[Funland] Hoàng Sa - ngàn đời khắc ghi: Gặp lại người 10 lần đi Hoàng Sa

sắt con

Xe điện
Biển số
OF-203221
Ngày cấp bằng
23/7/13
Số km
3,104
Động cơ
815,681 Mã lực
Em đọc nội dung và cách trình bầy của bác Lotus rất giống nick NguyenPhuc trong diễn đàn lịch sử Việt Nam khi thanh minh cho Nguyễn Ánh , giọng văn đều đều, êm ả, rất nhẫn nại bỏ mặc những lý lẽ, cơ sở ng khác phản biện và chỉ dẫn những nội dung mình bao biện 🤭🤭🤭.
Mà thôi, đấy là cá nhân em nghĩ vậy thôi, chắc là 2 người khác nhau, bây giờ cũng nhiều người hay xem xét lại lịch sử...
...nhưng...
...nhân dân , bia miệng vẫn là khách quan và minh mẫn hơn hết...
Muốn nói gì thì nói, người dân sẽ phán xét
 
Biển số
OF-101864
Ngày cấp bằng
17/6/11
Số km
597
Động cơ
403,279 Mã lực
Trên Youtube có clip thiếu tá VNCH PHẠM VĂN HỒNG tố cáo việc đi cùng tàu với cố vấn Mỹ nhưng ra đến đảo thằng Mỹ này đòi rời tàu lên luôn đảo và sau đó đợi để bọn Tàu bắt sống cùng đám lính trên đảo. Trên biển thì tàu bắn nhầm vào nhau là việc rất khó xảy ra. Điều này chứng tỏ Mỹ và Thiệu đã liên hệ với Tàu lên kế hoạch giao đảo từ trước chứ không phải đợi không quân chuẩn bị bay ra mới ra lệnh không đánh.
 
Biển số
OF-831145
Ngày cấp bằng
22/3/23
Số km
1,042
Động cơ
553,205 Mã lực
Những ngày này tự nhiên nhớ đến anh vẩu osin, dù chả ưa anh này nhưng cũng ghi nhận công sức của anh đóng góp hỗ trợ cho gia đình ae bị thương và tử trận trong Hải chiến hoàng sa.
 

lotus23

Xe tải
Biển số
OF-833580
Ngày cấp bằng
10/5/23
Số km
348
Động cơ
520,110 Mã lực
Càng thêm nhục chứ có gì mà tô vẽ. Mỹ nói kệ nó nói, mình oánh cứ oánh. Rõ ràng ở đây tàu nó xâm lược mình. Nên hèn thì phải chấp nhận. Chứ ô tớt tô vẽ thêm làm gì. Giờ có phải như những năm 80 đâu mà dấu đố được thông tin.
Như ở Hiệp định Geneve khi T.Q đạo diễn chia cắt VN thành 2 miền. VN cũng đâu có phản đối mạnh mẽ và đâu được tự quyết vì quyền lợi dân tộc mình lúc đó? Cái này cũng có thể hiểu do tình thế, tương quan lực lượng... Khó mà trách được.
tình hiện tại có 1 số tiểu phấn hồng nằm vùng. Dù có thể uốn éo ẩn nấp dưới bất kỳ hình thức nào nhằm đánh tráo khái niệm thì HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA MÃI MÃI LÀ MỘT PHẦN KHÔNG THỂ TÁCH RỜI CỦA VIETNAM.
trên các diễn đàn 1 số cho rằng sau năm 50
Chúng ta phải chấp nhận mất hoàng sa, việc này là sai theo luật quốc tế. Trung Quốc dùng vũ lực để cưỡng chiếm Hoàng Sa từ Việtnam. Thêm một số chi tiết để các cụ tham khảo và nắm tình hình để ko bị địch làm dao động:
Theo TS. Nguyễn Thị Lan Hương - Viện Biển Đông.
“Hiện nay, cũng tồn tại nhiều luồng quan điểm cho rằng sau 50 năm, Hoàng Sa sẽ trở thành lãnh thổ của Trung Quốc. Liên quan đến vấn đề thời hiệu để thụ đắc lãnh thổ, luật pháp quốc tế có quy định về chiếm hữu thời hiệu – nghĩa là việc xác lập chủ quyền lãnh thổ thông qua các hoạt động thực thi chủ quyền theo thực tế liên tục, hoà bình trong một thời gian hợp lý. Đối tượng của chiếm hữu thời hiệu là một vùng lãnh thổ không còn hoặc chưa có chủ sở hữu hợp pháp. Bên cạnh đó, đối với chiếm hữu theo thời hiệu, cũng sẽ cần xem xét lập trường quan điểm của các quốc gia khác. Nếu một quốc gia sở hữu hoà bình một vùng lãnh thổ trong một khoảng thời gian, không có quốc gia nào phản đối thì có thể được xem là chủ ý thừa nhận chủ quyền của quốc gia đó.[5] Liên hệ với trường hợp Hoàng Sa, có thể thấy rằng: Thứ nhất, luật pháp quốc tế không quy định khoảng thời gian thế nào là “hợp lý” để chiếm hữu theo thời hiệu. Thứ hai, vào thời điểm Trung Quốc sử dụng vũ lực, Việt Nam đang chiếm hữu và quản lý một cách hoà bình Hoàng Sa; do đó, Hoàng Sa không thể bị coi là một vùng lãnh thổ không còn hoặc chưa có chủ sở hữu hợp pháp. Thứ ba,Trung Quốc không thực thi chủ quyền trên thực tế một cách “hoà bình” mà thông qua vũ lực bất hợp pháp. Thứ tư, 50 năm trôi qua, Việt Nam chưa bao giờ từ bỏ chủ quyền đối với Hoàng Sa và Trường Sa. Hoàng Sa và Trường Sa luôn là lãnh thổ không thể tách rời của Việt Nam. Chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa được khẳng định dựa trên những bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý vững chắc. Lập trường nhất quán này của Việt Nam được thể hiện trong nhiều văn bản chính thức quan trọng như Sách trắng về chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (năm 1979, 1981 và 1988), trong các tuyên bố chính thức, các văn bản lưu hành tại Liên hợp quốc và các đệ trình, tuyên bố gửi các cơ quan quốc tế liên quan.
50 năm nhìn nhận lại sự kiện Hoàng Sa để thấy rằng cần tiếp tục lên tiếng để khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với vùng lãnh thổ thiêng liêng này. Đồng thời, nhìn về quá khứ để soi rọi vào diễn biến tình hình Biển Đông hiện nay, chúng ta có thể rút ra kinh nghiệm và cảnh giác trước những hành vi “vùng xám” nhằm hiện thực hoá những yêu sách không phù hợp với luật pháp quốc tế trên Biển Đông.”
😍🇻🇳🇻🇳🇻🇳🇻🇳🇻🇳🥰 💪💪
NƯỚC NON VIỆT NAM TA VỮNG BỀN.
Hoàng Sa, Trường Sa là một phần của đất mẹ Việt Nam. Hiện non sông chưa thống nhất nhưng một ngày nào đó Hoàng Sa sẽ trở về quê hương xứ sở. Nhất định là như vậy.
Trên Youtube có clip thiếu tá VNCH PHẠM VĂN HỒNG tố cáo việc đi cùng tàu với cố vấn Mỹ nhưng ra đến đảo thằng Mỹ này đòi rời tàu lên luôn đảo và sau đó đợi để bọn Tàu bắt sống cùng đám lính trên đảo. Trên biển thì tàu bắn nhầm vào nhau là việc rất khó xảy ra. Điều này chứng tỏ Mỹ và Thiệu đã liên hệ với Tàu lên kế hoạch giao đảo từ trước chứ không phải đợi không quân chuẩn bị bay ra mới ra lệnh không đánh.
Như cụ nói từ nhân chứng thì chuẩn với nhận định của em ở một post trên là cố vấn Mỹ ở trên đảo này khuyên anh em toán lính cuối cùng còn lại ra hàng. Bởi vì tinh thần, ý chí người Việt đối với chủ quyền quốc gia rất mạnh mẽ.

