Đối với mình địa điểm mà mình muốn đến nhất Ấn Độ chắc chắn phải là Taj Mahal, không trượt đi đâu được. Lên mạng book vé tàu đi từ Delhi thì hỡi ôi các bạn Ấn Độ của tôi ơi, các bạn nổi tiếng về công nghệ thông tin mà xây dựng trang web như hạch. Lụi cụi book tới book lui thì book được chuyến đi không có chuyến về do hết vé. Thế là lại phải lần mò ra ga mua vé, nghe nói là các chuyến tàu đi Agra – thành phố của Taj Mahal – luôn có quota nhất định cho khách du lịch nhưng chỉ có thể mua trực tiếp chứ không mua online được.
Ở ga Delhi có một phòng bán vé chuyên dành cho khách du lịch, mở cửa 24/24. Có lẽ các bạn sợ nhiều người vào phòng bán vé này quá nên phải phải đặt phòng này ở một góc khuất và dấu tịt biển hiệu đi, tìm mãi mới ra. Mở cửa bước vào phòng thì đúng là một thế giới khác, cảm giác trở về những năm 90 của thế kỉ trước. Các bác nhân viên tinh thần làm việc ngất trời, làm một tí nghỉ hai tí. Trong một tí làm thì cũng phải 1/3 tí buôn chuyện và uống trà. Máy tính thì chắc chạy MS Dos, giao diện người dùng thân thiện nhất luôn.
Cứ từ từ, đâu sẽ vào đó, không phải vội
Mình chọn đi tàu Gatimaan Express, tàu nhanh phục vụ cho các bạn khách du lịch từ Dehli tới Agra. Tàu này chỉ có một chuyến một ngày, sáng đi từ Delhi tối về lại Delhi. Nghe đồn đây là tàu nhanh nhất Ấn Độ, tốc độ tối đa khoảng 150km/h. Lêu lêu tàu Thống Nhất. Đây là loại tàu cao cấp của Ấn Độ rồi, nên không thấy cảnh người bám đít tàu như vẫn hay thấy. Tàu cũng sạch sẽ, khác hẳn hình ảnh ken chật người vẫn hay thấy trên Internet. Mặc dù vé là vé điện tử nhưng bác soát vé vẫn chọn phương pháp truyền thống, cầm một quyển sổ cỡ A3 để kiểm tra tên và số ghế. Cảm giác cái nước Ấn Độ này luôn kiểu kiểu chân trái đá chân phải, nửa muốn hiện đại nửa muốn truyền thống, cứ lỡ cỡ thế nào rất khó tả.
Tàu cũng xịn mịn, có cả ăn trưa
Đến Agra, việc đầu tiên là kiếm một xe tuk tuk chạy ra Taj Mahal đã. Ở Ấn Độ thì luôn có ít nhất hai quầy vé, một cho người Ấn Độ và một cho người nước ngoài. Vé cho người nước ngoài đắt chắc phải hơn chục lần là ít. Mình thì hoàn toàn ủng hộ duy trì hai giá vé kiểu này, khách đến chơi thì chịu khó mà bỏ tiền ra thôi. Vừa mua vé xong thì có bạn đeo thẻ hướng dẫn du lịch ra mời tour. Chào mời mình các kiểu, bảo mày xếp hàng thì còn mít mới vào được, nhìn cái hàng kia kìa. Nghĩ gặp khách sộp, nào ngờ cũng gặp một thằng rẻ tiền, mình là người có thời gian mà, cứ thong thả. Nhưng quả tình nhìn dòng người xếp hàng mình cũng hơi hãi hãi. Nhưng thôi đã trót rẻ tiền rồi, thì phải nhập vai thôi. Ơ mà nào ngờ có tổng cộng ba hàng, hàng ngoài cùng cho nam, hàng trong cùng cho nữ. Hai hàng này đông nghẹt, chắc phải mấy trăm người mỗi hàng. Lọt thỏm ở giữa là hàng cho người mua vé nước ngoài, vắng tanh như chùa bà đanh. Các bạn Ấn Độ chơi chiêu thật, chắc cũng khối bạn khách du lịch nghĩ là đông thế này kiếm bạn tour guide cho đỡ phải xếp hàng.
Ở Ấn Độ mà không tỉnh táo thì rất dễ dính chiêu. Các bạn đúng kiểu sống trong một đất nước hơn 1 tỉ người, không ranh mãnh khéo không còn đất mà cạp. Như bạn tuk tuk thì chỉ chực đưa mình vào mấy shop kiếm tí tiền hoa hồng. Bạn ở shop thì mồm nói loại này đang giảm giá này, tay thì dúi đưa mình loại đắt nhất. Các bạn cứ bình tĩnh, lừa đảo thì quê mình cũng có, cần gì đến đây để xem.
