơ bản lại không phải của Tàu, đấy là cái sai khi để cảm xúc của nhân dân lên quá cao không đúng chỗ. Muốn chống Tàu và muốn thắng Tàu, lại phải ứng xử kiểu khác, ghi nhớ nhưng phải tìm cách tự lực tự cường, giảm sự lệ thuộc kinh tế dù điều này là rất khó, nó là hành động thực chất trong hoạt động sản xuất kinh doanh của người Việt Nam (nói nó hơi động chạm, chứ bao nhiêu cụ kinh doanh chuyên nghiệp trên of thôi cũng đang buôn hàng Tàu, cũng đang gia tăng sự lệ thuộc vào Tàu), chứ không phải cứ chửi Tàu là chống được Tàu.
Thực tế phải như thế này.
 

CR-Vic

Xe container
Biển số
OF-85743
Ngày cấp bằng
18/2/11
Số km
6,825
Động cơ
476,417 Mã lực
Văn minh lúa nước của Việt Nam có từ xa xưa, có thể xuất hiện sau văn minh hoa hạ của trung quốc. Nhưng trong quá trình phát triển thì bản thân văn minh hoa hạ cũng bị văn minh lúa nước chồng lên, xếp lên khi người hán mở rộng lãnh thổ xuống phía đồng bằng Trường Giang và Châu Giang. Từ một dân tộc chỉ biết ăn mì và ngũ cốc trồng trên đất cao nguyên không biết tưới tắm thuỷ lợi thì người hán cũng biết ăn cơm và dùng đũa giống dân lúa nước.

Mô hình quản lý hành chính người Việt cũng khác người trung quốc. Người Việt dựa vào văn hoá làng xã :D

Đã nói là vay mượn trong ngôn ngữ là hết sức bình thường. Nhiều từ tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Latin vẫn được dùng nguyên mẫu trong tiếng Hoa chẳng nhẽ lại bảo là trung quốc bị bọn tây nó bắt làm nô lệ à? :D

Cũng không thể AQ như vậy được, cái học, cái vay mượn nó thể hiển rõ là từ Hán Việt. Trong hành chính, lễ nghi dùng cũng khá nhiều từ. Đoàn sứ giả VN họ tự hào là cái họ mặc trên người là chuẩn Hoa Hạ, giống như quan phục triều Minh.
 
Chỉnh sửa cuối:

springsea

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-44950
Ngày cấp bằng
29/8/09
Số km
9,682
Động cơ
536,693 Mã lực
Nếu cụ không phải người Việt thì em sẽ trả lời nhé.
Dân ta phải biết sử ta, cái gì không biết thì tra Google =))
Không phải ai cũng biết thưa cụ, biết thì nói. Dân ta phần đa lười học sử, nhất là sử CM thì ...
 

taplai2012

Xe trâu
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-150015
Ngày cấp bằng
21/7/12
Số km
30,400
Động cơ
516,851 Mã lực
Cũng không thể AQ như vậy được, cái học, cái vay mượn nó thể hiển rõ là từ Hán Việt. Trong hành chính, lễ nghi dùng cũng khá nhiều từ. Đoàn sứ giả VN họ tự hào là cái họ mặc trên người là chuẩn Hoa Hạ, giống như quan phục triều Minh.
Cụ thích nói chuyện xưa. Em nói xưa hẳn cụ nghe nhé.
Khoa học chứng minh người hiện đại đều bắt nguồn từ Châu Phi. Có nhiều dòng người di cư từ Châu Phi lên các lục địa khác trong một số khoảng thời gian khác nhau 20-40k năm trước.
Trong đó hai nhánh em muốn đề cập:
- Nhánh lên Ấn Độ, Châu Âu rẽ phải thành các bộ tộc du mục phía bắc Á.
- Nhánh khác men theo bờ biển đến ĐNA rồi lên phía bắc.
Hai nhánh người này cách biệt nhau bởi sông Trường Giang. Sau này người phương bắc vượt qua Trường Giang đánh xuống phía Nam hợp huyết thành người Trung Quốc hiện tại.
Hiện nay nhiều nghìn năm rồi nhưng người phía bắc Trung Quốc và phía nam vẫn khác biệt nhiều với nhau cả về hình thể, văn hóa, ngôn ngữ. Người bắc cao to trắng trẻo hơn người nam.
Vậy giờ cụ đã biết cái gọi là nền văn minh Hoa Hạ từ đâu ra chưa? Người Trung Quốc từ đâu ra chưa? Hay cụ lại lôi mấy cái thuyết tiến hóa đa vùng của mấy ông học giả TQ, rằng người Trung Quốc tiến hóa thẳng từ linh trưởng lên?
P/s: em có chỉnh lại một chút liên quan đến "Hoa Hạ" do cụ springsea góp ý.
 