Cho đến cuối chiều 20/1, toàn bộ quần đảo Hoàng Sa đã rơi vào tay Trung Quốc. Hơn 100 lính Nam Việt Nam bị giết hoặc bị thương, và 48 lính Nam Việt Nam và một sĩ quan liên lạc người Mỹ bị bắt, so với 18 lính Trung Quốc bị chết, 67 người khác bị thương."

Bối cảnh và diễn biến Hải chiến Hoàng Sa 1974

Hình ảnh mà cụ gửi rồi kết luận là bán nước hay bán chè gì đấy phải hiểu là khi trận chiến gần như ngã ngũ, tại điểm đảo Hữu Nhật và Hoàng Sa, còn một toán lính cuối cùng 30 lính bị thất thế hoàn toàn và đã buông cờ đầu hàng vì không còn các lực lượng khác hỗ trợ cũng như sự chênh lệch quá lớn về hỏa lực. Trong số này cũng lại có 1 cố vấn Mỹ được phái tới từ Đại sứ quán Mỹ. Chắc hẳn ông ta cũng bảo các anh em buông xuống đầu hàng để T.Q chiếm cho xong như đã thỏa thuận giữa T.Q và Mỹ.
 
Chỉnh sửa cuối:

DurexXL

Xe lăn
Biển số
OF-495573
Ngày cấp bằng
7/3/17
Số km
13,009
Động cơ
1,202,584 Mã lực
Nơi ở
Đỉnh Vu Sơn
... chuẩn với nhận định của em ở một post trên là cố vấn Mỹ ở trên đảo này khuyên anh em toán lính cuối cùng còn lại ra hàng. Bởi vì tinh thần, ý chí người Việt đối với chủ quyền quốc gia rất mạnh mẽ.
Túm lại là diễn tiến các bước như sau:

1.Trung Quốc đánh chiếm đảo

2. Cố vấn Mỹ khuyên lính VNCH trấn thủ đảo ra hàng

3. Đám lính này nghe lời ra hàng luôn

Nhìn 3 bước diễn biến này xong thì đám lính VNCH này cùng cấp trên của chúng trong bờ và cao nữa là đám chính quyền của chúng không xứng với câu: "tinh thần, ý chí người Việt đối với chủ quyền quốc gia rất mạnh mẽ"

Càng bốc càng thối qá
 

coolpix8700

Xe trâu
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
32,841
Động cơ
975,653 Mã lực
...
Như cụ nói từ nhân chứng thì chuẩn với nhận định của em ở một post trên là cố vấn Mỹ ở trên đảo này khuyên anh em toán lính cuối cùng còn lại ra hàng. Bởi vì tinh thần, ý chí người Việt đối với chủ quyền quốc gia rất mạnh mẽ.
Ý chí theo lệnh cố vấn mỹ thì lính ngụy từ chủ đến tớ ở thế giới này không thể đứng thứ 2.
Tại sao 1 ông mỹ lại có thể thuyết phục người Việt từ chối bảo vệ đất của ông bà họ được, điều này với nhiều con cháu họ bây giờ vẫn lấy làm tự hào được thì cũng lại không thể có ai dám xung phong lên đứng trước họ ở vị trí thứ nhất.
Rất lấy làm tiếc cho những người trước đó đã chết vì đạn tầu để đồng đội họ theo ông mỹ ra hàng!!!
 

lotus23

Xe tải
Biển số
OF-833580
Ngày cấp bằng
10/5/23
Số km
348
Động cơ
520,110 Mã lực
Túm lại là diễn tiến các bước như sau:

1.Trung Quốc đánh chiếm đảo

2. Cố vấn Mỹ khuyên lính VNCH trấn thủ đảo ra hàng

3. Đám lính này nghe lời ra hàng luôn

Nhìn 3 bước diễn biến này xong thì đám lính VNCH này cùng cấp trên của chúng trong bờ và cao nữa là đám chính quyền của chúng không xứng với câu: "tinh thần, ý chí người Việt đối với chủ quyền quốc gia rất mạnh mẽ"

Càng bốc càng thối qá
Cụ không đọc, không nắm được bối cảnh, diễn biến của trận chiến thì phát biểu làm gì nữa. Nói ngắn gọn là không hiểu thì ngồi nghe người khác bàn cụ ợ.
Xin lỗi đã làm cụ không vui
Em chỉ quan tâm tới lịch sử dưới góc độ chân thực, khách quan. Em không nhìn lịch sử dưới góc độ bám chấp, định kiến...
Chúc cụ và các cụ khác như cụ nhiều sức khỏe và nhiều niềm vui khi Tết đến Xuân về.
 