Xếp hàng vào Taj Mahal
Đằng sau cái cửa siêu to này là Taj Mahal
Nhưng thôi, mục đích chủ yếu của mình là đến xem Taj Mahal nên cũng bỏ qua cho các bạn, và quả thật là không phải thất vọng. Đây có lẽ là công trình hiếm hoi khiến mình trầm trồ đến thế. Không hiểu sao mình đặc biệt ấn tượng với kiến trúc của Taj Mahal. Taj Mahal có lẽ là đỉnh cao của kiến trúc Mughal, pha trộn giữa kiến trúc Hồi giáo, Ba Tư và Ấn Độ. Mình sẽ không ngần ngại bầu chọn nó vào top 2 công trình đẹp nhất mà mình từng thấy. Cái đẹp nhất thì chắc chắn phải là tháp Rùa rồi, vừa to vừa tinh xảo.
Taj Mahal đây
Taj Mahal được bác Shah Jahan – một vị vua Ấn Độ xây để làm mộ cho người vợ yêu quý của mình. Câu chuyện tình này khá buồn, bởi khi Taj Mahal đang được xây dựng thì bác này bị người con trai của mình quản thúc tại gia. Bác vua này cuối cùng cũng không bao giờ được đặt chân vào Taj Mahal khi nó hoàn thành. Âu cũng là số phận.
Một góc Taj Mahal
Lối vào bên trong Taj Mahal
Dù sao đi nữa thì đây cũng là một công trình để đời, một kiệt tác mà người Ấn Độ để lại cho thế giới. Các bạn có thể tưởng tượng một tòa nhà bằng đá cẩm thạch trắng muốt siêu to khổng lồ, nằm xuất hiện chình ình trong một khu vườn cũng khổng lồ siêu to nó ấn tượng đến thế nào. Nghe nói đá cẩm thạch này sẽ đổi màu theo ánh nắng mặt trời, hoàng hôn hay bình minh gì đó sẽ có màu tím ngắt. Đấy là chuyện của hoàng hôn và bình minh, còn mình đến lúc chính ngọ nên chỉ thấy một màu trắng nõn nà. Trên các bức tường là những dòng chữ chắc trích từ kinh Quran. Các dòng chữ này cũng được làm bằng đá rồi ghép lại trên tường Taj Mahal. Phải nói là cực kì công phu, khó có thể không cảm thấy choáng ngợp bởi độ tỉ mỉ và tinh xảo của công trình này. Lời nói là vô ích, ảnh chụp từ điện thoại cùi càng khó thu hết được vẻ đẹp của nó. Chỉ có mắt thấy, tay sờ mới có thể cảm nhận được phần nào Taj Mahal.
Gần Taj Mahal có một baby Taj, như cái tên mà các bạn tuk tuk vẫn gọi. Baby Taj là lăng mộ được Nur Jahan, vợ cuối của bố vua Shah Jahan, xây cho người cha quá cố của mình. Tóm lại là lăng của bố mẹ kế của ông vua xây Taj Mahal. Baby Taj do đó có thể được xem là phiên bản thử nghiệm của Taj Mahal. Về kích cỡ thì baby Taj phải gọi Taj Mahal bằng ông nội, nhưng về độ chi tiết thì Taj Mahal phải gọi baby Taj bằng bố. Các bạn có thể xem hình để thấy một phần nào độ chi tiết của nó.
Baby Taj
Baby Taj rõ ràng là ít khách du lịch hơn Taj Mahal, nên các bạn Ấn Độ cũng tranh thủ tăng gia sản xuất, làm một vườn rau nho nhỏ trước cửa lăng. Lúc ra đây mấy ông tuk tuk cứ bảo mày sang bên đấy không có xe đâu, đặt luôn xe tao đây này. Toàn tào lao bí đao, ở đây chỉ cần giang tay là là 3 cái tuk tuk tấp vào, còn không cứ Uber mà đặt.
Trồng thêm ít rau có gì mà căng
Ở Agra còn có một điểm du lịch nổi tiếng là pháo đài Agra – Agra Fort. Pháo đài này còn gọi là pháo đài đỏ, bởi được xây bởi đá đỏ. Gọi là pháo đài nhưng nó chắc phải to ngang một khu thành, tính ra gần gấp rưỡi khu Hoàng Thành Thăng Long hiện nay. Agra là cố đô của Ấn Độ, khu pháo đài này là nơi ở hoàng cung cho tới thế kỉ 17 nên không có gì bất ngờ khi nó hoành tráng như vậy cả. Đường vào cổng thành sở dĩ xây to như vậy để đảm bảo voi chiến có thể quay đầu. Lỡ kết Taj Mahal rồi mặc dù vẫn gật gù thấy pháo đài này hoành tráng những cũng không có quá nhiều ấn tượng. Thong thả dạo vài vòng rồi thong thả lên tàu về Delhi.
