Em không biết cụ theo tôn giáo nào, nhưng theo em biết, quan điểm của phật giáo NGUYÊN THỦY (PGNT - phật giáo gốc, theo cuộc đời của đức Phật) thì:
1/ con người tái sinh liên tục, qua nhiều hình dạng thân xác khác nhau tùy theo nghiệp của họ ở kiếp hiện tại hoặc nhiều kiếp trước. Ngay sau khi chết, con người tái sinh trong một mầm sống khác, một thân xác khác.
2/ thân xác của con người chỉ tồn tại trong một thời gian nhất định, và nó không phải là con người đó.
Với quan điểm này, cái thân xác sau khi dừng mọi hoạt động, nó trở thành một khối vật chất vô tri, vô giác, và làm gì nó cũng không phải là vấn đề cần quan tâm.
Việc đốt, hay chôn bản chất không có gì khác nhau, đó là làm tan biến khối vật chất đó. Nếu nói đốt là tội nghiệp, thì chôn dưới đất, để thối giữa, phân hủy dần dần cũng tội nghiệp không kém. Nếu nói đốt sẽ gây ra vấn đề gì về tâm linh, thì các nước có tỷ lệ hỏa táng cao như Nhật, họ đã bị rồi.
Vấn đề thờ cúng.
Cũng theo quan điểm của PGNT, việc thờ cúng theo phong tục có tính chất tưởng nhớ về người đã chết, có tác dụng cho người sống là chính, thực tế người đã chết không thụ hưởng gì từ lễ vật dâng cúng, vì người chết đó đã tái sinh thành một người khác rồi.