Chỉnh sửa cuối:

ngoc_phuong

Xe lăn
Biển số
OF-311615
Ngày cấp bằng
13/3/14
Số km
11,233
Động cơ
396,030 Mã lực
giờ Phi hay Mã kiện VN ra cái tòa này, phủ nhận chủ quyền VN ở HS và TS, VN không đồng ý tham dự, mà Tòa quốc tế vẫn ra phán quyết, vẫn xử cho Phi thắng kiện, rồi coi là VN trốn không tham gia tòa, VN không tôn trọng luật lệ quốc tế à? Trả lời câu hỏi này đi, sao cứ lảng tránh?

Tư duy như cụ mới là đang không tôn trọng luật lệ quốc tế đấy ạ! Và mới lo mất đấy ạ.

Tự dưng đem chủ quyền để cho cái tòa mà chả biết kẻ nào đứng sau giật dây nó phán! Còn lâu nhé!
Kể ngày cho cụ kia nghe câu chuyện: 2 anh em tham ăn và con cáo xảo quyệt.
Khú khú.
 

springsea

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-44950
Ngày cấp bằng
29/8/09
Số km
9,682
Động cơ
536,693 Mã lực
Cụ thích nói chuyện xưa. Em nói xưa hẳn cụ nghe nhé.
Khoa học chứng minh người hiện đại đều bắt nguồn từ Châu Phi. Có nhiều dòng người di cư từ Châu Phi lên các lục địa khác trong một số khoảng thời gian khác nhau 20-40k năm trước.
Trong đó hai nhánh em muốn đề cập:
- Nhánh lên Ấn Độ, Châu Âu rẽ phải thành các bộ tộc du mục phía bắc Á.
- Nhánh khác men theo bờ biển đến ĐNA rồi lên phía bắc.
Hai nhánh người này cách biệt nhau bởi sông Trường Giang. Sau này người phương bắc vượt qua Trường Giang đánh xuống phía Nam hợp huyết thành người Trung Quốc hiện tại.
Hiện nay nhiều nghìn năm rồi nhưng người phía bắc Trung Quốc và phía nam vẫn khác biệt nhiều với nhau cả về hình thể, văn hóa, ngôn ngữ. Người bắc cao to trắng trẻo hơn người nam.
Vậy giờ cụ đã biết cái gọi là người Hoa Hạ từ đâu ra chưa? Hay cụ lại lôi mấy cái thuyết tiến hóa đa vùng của mấy ông học giả TQ, rằng người Trung Quốc tiến hóa thẳng từ linh trưởng lên?
Hoa Hạ là từ dùng để chỉ văn hoá Trung Hoa không phải con người. Núi Hoa, sông Hạ (Hán Giang).
Thôi cụ muốn viết lại sử với kiến thức lẫn lộn thế này em đọc hại não quá.
 

taplai2012

Xe trâu
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-150015
Ngày cấp bằng
21/7/12
Số km
30,400
Động cơ
516,851 Mã lực
Cụ tưởng dễ húc lắm à? Tàu cá nó đi theo đội hình, mỗi đội hàng trăm cái tổ chức như oánh đế chế vậy. Có nhóm đi thăm dò, có nhóm khai thác, có nhóm vận chuyển, nhón tiếp liệu ...khi thấy tàu chấp pháp Tàu là báo động để lẩn tránh. Với lại, nhiều tàu đánh cá quá húc 1 vài tàu cho có chứ bọn Tàu nó húc nhiều cũng ảnh hưởng ngoại giao. Nó đâu muốn rùm beng lên làm gì.
Cụ hài hước đấy. Trung Quốc luôn khoe tàu to và nhiều. Tàu cá Trung Quốc bu kín Biển Đông. Việt Nam lom dom có vài tàu cá sắt con con.
Bảo đâm húc Trung Quốc là điều hoang tưởng, đến đánh bắt ở Hoàng Sa nó đâm húc chạy còn không kịp bị nó đâm chìm.
Cụ nói lật lọng nó quen mồm đấy.
 

taplai2012

Xe trâu
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-150015
Ngày cấp bằng
21/7/12
Số km
30,400
Động cơ
516,851 Mã lực
Hoa Hạ là từ dùng để chỉ văn hoá Trung Hoa không phải con người. Núi Hoa, sông Hạ (Hán Giang).
Thôi cụ muốn viết lại sử với kiến thức lẫn lộn thế này em đọc hại não quá.
Đúng là ko có người Hoa Hạ thật. Cái đó viết nhanh em nhầm. Em nói từ trước rồi, người Trung Quốc có tên dân tộc đâu :))
Còn những thứ khác là khoa học đấy cụ nhé. Cụ thấy tổng thể sai chỗ nào.
 

