Cấy mô từ đỉnh sinh trưởng Việt Nam làm nhiều rồi cụ nhé. Trước đây thì công nghệ này mới nên khó khăn, giờ nó phổ biến rồi nên chỉ cần phòng thí nghiệm của cơ sở con con cũng làm được. Người ta cấy mô cho cây trồng như các loại cây ăn trái là nhiều, gần đây mới chuyển qua cấy mô cây hoa cảnh trong đó có lan.
Theo một số nhà sinh vật học thì cây lan như phi điệp / giả hạc có bộ gen có cấu trúc "lỏng lẻo" nên có nhiều biến dị, đặc trưng là các mặt hoa, thân lá có kiểu hình phong phú. Nhưng một số biến dị kiểu hoa cánh trắng...thì gọi là các đột biến điểm, đặc trưng của đột biến điểm là dễ mất đi nếu thực hiện sinh sản hữu tính hoặc nhân bản theo cấy mô. Vì vậy đến nay thì chưa thể nhân bản nuôi cấy mô cho các loài lan đột biến mà giữ lại được nguyên vẹn cấu trúc gen nguyên gốc, hay nói cách khác là cây con giống hệt cây mẹ. Chỉ còn cách nhân kie là theo kiểu sinh sản vô tính, giữ lại nguyên cấu trúc của cây.
PS: Trở lại chuyện lan điệp thì em vẫn cho rằng các nhà vườn, các bang hội (chủ yếu là nhà vườn, đầu nậu) câu kết để đẩy giá lên chứ phi điệp thường / đột biến không phải là loại hiếm có khó tìm vì:
(1) nhân bản dễ dàng, dễ trồng. Một đoạn thân dài 50cm khoảng chục mắt ngủ nhân kie lên thì đã có khoảng 8-9 cây con
(2) Không hiếm. Vì nhân bản dễ nên cây này không hiếm, ví dụ 5ctpt giờ nhà nhà trồng, người người trồng. Lên mạng chỉ cần hỏi em cần mua 5ctpt là cả 1 dàn ra chào mời (thật giả lẫn lộn chưa tính nhưng chắc chắn cũng 50% thật) => dễ mua.
Vì thế nên theo em vẫn do đầu nậu làm giá, theo kiểu đa cấp. Nhiều ông máu chơi thực sự thì sẵn sàng bỏ tiền ra chơi, nhân được kie thì cũng muốn bán giá cao (gỡ vốn), các nhà vườn thì đẩy giá kiếm lời, ông sau mua cao rồi bán cao lên thành vòng luẩn quẩn. Và cho dù cao đến đâu, đẹp đến đâu rồi sẽ đến điểm dừng và...xuống vì đến lúc nào đó cảm thấy hết hot nhà vườn sẽ đẩy một giống, loài khác lên thay thế mà thôi