Chỉnh sửa cuối:

smallstar_2404

Xe tải
Biển số
OF-861780
Ngày cấp bằng
20/6/24
Số km
264
Động cơ
13,706 Mã lực
Tuổi
33
Túm lại là diễn tiến các bước như sau:

1.Trung Quốc đánh chiếm đảo

2. Cố vấn Mỹ khuyên lính VNCH trấn thủ đảo ra hàng

3. Đám lính này nghe lời ra hàng luôn

Nhìn 3 bước diễn biến này xong thì đám lính VNCH này cùng cấp trên của chúng trong bờ và cao nữa là đám chính quyền của chúng không xứng với câu: "tinh thần, ý chí người Việt đối với chủ quyền quốc gia rất mạnh mẽ"

Càng bốc càng thối qá
ngắn gọn nó là vậy đấy mà có vài kẻ cứ thích kể lại lịch sử. Cháu đọc có câu này:
Ông Nguyễn Hữu Hạnh, nguyên là Chuẩn tướng, phụ tá Tổng Tham mưu trưởng quân đội Sài Gòn năm 1975, kể lại:

Phía Sài Gòn, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu rình rang tổ chức "mừng chiến thắng" ở Hoàng Sa. Tôi lúc đó cảm thấy tức giận vô cùng, không hiểu được người ta ăn mừng cái gì: Tàu chìm, lính bị bắt, đất thì mất... mà hô hào chiến thắng? Tôi cất công đến thăm người bạn là phó Đề đốc Tánh (Tư lệnh phó Hải quân) để nắm tình hình... Tôi cũng không hiểu được vì sao hai nước giao tranh, người ta lại có thể thả tù binh một cách êm thấm như vậy? Không hiểu sao người ta lại tổ chức ăn mừng và Tổng thống Thiệu thì lên đài tuyên bố vài câu huênh hoang nào đó. Cuối cùng, những thông tin tình báo và tâm lý chiến cho tôi hay: Hạm đội 7 của Mỹ ở ngoài khơi đã rút khỏi miền Nam, tình hình chính trị giữa Liên XôTrung Quốc không êm thấm và Mỹ muốn giao Hoàng Sa lại cho Trung Quốc để chặn đường vào Bắc Việt Nam của hạm đội Liên Xô…
Thật sự đây là một nỗi nhục ấy ạ, không để nó yên mà cứ thích khuấy lại
 

Muon_biet

Xe cút kít
Biển số
OF-186880
Ngày cấp bằng
25/3/13
Số km
19,956
Động cơ
580,744 Mã lực
Nơi ở
Đống Đa, Hà Nội
Ông Trương Văn Quảng - cựu quân nhân kỹ thuật cơ khí tàu hải quân - được ghi nhận là người ra Hoàng Sa nhiều nhất với hơn 10 lần.
Nhà trưng bày Hoàng Sa với đại kỳ và hình ảnh con tàu lịch sử - Ảnh: B.D.
Nhà trưng bày Hoàng Sa với đại kỳ và hình ảnh con tàu lịch sử - Ảnh: B.D.

Tròn 50 năm trước, vào ngày 19-1-1974 lịch sử bi hùng, quần đảo Hoàng Sa thiêng liêng thuộc chủ quyền Việt Nam phải tạm chia lìa Tổ quốc, nhưng trong tâm trí những nhân chứng cao tuổi lẫn thế hệ trẻ hôm nay và lớp lớp con cháu mai sau vẫn ngàn đời khắc ghi. Hoàng Sa vẫn mãi mãi ở trong trái tim từng con dân nước Việt.

Những ngày giữa tháng 1, ngôi nhà ông Trương Văn Quảng trên đường Hải Triều (TP Đà Nẵng) lại chộn rộn hơn. Ông là một trong những nhân chứng Hoàng Sa cuối cùng còn sống ở TP Đà Nẵng, là đầu mối cung cấp và đối chứng thông tin cho Nhà trưng bày Hoàng Sa.

Trong số những người từng sống, làm việc ở Hoàng Sa trước thời điểm lịch sử bi tráng ngày 19-1-1974, ông Trương Văn Quảng - cựu quân nhân kỹ thuật cơ khí tàu hải quân - được ghi nhận là người ra Hoàng Sa nhiều nhất với hơn 10 lần.

Ba tôi chưa bao giờ làm cái gì mà háo hức, vui vẻ và quên ăn quên ngủ như thế. Cái góc bàn kia, ổng cứ ngồi miết từ sáng tới tối, ngày này qua ngày để hì hục viết hồi ký gửi cho báo Tuổi Trẻ và mong kết nối được với bè bạn từng đi Hoàng Sa.

Bà Trương Thị Thùy Trang (con gái ông Quảng)
Còn sống ngày nào thì còn nhớ thương Hoàng Sa
Ông Quảng giờ đã cao tuổi, mắt yếu và tai nghe kém hẳn. Nhưng mọi dòng chữ ông đã viết gửi Nhà trưng bày Hoàng Sa, từng tấm ảnh chụp chân dung trong các đợt huyện Hoàng Sa đi ghi hình nhân chứng, ông đều nhớ mãi.

Cuốn Kỷ yếu Hoàng Sa từ ngày công bố tới nay đã tái bản, chỉnh sửa hai lần. Nhưng mỗi lần giở đến trang giấy có bức hình và dòng hồi ký của ông Trương Văn Quảng, người đọc phải dừng lâu hơn.

Thăm và tặng tập tư liệu quý hiếm cho các 'nhân chứng Hoàng Sa'
Chuyện chưa kể sau những tấm ảnh đặc biệt - Kỳ 1: Bức ảnh quý của bác sĩ người Pháp về Hoàng Sa
Đưa triển lãm số về Hoàng Sa - Trường Sa vào trường học
Trong nhiều trang giấy viết nắn nót bằng tay được trích đăng, hình ảnh một quần đảo hoang sơ từ bình yên đến ngày bão lửa nổi lên được thuật lại chân thực, đầy cảm xúc.