Archer

Xe điện
Biển số
OF-16170
Ngày cấp bằng
10/5/08
Số km
4,830
Động cơ
553,871 Mã lực
Việt Nam đã hai lần gửi công hàm cho UN, giải thích công thư Phạm Văn Đồng 1958 bằng lập luận khẳng định chính thể Việt Nam Cộng hoà là một chính thể độc lập, có đủ mọi quyền pháp lý quản lý hai quần đảo HSTS, còn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa không có quyền tài phán với hai quần đảo vào thời điểm đó cho nên công thư của Phạm Văn Đồng là vô hiệu.
Lần thứ nhất là Công hàm 257-HC năm 2016, lần thứ hai là Công hàm A/72/692 năm 2018.
Hai Công hàm này của Việt Nam rất quan trọng nhưng ít được phổ biến, thành ra ít người biết, nên có nhiều kiến nghị là nhà nước Việt Nam ngày nay cần phải thừa nhận nhà nước Việt Nam Cộng hoà trong lịch sử (như đúng thực tế trong lịch sử) thì mới vô hiệu hoá được Công thư Phạm Văn Đồng.
Những kiến nghị như vậy không cần thiết nữa, vì Việt Nam đã thừa nhận điều đó bằng hai Công hàm chính thức gửi UN.
Dưới đây là công hàm 2016. Tư liệu của "Dự án Đại Sự Ký Biển Đông".
Trung Quốc lần này khơi lại công hàm Phạm Văn Đồng vì đó là điểm yếu của Việt Nam. Tuy vậy, trong câu chuyện năm 1958 này, không phải Trung Quốc không có điểm yếu để Việt Nam khai thác.
Bản thân tuyên bố của Trung Quốc mà ông Phạm Văn Đồng tán thành đã tự thân phủ nhận đường 9 đoạn. Nó tuyên bố lãnh hải của Trung Quốc có 12 hải lý quanh các đảo trên Biển Đông. Như vậy, ngay cả khi các đảo này là của Trung Quốc (thực tế không phải là của họ), thì công hàm đó cũng chỉ đòi hỏi 12 hải lý quanh các đảo, chứ không đòi toàn bộ biển Đông bằng đường 9 đoạn. Nay Trung Quốc nhắc lại tuyên bố này, Trung Quốc chỉ có 2 lựa chọn về mặt logic: Hoặc tự phủ nhận đường 9 đoạn để bảo lưu tuyên bố 1958, hoặc tự phủ nhận tuyên bố 1958 để bảo lưu đòi hỏi về đường lưỡi bò.
Ngoài ra, bản tuyên bố của Trung Quốc năm 1958 cũng phản ánh cách hiểu mù mờ, lộn xộn của họ về các khái niệm liên quan đến biển, đảo trong công ước 1958. Không thể có lãnh hải bên trong nội thủy, nhưng điều 3 của tuyên bố này đã cấm tàu thuyền nước ngoài đi vào lãnh hải, coi lãnh hải như nội thủy.
Theo US-Vietnam Research Center - University of Oregon
1587742867022.png
1587742878555.png

1587743184454.png

1587743202688.png
 
Chỉnh sửa cuối:

Archer

Xe điện
Biển số
OF-16170
Ngày cấp bằng
10/5/08
Số km
4,830
Động cơ
553,871 Mã lực
Bản dịch của FB Kiến thức Quốc tế

