- Biển số
- OF-569192
- Ngày cấp bằng
- 15/5/18
- Số km
- 270
- Động cơ
- 146,735 Mã lực
- Tuổi
- 31
- Nơi ở
- Hanoi
- Website
- www.facebook.com
Chào mọi người, chẳng là, dạo này hoãn Tết, em rảnh quá, sinh nông nổi mở thớt để cả nhà share lại các kinh nghiệm làm nhà - từ xây sửa, hoàn thiện nội thất căn nhà của mình. Ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm, em xin phép, em có ba bích em đi trước!
Sự khác biệt giữa 3D và thực tế.
"Ảnh 3D lung linh thế này thì lên thực tế thế nào em?" là một trong những câu hỏi em thường xuyên được hỏi từ khách hàng mới nhất.
Đó là một câu hỏi rất đúng đắn, xuất phát từ tâm lý nghi ngại, có thể do chính họ từng dính bản 3D "ảo diệu" nhưng lên thực tế thì sai chỗ nọ hỏng chỗ kia nát bét cả ý tưởng, hoặc họ được nghe người này người kia trong mối quan hệ kể về những lần "dính trấu" với đội ngũ thiết kế thi công.
Có mấy lỗi sai mà anh em "kiến trúc sư", "nhà thiết kế", em viết tắt là KTS-NTK cho nhanh nhé, thường mắc em có thể liệt kê ra như sau:
1. Thiếu hiểu biết về thực tế thi công.
Là một người KTS-NTK, khi nhận mặt bằng trên tay giống như người tướng quân ngồi đánh trận giả bằng sa bàn và đồ hình vậy. Từ mặt bằng đó, cùng những kiến thức hiểu biết, kinh nghiệm thực tế, người tướng quân có nghĩa vụ và trách nhiệm lường trước tất cả những rủi ro có thể như: tường méo, số đo sai khác, không có vị trí thao tác, không có không gian thao tác (cái này dễ hiểu là lắp bồn rửa bát âm bàn thì phải chui vào khoang bếp để làm, nhưng khoang bếp bé quá chui hổng vừa),...từ đó lập kế hoạch xử lý từng thứ một; thêm chỗ này một tí, bỏ chỗ kia một tí, để vừa đạt được tổng thể, vừa "ngon" được chi tiết.
Nhưng nếu "tướng quân" mà là hạng hữu dũng vô mưu như Lữ Bố, quen vẽ ào ào, sai đâu là do thi công, lỗi đâu là tại thi công kém, thì nghe lời khuyên của em: Chém!
Để lâu, Lữ Bố chém lại cho thì lại ngồi hát Giá như chưa từng quen.
2. Thiếu hiểu biết thực tế về đồ rời.
Đồ rời là những thứ không liền vào tường, hehe. Sofa, ghế bành, bàn trà, bàn ăn, ghế ăn, giường (loại mà có chân, có vai kiểu gỗ tự nhiên hay bọc nỉ chân sắt),...
Là một người KTS-NTK mà vô tình hay cố ý "quên béng" đi mất giá trị của những món đồ rời là một tội ác chống lại loài người!
Kiểu như, một căn hộ với budget cho nội thất thuộc tầm trung, thấp, mà lại phang nào toàn mẫu khó "nháy" (kể cả có "nháy" thì giá cũng ối giời ơi cao vì khó! Còn hàng "nháy" rẻ thì nhìn phát ra ngay là đổ lởm, cùng tiền đó, có nhiều thứ hay ho hơn nhiều) của Minotti, Christopher Guy, Caracole,...
Đó, đó là 2 lý do lớn nhất. Còn nhiều lí do khác nữa, nhưng 2 lí do này là đầu bảng cho sự khác biệt giữa 3D và thực tế. Còn tất nhiên, một số bên mặc dù cũng được khen là vẽ 3D đẹp, nhưng em thấy 3D nó chả là cái thá gì so với ảnh thực tế; và ảnh thực tế chả là cái thá gì so với việc đứng giữa một không gian thực tế.