Nay đã 84 tuổi rồi, ông Quảng ngồi tâm sự mà nước mắt cứ ứa ra. Ông bảo rằng buồn, thương và tiếc nuối nghẹn ngào...

Bà Huỳnh Thị Kim Lập, cán bộ Nhà trưng bày Hoàng Sa, nói rằng trong những trang hồi ký nóng bỏng về Hoàng Sa, câu chuyện ông Quảng chiếm nhiều trang giấy và ông cũng là người ra Hoàng Sa nhiều nhất.

Ông tốt nghiệp Trường Kỹ thuật hải quân Nha Trang ngành cơ khí máy tàu và biên chế trên tàu HQ400 thuộc hải đội hải vận hạm, Bộ tư lệnh Hải quân Sài Gòn năm 1958.

Giai đoạn này quần đảo Hoàng Sa còn thuộc sự quản lý của Việt Nam cộng hòa nên những chuyến tàu xuất phát từ Sài Gòn thường xuyên đi Đà Nẵng lấy hàng, đạn dược, nhu yếu phẩm rồi ra cung cấp kết hợp tuần tiễu ở quần đảo. Ông Quảng luôn có mặt trên những hải trình này và nhớ hết mọi hình ảnh về Hoàng Sa những ngày chưa phải rời xa Tổ quốc mình.

"Ấn tượng đầu tiên của tôi khi lên Hoàng Sa là cảnh hoang sơ, một cảm giác xa vắng trước nước trời mênh mông khiến bất kỳ ai cũng cảm thấy cô đơn. Số nhân viên trên đảo được cung cấp thực phẩm, nước uống.

Điểm chung của mọi người lúc đó là dù thiếu thốn trăm bề về vật chất, tinh thần, nhất là thông tin đài báo, mọi thứ kham khổ nhưng cùng một ý chí bất khuất, quyết tâm bảo vệ vùng hải đảo thiêng liêng của Tổ quốc", ông Quảng nhắc nhớ.

Người cựu quân nhân kỹ thuật này còn kể rằng mỗi lần ông cùng anh em thả hàng lên đảo, tàu lượn hai vòng tuần tiễu quanh Hoàng Sa thì luôn thấy rợp trời hải âu.

Anh em trên tàu thỉnh thoảng thả câu, tìm cái ăn thì mỗi lần kéo lên đều bắt được những con cá mú to bằng bắp chân.

"Cá, rùa biển, chim trời nhiều vô kể. Nước biển ở đó chảy rất xiết, mỗi lần chúng tôi thả dây câu xuống phải mất 60m mới tới đáy. Có lúc mồi bị cá mập ăn, mình buộc phải cắt dây câu. Cho tới giờ tôi chưa thấy bất cứ một nơi nào mà trù phú, giàu có tôm cá như vậy", ông Quảng tâm sự ký ức mãi mãi không quên.

Xây dựng bia chủ quyền Việt Nam ở Hoàng Sa năm 1938 - Ảnh tư liệu

Cố gắng sửa chữa tàu để ra lại Hoàng Sa
Do công việc vận hành máy tàu, ông Quảng nói rằng mình may mắn được nhiều lần ra Hoàng Sa. Mỗi chuyến đi như vậy thường kéo dài vài tuần, ông Quảng mang cho mình một thứ từ đảo để về đất liền nhưng thời gian đã làm lưu lạc, xóa dấu vết tất cả.

Có một chuyện mà ông Quảng cũng như nhiều nhân chứng từng có mặt ở Hoàng Sa đều kể là những năm trước 1974, dù chạm mặt nhau thường xuyên ở quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam nhưng các tàu Trung Quốc đều rời đi khi gặp tàu quân sự Việt Nam tuần tiễu. Đây là một trong những chứng minh rất rõ ràng quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.

Sáng 19-1-1974, sau nhiều thời gian gầm ghè khiêu khích những người lính hải quân phía Việt Nam, đồng loạt các tàu chiến Trung Quốc đã khai hỏa và cưỡng chiếm Hoàng Sa. Ông Quảng xúc động tâm sự mình nhận được tin mất đảo khi đang lụi cụi sửa tàu trong xưởng máy gần bán đảo Sơn Trà.

"Khoảnh khắc bi tráng đó tôi vẫn nhớ như in. Mấy ngày trước đó thì có nghe chỉ huy thông tin tình hình ngoài đảo rất căng thẳng, đảo và tàu mình bị hăm dọa nhưng súng chưa nổ.

Lệnh chỉ huy yêu cầu toàn bộ xưởng phải tăng ca tốc lực, bảo dưỡng máy và sửa chữa lại toàn bộ tàu thuyền hư hại để sẵn sàng đợi lệnh.

Nhưng khi nhận tin Hoàng Sa mất thì tất cả đều sững sờ. Một cảm giác buồn, mất mát và tổn thương mãi tới giờ nhớ lại tôi vẫn muốn khóc", ông Quảng run run kể.

Ông Quảng kể rằng sau ngày đất nước thống nhất, ông về Đà Nẵng làm đủ nghề để nuôi bảy người con khôn lớn.

Với tấm bằng kỹ thuật máy tàu, ông từng làm công nhân kỹ thuật trong một công ty đóng tàu Đà Nẵng. Và trong lòng ông luôn canh cánh nỗi khắc khoải, nhớ thương Hoàng Sa, nơi mình đã trải qua ngày tháng tuổi trẻ trên đầu sóng ngọn gió, bãi cát vàng thiêng liêng của Tổ quốc.
Sẽ nhận lại, kiên trì và nhẫn nại việc lớn ắt thành công!
 

sắt con

Xe điện
Biển số
OF-203221
Ngày cấp bằng
23/7/13
Số km
3,104
Động cơ
815,681 Mã lực
Túm lại là diễn tiến các bước như sau:

1.Trung Quốc đánh chiếm đảo

2. Cố vấn Mỹ khuyên lính VNCH trấn thủ đảo ra hàng

3. Đám lính này nghe lời ra hàng luôn

Nhìn 3 bước diễn biến này xong thì đám lính VNCH này cùng cấp trên của chúng trong bờ và cao nữa là đám chính quyền của chúng không xứng với câu: "tinh thần, ý chí người Việt đối với chủ quyền quốc gia rất mạnh mẽ"

Càng bốc càng thối qá
Anh thiệu anh ý rất tâm
 

vnvodoi

Xe điện
Biển số
OF-569000
Ngày cấp bằng
14/5/18
Số km
2,342
Động cơ
696,162 Mã lực
Tuổi
36
Cụ không đọc, không nắm được bối cảnh, diễn biến của trận chiến thì phát biểu làm gì nữa. Nói ngắn gọn là không hiểu thì ngồi nghe người khác bàn cụ ợ.
Xin lỗi đã làm cụ không vui
Em chỉ quan tâm tới lịch sử dưới góc độ chân thực, khách quan. Em không nhìn lịch sử dưới góc độ bám chấp, định kiến...
Chúc cụ và các cụ khác như cụ nhiều sức khỏe và nhiều niềm vui khi Tết đến Xuân về.
Thế cụ là ai mà nghĩ là mình hiểu ? Cụ định bảo là cụ ở đó khi diễn ra trận chiến à ?