Ở ga Delhi có một phòng bán vé chuyên dành cho khách du lịch, mở cửa 24/24. Có lẽ các bạn sợ nhiều người vào phòng bán vé này quá nên phải phải đặt phòng này ở một góc khuất và dấu tịt biển hiệu đi, tìm mãi mới ra. Mở cửa bước vào phòng thì đúng là một thế giới khác, cảm giác trở về những năm 90 của thế kỉ trước. Các bác nhân viên tinh thần làm việc ngất trời, làm một tí nghỉ hai tí. Trong một tí làm thì cũng phải 1/3 tí buôn chuyện và uống trà. Máy tính thì chắc chạy MS Dos, giao diện người dùng thân thiện nhất luôn.
Cứ từ từ, đâu sẽ vào đó, không phải vội
Mình chọn đi tàu Gatimaan Express, tàu nhanh phục vụ cho các bạn khách du lịch từ Dehli tới Agra. Tàu này chỉ có một chuyến một ngày, sáng đi từ Delhi tối về lại Delhi. Nghe đồn đây là tàu nhanh nhất Ấn Độ, tốc độ tối đa khoảng 150km/h. Lêu lêu tàu Thống Nhất. Đây là loại tàu cao cấp của Ấn Độ rồi, nên không thấy cảnh người bám đít tàu như vẫn hay thấy. Tàu cũng sạch sẽ, khác hẳn hình ảnh ken chật người vẫn hay thấy trên Internet. Mặc dù vé là vé điện tử nhưng bác soát vé vẫn chọn phương pháp truyền thống, cầm một quyển sổ cỡ A3 để kiểm tra tên và số ghế. Cảm giác cái nước Ấn Độ này luôn kiểu kiểu chân trái đá chân phải, nửa muốn hiện đại nửa muốn truyền thống, cứ lỡ cỡ thế nào rất khó tả.
Tàu cũng xịn mịn, có cả ăn trưa
Đến Agra, việc đầu tiên là kiếm một xe tuk tuk chạy ra Taj Mahal đã. Ở Ấn Độ thì luôn có ít nhất hai quầy vé, một cho người Ấn Độ và một cho người nước ngoài. Vé cho người nước ngoài đắt chắc phải hơn chục lần là ít. Mình thì hoàn toàn ủng hộ duy trì hai giá vé kiểu này, khách đến chơi thì chịu khó mà bỏ tiền ra thôi. Vừa mua vé xong thì có bạn đeo thẻ hướng dẫn du lịch ra mời tour. Chào mời mình các kiểu, bảo mày xếp hàng thì còn mít mới vào được, nhìn cái hàng kia kìa. Nghĩ gặp khách sộp, nào ngờ cũng gặp một thằng rẻ tiền, mình là người có thời gian mà, cứ thong thả. Nhưng quả tình nhìn dòng người xếp hàng mình cũng hơi hãi hãi. Nhưng thôi đã trót rẻ tiền rồi, thì phải nhập vai thôi. Ơ mà nào ngờ có tổng cộng ba hàng, hàng ngoài cùng cho nam, hàng trong cùng cho nữ. Hai hàng này đông nghẹt, chắc phải mấy trăm người mỗi hàng. Lọt thỏm ở giữa là hàng cho người mua vé nước ngoài, vắng tanh như chùa bà đanh. Các bạn Ấn Độ chơi chiêu thật, chắc cũng khối bạn khách du lịch nghĩ là đông thế này kiếm bạn tour guide cho đỡ phải xếp hàng.
Ở Ấn Độ mà không tỉnh táo thì rất dễ dính chiêu. Các bạn đúng kiểu sống trong một đất nước hơn 1 tỉ người, không ranh mãnh khéo không còn đất mà cạp. Như bạn tuk tuk thì chỉ chực đưa mình vào mấy shop kiếm tí tiền hoa hồng. Bạn ở shop thì mồm nói loại này đang giảm giá này, tay thì dúi đưa mình loại đắt nhất. Các bạn cứ bình tĩnh, lừa đảo thì quê mình cũng có, cần gì đến đây để xem.