QUAN ĐIỂM CHÍNH THỨC CỦA VIỆT NAM VỀ CÔNG HÀM 1958 CỦA TT PHẠM VĂN ĐỒNG

Trong những ngày gần đây, lợi dụng lúc cả thế giới đang loay hoay chống đỡ với đại dịch, Trung Quốc đã có những hành động gây leo thang căng thẳng ở Biển Đông, gần đây nhất là Công hàm CML/42/2020 mà Trung Quốc đệ trình lên Liên Hợp Quốc hôm 17/4/2020 nhằm phản đối phía Việt Nam (bản dịch ở phần bình luận). Trong Công hàm này Trung Quốc tiếp tục nhắc lại về Công hàm của cố TT Phạm Văn Đồng gửi cho Chu Ân Lai năm 1958. Để bạn đọc hiểu rõ hơn về quan điểm của Việt Nam xoay quanh vấn đề này, Kiến thức Quốc tế xin giới thiệu bản dịch Công hàm 257-HC năm 2016 và một phần Công hàm A/72/692 năm 2017, đây đều là những Công hàm mà Việt Nam đệ trình lên Liên Hợp Quốc nhằm phản bác lại những luận điệu sai trái của Trung Quốc, hy vọng sẽ giúp bạn đọc thêm sáng tỏ về việc này.


* Dịch phần số 2 trong Công hàm A/72/692 năm 2017

Trong các cuộc tranh luận về vấn đề chủ quyền với Việt Nam, phía Trung Quốc chủ ý dẫn lại một số tài liệu, phát ngôn và ấn phẩm bao gồm Công hàm năm 1958 của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng, điều này không phù hợp với thực tiễn và bối cảnh lịch sử giai đoạn 1954–1975 cũng như với các nguyên tắc giải thích luật pháp quốc tế. Trong giai đoạn lịch sử đó, Việt Nam ở trong tình trạng bị chia cắt. Chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã tiến hành các hoạt động nhằm khẳng định và bảo vệ chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Như phía Việt Nam đã nhấn mạnh nhiều lần, Công hàm của cố Thủ tướng nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chỉ nói lên một điều duy nhất, đó là sự ủng hộ với phía Trung Quốc về nguyên tắc của chiều rộng lãnh hải (ND: 12 hải lý) và không bày tỏ quan điểm gì về vấn đề chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Sự giải thích của Trung Quốc đã đi ngược lại với tuyên bố của các nhà lãnh đạo nước này vào tháng 9 năm 1975, theo đó Trung Quốc thừa nhận “có tồn tại tranh chấp giữa hai quốc gia” đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và “vấn đề này cần được hai nước giải quyết trong tương lai”. (Xem trong Công hàm ngoại ngoại giao đính kèm số 52/HC-2016 do Phái đoàn thường trực của Việt Nam gửi tới Phái đoàn thường trực các quốc gia thành viên tại Liên Hợp Quốc)

** Bản dịch Công hàm 257/HC-2016 ( Tư liệu TA: Dự án Đại Sự Ký Biển Đông)

Phái đoàn thường trực nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Liên Hợp Quốc gửi lời chào trân trọng tới Phái đoàn thường trực của các quốc gia thành viên tại Liên Hợp Quốc. Về Công hàm CLM/59/2016 ngày 1 tháng 7 năm 2016 của Phái đoàn Thường trực nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại Liên Hợp Quốc, Phái đoàn Việt Nam xin được tuyên bố quan điểm của Việt Nam như sau:

Việt Nam kiên quyết bác bỏ tất cả nội dụng, đặc biệt là những luận điệu sai trái của phía Trung Quốc trong Công hàm đã đề cập ở trên. Phía Trung Quốc đã bóp méo sự thật để tuyên bố chủ quyền bất hợp pháp đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam và để biện hộ cho hành vi sử dụng vũ lực trái phép tại Biển Đông chiếm lấy quần đảo Hoàng Sa và một số thực thể ở quần đảo Trường Sa trong các năm 1974 và 1988. Những hành động này đã vi phạm một cách trắng trợn Hiến chương Liên Hợp Quốc và nguyên tắc không sử dụng hay đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế.

Trong thời kỳ là thuộc địa và xứ bảo hộ của Pháp, chính quyền Pháp đã đại diện cho Việt Nam thực thi và bảo vệ chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thông qua một loạt những biện pháp quản lý hiệu quả và những hành động khai thác tài nguyên thiên nhiên trên các đảo thuộc hai quần đảo này. Luận điệu của phía Trung Quốc cho rằng Pháp chưa bao giờ trao trả quần đảo Trường Sa về cho Việt Nam là hoàn toàn trái với thực tiễn cũng như luật pháp quốc tế về vấn đề nhà nước kế thừa. Nó được thể hiện qua việc chính quyền Pháp ở Đông Dương sáp nhập quần đảo Trường Sa vào tỉnh Bà Rịa khi đó là thuộc địa của Pháp năm 1933. Với việc trả lại Nam Kỳ cho Việt Nam mà trong đó có tỉnh Bà Rịa, Pháp cũng đương nhiên chuyển trả lại quần đảo Trường Sa mà trước đó đã sáp nhập vào tỉnh Bà Rịa. Tại Hội nghị Hòa bình San Francisco năm 1951, khi đại diện Việt Nam tuyên bố rõ ràng về chủ quyền lâu đời của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, không có phản đối nào từ các nước tham dự, kể cả Pháp. Sau khi quân Pháp rút khỏi Việt Nam năm 1956, Việt Nam Cộng Hòa đã kiểm soát quần đảo Trường Sa. Bằng sắc lệnh số 143-NV ngày 22 tháng 10 năm 1956, chính quyền Việt Nam Cộng Hòa đã chuyển quần đảo Trường Sa từ tỉnh Bà Rịa sang tỉnh Phước Tuy.

