Em copy bài liên quan, các cụ đọc chơi: Tôi là người chủ trì cuộc nghiên cứu và thử nghiệm phục dựng hiểu biết về câu chuyện nỏ liên châu thời Âu Lạc gắn với Cao Nỗ và An Dương Vương năm 2007. Từ khi viết "Quân thủy trong chiến tranh chống Ngoại xâm" 1972-1982 với sự giúp đỡ của gs Hà Văn Tấn tôi đã tìm tiếp cận vấn đề bằng cách : 1- Hiểu về nền tảng kỹ thuật và trang thiết bị thời An Dương Vương (văn hóa cổ Ba Thục, Sở Ngô Việt, văn hóa Điền và văn hóa Đông Sơn) 2- nền kỹ thuật bản địa từ nguồn PalaeoEthnology và dân tộc học Đông Nam Á, và 3- Lịch sử tiến trình máy nỏ ở Đông Nam Á và Thế giới, 4- Quan hệ Âu Lạc, Nam Việt. Hai chiếc nỏ chế năm 2007 hiện lưu tại bảo tàng lịch sử quân sự VN và bảo tàng Phạm Huy Thông là hai trong những kết quả của công trình nghiên cứu giữa Trung tâm Tiền sử Đông Nam Á và Bảo tàng Lịch sử Quân sự VN, đã được giải nhì VIFOTEC năm 2008. Một đề án nghiên cứu tiếp theo đã được đề xuất để chế hai nỏ bắn các dàn ống 50 mũi tên một lần để phục vụ lễ hội 1000 Thăng Long (2010). Tôi đã xem "sáng chế" của bạn gì đó và nhận thấy đó chỉ là một sáng chế kỹ thuật máy bắn nỏ thuần túy, có thể lấy âm hưởng ầm ĩ từ câu chuyện An Dương Vương, chứ bản thân tác giả không hiểu gì về lịch sử thời Âu Lạc và An Dương Vương, Cao Lỗ gì cả. Việc coi các mũi tên như đầu đạn và phần chuôi (thực ra để gắn vào một thân tre gỗ) như phần tông của đầu đạn đó, cũng như vật liệu chế cánh nỏ là sai căn bản với tài liệu khảo cổ học đương thời. Tôi hoan nghênh sáng chế này, tôi nghĩ rằng mọi sáng chế có thể đăng ký sở hữu trí tuệ như bánh phồng tôm, kẹo dừa bến tre..., nhưng nói là tìm ra cách làm của Cao Nỗ hay An Dương Vương thì là nói liều, và nếu chứng minh đúng thực thì lại không còn là sáng chế nữa, mà chỉ là phiên bản copy của tiền nhân mà thôi. Tôi ủng hộ Sáng chế này có thể đi sâu để ứng dụng trong vũ khí tự tạo phục vụ chiến tranh du kích bảo vệ tổ quốc, nhưng không thể tùy tiện gắn nó với nỏ thần Cổ Loa thời Âu Lạc được.