Mà nói chung nhà nước và nhân dân hiện vẫn luôn thống nhất quan điểm VNCH làm mất đảo do hèn , trừ khi cụ đủ sức thay đổi được cả nước , còn chém ở đây thì coi như trẻ con gào khóc thôi !
 

doctor103

Xe container
Biển số
OF-470186
Ngày cấp bằng
14/11/16
Số km
5,020
Động cơ
118,059 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Thế cụ là ai mà nghĩ là mình hiểu ? Cụ định bảo là cụ ở đó khi diễn ra trận chiến à ?

Mà nói chung nhà nước và nhân dân hiện vẫn luôn thống nhất quan điểm VNCH làm mất đảo do hèn , trừ khi cụ đủ sức thay đổi được cả nước , còn chém ở đây thì coi như trẻ con gào khóc thôi !
Kệ người ta thôi cụ. Ở VN truyền thống là giặc đến nhà đàn bà cũng đánh, nhưng chính quyền NVT thì giặc đến nhà thì phải hỏi anh cả đã, anh cả không cho đánh thì chỉ biết NÍN trong khi khí tài quân sự không ít
 

lotus23

Xe tải
Biển số
OF-833580
Ngày cấp bằng
10/5/23
Số km
348
Động cơ
520,110 Mã lực
Thế cụ là ai mà nghĩ là mình hiểu ? Cụ định bảo là cụ ở đó khi diễn ra trận chiến à ?

Mà nói chung nhà nước và nhân dân hiện vẫn luôn thống nhất quan điểm VNCH làm mất đảo do hèn , trừ khi cụ đủ sức thay đổi được cả nước , còn chém ở đây thì coi như trẻ con gào khóc thôi !
Đọc lại những bài trên cụ ợ.
Sự việc rõ rành rành mười mươi.
Hồi trước cụ trung tướng Nguyễn Quốc Thước - nguyên tư lệnh quân khu 4 cũng từng phát biểu cần tôn vinh những người lính CHVN đã chiến đấu, hi sinh để bảo vệ chủ quyền của đất nước tại Hoàng Sa. Điều này là hiển nhiên và rất rõ ràng nếu xem lại, tìm hiểu về trận chiến.
Tùy cụ nghĩ sao là việc của cụ. Dù cụ có công nhận hay không thì nó vốn vẫn là vậy.
Trở lại sự việc để thấy Hoàng Sa đã bị T.Q "nhòm ngó" như thế nào trong suốt một thời gian dài.

Những bước chuẩn bị cho dã tâm chiếm đoạt

Là quốc gia cùng ký hiệp định Geneve năm 1954, Trung Quốc hiểu hơn ai hết Hoàng Sa và Trường Sa hoàn toàn thuộc về Việt Nam, được thế giới công nhận và được giao cho chính quyền miền Nam Việt Nam quản lý.

Ngày 1/6/1956, ngoại trưởng chính quyền Việt Nam Cộng hòa (VNCH) Vũ Văn Mẫu tuyên bố tái khẳng định chủ quyền của Việt Nam với Hoàng Sa và Trường Sa. Vài ngày sau, nhà nước Cộng hòa Pháp cũng lên tiếng xác nhận.


Ngày 22/8/1956, hải lục quân VNCH đổ bộ lên đảo chính của Hoàng Sa, dựng bia, kéo cờ. Trong cùng ngày, lực lượng hải quân tỏa ra đổ bộ lên các hòn đảo chính thuộc Trường Sa, dựng các cột đá chủ quyền và kéo quốc kỳ.

Tháng 10/1956, hải quân Đài Loan chiếm đảo Ba Bình (Itu Aba). Tranh thủ cơ hội, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa lập tức nhảy vào chiếm đảo Phú Lâm.

Hoàn cảnh lịch sử phức tạp lúc này tạo ra những thách thức vô cùng lớn với chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo. Cuộc chiến tranh Lạnh đang bước vào thời kỳ gay cấn, căng thẳng đã ít nhiều chi phối đến thực thi chủ quyền của Việt Nam với hai quần đảo. Trung Quốc đã triệt để tận dụng thời khắc đó để trục lợi và lên kế hoạch xâm chiếm.

Chính quyền VNCH đã liên tục khẳng định chủ quyền, phản đối các hành động chiếm đóng trái phép của nước ngoài trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Tuy nhiên, Trung Quốc ngày càng táo bạo và bất chấp lẽ phải, luật pháp quốc tế để ra tay xâm chiếm.

Năm 1972, Trung Quốc và Mỹ ký “Thông cáo chung Thượng Hải”. Sau đó, ngày 11/1/1974, Trung Quốc ra tuyên bố việc sát nhập các quần đảo Trường Sa theo sắc lệnh số 143/NV vào tỉnh Phước Tuy ngày 22/10/1956, trước đó 8 năm, là “lấn chiếm lãnh thổ Trung Quốc” và khẳng định yêu sách với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Ngày 12/1/1974, Chính phủ VNCH tuyên bố bác bỏ yêu sách vô lý của Trung Quốc.