Trong giai đoạn 1954-1975, Việt Nam tạm thời bị chia cắt thành hai phần. Do vị trí địa lý, Hoàng Sa và Trường Sa lúc đó thuộc sự quản lý của Việt Nam Cộng Hòa (Nam Việt Nam). Vì vậy, việc Việt Nam Cộng Hòa thực thi chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là phù hợp với thực tiễn và luật pháp trong bối cảnh của giai đoạn đó. Thực tế tình hình thế giới trong Chiến tranh lạnh cho thấy, có những quốc gia cũng bị chia cắt giống Việt Nam như là Đức, Yemen...Theo đó, những luận điệu của Trung Quốc dựa trên sự chia cắt của Việt Nam vào thời điểm đó hoàn toàn không có giá trị. Năm 1975, sau khi Trung Quốc đã dùng vũ lực chiếm quần đảo Hoàng Sa (1/1974), Chính quyền Việt Nam Cộng Hòa cho công bố Sách Trắng, trong đó chỉ ra một cách rõ ràng những bằng chứng lịch sử thuyết phục từ các tài liệu chính thức của nhà nước để khẳng định chủ quyền lâu đời của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trái lại, trong Sách Trắng của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa công bố năm 1980 không chỉ ra bất kỳ bằng chứng thuyết phục nào để củng cố cho yêu sách chủ quyền của Trung Quốc đối với hai quần đảo này. Hơn nữa, những luận điệu của Trung Quốc về giai đoạn Việt Nam bị chia cắt đã làm tổn thương nghiêm trọng tình cảm của nhân dân Việt Nam và không có lợi cho quan hệ hữu nghị giữa hai nước.

Lập luận của phía Trung Quốc trong đoạn 8 của Công hàm số 59/CML/2016 hoàn toàn đi ngược lại với tinh thần của bản Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc ký tháng 10 năm 2011. Những tranh chấp về lãnh thổ giữa Việt Nam và Trung Quốc ở Biển Đông có liên quan đến hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đây là những tranh chấp pháp lý tồn tại một cách khách quan và cấu thành một phần trong những tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc trên Biển Đông. Chính Trung Quốc trong nhiều dịp đã nhấn mạnh rằng có hai tranh chấp cơ bản tại Biển Đông giữa Trung Quốc và một số nước ASEAN, đó là tranh chấp về những thực thể trên Biển Đông và việc phân định ranh giới trên biển. Vì vậy, việc Trung Quốc bác bỏ sự có tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc đối với chủ quyền của quần đảo Hoàng Sa đã đi ngược với thực tế hiển nhiên rằng, Hoàng Sa là một thực thể nằm trên Biển Đông.

Một lần nữa, Việt Nam yêu cầu phía Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, tôn trọng và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo luật pháp quốc tế, kiềm chế bất kỳ hành động nào mở rộng và làm phức tạp thêm những tranh chấp, cùng với phía Việt Nam và các bên liên quan giải quyết những tranh chấp trên Biển Đông bằng phương tiện hòa bình, khách quan, công bằng, theo đúng luật pháp quốc tế, đặc biệt là Hiến chương Liên Hợp Quốc và Công ước Liên Hợp Quốc về luật biển 1982.

Nhân dịp này, Phái đoàn thường trực nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xin gửi đến Phái đoàn thường trực của các quốc gia thành viên tại Liên hợp quốc lời chào trân trọng nhất.

New York ngày 25 tháng 8 năm 2016.
 