KTS-NTK không phải là họa sỹ. Họa sỹ thì vẽ tranh xong là xong, còn KTS-NTK thì vẽ tranh xong đã coi là xong thì đáng cẩu đầu trảm!
Sự khác biệt giữa 3D và thực tế.
"Ảnh 3D lung linh thế này thì lên thực tế thế nào em?" là một trong những câu hỏi em thường xuyên được hỏi từ khách hàng mới nhất.
Đó là một câu hỏi rất đúng đắn, xuất phát từ tâm lý nghi ngại, có thể do chính họ từng dính bản 3D "ảo diệu" nhưng lên thực tế thì sai chỗ nọ hỏng chỗ kia nát bét cả ý tưởng, hoặc họ được nghe người này người kia trong mối quan hệ kể về những lần "dính trấu" với đội ngũ thiết kế thi công.
Có mấy lỗi sai mà anh em "kiến trúc sư", "nhà thiết kế", em viết tắt là KTS-NTK cho nhanh nhé, thường mắc em có thể liệt kê ra như sau:
1. Thiếu hiểu biết về thực tế thi công.
Là một người KTS-NTK, khi nhận mặt bằng trên tay giống như người tướng quân ngồi đánh trận giả bằng sa bàn và đồ hình vậy. Từ mặt bằng đó, cùng những kiến thức hiểu biết, kinh nghiệm thực tế, người tướng quân có nghĩa vụ và trách nhiệm lường trước tất cả những rủi ro có thể như: tường méo, số đo sai khác, không có vị trí thao tác, không có không gian thao tác (cái này dễ hiểu là lắp bồn rửa bát âm bàn thì phải chui vào khoang bếp để làm, nhưng khoang bếp bé quá chui hổng vừa),...từ đó lập kế hoạch xử lý từng thứ một; thêm chỗ này một tí, bỏ chỗ kia một tí, để vừa đạt được tổng thể, vừa "ngon" được chi tiết.
Nhưng nếu "tướng quân" mà là hạng hữu dũng vô mưu như Lữ Bố, quen vẽ ào ào, sai đâu là do thi công, lỗi đâu là tại thi công kém, thì nghe lời khuyên của em: Chém!
Để lâu, Lữ Bố chém lại cho thì lại ngồi hát Giá như chưa từng quen.
2. Thiếu hiểu biết thực tế về đồ rời.
Đồ rời là những thứ không liền vào tường, hehe. Sofa, ghế bành, bàn trà, bàn ăn, ghế ăn, giường (loại mà có chân, có vai kiểu gỗ tự nhiên hay bọc nỉ chân sắt),...
Là một người KTS-NTK mà vô tình hay cố ý "quên béng" đi mất giá trị của những món đồ rời là một tội ác chống lại loài người!
Kiểu như, một căn hộ với budget cho nội thất thuộc tầm trung, thấp, mà lại phang nào toàn mẫu khó "nháy" (kể cả có "nháy" thì giá cũng ối giời ơi cao vì khó! Còn hàng "nháy" rẻ thì nhìn phát ra ngay là đổ lởm, cùng tiền đó, có nhiều thứ hay ho hơn nhiều) của Minotti, Christopher Guy, Caracole,...
Đó, đó là 2 lý do lớn nhất. Còn nhiều lí do khác nữa, nhưng 2 lí do này là đầu bảng cho sự khác biệt giữa 3D và thực tế. Còn tất nhiên, một số bên mặc dù cũng được khen là vẽ 3D đẹp, nhưng em thấy 3D nó chả là cái thá gì so với ảnh thực tế; và ảnh thực tế chả là cái thá gì so với việc đứng giữa một không gian thực tế.
KTS-NTK không phải là họa sỹ. Họa sỹ thì vẽ tranh xong là xong, còn KTS-NTK thì vẽ tranh xong đã coi là xong thì đáng cẩu đầu trảm!