Ngày 15/1/1974, Trung Quốc triển khai một lực lượng hải quân hùng hậu, trong đó nhiều tàu chiến ngụy trang thành tàu đánh cá tiến đến Hoàng Sa.
 

lotus23

Xe tải
Biển số
OF-833580
Ngày cấp bằng
10/5/23
Số km
348
Động cơ
520,110 Mã lực
Hải chiến Hoàng Sa ngày 19/1/1974

Trước khi tiếng súng bắt đầu nổ ra tại Hoàng Sa vào lúc 10h25′, ngày 19/1/1975, ngày 16/1/1974, Chính phủ VNCH đã tuyên cáo rộng rãi với thế giới bác bỏ những luận cứ vô lý của Trung Quốc và đưa ra những bằng chứng lịch sử, pháp lý được thế giới công nhận của Việt Nam với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Sau khi phát hiện sự có mặt của quân đội Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa tại vùng Hoàng Sa với cờ dựng trên các đảo Quang Anh (Money), Hữu Nhật (Robert), lực lượng quân đội VNCH được tăng cường với khu trục hạm Trần Khánh Dư, tuần dương hạm Trần Bình Trọng, hộ tống hạm Nhật Tảo. Lực lượng tăng cường của VNCH có các toán biệt hải được lệnh đổ bộ đến các đảo hạ cờ của quân đội Trung Quốc. Vài vụ xô xát đã xảy ra, súng đã nổ trên đảo Quang Hoà (Duncan) và một đảo khác.

Lực lượng hai bên bắt đầu chuẩn bị, các chiến hạm cách nhau chừng 200m. Cuộc hải chiến bắt đầu diễn ra vào lúc 10h25′ ngày 19/1/1974. Một chiến hạm của TQ bị bốc cháy. Các chiến hạm của TQ mang số 281, 182 dồn sức đánh trả khiến chiến hạm Nhật Tảo bị trúng đạn trên đài chỉ huy và hầm máy chính, hạm trưởng Ngụy Văn Thà hy sinh.

Sau hơn 1 giờ giao tranh, hai chiến hạm của TQ chìm, 2 chiếc khác bị bắn cháy. Bên lực lượng VNCH ngoài hộ tống hạm Nhật Tảo bị chìm, còn có một số chiến hạm bị thương tổn, trong đó có một số binh sĩ bị bắt và mất tích.

Lầu Năm Góc khi đó được chính quyền Sài Gòn yêu cầu can thiệp, nhưng quyết định đứng ngoài cuộc xung đột. Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ, Arthur Hummel cho chính quyền Sài Gòn biết Mỹ không quan tâm đến vấn đề Hoàng Sa.

Ngày 20/1/1974, Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam (CHMNVN) đã ra bản Tuyên bố phản đối hành động này của phía Trung Quốc. Ngày 26/1/1974, Chính phủ Cách mạng lâm thời CHMNVN tuyên bố lập trường 3 điểm về việc giải quyết các vấn đề tranh chấp lãnh thổ. Ngày 14/2/1974, Chính phủ Cách mạng lâm thời CHMNVN tuyên bố khẳng định quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là một bộ phận của lãnh thổ Việt Nam.

Nếu như Mỹ là đồng minh của Chính phủ VNCH đã làm ngơ cho Trung Quốc đánh chiếm Hoàng Sa thì Liên Xô lại phản đối. Ngày 27/1/1974, Báo Pravda (Sự thật) của ************* Liên Xô đã có bài xã luận lên án gay gắt hành vi xâm lược bằng vũ lực của Trung Quốc và cảnh báo âm mưu bành trướng của Trung Quốc trên biển Đông và Đông Nam Á. Bài xã luận khẳng định: “Hành động quân sự của Trung Quốc tại Hoàng Sa như một chủ trương bành trướng lãnh thổ là đe dọa cho các quốc gia châu Á. Việc sử dụng vũ lực để giải quyết tranh chấp đất đai, lãnh thổ là không thể nào tha thứ”.

Một số nước Nam Á đã lên tiếng phản đối hành vi dùng vũ lực của Trung Quốc.

Ngày 30/3/1974, đại biểu chính quyền VNCH khẳng định chủ quyền Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa tại Hội đồng Kinh tài Viễn Đông họp tại Colombia. Ngày 14/2/1975, Bộ Ngoại giao chính quyền VNCH công bố Sách Trắng về Hoàng Sa và Trường Sa.

Mặc cho những sự phản đối này, Trung Quốc vẫn chiếm giữ trái phép toàn bộ Hoàng Sa và tiếp tục phát triển cơ sở hạ tầng trên quần đảo cho đến nay. Nước Việt Nam thống nhất sau năm 1975 luôn tuyên bố khẳng định rõ ràng chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa.

Theo một số nhà phân tích, cuộc hải chiến Hoàng Sa cho thấy Trung Quốc đã bắt đầu sử dụng vũ lực công khai vào thời điểm khó khăn, phức tạp nhất của Việt Nam để chiếm đoạt Hoàng Sa, điều mà từ thời nhà Mãn Thanh và Quốc Dân đảng chưa dám thực hiện.
--
 

vnvodoi

Xe điện
Biển số
OF-569000
Ngày cấp bằng
14/5/18
Số km
2,342
Động cơ
696,162 Mã lực
Tuổi
36
Đọc lại những bài trên cụ ợ.
Sự việc rõ rành rành mười mươi.
Hồi trước cụ trung tướng Nguyễn Quốc Thước - nguyên tư lệnh quân khu 4 cũng từng phát biểu cần tôn vinh những người lính CHVN đã chiến đấu, hi sinh để bảo vệ chủ quyền của đất nước tại Hoàng Sa. Điều này là hiển nhiên và rất rõ ràng nếu xem lại, tìm hiểu về trận chiến.
Tùy cụ nghĩ sao là việc của cụ. Dù cụ có công nhận hay không thì nó vốn vẫn là vậy.
Trở lại sự việc để thấy Hoàng Sa đã bị T.Q "nhòm ngó" như thế nào trong suốt một thời gian dài.

Những bước chuẩn bị cho dã tâm chiếm đoạt

Là quốc gia cùng ký hiệp định Geneve năm 1954, Trung Quốc hiểu hơn ai hết Hoàng Sa và Trường Sa hoàn toàn thuộc về Việt Nam, được thế giới công nhận và được giao cho chính quyền miền Nam Việt Nam quản lý.

Ngày 1/6/1956, ngoại trưởng chính quyền Việt Nam Cộng hòa (VNCH) Vũ Văn Mẫu tuyên bố tái khẳng định chủ quyền của Việt Nam với Hoàng Sa và Trường Sa. Vài ngày sau, nhà nước Cộng hòa Pháp cũng lên tiếng xác nhận.