Archer

Xe điện
Biển số
OF-16170
Ngày cấp bằng
10/5/08
Số km
4,830
Động cơ
553,871 Mã lực
Nó đã kịp làm lễ đặt tên cho 25 đảo nổi và 55 đảo chìm, tổng cộng 80 thực thể ở 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
Sao mình không đặt tên cho mấy thực thể này luôn nhỉ? Cả trăm cái vẫn còn thừa chữ: Thăng Long, Đông Quan, Đống Đa, Chương Dương, Hàm Tử, Bạch Đăng, Chi Lăng, Tây Kết...

1587743464099.png
1587743473782.png
 

sthd

Xe lăn
Biển số
OF-189822
Ngày cấp bằng
15/4/13
Số km
12,524
Động cơ
507,959 Mã lực
Bản dịch của FB Kiến thức Quốc tế

QUAN ĐIỂM CHÍNH THỨC CỦA VIỆT NAM VỀ CÔNG HÀM 1958 CỦA TT PHẠM VĂN ĐỒNG

Trong những ngày gần đây, lợi dụng lúc cả thế giới đang loay hoay chống đỡ với đại dịch, Trung Quốc đã có những hành động gây leo thang căng thẳng ở Biển Đông, gần đây nhất là Công hàm CML/42/2020 mà Trung Quốc đệ trình lên Liên Hợp Quốc hôm 17/4/2020 nhằm phản đối phía Việt Nam (bản dịch ở phần bình luận). Trong Công hàm này Trung Quốc tiếp tục nhắc lại về Công hàm của cố TT Phạm Văn Đồng gửi cho Chu Ân Lai năm 1958. Để bạn đọc hiểu rõ hơn về quan điểm của Việt Nam xoay quanh vấn đề này, Kiến thức Quốc tế xin giới thiệu bản dịch Công hàm 257-HC năm 2016 và một phần Công hàm A/72/692 năm 2017, đây đều là những Công hàm mà Việt Nam đệ trình lên Liên Hợp Quốc nhằm phản bác lại những luận điệu sai trái của Trung Quốc, hy vọng sẽ giúp bạn đọc thêm sáng tỏ về việc này.


* Dịch phần số 2 trong Công hàm A/72/692 năm 2017

Trong các cuộc tranh luận về vấn đề chủ quyền với Việt Nam, phía Trung Quốc chủ ý dẫn lại một số tài liệu, phát ngôn và ấn phẩm bao gồm Công hàm năm 1958 của cố ********* Phạm Văn Đồng, điều này không phù hợp với thực tiễn và bối cảnh lịch sử giai đoạn 1954–1975 cũng như với các nguyên tắc giải thích luật pháp quốc tế. Trong giai đoạn lịch sử đó, Việt Nam ở trong tình trạng bị chia cắt. Chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã tiến hành các hoạt động nhằm khẳng định và bảo vệ chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Như phía Việt Nam đã nhấn mạnh nhiều lần, Công hàm của cố ********* nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chỉ nói lên một điều duy nhất, đó là sự ủng hộ với phía Trung Quốc về nguyên tắc của chiều rộng lãnh hải (ND: 12 hải lý) và không bày tỏ quan điểm gì về vấn đề chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Sự giải thích của Trung Quốc đã đi ngược lại với tuyên bố của các nhà lãnh đạo nước này vào tháng 9 năm 1975, theo đó Trung Quốc thừa nhận “có tồn tại tranh chấp giữa hai quốc gia” đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và “vấn đề này cần được hai nước giải quyết trong tương lai”. (Xem trong Công hàm ngoại ngoại giao đính kèm số 52/HC-2016 do Phái đoàn thường trực của Việt Nam gửi tới Phái đoàn thường trực các quốc gia thành viên tại Liên Hợp Quốc)

** Bản dịch Công hàm 257/HC-2016 ( Tư liệu TA: Dự án Đại Sự Ký Biển Đông)

Phái đoàn thường trực nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Liên Hợp Quốc gửi lời chào trân trọng tới Phái đoàn thường trực của các quốc gia thành viên tại Liên Hợp Quốc. Về Công hàm CLM/59/2016 ngày 1 tháng 7 năm 2016 của Phái đoàn Thường trực nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại Liên Hợp Quốc, Phái đoàn Việt Nam xin được tuyên bố quan điểm của Việt Nam như sau:

Việt Nam kiên quyết bác bỏ tất cả nội dụng, đặc biệt là những luận điệu sai trái của phía Trung Quốc trong Công hàm đã đề cập ở trên. Phía Trung Quốc đã bóp méo sự thật để tuyên bố chủ quyền bất hợp pháp đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam và để biện hộ cho hành vi sử dụng vũ lực trái phép tại Biển Đông chiếm lấy quần đảo Hoàng Sa và một số thực thể ở quần đảo Trường Sa trong các năm 1974 và 1988. Những hành động này đã vi phạm một cách trắng trợn Hiến chương Liên Hợp Quốc và nguyên tắc không sử dụng hay đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế.

