Chấp nhận nghèo, nhưng đồng thời điều chỉnh cơ cấu nền kinh tế thì mới dần tự cường được. Chứ ko thì chỉ là cắn răng chịu khổ thuần tuý thôi, chẳng có cơ vươn lên.
Dù ko nhắc đến tên ai, tên DN nào, nhưng cứ nhắc đến tai hại của bđs là nhiều cụ khó chịu. Trong khi vấn đề này cực kì liên quan đến giai đoạn chịu khổ để điều chỉnh tự cường sắp tới. Ko rõ nguyên nhân, điểm cản trở, thì sao có điều chỉnh phù hợp. Nhiều năm qua vòng xoáy bđs làm giàu cho 1 số người, 1 số DN, nhưng làm méo mó nền kinh tế, cơ chế phân bổ nguồn lực XH, dòng chảy đào tạo ngành nghề, gây khó khăn lớn cho phát triển sx của nhiều DN từ nhỏ đến lớn, chặn đường khởi nghiệp các DN non trẻ, .... Nếu mà chỉ ra được điều gì dẫn đến tình trạng này thì có thể coi đó là tội đồ cản trở sự tự cường của đất nước.
Từ hồi em là sinh viên ngành kỹ thuật, em đã được nghe giảng rất nhiều là phát triển KHCN là nhiệm vụ hàng đầu để hiện đại hóa đất nước. Nhưng hàng chục năm qua vẫn có gì đó bất cập sao đó. Giờ thì chắc ko thể chỉ nói không thôi, mà phải làm gì đó cụ thể hơn thôi.
Trước 2010, trước khi bđs bắt đầu vào đà tăng giá, Nhà nước đã từng có chủ trương đầu tư vào KHCN, và đã thất bại. Các cụ có biết vì sao KHCN của VN không thành công không?
Các cụ đã bao giờ tìm hiểu xem các doanh nghiệp Mỹ khi bắt đầu khởi nghiệp họ đã nhận được gì mà lại thành công? Đã bao giờ so sánh hoàn cảnh của họ khi họ bắt đầu với hoàn cảnh của VN chưa? Hay chỉ nghĩ là họ làm được thì ta cũng làm được?
Các tỷ phú Mỹ đời đầu cũng giàu lên nhờ phân lô bán nền và đào xúc múc bán thôi các cụ nhé, chả có KHCN cái khỉ gì đâu. Jacob Astor (1763-1848), tỷ phú bđs. Stephen Girard (1750-1831), tỷ phú bđs. Andrew Carnegie (1835-1919), tỷ phú xây dựng. Rockefeller (1839-1937), tỷ phú dầu mỏ.
Các cụ gg danh sách các tỏi phú Mẽo trong lịch sử sẽ thấy các tỏi phú đời đầu đều là BĐS, tiếp theo là thế hệ tỏi phú xây dựng, chủ yếu liên quan tới ngành đường sắt, sau đó là các tỏi phú đào xúc múc bán, cuối cùng đến cuối tk 19, đầu thế kỷ 20 thì các tỏi phú KHCN mới ra đời. Nói chung mất cỡ 200 năm.
Cái mà KHCN của VN không có, nhưng của Mỹ có, đó là tiền đầu tư, chưa có sản phẩm tương tự và
đầu ra thương mại.
Tiền thì nhà nước mình từng đầu tư vào KHCN rồi, cho tiền các viện nọ viện kia, nhưng không có đầu ra nên thất bại. Các cụ có nghiên cứu bằng giời nhưng không thương mại hóa được nó thì sẽ thất bại thôi. Các cụ muốn làm chủ công nghệ thì công nghệ đó cũng phải bán ra tiền được, chứ nghiên cứu xong không bán được rồi bỏ xó thì cũng chả có làm chủ gì sất.
Dân làm KHCN Mỹ đời đầu thì họ làm như nào?
Khi họ nghiên cứu, phát minh ra cái gì đó mà họ nghĩ là nó hay ho, có ích, và
bán được nhiều thì họ đi tìm mấy ông nhà giàu trong lĩnh vực đó để thuyết phục là sản phẩm của tôi hay lắm, sẽ có lãi lắm. Nhà đầu tư mà thấy ok thì họ bơm tiền vào và thường là họ sẽ lo luôn đầu ra. Một kiểu nữa là chủ doanh nghiệp họ có nhu cầu về 1 sản phẩm cụ thể nào đó chưa có trên thị trường, thì họ sẽ tìm đến các nhà phát minh, trường ĐH để đặt hàng nghiên cứu. Trường hợp này dễ hơn vì đầu ra có rồi, các cụ chỉ cần nghiên cứu ra được cái sản phẩm đúng theo yêu cầu thôi. Chứ nếu các cụ chỉ trông chờ vào nhà nước bơm tiền để nghiên cứu mà không có đầu ra thì thất bại cầm chắc trong tay.
Đã có rất nhiều nhà phát minh của Mỹ chết trong nghèo khó chỉ vì phát minh của họ đi trước thời đại và không tìm được ai đầu tư. Rồi có khi chục năm sau 1 nhà phát minh khác chỉ cần bê nguyên phát minh đó, chỉnh sửa một chút cho phù hợp với hoàn cảnh mới thì lại bán chạy phe phé.
VN cho đến tận vài năm gần đây mới có các Shark cũng vừa giúp bơm tiền vừa lo đầu ra (tức là chậm hơn Mỹ 150 năm), nhưng có vẻ các Shark của VN cũng chỉ quan tâm cái nào dễ xơi thôi, đa phần là làm ra sản phẩm nào lấp vào chỗ trống còn thiếu trên thị trường chứ không phải tạo ra cái gì đột phá. Các cụ cứ có sản phẩm đột phá, thuyết phục được các Shark đầu tư là thành công, chứ đừng trông chờ nhà nước.
Các doanh nghiệp như VF, các cụ chê là nhập đồ TQ về lắp ráp, làm ăn chộp giật, không chịu nghiên cứu làm chủ công nghệ. Nhưng thực tế cách làm của VF cũng chính là cách làm của Nhật, Hàn, TQ. Tất cả bọn họ ban đầu cũng phải mua công nghệ phương Tây về, tháo ra nghiên cứu, làm chủ được cái mua về đã rồi mới nghĩ đến chuyện nghiên cứu cái mới.
Vì sao phải làm thế? Nó quay lại câu chuyện làm ra thì có đầu ra để quay vòng vốn hay không? Bây giờ VF mới đi nghiên cứu chế tạo cái động cơ , cục pin, khung gầm thì biết đến bao giờ mới thành công? Bí mật công nghệ của nước ngoài họ mất cả trăm năm nghiên cứu, ai cho tiền doanh nghiệp để đi từ con số 0. Rồi những sản phẩm sơ khai đó bán ra thì ai mua khi mà trên thị trường đã có các sản phẩm tiên tiến hơn. Nhà nước thì không thể bảo hộ bao tiêu sản phẩm được, cũng không thể đóng cửa như TQ để ép người dân phải dùng mấy cái sản phẩm thô sơ đó được. Thế thì doanh nghiệp lăn ra mà chết chứ sống sao nổi.