Việc anh 100 đánh thuế VN vốn dĩ đã được dự đoán từ lâu rồi. Nhiều nguyên nhân chứ không phải tự nhiên họ đánh thuế đâu.
Lâu lâu cần có một sự sàng lọc như thế này, giống như một cuộc đại phẫu, sau đó thì em tin là mọi thứ sẽ theo chiều hướng tốt lên thôi.
Nước Mỹ không thể sản xuất được tất cả mọi thứ nên cũng vẫn phải nhập khẩu thôi, thuế má chỉ là một cách hay một công cụ để sàng lọc, sắp xếp lại thôi. Tôi thích ai thì tôi sẽ nhập hàng của người đó, chúng ta là bạn bè thì hỗ trợ lẫn nhau, là kẻ thù thì tiêu diệt lẫn nhau thôi,
Khi nhìn về tương lai cuộc chiến của Ukraina, nếu nó kết thúc thì Nga không phải là kẻ thù số 1 của Mỹ nữa rồi, chỉ có Trung Quốc là đối thủ duy nhất và là kẻ thù số 1 của Mỹ. Và đối với Trung Quốc cũng như vậy, hai bên đều đã "tuốt gươm ra khỏi vỏ" rồi nên họ sẽ đánh nhau bằng chiến tranh kinh tế trước đã.
Việc áp dụng thuế cao trên toàn cầu là cách hữu hiệu nhất để loại bỏ các nhà sản xuất Trung Quốc, họ sẽ không có cơ hội xuất khẩu thêm vào Mỹ nữa. Thuế cao sẽ khiến các nhà sản xuất Trung Quốc mất sức cạnh tranh với các nước khác. Người tiêu dùng Mỹ chấp nhận mua hàng đắt hơn để loại bỏ hàng Trung Quốc.
Trump nhận ra rằng Mỹ đã phụ thuộc sâu vào chuỗi cung ứng từ Trung Quốc và Trump muốn thay đổi điều này. trước khi quá muộn. Chú Sam đã quá ngây thơ khi làm ăn với người Trung Quốc và nay dù có làm mọi cách để ngăn chặn việc chuyển giao công nghệ thì mọi thứ cũng có vẻ đã quá muộn rồi.
Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng nề nhưng cú sốc này cũng là cần thiết để cải tổ nền kinh tế Việt Nam, tránh bị phụ thuộc hoàn toàn vào việc gia công cho các công ty nước ngoài. Nền kinh tế VIệt Nam khá đa dạng nên vẫn còn có cơ hội để xoay chuyển, các doanh nghiệp của VIệt Nam có quy mô nhỏ và rất nhỏ nên có lợi thế tốt hơn để chuyển đổi mặt hàng, cơ cấu sản xuất dịch vụ. Việt Nam còn đang có lợi thế vì chính phủ tập trung đầu tư công rất mạnh, và đất nước bắt đầu nghiêm túc đầu tư vào công nghệ để đón bắt xu thế mới của thế giới.
Thử thách lớn nhất của Việt Nam không phải là việc tăng thuế mà sẽ là việc phải lựa chọn quan hệ thế nào để phù hợp với yêu cầu của các đối tác (mà vẫn giữ được vị thế ngoại giao, lợi ích cốt lõi của mình). Ngoại giao cây tre có tiếp tục phát huy được hiệu quả không thì phải chờ xem sắp tới thế nào các cụ ạ. Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc đã sang Mỹ để đàm phán rồi. Hy vọng sẽ có tin vui sau cuộc đàm phán này.
Lâu lâu cần có một sự sàng lọc như thế này, giống như một cuộc đại phẫu, sau đó thì em tin là mọi thứ sẽ theo chiều hướng tốt lên thôi.
Nước Mỹ không thể sản xuất được tất cả mọi thứ nên cũng vẫn phải nhập khẩu thôi, thuế má chỉ là một cách hay một công cụ để sàng lọc, sắp xếp lại thôi. Tôi thích ai thì tôi sẽ nhập hàng của người đó, chúng ta là bạn bè thì hỗ trợ lẫn nhau, là kẻ thù thì tiêu diệt lẫn nhau thôi,
Khi nhìn về tương lai cuộc chiến của Ukraina, nếu nó kết thúc thì Nga không phải là kẻ thù số 1 của Mỹ nữa rồi, chỉ có Trung Quốc là đối thủ duy nhất và là kẻ thù số 1 của Mỹ. Và đối với Trung Quốc cũng như vậy, hai bên đều đã "tuốt gươm ra khỏi vỏ" rồi nên họ sẽ đánh nhau bằng chiến tranh kinh tế trước đã.
Việc áp dụng thuế cao trên toàn cầu là cách hữu hiệu nhất để loại bỏ các nhà sản xuất Trung Quốc, họ sẽ không có cơ hội xuất khẩu thêm vào Mỹ nữa. Thuế cao sẽ khiến các nhà sản xuất Trung Quốc mất sức cạnh tranh với các nước khác. Người tiêu dùng Mỹ chấp nhận mua hàng đắt hơn để loại bỏ hàng Trung Quốc.
Trump nhận ra rằng Mỹ đã phụ thuộc sâu vào chuỗi cung ứng từ Trung Quốc và Trump muốn thay đổi điều này. trước khi quá muộn. Chú Sam đã quá ngây thơ khi làm ăn với người Trung Quốc và nay dù có làm mọi cách để ngăn chặn việc chuyển giao công nghệ thì mọi thứ cũng có vẻ đã quá muộn rồi.
Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng nề nhưng cú sốc này cũng là cần thiết để cải tổ nền kinh tế Việt Nam, tránh bị phụ thuộc hoàn toàn vào việc gia công cho các công ty nước ngoài. Nền kinh tế VIệt Nam khá đa dạng nên vẫn còn có cơ hội để xoay chuyển, các doanh nghiệp của VIệt Nam có quy mô nhỏ và rất nhỏ nên có lợi thế tốt hơn để chuyển đổi mặt hàng, cơ cấu sản xuất dịch vụ. Việt Nam còn đang có lợi thế vì chính phủ tập trung đầu tư công rất mạnh, và đất nước bắt đầu nghiêm túc đầu tư vào công nghệ để đón bắt xu thế mới của thế giới.
Thử thách lớn nhất của Việt Nam không phải là việc tăng thuế mà sẽ là việc phải lựa chọn quan hệ thế nào để phù hợp với yêu cầu của các đối tác (mà vẫn giữ được vị thế ngoại giao, lợi ích cốt lõi của mình). Ngoại giao cây tre có tiếp tục phát huy được hiệu quả không thì phải chờ xem sắp tới thế nào các cụ ạ. Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc đã sang Mỹ để đàm phán rồi. Hy vọng sẽ có tin vui sau cuộc đàm phán này.