Ngày 22/8/1956, hải lục quân VNCH đổ bộ lên đảo chính của Hoàng Sa, dựng bia, kéo cờ. Trong cùng ngày, lực lượng hải quân tỏa ra đổ bộ lên các hòn đảo chính thuộc Trường Sa, dựng các cột đá chủ quyền và kéo quốc kỳ.

Tháng 10/1956, hải quân Đài Loan chiếm đảo Ba Bình (Itu Aba). Tranh thủ cơ hội, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa lập tức nhảy vào chiếm đảo Phú Lâm.

Hoàn cảnh lịch sử phức tạp lúc này tạo ra những thách thức vô cùng lớn với chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo. Cuộc chiến tranh Lạnh đang bước vào thời kỳ gay cấn, căng thẳng đã ít nhiều chi phối đến thực thi chủ quyền của Việt Nam với hai quần đảo. Trung Quốc đã triệt để tận dụng thời khắc đó để trục lợi và lên kế hoạch xâm chiếm.

Chính quyền VNCH đã liên tục khẳng định chủ quyền, phản đối các hành động chiếm đóng trái phép của nước ngoài trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Tuy nhiên, Trung Quốc ngày càng táo bạo và bất chấp lẽ phải, luật pháp quốc tế để ra tay xâm chiếm.

Năm 1972, Trung Quốc và Mỹ ký “Thông cáo chung Thượng Hải”. Sau đó, ngày 11/1/1974, Trung Quốc ra tuyên bố việc sát nhập các quần đảo Trường Sa theo sắc lệnh số 143/NV vào tỉnh Phước Tuy ngày 22/10/1956, trước đó 8 năm, là “lấn chiếm lãnh thổ Trung Quốc” và khẳng định yêu sách với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Ngày 12/1/1974, Chính phủ VNCH tuyên bố bác bỏ yêu sách vô lý của Trung Quốc.

Ngày 15/1/1974, Trung Quốc triển khai một lực lượng hải quân hùng hậu, trong đó nhiều tàu chiến ngụy trang thành tàu đánh cá tiến đến Hoàng Sa.
Rõ rành rành là nhà nước và nhân dân VN thừa nhận VNCH hèn nhát , bị Mỹ doạ là không dám đánh.
 

doctor103

Xe container
Biển số
OF-470186
Ngày cấp bằng
14/11/16
Số km
5,020
Động cơ
118,059 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Đọc lại những bài trên cụ ợ.
Sự việc rõ rành rành mười mươi.
Hồi trước cụ trung tướng Nguyễn Quốc Thước - nguyên tư lệnh quân khu 4 cũng từng phát biểu cần tôn vinh những người lính CHVN đã chiến đấu, hi sinh để bảo vệ chủ quyền của đất nước tại Hoàng Sa. Điều này là hiển nhiên và rất rõ ràng nếu xem lại, tìm hiểu về trận chiến.
Tùy cụ nghĩ sao là việc của cụ. Dù cụ có công nhận hay không thì nó vốn vẫn là vậy.
Trở lại sự việc để thấy Hoàng Sa đã bị T.Q "nhòm ngó" như thế nào trong suốt một thời gian dài.

....
Đừng có nhét chữ vào mồm tướng Thước

có thể ghi nhận những cố gắng của binh sĩ người Việt có lòng yêu nước nhưng chính quyền SG thì KHÔNG
 

lotus23

Xe tải
Biển số
OF-833580
Ngày cấp bằng
10/5/23
Số km
348
Động cơ
520,110 Mã lực
Hoàng Sa và Trường Sa từ lâu là một bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ Việt Nam.
Lao Động xin trân trọng giới thiệu bài viết của tác giả Chử Đình Phúc (bút danh Chử Đông Anh), hiện là nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Trung tâm Nghiên cứu Biển Đông, Viện Nghiên cứu Trung Quốc, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.

Hoàng Sa và Trường Sa từ lâu là một bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ Việt Nam. Chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo trên Biển Đông được chứng minh và khẳng định qua ba nguồn tư liệu chính.

Tư liệu của Việt Nam

Các tư liệu Việt Nam ghi chép về Hoàng Sa và Trường Sa xuất hiện muộn nhất là vào thế kỷ XV, bao gồm ba loại chính:

Một là các thư tịch cổ của các triều đại phong kiến Việt Nam. Đây là các công trình lịch sử và địa lý do nhà nước chỉ đạo biên soạn như “Đại Việt sử ký tục biên” (1775), “Đại Nam thực lục tiền biên” (1821), “Khâm định Đại Nam hội điển sử lệ” (1851), “Đại Nam nhất thống chí” (1882)...

Các tư liệu này thể hiện rõ quá trình thực thi chủ quyền liên tục của Việt Nam qua các thời kỳ, trong đó đều ghi chép thống nhất sự kiện các chúa Nguyễn “... đặt đội Hoàng Sa gồm 70 suất, lấy người xã An Vĩnh xung vào đội ấy, cắt lượt nhau đi thuyền đến đảo mò tìm sản vật. Mỗi năm cứ tháng ba ra đi, mang lương ăn sáu tháng, đi thuyền ra biển ba ngày ba đêm mới đến đảo, thu lượm hóa vật, đến tháng 8 trở về nộp...”;

Hai là những công trình khảo cứu của các học giả đương thời như “Giáp Ngọ Bình Nam đồ” (1774) của Bùi Thế Đạt, “Phủ biên tạp lục” (1776) của Lê Quý Đôn, “Quảng Thuận đạo sử tập” (1785) của Nguyễn Huy Oánh, “Lịch triều hiến chương loại chí” (1821) của Phan Huy Chú, “Việt sử cương giám khảo lược” (1877) của Nguyễn Thông ...

Trong số đó, “Phủ biên tạp lục” đã ghi chép và mô tả tương đối đầy đủ vị trí, điều kiện tự nhiên của Hoàng Sa, Trường Sa và cơ cấu tổ chức, hoạt động của hai đội Hoàng Sa và Bắc Hải.

