[Funland] Hoa kỳ công bố chính sách Thuế đối ứng với Việt Nam và các nước khác

X_axe

Xe điện
Biển số
OF-868186
Ngày cấp bằng
18/9/24
Số km
2,400
Động cơ
23,602 Mã lực
Nói chung giờ đội ngũ của Trump có áp lực ra deal lớn quá. Ngay cả Bessent phát ngôn cũng phải have a 2nd thought, k tin tưởng lắm được:
"We will be talking technical terms as early as next week, as we reach an agreement on understanding as soon as next week," Bessent said, describing the negotiations as "moving faster than I thought."

The South Korean team came away from the talks with a different sense of the timetable going forward. Finance Minister Choi told journalists after the meeting that South Korea aims to finalize a package in early July, right before the pause expires.
Choi said the sides shared ideas for "calm and orderly discussions without haste," but did not elaborate on what steps would be taken toward an agreement.
>> Mỹ - Bessent thì bảo, Tuần sau chắc mình ra deal rồi.
Còn Hàn - thì bảo: Không vội gì cả, cuối tháng 6 đầu tháng 7, gần lúc hết hạn.

Trích tạm câu của 1 nhà báo của Financial Times hôm trước, thấy càng ngày càng đúng: Bessent, Lutnick đang chạy đôn đáo khắp thế giới trong tình trạng bị thị trường tài chính Mỹ dí súng vào đầu để cố ký được 1 cái deal.
Các cụ cứ nóng vội chứ thị trường tài chính tạm bình ổn rồi có sao đâu? :) thực ra Mỹ đã có được 1 deal ngầm lớn rồi áp đồng loạt 10% cả thế giới mà ko ai phản đòn trừ Tq. Các cụ quên mất 10% rồi à
 

.Bo My

Xe lăn
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
11,911
Động cơ
324,461 Mã lực
Mỹ mà buff Ấn thì khác j Đổng Trác chưa diệt được thì lại thêm anh Tào Tháo,
Mỹ chả có đồng nào cho Ấn vay, buff làm sao được. Đi làm ra vẻ thôi. Modi thật ra là fan của Trump từ xưa, lúc trước bỏ qua cảnh báo của Bộ Ngoại giao để đến thăm cá nhân Trump nhiều lần, dù bầu cử sắp đến và Trump có thể thua.

Với tình hình hiện nay thì cùng lắm Mỹ theo chính sách đông hòa TQ, tây vặt Ấn. Có ưu đãi thì ưu đãi cho bọn nước nhỏ cho đỡ tốn, ưu đãi cho 1.5 tỉ miệng ăn của Ấn thì làm sao được. Đó cũng là lý do vì sao Modi fan Trump mà mãi Ấn và Mỹ vẫn không có tiến triển gì, Ấn vẫn bám Nga, Trung.
 

VuNgoanMuc

Xe điện
Biển số
OF-709574
Ngày cấp bằng
5/12/19
Số km
3,812
Động cơ
261,116 Mã lực
Tuổi
49
Các cụ cứ nóng vội chứ thị trường tài chính tạm bình ổn rồi có sao đâu? :) thực ra Mỹ đã có được 1 deal ngầm lớn rồi áp đồng loạt 10% cả thế giới mà ko ai phản đòn trừ Tq. Các cụ quên mất 10% rồi à
Thấy các anh tài lần lượt ra về tay trắng hết rồi cụ..sau Nhật đến Anh quốc cũng lên máy bay đi về không mặc cả nữa khi Mỹ đột nhiên đòi Anh giảm thuế nk ô tô xuống 2.5%
 

X_axe

Xe điện
Biển số
OF-868186
Ngày cấp bằng
18/9/24
Số km
2,400
Động cơ
23,602 Mã lực
Thấy các anh tài lần lượt ra về tay trắng hết rồi cụ..sau Nhật đến Anh quốc cũng lên máy bay đi về không mặc cả nữa khi Mỹ đột nhiên đòi Anh giảm thuế nk ô tô xuống 2.5%
Tại Mỹ nó đưa danh mục đàm phán dài quá nên về nhà làm bài tập về nhà đã

According to The Wall Street Journal (WSJ), U.S. officials plan to use a framework prepared by the USTR, which lays out broad categories for negotiation: tariffs and quotas, non-tariff barriers to trade, digital trade, rules of origin for products, and economic security and other commercial issues.
 

fundraiser

Xe container
Biển số
OF-422736
Ngày cấp bằng
16/5/16
Số km
7,578
Động cơ
460,076 Mã lực
Tuổi
44
Kinh khủng thật. Tham nhũng công khai luôn . Giờ mấy đứa ba sọc hay bọn tự nhục nào nói Mỹ không có tham nhũng thì em sẽ copy bài này dán vào mồm chúng nó.

Tham nhũng có tổ chức luôn. Chính quyền thì chi tiêu vô tội vạ. Em không hiểu sao trước đây chính quyền Mỹ không nỗ lực chi tiêu trong phạm vi ngân sách đi? Sao cứ chi tiêu vô tội vạ như vậy nhỉ? Năm nào cũng chi tiêu vượt quá ngân sách. Thậm chí cứ năm sau lại thâm huỵ nhiều hơn băm trước

Chắc trước đây khi nợ công chưa nhiều, thì chính phủ Mỹ lẫn dân Mỹ nghĩ là cái nợ công ấy cuối cùng là do thế giới gánh thay chứ nước Mỹ đã có máy in tiền vv thiếu tiền Mỹ cứ việc in trái phiếu cho thêd giới mua để nước Mỹ sống phè phỡn trên đống nợ thế giới đang gánh hộ vv.