Xếp hàng vào Taj Mahal
Đằng sau cái cửa siêu to này là Taj Mahal
Nhưng thôi, mục đích chủ yếu của mình là đến xem Taj Mahal nên cũng bỏ qua cho các bạn, và quả thật là không phải thất vọng. Đây có lẽ là công trình hiếm hoi khiến mình trầm trồ đến thế. Không hiểu sao mình đặc biệt ấn tượng với kiến trúc của Taj Mahal. Taj Mahal có lẽ là đỉnh cao của kiến trúc Mughal, pha trộn giữa kiến trúc Hồi giáo, Ba Tư và Ấn Độ. Mình sẽ không ngần ngại bầu chọn nó vào top 2 công trình đẹp nhất mà mình từng thấy. Cái đẹp nhất thì chắc chắn phải là tháp Rùa rồi, vừa to vừa tinh xảo.
Taj Mahal đây
Taj Mahal được bác Shah Jahan – một vị vua Ấn Độ xây để làm mộ cho người vợ yêu quý của mình. Câu chuyện tình này khá buồn, bởi khi Taj Mahal đang được xây dựng thì bác này bị người con trai của mình quản thúc tại gia. Bác vua này cuối cùng cũng không bao giờ được đặt chân vào Taj Mahal khi nó hoàn thành. Âu cũng là số phận.
Một góc Taj Mahal
Lối vào bên trong Taj Mahal
Dù sao đi nữa thì đây cũng là một công trình để đời, một kiệt tác mà người Ấn Độ để lại cho thế giới. Các bạn có thể tưởng tượng một tòa nhà bằng đá cẩm thạch trắng muốt siêu to khổng lồ, nằm xuất hiện chình ình trong một khu vườn cũng khổng lồ siêu to nó ấn tượng đến thế nào. Nghe nói đá cẩm thạch này sẽ đổi màu theo ánh nắng mặt trời, hoàng hôn hay bình minh gì đó sẽ có màu tím ngắt. Đấy là chuyện của hoàng hôn và bình minh, còn mình đến lúc chính ngọ nên chỉ thấy một màu trắng nõn nà. Trên các bức tường là những dòng chữ chắc trích từ kinh Quran. Các dòng chữ này cũng được làm bằng đá rồi ghép lại trên tường Taj Mahal. Phải nói là cực kì công phu, khó có thể không cảm thấy choáng ngợp bởi độ tỉ mỉ và tinh xảo của công trình này. Lời nói là vô ích, ảnh chụp từ điện thoại cùi càng khó thu hết được vẻ đẹp của nó. Chỉ có mắt thấy, tay sờ mới có thể cảm nhận được phần nào Taj Mahal.
Gần Taj Mahal có một baby Taj, như cái tên mà các bạn tuk tuk vẫn gọi. Baby Taj là lăng mộ được Nur Jahan, vợ cuối của bố vua Shah Jahan, xây cho người cha quá cố của mình. Tóm lại là lăng của bố mẹ kế của ông vua xây Taj Mahal. Baby Taj do đó có thể được xem là phiên bản thử nghiệm của Taj Mahal. Về kích cỡ thì baby Taj phải gọi Taj Mahal bằng ông nội, nhưng về độ chi tiết thì Taj Mahal phải gọi baby Taj bằng bố. Các bạn có thể xem hình để thấy một phần nào độ chi tiết của nó.
Baby Taj
Baby Taj rõ ràng là ít khách du lịch hơn Taj Mahal, nên các bạn Ấn Độ cũng tranh thủ tăng gia sản xuất, làm một vườn rau nho nhỏ trước cửa lăng. Lúc ra đây mấy ông tuk tuk cứ bảo mày sang bên đấy không có xe đâu, đặt luôn xe tao đây này. Toàn tào lao bí đao, ở đây chỉ cần giang tay là là 3 cái tuk tuk tấp vào, còn không cứ Uber mà đặt.
Trồng thêm ít rau có gì mà căng
Ở Agra còn có một điểm du lịch nổi tiếng là pháo đài Agra – Agra Fort. Pháo đài này còn gọi là pháo đài đỏ, bởi được xây bởi đá đỏ. Gọi là pháo đài nhưng nó chắc phải to ngang một khu thành, tính ra gần gấp rưỡi khu Hoàng Thành Thăng Long hiện nay. Agra là cố đô của Ấn Độ, khu pháo đài này là nơi ở hoàng cung cho tới thế kỉ 17 nên không có gì bất ngờ khi nó hoành tráng như vậy cả. Đường vào cổng thành sở dĩ xây to như vậy để đảm bảo voi chiến có thể quay đầu. Lỡ kết Taj Mahal rồi mặc dù vẫn gật gù thấy pháo đài này hoành tráng những cũng không có quá nhiều ấn tượng. Thong thả dạo vài vòng rồi thong thả lên tàu về Delhi.