Ban-Do-Hoang-Sa1.jpg

“Đại Nam nhất thống toàn đồ” (1838).
Ba là các bản đồ được vẽ trong các thế kỷ XV-XIX, trong đó vẽ và ghi chú về quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa nằm trong cương vực của Việt Nam, tiêu biểu có “Hồng Đức bản đồ” (1490), “Toản tập Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư” (1686), “Đại Nam nhất thống toàn đồ” (1838), “Bản quốc địa đồ” (1853)...

Bốn là các Châu bản triều Nguyễn. Đây là những văn các bản quốc gia có dấu Châu phê bằng mực màu son đỏ của nhà vua cùng với các loại dấu ấn của vương triều, trong đó có một số tờ Châu bản thể hiện cụ thể việc triều Nguyễn thực thi chủ quyền trên hai quần đảo như việc phái người ra Hoàng Sa, Trường Sa để khảo sát, đo đạc, vẽ bản đồ, cắm cột mốc, khai thác sản vật...

Tư liệu của phương Tây

Sau các cuộc phát kiến địa lý, từ cuối thế kỷ XV đầu thế kỷ XVI, người phương Tây đã đến vùng biển Hoàng Sa, Trường Sa. Những tư liệu của phương Tây liên quan đến Hoàng Sa, Trường Sa đã ghi nhận chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo này. Trong đó bao gồm ba loại:

Một là ghi chép của các nhà hàng hải, thương gia, nhà quân sự, nhà truyền giáo đã từng đến vùng Biển Đông, tiêu biểu có: “Nhật ký Batavia” (xuất bản 1631, 1634, 1636) của Công ty Đông Ấn Hà Lan, tường thuật quần đảo Hoàng Sa thuộc lãnh hải Việt Nam do chúa Nguyễn hành xử để kiểm soát các tàu biển qua lại khu vực này;

“Nhật ký về xứ Đàng Trong” (Mémoire sur La Cochinchine) (1744) của Pierre Poivre, ghi nhận việc quản lý của Việt Nam đối với Hoàng Sa dưới thời chúa Nguyễn; “Hồi ức về xứ Đàng Trong” (Le Mémoire sur Cochinchine) (1820) của Jean Baptiste Chaigneau và bài viết “Ghi chép về địa lý xứ Đàng Trong” (Note on the Geography of Cochinchina) (1837) của Jean-Louis Taberd đều khẳng định sự kiện vua Gia Long tuyên bố chủ quyền bằng việc sai người đến cắm cờ trên quần đảo Hoàng Sa năm 1816...

Hai là các công trình địa lý, lịch sử được xuất bản ở các nước Âu-Mỹ miêu tả Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam, tiêu biểu có “Địa lý vương quốc Đàng Trong” (Geography of Cochin-China Empire) (1849) của Gutzlaff ghi nhận chính quyền An Nam lập ra những trưng thuyền và một trại quân nhỏ để thu thuế ở Paracels (Hoàng Sa); “Thế giới, lịch sử và mô tả các dân tộc Nhật, Đông Dương, Xây Lan” (1850) của M.A.Dubois de Jancigny chép việc triều Nguyễn đã chiếm giữ quần đảo Hoàng Sa được 34 năm (tức từ năm 1816); “Địa lý tóm tắt” (Compendio di Geografia) (1850) do Adriano Balbi biên soạn, trong phần mô tả địa lý Vương quốc An Nam viết Paracels thuộc vương quốc này.

Ngoài ra, còn có hàng trăm đầu sách địa lý của phương Tây có ghi rõ Paracel (Hoàng Sa) thuộc “Vương quốc An Nam” được viết bằng các thứ tiếng Ý, Pháp, Đức, Anh, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hà Lan...

Ba là các bản đồ phương Tây thể hiện hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa là một phần lãnh thổ của Việt Nam và điểm cực Nam của lãnh thổ Trung Quốc chỉ đến đảo Hải Nam mà thôi, tiêu biểu có bản đồ “Atlas Thế giới” (1827) của Philippe Vandermaelen, “An Nam đại quốc họa đồ” (1838) của Jean-Louis Taberd...

Tư liệu của Trung Quốc

Các nhà nghiên cứu sau khi khảo cứu các tư liệu, thư tịch cổ của người Trung Quốc cho đến trước thế kỷ XX đi đến một số kết luận sau:

Một là, Hoàng Sa và Trường Sa chưa từng được đề cập trong các sách lịch sử và địa lý của Trung Quốc. Theo ghi chép của các bộ chính sử Trung Quốc trong suốt hơn 2.000 năm lịch sử dưới thời phong kiến, các triều đại quân chủ của nước này chưa từng quản lý về đất đai và hành chính đối với những đảo ở phía Nam đảo Hải Nam.

Không những thế, một số tư liệu Trung Quốc còn ghi nhận chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Ví dụ trong “Hải ngoại kỷ sự” (1696) của Thích Đại Sán, khi mô tả vị trí của “Vạn Lý Trường Sa” đã viết “Quãng ấy cách Đại Việt bảy ngày đường, chừng bảy trăm dặm. Thời Quốc vương trước, hằng năm sai thuyền đánh cá đi dọc theo bãi cát, lượm vàng bạc khí cụ của các thuyền hư tất vào”;

Hai là, Hoàng Sa và Trường Sa chưa từng được ghi nhận trong phương chí và bản đồ hành chính của Trung Quốc. Các bản đồ Trung Quốc có niên đại sớm nhất từ năm 299 TCN cho đến đầu thế kỷ XX đều thể hiện cực Nam lãnh thổ Trung Quốc chỉ đến đảo Hải Nam, tiêu biểu như “Hoàng triều địa dư toàn đồ” (1728), “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” (1904), “Đại Thanh đế quốc toàn đồ” (1908), “Trung Hoa Dân quốc phân tỉnh tân đồ” (1933)...

Như vậy, các nguồn tư liệu phong phú trong các thời kỳ lịch sử khác nhau của Việt Nam, phương Tây và Trung Quốc, chứng tỏ ít nhất là từ thế kỷ XVII, Việt Nam là nước chiếm hữu và thực thi chủ quyền thực sự, liên tục, hòa bình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo trên Biển Đông là không thể tranh cãi. Vì vậy, việc Trung Quốc tuyên bố chủ quyền và chiếm đóng các đảo thuộc hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa là hành động xâm phạm trái phép chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top