Nhưng giờ khối nợ đó đã chất cao như núi rồi ... Giờ cố gắng tiết kiệm cucng chỉ như muối bỏ bê. Nội cái lãi suất nợ công nghe đến đã thấy choáng rồi. Cứ tiếp tục đà này, chẳng mấy chốc mà toàn bộ ngân sách quốc gia thu được cũng không đủ để trả tiền lãi suất noi công, thì nước Mỹ định làm gì các cụ nhỉ?

Nước Mỹ đã 2 lần vượt qua nguy cơ sụp đổ tài chính:

- lần 1 là ráo hoảnh tuyên bố từ bỏ bản vị vàng, phá giá đồng $ bắt đầu quá trình in $ vô tội vạ
- lần 2 là thiết lập được Petro Dollar tiếp tục in tiền một cách vô tội vạ hơn. Do đã gài cả thế giới phải tích trữ $


Lần 3 chính là để vượt qua khủng hoảng nọ công sẽ xảy ra không sớm thì muộn...

Em cho là chỉ có thể nghĩ ra cách nào đó để xù nợ thế giới. Tìm cách xí xoá nợ công. Tuyên bố huỷ toàn bộ trái phiếu $ đã in đã bán là giấy lộn vv. Xoá toàn bộ ván cũ để làm vân mới...

Chứ nợ công khổng lồ như thế. Ai cũng thấy là KHÔNG THỂ trả.

Nếu mà là nước khác thì coi như phải tuyên bố phá sản lâu rồi. Để các chủ nợ vào chia chác, xé lẻ quốc gia từ lâu rồi.

Đây con nợ này nó lại là đại ca du côn. Cụ thấy giang hồ các đại ca nó vay nợ mà không có tiền trả thì có bao giờ nó trả nợ không hay nó tìm cách thịt luôn chủ nợ?
Cụ nói bậy, Mỹ không có tham nhũng đâu. Chỉ có Lobby thôi :))

Mịa, trước em học ở Nhật, hôm ông thầy giảng về public finance bảo các nước đang phát triển corruption, thế trò hỏi lại Lobby có khác gì Corruption ko? Thầy giải thích vòng vo một hồi rối rắm éo thấy khác nhau. Tụi sinh viên ở dưới trên đùa với nhau, same **** thôi. Từ đó bớt thần tượng ông thầy mục kỉnh đi kha khá. Tưởng thế lào, hóa ra thầy cũng chả phân biệt nổi.
 

vanchamngoan

Xe hơi
Biển số
OF-447194
Ngày cấp bằng
21/8/16
Số km
124
Động cơ
214,941 Mã lực
Các cụ cứ nóng vội chứ thị trường tài chính tạm bình ổn rồi có sao đâu? :) thực ra Mỹ đã có được 1 deal ngầm lớn rồi áp đồng loạt 10% cả thế giới mà ko ai phản đòn trừ Tq. Các cụ quên mất 10% rồi à
Cháu nói đó bác.
Nó là con số hợp lý, chả ai đánh giá nếu ông ý thu 10% cả. Mỹ họ không có thuế VAT cấp liên bang, sales tax thì bang có bang không. Thu 10% trên hàng nhập khẩu thì cũng tương tự các nước thu 10% VAT thôi. Mà nếu nói thế thì shock chưa, VAT việt nam 10% còn là thấp nhưng nhà ta còn đẻ ra 1 rổ thuế ttdb, thuế phí bảo vệ môi trường và VAT được tính chồng lên số tổng (Hiện đang đề xuất vì Mỹ đòi, ủy ban thường vụ quốc hội đề xuất không tính chồng nữa đó ạ).
Còn EU có nước thu VAT 25%, Nhật Hàn vv.. đều cao ngất. Sing cũng mới tăng từ 7% lên 9%.
Trò VAT này nó hài là hầu hết các nước quy định khi xuất khẩu thì hoàn thuế VAT đầu vào cho DN =)) Không khác gì trò khuyến khích xuất khẩu bẩn, dù nhìn cách nào cũng thế.
Nên Bessent nói đúng mà, nếu theo góc độ Mỹ.

Bực mình là thay vì Mỹ cũng có VAT như cả thế giới, thì mình ông ý 1 kiểu, sau đòi ép. Xưa nắm 30-40% GDP toàn cầu không nói, giờ còn có 20% GDP, dân số chẳng đến 10% mà như bố người ta.
Chờ 5-10 năm nữa mấy ông Trung, Ấn dù GDP per cap thấp nhưng tăng trưởng GDP cao hơn Mỹ, tỷ lệ số này càng ngày càng xuống xem còn to còi được nữa không.

Bản thân cứ bảo Mỹ vượt trội công nghệ. Bán dẫn thì không nói vì vẫn đang lead được. Chứ như xe điện, rõ là chưa đầy 8 năm từ thời Tesla mới nổi Mỹ dẫn dầu, giờ so ra Trung quốc mới là lead về tổng thể. Nên 10 năm nữa cũng chưa biết thế nào đâu.

Thực ra TTCK Mỹ nó ổn định nhưng thực tế là giảm nhiều trong 100 ngày đầu rồi.