Trong thời kỳ là thuộc địa và xứ bảo hộ của Pháp, chính quyền Pháp đã đại diện cho Việt Nam thực thi và bảo vệ chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thông qua một loạt những biện pháp quản lý hiệu quả và những hành động khai thác tài nguyên thiên nhiên trên các đảo thuộc hai quần đảo này. Luận điệu của phía Trung Quốc cho rằng Pháp chưa bao giờ trao trả quần đảo Trường Sa về cho Việt Nam là hoàn toàn trái với thực tiễn cũng như luật pháp quốc tế về vấn đề nhà nước kế thừa. Nó được thể hiện qua việc chính quyền Pháp ở Đông Dương sáp nhập quần đảo Trường Sa vào tỉnh Bà Rịa khi đó là thuộc địa của Pháp năm 1933. Với việc trả lại Nam Kỳ cho Việt Nam mà trong đó có tỉnh Bà Rịa, Pháp cũng đương nhiên chuyển trả lại quần đảo Trường Sa mà trước đó đã sáp nhập vào tỉnh Bà Rịa. Tại Hội nghị Hòa bình San Francisco năm 1951, khi đại diện Việt Nam tuyên bố rõ ràng về chủ quyền lâu đời của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, không có phản đối nào từ các nước tham dự, kể cả Pháp. Sau khi quân Pháp rút khỏi Việt Nam năm 1956, Việt Nam Cộng Hòa đã kiểm soát quần đảo Trường Sa. Bằng sắc lệnh số 143-NV ngày 22 tháng 10 năm 1956, chính quyền Việt Nam Cộng Hòa đã chuyển quần đảo Trường Sa từ tỉnh Bà Rịa sang tỉnh Phước Tuy.

Trong giai đoạn 1954-1975, Việt Nam tạm thời bị chia cắt thành hai phần. Do vị trí địa lý, Hoàng Sa và Trường Sa lúc đó thuộc sự quản lý của Việt Nam Cộng Hòa (Nam Việt Nam). Vì vậy, việc Việt Nam Cộng Hòa thực thi chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là phù hợp với thực tiễn và luật pháp trong bối cảnh của giai đoạn đó. Thực tế tình hình thế giới trong Chiến tranh lạnh cho thấy, có những quốc gia cũng bị chia cắt giống Việt Nam như là Đức, Yemen...Theo đó, những luận điệu của Trung Quốc dựa trên sự chia cắt của Việt Nam vào thời điểm đó hoàn toàn không có giá trị. Năm 1975, sau khi Trung Quốc đã dùng vũ lực chiếm quần đảo Hoàng Sa (1/1974), Chính quyền Việt Nam Cộng Hòa cho công bố Sách Trắng, trong đó chỉ ra một cách rõ ràng những bằng chứng lịch sử thuyết phục từ các tài liệu chính thức của nhà nước để khẳng định chủ quyền lâu đời của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trái lại, trong Sách Trắng của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa công bố năm 1980 không chỉ ra bất kỳ bằng chứng thuyết phục nào để củng cố cho yêu sách chủ quyền của Trung Quốc đối với hai quần đảo này. Hơn nữa, những luận điệu của Trung Quốc về giai đoạn Việt Nam bị chia cắt đã làm tổn thương nghiêm trọng tình cảm của nhân dân Việt Nam và không có lợi cho quan hệ hữu nghị giữa hai nước.

Lập luận của phía Trung Quốc trong đoạn 8 của Công hàm số 59/CML/2016 hoàn toàn đi ngược lại với tinh thần của bản Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc ký tháng 10 năm 2011. Những tranh chấp về lãnh thổ giữa Việt Nam và Trung Quốc ở Biển Đông có liên quan đến hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đây là những tranh chấp pháp lý tồn tại một cách khách quan và cấu thành một phần trong những tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc trên Biển Đông. Chính Trung Quốc trong nhiều dịp đã nhấn mạnh rằng có hai tranh chấp cơ bản tại Biển Đông giữa Trung Quốc và một số nước ASEAN, đó là tranh chấp về những thực thể trên Biển Đông và việc phân định ranh giới trên biển. Vì vậy, việc Trung Quốc bác bỏ sự có tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc đối với chủ quyền của quần đảo Hoàng Sa đã đi ngược với thực tế hiển nhiên rằng, Hoàng Sa là một thực thể nằm trên Biển Đông.

