tình hiện tại có 1 số tiểu phấn hồng nằm vùng. Dù có thể uốn éo ẩn nấp dưới bất kỳ hình thức nào nhằm đánh tráo khái niệm thì HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA MÃI MÃI LÀ MỘT PHẦN KHÔNG THỂ TÁCH RỜI CỦA VIETNAM.
trên các diễn đàn 1 số cho rằng sau năm 50
Chúng ta phải chấp nhận mất hoàng sa, việc này là sai theo luật quốc tế. Trung Quốc dùng vũ lực để cưỡng chiếm Hoàng Sa từ Việtnam. Thêm một số chi tiết để các cụ tham khảo và nắm tình hình để ko bị địch làm dao động:
Theo TS. Nguyễn Thị Lan Hương - Viện Biển Đông.
“Hiện nay, cũng tồn tại nhiều luồng quan điểm cho rằng sau 50 năm, Hoàng Sa sẽ trở thành lãnh thổ của Trung Quốc. Liên quan đến vấn đề thời hiệu để thụ đắc lãnh thổ, luật pháp quốc tế có quy định về chiếm hữu thời hiệu – nghĩa là việc xác lập chủ quyền lãnh thổ thông qua các hoạt động thực thi chủ quyền theo thực tế liên tục, hoà bình trong một thời gian hợp lý. Đối tượng của chiếm hữu thời hiệu là một vùng lãnh thổ không còn hoặc chưa có chủ sở hữu hợp pháp. Bên cạnh đó, đối với chiếm hữu theo thời hiệu, cũng sẽ cần xem xét lập trường quan điểm của các quốc gia khác. Nếu một quốc gia sở hữu hoà bình một vùng lãnh thổ trong một khoảng thời gian, không có quốc gia nào phản đối thì có thể được xem là chủ ý thừa nhận chủ quyền của quốc gia đó.
[5] Liên hệ với trường hợp Hoàng Sa, có thể thấy rằng:
Thứ nhất, luật pháp quốc tế không quy định khoảng thời gian thế nào là “hợp lý” để chiếm hữu theo thời hiệu.
Thứ hai, vào thời điểm Trung Quốc sử dụng vũ lực, Việt Nam đang chiếm hữu và quản lý một cách hoà bình Hoàng Sa; do đó, Hoàng Sa không thể bị coi là một vùng lãnh thổ không còn hoặc chưa có chủ sở hữu hợp pháp.
Thứ ba,Trung Quốc không thực thi chủ quyền trên thực tế một cách “hoà bình” mà thông qua vũ lực bất hợp pháp.
Thứ tư, 50 năm trôi qua, Việt Nam chưa bao giờ từ bỏ chủ quyền đối với Hoàng Sa và Trường Sa. Hoàng Sa và Trường Sa luôn là lãnh thổ không thể tách rời của Việt Nam. Chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa được khẳng định dựa trên những bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý vững chắc
. Lập trường nhất quán này của Việt Nam được thể hiện trong nhiều văn bản chính thức quan trọng như Sách trắng về chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (năm 1979, 1981 và 1988), trong các tuyên bố chính thức, các văn bản lưu hành tại Liên hợp quốc và các đệ trình, tuyên bố gửi các cơ quan quốc tế liên quan.
50 năm nhìn nhận lại sự kiện Hoàng Sa để thấy rằng cần tiếp tục lên tiếng để khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với vùng lãnh thổ thiêng liêng này. Đồng thời, nhìn về quá khứ để soi rọi vào diễn biến tình hình Biển Đông hiện nay, chúng ta có thể rút ra kinh nghiệm và cảnh giác trước những hành vi “vùng xám” nhằm hiện thực hoá những yêu sách không phù hợp với luật pháp quốc tế trên Biển Đông.”
NƯỚC NON VIỆT NAM TA VỮNG BỀN.