Câu nói siêu hài trong cuộc họp IMF vừa rồi giữa Bộ trưởng TC mỹ và pháp:

In a meeting of the G7, Bessent bridled at a question from the governor of the French central bank, François Villeroy de Galhau, about America’s yawning federal deficit, according to people briefed on the exchange.

The Treasury secretary tartly noted that he would, at the end of the week, write in his journal that a Frenchman had questioned him about his deficit, in an apparent reference to France’s own hefty borrowings. But it is the US federal deficit — at 6.4 per cent of GDP last year — which is now the larger of the two.
 
Chỉnh sửa cuối:

vanchamngoan

Xe hơi
Biển số
OF-447194
Ngày cấp bằng
21/8/16
Số km
124
Động cơ
214,941 Mã lực
Cụ nói bậy, Mỹ không có tham nhũng đâu. Chỉ có Lobby thôi :))

Mịa, trước em học ở Nhật, hôm ông thầy giảng về public finance bảo các nước đang phát triển corruption, thế trò hỏi lại Lobby có khác gì Corruption ko? Thầy giải thích vòng vo một hồi rối rắm éo thấy khác nhau. Tụi sinh viên ở dưới trên đùa với nhau, same **** thôi. Từ đó bớt thần tượng ông thầy mục kỉnh đi kha khá. Tưởng thế lào, hóa ra thầy cũng chả phân biệt nổi.
Chúng tôi k có khái niệm cò, nhưng chúng tôi có khái niệm think tank, lobbyist, mời dự hội thảo private hehe
 

tung1311 .

Xe container
Biển số
OF-491417
Ngày cấp bằng
25/2/17
Số km
5,938
Động cơ
276,318 Mã lực
Tuổi
44
Kinh khủng thật. Tham nhũng công khai luôn . Giờ mấy đứa ba sọc hay bọn tự nhục nào nói Mỹ không có tham nhũng thì em sẽ copy bài này dán vào mồm chúng nó.

Tham nhũng có tổ chức luôn. Chính quyền thì chi tiêu vô tội vạ. Em không hiểu sao trước đây chính quyền Mỹ không nỗ lực chi tiêu trong phạm vi ngân sách đi? Sao cứ chi tiêu vô tội vạ như vậy nhỉ? Năm nào cũng chi tiêu vượt quá ngân sách. Thậm chí cứ năm sau lại thâm huỵ nhiều hơn băm trước

Chắc trước đây khi nợ công chưa nhiều, thì chính phủ Mỹ lẫn dân Mỹ nghĩ là cái nợ công ấy cuối cùng là do thế giới gánh thay chứ nước Mỹ đã có máy in tiền vv thiếu tiền Mỹ cứ việc in trái phiếu cho thêd giới mua để nước Mỹ sống phè phỡn trên đống nợ thế giới đang gánh hộ vv.

Nhưng giờ khối nợ đó đã chất cao như núi rồi ... Giờ cố gắng tiết kiệm cucng chỉ như muối bỏ bê. Nội cái lãi suất nợ công nghe đến đã thấy choáng rồi. Cứ tiếp tục đà này, chẳng mấy chốc mà toàn bộ ngân sách quốc gia thu được cũng không đủ để trả tiền lãi suất noi công, thì nước Mỹ định làm gì các cụ nhỉ?

Nước Mỹ đã 2 lần vượt qua nguy cơ sụp đổ tài chính:

- lần 1 là ráo hoảnh tuyên bố từ bỏ bản vị vàng, phá giá đồng $ bắt đầu quá trình in $ vô tội vạ
- lần 2 là thiết lập được Petro Dollar tiếp tục in tiền một cách vô tội vạ hơn. Do đã gài cả thế giới phải tích trữ $


Lần 3 chính là để vượt qua khủng hoảng nọ công sẽ xảy ra không sớm thì muộn...

Em cho là chỉ có thể nghĩ ra cách nào đó để xù nợ thế giới. Tìm cách xí xoá nợ công. Tuyên bố huỷ toàn bộ trái phiếu $ đã in đã bán là giấy lộn vv. Xoá toàn bộ ván cũ để làm vân mới...

Chứ nợ công khổng lồ như thế. Ai cũng thấy là KHÔNG THỂ trả.

Nếu mà là nước khác thì coi như phải tuyên bố phá sản lâu rồi. Để các chủ nợ vào chia chác, xé lẻ quốc gia từ lâu rồi.

Đây con nợ này nó lại là đại ca du côn. Cụ thấy giang hồ các đại ca nó vay nợ mà không có tiền trả thì có bao giờ nó trả nợ không hay nó tìm cách thịt luôn chủ nợ?
Kịch bản tuyên xoá bỏ trái phiếu là không tưởng :D chả ai làm vậy vì nó là hành vi vi phạm khủng khiếp. Vị thế Mỹ hiện tại không làm vậy được.

