Tại thời điểm xảy ra sự cố, BV tỉnh Hòa Bình có 19 máy thận nhân tạo, điều trị cho khoảng hơn 110 bệnh nhân. Mỗi ngày 1 máy thận chạy 3 ca (ca 1 từ 6-10h, ca 2 từ 10h - 2h chiều, ca 3 chạy từ 2h chiều đến 6h tối - em ghi giờ tương đối thôi nhé). Bệnh nhân chạy thận sẽ chạy 3 lần 1 tuần, mỗi tuần 4 tiếng (tức là 1 ca điều trị như trên ).
Bôi đậm 1: Chính xác là ca chạy đầu tiên của ngày thứ 2 xảy ra sự cố đó.
Bôi đậm 2: Em ko nói cụm RO số 1 chạy cho 10 giường. Em nói là công suất máy RO số 1 chỉ phù hợp cho khoảng 10 máy thận, khi bệnh viện lắp thêm 9 máy nữa (chia làm nhiều lần lắp) thì RO số 1 ko đủ cung cấp nước RO cho cả 19 máy. Do đó lắp thêm máy RO số 2. Cả hai máy RO này hoạt động song song, tức là nước RO sản xuât ra được đổ chung vào 1 bồn chứa nước RO và nước RO từ bồn này sẽ được bơm vào đường ống dẫn đến 19 máy thận. Do đó ko có chuyện cụ di chuyển 8 giường như cụ nói.
Bôi đậm số 3: Hệ thống làm mềm là đúng đó ạ. Một hệ thống RO cho thận nhân tạo gồm các phần chính sau: bộ tiền xử lý nước, máy RO,hệ thống đường ống dẫn nước RO đến máy thận, bồn chứa nước, bơm ... Bộ tiền xử lý nước thường gồm nhiều cột có chứa các thành phần khác nhau, cột lọc thô, cột chứa than hoạt tính để loại bỏ clo trong nước có thể làm hỏng màng RO, cột làm mềm giúp loại bỏ can xi và magie . Sau khi nước qua bộ tiền xử lý thì mới qua màng RO và tạo thành nước RO.
Em viết hơi dài, hy vọng cụ hiểu ạ.