Một lần nữa, Việt Nam yêu cầu phía Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, tôn trọng và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo luật pháp quốc tế, kiềm chế bất kỳ hành động nào mở rộng và làm phức tạp thêm những tranh chấp, cùng với phía Việt Nam và các bên liên quan giải quyết những tranh chấp trên Biển Đông bằng phương tiện hòa bình, khách quan, công bằng, theo đúng luật pháp quốc tế, đặc biệt là Hiến chương Liên Hợp Quốc và Công ước Liên Hợp Quốc về luật biển 1982.

Nhân dịp này, Phái đoàn thường trực nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xin gửi đến Phái đoàn thường trực của các quốc gia thành viên tại Liên hợp quốc lời chào trân trọng nhất.

New York ngày 25 tháng 8 năm 2016.
tài liệu pháp lý chính thức tổng hợp và rất đầy đủ về lịch sử, hiện tại, cơ sở pháp lý của chủ quyền vn với Hoàng sa và trường sa
 

Archer

Xe điện
Biển số
OF-16170
Ngày cấp bằng
10/5/08
Số km
4,830
Động cơ
553,871 Mã lực
Tôi cũng bày tỏ tin tưởng là "Văn bản của cụ Đồng chả có gì để suy nghĩ, trừ bọn Tàu thích "Cưỡng từ đoạt lý" cho có lợi về phía chúng nó.".

Thế, bác hay bác nào đó có cái văn bản nêu trên, đề mô giùm 1 cái?
Không cần ảnh chụp, chỉ oánh máy nội dung nguyên văn kiểu "được cho là", cũng được.
Em có đáp ứng yêu cầu của bác ở trang kế rồi ạ.
 

untimate

Xe hơi
Biển số
OF-722608
Ngày cấp bằng
28/3/20
Số km
137
Động cơ
78,180 Mã lực
Cái này đã có người lo cụ ạ, thiết nghĩ ai cứ làm tốt việc người nấy là ổn ạ.
có người lo thì đã ko mất hs ts .. bg khựa nó xây sân bay khu dân cư khu hành chính , lấy cái gì đòi.. chưa tính cái văn bản 1958.
 

taplai2012

Xe trâu
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-150015
Ngày cấp bằng
21/7/12
Số km
30,400
Động cơ
516,851 Mã lực
có người lo thì đã ko mất hs ts .. bg khựa nó xây sân bay khu dân cư khu hành chính , lấy cái gì đòi.. chưa tính cái văn bản 1958.
Quá trình nó cưỡng chiếm cùng trải qua hàng chục năm. Nên cứ xác định lấy lại còn có thể mất nhiều thời gian hơn nữa.
Một mặt cứ đấu tranh ngoại giao, sẵn sàng cho cả phải chiến nếu nó manh động.
Một mặt phải chờ thời. Bao giờ cứ nội loạn sẽ hướng ra ngoài, Trung Quốc không mạnh như họ thể hiện đâu.
 

Nhân văn Dân

Xe tăng
Biển số
OF-113550
Ngày cấp bằng
20/9/11
Số km
1,917
Động cơ
404,924 Mã lực
có người lo thì đã ko mất hs ts .. bg khựa nó xây sân bay khu dân cư khu hành chính , lấy cái gì đòi.. chưa tính cái văn bản 1958.
Bắn vào lịch sử 1 viên đạn súng lục thì tương lai sẽ nhận cái gì chắc cụ biết
 

ferrari360

Xe buýt
Biển số
OF-5032
Ngày cấp bằng
30/5/07
Số km
939
Động cơ
554,826 Mã lực
Cái này đã có người lo cụ ạ, thiết nghĩ ai cứ làm tốt việc người nấy là ổn ạ.
Ai lo vậy cụ?
Đúng thật là em không biết nên mới hỏi cụ.

Và trách nhiệm,quyền hạn của người Dân là gì vậy ?
Ngoài cái đóng thuế,mưu sinh và sống trong khuôn khổ pháp luật ra?

Vận mệnh,an ninh,chủ quyền DT,QG phận Dân đen như chúng em có được biết,tham gia không cụ?
Vậy đến lúc DT,QG có vấn đề phát sinh chúng em mới được quyền Xung Phong ạ?
Vinh dự quá.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top