Đầu tiên Mỹ đang dùng tariff để cân bằng lại, nếu vẫn chưa đủ thì như kịch bản 1 cụ khác đưa ra là Fed sẽ phát hành QE mua lại trái phiếu cũ hoặc mua trái phiếu mới để đáo trái phiếu mới -> cái này cũng là 1 đòn mạnh ảnh hưởng uy tín Mỹ rồi, USD sẽ mất giá, trái phiếu Mỹ cũng mất giá.
Ngắn hạn vậy, còn lâu dài không biết sẽ phải làm gì tiếp, có lẽ cần đánh thuế bọn giàu, thu hẹp qui mô tín dụng nền kinh tế để làm đồng USD có giá hơn, dân chi tiêu ít hơn.
 

huyen141292

Xe điện
Biển số
OF-746730
Ngày cấp bằng
18/10/20
Số km
2,274
Động cơ
123,000 Mã lực
Tuổi
32
Báo chí viết ngớ ngẩn về kinh tế thật sự, mất đơn hàng từ Trung Quốc là mất trắng doanh thu thì lợi kiểu gì. Các thị trường khác chỉ lấy được hàng nhanh hơn chứ có mua thêm bù vào đâu
Báo viết đúng mà, Boeing là doanh nghiệp được lợi nhất từ cuộc thương chiến vì các nước hay mua Boeing để xoa dịu mĩ. Nước nhỏ mua một hai chiếc, nước lớn mua một hai trăm cái tính ra Boeing sắp bán được cả ngàn chiếc. Chả thế mà khi a Chum áp thuế ngày 2/4 giá cổ phiếu Boeing mới 138, giờ lên 178 tức tăng 30% rồi

Túm váy lại: các sếp Boeing chuẩn bị chạy show kí hợp đồng
 

X_axe

Xe điện
Biển số
OF-868186
Ngày cấp bằng
18/9/24
Số km
2,400
Động cơ
23,602 Mã lực
Cháu nói đó bác.
Nó là con số hợp lý, chả ai đánh giá nếu ông ý thu 10% cả. Mỹ họ không có thuế VAT, có bang có

Thực ra TTCK Mỹ nó ổn định nhưng thực tế là giảm nhiều trong 100 ngày đầu rồi.
Trump cố tình phá giá đồng USD (để tăng cạnh tranh thương mại) mà. Tăng cường Main street chứ có phải Wall street đâu. Đến bây giờ chặn lại nghỉ xả hơi đã. Tạm ổn định.

Đô Mỹ thực chất đã giảm 10% từ đầu năm. Tệ đu theo đô nên thực chất cũng phá giá so với rổ tiền tệ từ đầu năm đến nay khoảng 10%. VNĐ cũng vậy đu theo đô nên thực chất cũng phá giá so với Euro


IMG_5302.jpeg
 

tung1311 .

Xe container
Biển số
OF-491417
Ngày cấp bằng
25/2/17
Số km
5,938
Động cơ
276,318 Mã lực
Tuổi
44
Chúng tôi k có khái niệm cò, nhưng chúng tôi có khái niệm think tank, lobbyist, mời dự hội thảo private hehe
Em thấy mục đích của Mỹ trước mắt ngắn hạn là cần có nguồn thu cho chính phủ nên em nghĩ sẽ ốp thế theo danh sách tổng hàng khóa nhập khẩu (chứ không phải dựa vào thặng dư). Vậy theo cụ nghĩ kịch bản khả năng cao thì sẽ như thế nào để Mỹ và các nước cùng chấp nhận tồn tại được với nhau trong thời gian ngắn sắp tới
1000002129.jpg
 

Vô-va

Xe tải
Biển số
OF-118025
Ngày cấp bằng
24/10/11
Số km
337
Động cơ
389,322 Mã lực
US đang sụp đổ như Rome, Rome mất 600 năm, lẽ ra Mẽo cũng có thể cầm cự hàng chục năm nữa, thậm chí trăm năm nhưng Trump đã đẩy nhanh tiến trình này. Xã hội Mẽo nó như miền Tây hoang dã, các bác chưa trải nghiệm ko tưởng tượng được. Sex và quảng cáo kiểu lừa đảo công khái trên cable TV luôn. Thi thoảng đêm nghe tiếng súng. Tham nhũng thì ở tầm vũ trụ. Tháng trước elon chuyển cho Trump organization 100tr đô, xong Trump quảng cáo xe tesla tại nhà trắng, maga bảo ko phải tham nhũng.
Tháng 4 năm 2025, tổng nợ liên bang của Hoa Kỳ đã tích lũy lên tới 37,3 nghìn tỷ USD, tương đương khoảng 35% GDP toàn cầu. Với 350 triệu người Mỹ, bình quân mỗi người gánh khoản nợ vượt quá 100.000 USD. Nợ công lớn như vậy là do chính phủ Mỹ năm nào cũng thâm hụt. Năm 2024, tổng thu ngân sách của chính phủ Mỹ là 4,9 nghìn tỷ USD, trong khi tổng chi là 6,8 nghìn tỷ USD, thâm hụt ngân sách 1,9 nghìn tỷ USD, mỗi ngày tăng thêm khoảng 5 tỷ USD thâm hụt. Năm 2023, thâm hụt ngân sách là 1,66 nghìn tỷ USD, năm 2022 là 1,38 nghìn tỷ USD, năm 2021 là 2,77 nghìn tỷ USD, năm 2020 là 3,13 nghìn tỷ USD, và năm 2019 là 0,98 nghìn tỷ USD. Các năm 2020 và 2021 thâm hụt đặc biệt lớn do đại dịch, khi chi tiêu của các chính phủ trên thế giới đều tăng cao, ai cũng khó khăn. Biden đã dựa vào vay nợ lớn để cầm cự qua giai đoạn này. Trong bốn năm tại nhiệm, GDP của Mỹ tăng vọt 24%, tốc độ tăng trưởng này, theo lý thuyết, đủ để Biden được coi là một trong những tổng thống vĩ đại nhất trong lịch sử Mỹ. Nhưng chẳng ai quan tâm đến ông, vì trong bốn năm đó, giá trứng, sữa, bánh mì tăng 50%, tiền thuê nhà tăng 30%, giá dầu tăng 35%. Chi phí sinh hoạt của người Mỹ tăng nhanh hơn nhiều so với tăng trưởng GDP.
Chính phủ năm nào cũng chi vượt thu, tiền thiếu hụt lấy đâu ra? Cách duy nhất để chính phủ Mỹ bù đắp thâm hụt là phát hành trái phiếu chính phủ, tức là khoản nợ 37,3 nghìn tỷ USD đã nhắc ở đầu bài. Trái phiếu không phải vay miễn phí, mỗi năm phải trả lãi. Năm 2024, lãi suất trái phiếu Mỹ là 1,1 nghìn tỷ USD, năm 2023 là 1,02 nghìn tỷ USD, năm 2022 là 830 tỷ USD, năm 2021 là 612 tỷ USD, năm 2020 là 338 tỷ USD (năm này lãi suất đặc biệt thấp). Năm 2019, tổng nợ công Mỹ là 22,2 nghìn tỷ USD, tiền lãi là 500 tỷ USD. Sáu năm trôi qua, chính phủ Mỹ đã đẩy tổng nợ công lên 37,3 nghìn tỷ USD, và lãi suất năm 2025 lên tới 1,3 nghìn tỷ USD. Với lãi suất hiện tại, mỗi sáng thức dậy, Trump phải chuẩn bị 3,2 tỷ USD để trả lãi cho các chủ nợ, bất kể ai làm tổng thống, cũng đều ăn không ngon, ngủ không yên.

Chính phủ Mỹ quá giỏi tiêu tiền, tiêu đến mức không dừng lại được. Từ sau Chiến tranh Lạnh, cả chính phủ và người dân Mỹ đều quen thói tiêu xài phung phí, chi tiêu năm sau luôn cao hơn năm trước. Hơn nữa, chi tiêu ngân sách liên quan đến lợi ích của vô số người, không thể động vào, cũng không dám động vào. Nợ càng ngày càng nhiều, cuối cùng như nghiện ma túy, chính phủ Mỹ đã đến mức không vay tiền khắp nơi thì không sống nổi. Đại dịch và chiến tranh Nga-Ukraine dưới thời Biden càng làm gia tăng chi tiêu ngân sách của Mỹ. Đến tháng 1 năm 2025, khi Trump trở lại Nhà Trắng, mở sổ sách chính phủ ra xem, vấn đề cấp bách nhất mà ông phải đối mặt là chính phủ thiếu tiền, và nghiêm trọng hơn, chính phủ sắp không vay được tiền nữa.
Hôm nay, chúng ta tạm gác lại chiến tranh Nga-Ukraine, xung đột Israel-Palestine, đàm phán Mỹ-Iran, trục xuất di dân, v.v. Những thứ đó chỉ là nhánh phụ trong câu chuyện của Mỹ hiện tại. Cốt lõi của câu chuyện Mỹ hiện nay vẫn là kiếm tiền. Trump đại đế làm kinh doanh cả đời, phá sản 6 lần, là chuyên gia xem sổ sách. Ông đương nhiên biết nếu chính phủ tiếp tục như thế này, ngày tàn sẽ đến, trái phiếu Mỹ, cổ phiếu Mỹ, đồng USD sẽ sụp đổ bất cứ lúc nào. Xắn tay áo cứu ngân sách là nhiệm vụ hàng đầu của nước Mỹ vĩ đại hiện nay.

Để quản lý ngân sách, vẫn là bài thuốc cũ: tiết kiệm chi tiêu và tăng nguồn thu. Elon Musk dẫn đầu đội DOGE (Bộ Hiệu quả Chính phủ) xông pha, trước tiên lao vào tiết kiệm chi tiêu. Đội DOGE từng thề trước trận rằng đến tháng 7 năm 2026, họ sẽ “loại bỏ 90% lãng phí quan liêu, cắt giảm 1 nghìn tỷ USD chi tiêu, và thu gọn 428 cơ quan liên bang xuống còn 99 cơ quan.” Nhưng chỉ sau ba tháng xung trận, Musk đã đầy thương tích, tâm trạng bi ai, thậm chí đã nảy sinh ý định rút lui. Hai tháng đầu, dưới sự cổ vũ mạnh mẽ của Trump, Musk đánh giết rất hăng, xông pha qua các chiến tuyến của Bộ Y tế, Cơ quan Phát triển Quốc tế, Bộ Năng lượng, Bộ Nông nghiệp, Cục Bảo vệ Môi trường, Cục Hàng không Vũ trụ, tuyên bố sẽ cắt giảm 200.000 công chức. Trong 130 ngày nhiệm kỳ, ông ta sẽ giúp Mỹ cắt bỏ 1 nghìn tỷ USD chi tiêu liên bang.

Ở đây cần giải thích với mọi người: theo sắc lệnh hành pháp mà Trump ký, Bộ Hiệu quả Chính phủ do Musk quản lý sẽ giải thể vào ngày 4 tháng 7 năm 2026. Bản thân Musk, với tư cách là nhân viên đặc biệt của chính phủ, theo luật liên bang, chỉ được phục vụ tối đa 130 ngày trong một năm, vốn dã phải rời đi vào cuối tháng 5. Vì vậy, chúng ta thường nghe ông ta nhắc đến “nhiệm kỳ 130 ngày.” Nhưng thực tế, đến ngày 8 tháng 4, Musk đã vấp phải phản ứng mạnh mẽ từ Mỹ và châu Âu vì cắt giảm nhân sự và chi tiêu, cộng thêm mâu thuẫn với các tâm phúc khác của Trump, khiến ông ta đã muốn rút lui. Do đó, sau tháng 4, Bộ Hiệu quả Chính phủ hầu như không có tin tức lớn nào nữa, còn Trump phần lớn thời gian bận chơi trò chơi thuế quan với các nước trên thế giới.

Nhiệm vụ tiết kiệm chi tiêu của Bộ Hiệu quả Chính phủ đến đây cơ bản là không đi tiếp được. Vậy cuối cùng họ giao ra bảng thành tích thế nào? Tính đến cuối tháng 3, DOGE đã sa thải hơn 30.000 nhân viên liên bang và khiến 75.000 người khác rời đi thông qua chương trình mua đứt hợp đồng. Thành tựu quan trọng nhất là đóng cửa Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ, cắt giảm cơ quan này từ 9.600 nhân viên xuống chỉ còn hơn 600 người. Về chi tiêu, DOGE trước tiên đóng băng các khoản phân bổ và vay vốn kỳ lạ của Quốc hội, như 22 tỷ USD để cung cấp nhà ở và xe cộ miễn phí cho người nhập cư bất hợp pháp, 45 triệu USD cho học bổng DEI ở Myanmar, 40 triệu USD để thúc đẩy hòa nhập xã hội và kinh tế cho người nhập cư (mục này khó hiểu đúng không? Khó hiểu là đúng, đến Trump cũng nói ông cũng không hiểu nội dung này là gì), 80 triệu USD để quảng bá LGBT ở Lesotho, châu Phi, 60 triệu USD để trao quyền cho người bản địa Trung Mỹ và người Colombia gốc Phi (cũng khó hiểu), 8 triệu USD để nghiên cứu chuyển giới cho chuột, 32 triệu USD cho các hoạt động tuyên truyền cánh tả ở Moldova, 20 triệu USD cho chương trình “Phố Vừng” phiên bản Ả Rập ở Trung Đông, 1,9 tỷ USD cho Ủy ban Giảm Carbon Nhà ở, 3,5 triệu USD để thuê cố vấn giám sát cá, 1,5 triệu USD để nâng cao niềm tin cử tri Liberia, 14 triệu USD cho sự gắn kết xã hội ở Mali (những dự án quái gì thế này), 59 triệu USD để trả tiền thuê nhà ở New York cho người nhập cư bất hợp pháp, 42 triệu USD cho thay đổi xã hội và hành vi ở Uganda, 14 triệu USD để cải thiện mua sắm công ở Serbia, 47 triệu USD để cải thiện kết quả học tập ở châu Á, 100 triệu USD cho các hợp đồng DEI của Bộ Giáo dục (tức là các chương trình liên quan đến LGBT), v.v. Tổng cộng cắt giảm được 130 tỷ USD chi tiêu (cũng có nguồn nói là 150 tỷ USD).

Những dự án trên quá kỳ lạ, không thể bịa ra được, đều là các dự án chính phủ nghiêm túc được Trump nhắc đến trong bài phát biểu tại lưỡng viện ngày 4 tháng 3. Khi xem video bài phát biểu này, một luồng khí tức của đế quốc sắp sụp đổ ùa tới. Phải kỳ quặc đến mức nào, một quốc gia mới có nhiều khoản chi tiêu quái dị như vậy, và bao nhiêu người công khai chia chác ngân sách quốc gia, ngang nhiên tham nhũng hợp pháp. Trong bài phát biểu, Trump thậm chí còn không dám nêu tên họ. Đúng vậy, ông không dám. Khi nhắc đến 1,9 tỷ USD cho Ủy ban Giảm Carbon Nhà ở, ông dừng lại một chút, chỉ dám nói: “(Số tiền này) nó do... E hèm... chúng ta biết bà ấy có liên quan, đã chuyển tiền vào phút cuối.” Ngân sách quốc gia bị tham ô rỗng, vậy mà Trump, với tư cách tổng thống Mỹ, lại không dám nêu tên họ! Nếu đây không phải dấu hiệu của đế quốc sắp sụp đổ, thì cái gì mới là dấu hiệu của đế quốc sắp sụp đổ?

Về tiết kiệm chi tiêu, cuộc cải cách trăm ngày của Trump Hoàng đế cuối cùng chỉ sa thải được 30.000 người, mua đứt hợp đồng của 75.000 người, cắt giảm được 130 tỷ USD chi tiêu, chỉ hoàn thành khoảng 13% kế hoạch ban đầu. Hơn nữa, con quái vật chi tiêu ngân sách của Mỹ tăng trưởng quá nhanh, số tiền tiết kiệm được chẳng thấm tháp so với chi tiêu mới. Riêng tháng 2 năm 2025, chi tiêu ngân sách liên bang đã vượt 603 tỷ USD, tăng 40 tỷ USD so với cùng kỳ năm ngoái. Biểu đồ chi tiêu liên bang Mỹ hàng năm vào tháng 2, đơn vị tính bằng tỷ USD. Chi tiêu hàng tháng của Cơ quan Phát triển Quốc tế trong tháng 2 thực sự giảm từ 547 triệu USD xuống 226 triệu USD, nhưng chi tiêu y tế tăng 5 tỷ USD, an sinh xã hội tăng 8 tỷ USD. DOGE ra sức thao tác, nhưng số tiền tiết kiệm được chỉ như muối bỏ biển.

Nếu muốn kiểm soát tốc độ mở rộng chi tiêu khủng khiếp của Mỹ, phải triệt tiêu các nhóm lợi ích đứng sau, tiêu diệt hoàn toàn những người đại diện cho họ trong các cơ quan chính phủ. Nhưng Mỹ có một hệ thống “cửa quay chính thương” riêng: chính trị gia lên làm quan, rời nhiệm sở thì làm việc cho các doanh nghiệp lớn, bốn năm sau lại quay về làm quan, rồi bốn năm sau lại vào doanh nghiệp. Thương tức là chính, chính tức là thương. Lâu dần, mỗi chính trị gia đều trở thành người đại diện cho các doanh nghiệp tư nhân lớn, chính thương không phân biệt, hình thành một cụm chính thương đặc trưng của Mỹ, đến mức không ai động được vào lợi ích của các doanh nghiệp lớn đứng sau.

Lấy chi tiêu y tế, khoản chi lớn nhất hàng năm của Mỹ, làm ví dụ. Hiện nay, chi tiêu y tế của Mỹ mỗi năm lên tới 5 nghìn tỷ USD, chiếm 50% tổng chi tiêu y tế toàn cầu, số tiền này nếu quy ra GDP sẽ đứng thứ ba thế giới. Nhưng với chi phí khổng lồ như vậy, hệ thống y tế Mỹ lại trở thành hệ thống ngu ngốc, đắt đỏ và kém nhất trong các nước phát triển, tuổi thọ trung bình thậm chí còn thua Trung Quốc. Hãy xem một số dữ liệu về hệ thống y tế Mỹ năm 2024: Mỹ hiện có 6.120 bệnh viện, tổng chi tiêu hàng năm của bệnh viện là 1,6 nghìn tỷ USD; lương trung bình của bác sĩ khoảng 350.000 USD/năm, bác sĩ hàng đầu có thể kiếm vài triệu USD/năm; chi phí khám bác sĩ một lần từ 80-170 USD, nằm viện trung bình mỗi ngày tốn 3.000 USD (thực sự là giá trên trời); chi tiêu cho thuốc kê đơn mỗi năm là 500 tỷ USD.
Năm 2024, phí bảo hiểm y tế cá nhân trung bình ở Mỹ khoảng 9.000 USD/năm, bảo hiểm gia đình trung bình khoảng 26.000 USD/năm. Năm 2023, các công ty bảo hiểm y tế thương mại Mỹ thu tổng cộng 1,2 nghìn tỷ USD tiền phí bảo hiểm, gấp 2,6 lần so với 460 tỷ USD mười năm trước. Do phí bảo hiểm quá cao, 30 triệu người Mỹ (9%) không tham gia bảo hiểm. Người dân nộp bao nhiêu tiền cho công ty bảo hiểm, nhưng các công ty này, để tối đa hóa lợi nhuận, thường bất chấp sống chết của bệnh nhân, dùng quy trình bồi thường phức tạp để cố tình trốn tránh chi trả.

Trước khi Reagan lên nắm quyền, hệ thống bảo hiểm y tế Mỹ chưa tốt nhưng vẫn ổn. Sau khi Reagan nhậm chức, từ năm 1983, ông nới lỏng quy định y tế, cho phép bệnh viện công kiếm lợi nhuận, khuyến khích mở thêm bệnh viện tư, khởi đầu cho những tệ nạn y tế của Mỹ ngày nay. Cuối cùng, bệnh viện, bác sĩ, bảo hiểm và dược phẩm hợp sức, coi người dân như đối tượng bóc lột, cùng nhau nâng giá y tế, ép người dân mua bảo hiểm y tế đắt đỏ, rồi tìm cách từ chối chi trả để tăng lợi nhuận, bất chấp sống chết của người dân, tùy ý bóc lột họ. Kết quả là dẫn đến vụ Luigi bắn chết CEO của UnitedHealthcare. Người dân Mỹ không ai không vỗ tay khen ngợi Luigi, vì họ bị hệ thống y tế bóc lột quá tàn nhẫn.

Xin hỏi ngài Trump, cái hố 5 nghìn tỷ USD của y tế, ngài dám động vào không? Trung Quốc chăm sóc 1,4 tỷ dân, tổng chi tiêu y tế năm 2024 là 10 nghìn tỷ nhân dân tệ, tương đương 1,37 nghìn tỷ USD. Mỹ với 335 triệu dân, nếu làm như Trung Quốc, chỉ cần chi 1,5 nghìn tỷ USD cho y tế, tiết kiệm được 3,5 nghìn tỷ USD, mọi khủng hoảng ngân sách sẽ được giải quyết, không còn thấy thâm hụt nữa. Phải biết rằng chi tiêu quân sự của Mỹ một năm chỉ khoảng 1 nghìn tỷ USD, 3,5 nghìn tỷ USD là con số lớn đến mức nào. Vậy Trump, ngài dám động vào y tế không? Biden dám không? Obama... ông ấy dám, nhưng cũng không động vào lõi, còn bị Trump hủy bỏ. Không ai dám động vào hệ thống y tế, Musk cũng chỉ dám ra tay với những con tép riu như Cơ quan Phát triển Quốc tế, vì thế lực đứng sau hệ thống y tế không thể lay chuyển. Dù không biết chính xác là những ai đứng sau, nhưng lật lại lịch sử Mỹ, có thể thấy có rất nhiều gia tộc giàu có lâu đời vẫn tồn tại, như Rockefeller, Morgan, Wharton, Newhouse, DuPont, Walton, v.v., động một cái là tài sản hàng trăm tỷ, mỗi người đều có người đại diện trong chính phủ. Những người này mạnh đến mức nào? Trump bao nhiêu lần nói muốn công khai hồ sơ vụ ám sát Kennedy, danh sách đảo Lolita, nhưng họ chỉ cần bảo thư ký gọi một cuộc điện thoại, Trump liền chỉ dám công bố vài mẩu thông tin vụn vặt để đánh lừa dân chúng. Trump biết hậu quả, Kennedy năm xưa là tấm gương – chúng ta thường nói Kennedy chết vì ám sát, nhưng đó đâu phải ám sát, ám sát là giết lén lút, đó là hành quyết công khai! Giết trước mặt truyền thông toàn cầu để cho cả thế giới thấy! Năm xưa dám giết Kennedy, hôm nay dám giết Trump. Giết một tổng thống Mỹ thì đã làm sao, chẳng phải chưa từng giết. Trước khi lên nắm quyền, Trump chẳng phải đã nếm mùi này rồi sao?

Không giải quyết được tập đoàn y tế, thì càng không thể giải quyết được tập đoàn công nghiệp quân sự của Mỹ. Nếu không giải quyết được, chỉ có thể trơ mắt nhìn ngân sách quốc gia bị rút rỗng, không có cách nào. Hãy sắp xếp lại logic: Nếu Trump thực sự muốn cải thiện ngân sách, ông phải động vào các tập đoàn lợi ích cốt lõi của y tế và quân sự, nhưng ông không động được, chỉ có thể ra tay với những kẻ thế thân như Cơ quan Phát triển Quốc tế ở vùng ngoại vi. Tiết kiệm được chút ít, cũng chỉ 130 tỷ USD, sa thải chưa tới 100.000 người, so với chi tiêu y tế và an sinh xã hội thì chỉ như muối bỏ biển. Cái gọi là cải cách trăm ngày căn bản không thể chạm đến tử huyệt của đế quốc Mỹ.

Để giải quyết triệt để vấn đề ngân sách của Mỹ, chỉ cần ba bước: Nhổ tận gốc tất cả các thế lực hút máu đứng sau y tế, quân sự, an sinh xã hội, tiêu diệt hoàn toàn. Sửa đổi thể chế chính trị, tuyệt đối không cho phép cửa quay chính thương tồn tại, tuyệt đối không cho phép thương nhân can thiệp vào chính trị. Đảng cầm quyền nhiệm kỳ mười năm, nắm quyền kiểm soát tuyệt đối quân đội, có thể dùng bạo lực hợp pháp để trấn áp thương nhân can thiệp chính trị.
Nhưng ba điều trên đã động chạm đến nền tảng quốc gia của Mỹ, không thể xảy ra ở Mỹ. Vì vậy, mọi hành động của Trump chỉ là nhỏ lẻ, ông không thể ngăn cái lỗ thủng ngân sách ngày càng lớn. Musk, người xông pha thay Trump, cũng không thể cản được bánh xe lịch sử. Cuối cùng, cải cách của Musk vấp phải phản ứng dữ dội, châu Âu và Mỹ bùng nổ các cuộc biểu tình chống Musk, thậm chí có người đốt cửa hàng Tesla. Doanh số toàn cầu của Tesla quý đầu tiên giảm 13%, lợi nhuận lao dốc 71%, giá cổ phiếu cũng giảm 41%, từ 480 USD xuống 238 USD. Musk đành tuyên bố hôm qua rằng sẽ rút khỏi công việc DOGE vào tháng 5, tập trung trở lại làm việc tại công ty, giá cổ phiếu lập tức tăng 5%. Mới chỉ bắn vài phát súng ở vòng ngoài chi tiêu ngân sách Mỹ, đã bị xử lý thê thảm như vậy, ai dám động vào các lợi ích cốt lõi như y tế, an sinh xã hội, quân sự?

Không thể tiết kiệm chi tiêu, thì phải tìm cách tăng nguồn thu. Thế là sau khi Musk thất bại, ngày 9 tháng 4 năm 2025, Trump bất ngờ khởi động cuộc chiến thuế quan toàn cầu. Cuộc chiến thuế quan khiến mọi người hoang mang, kỳ quặc, vì làm như vậy là vi phạm quy luật kinh tế cơ bản nhất. Nếu một việc bạn không hiểu tại sao, hãy nghĩ nhiều hơn về lợi ích kinh tế, tự nhiên sẽ hiểu. Ý định của Trump rất đơn giản: mỗi ngày thu thêm 2 tỷ USD từ thuế quan, một năm là 730 tỷ USD, số tiền này đủ để bù đắp một nửa tiền lãi nợ công. Khi đó, phát hành nợ mới để trả nợ cũ, chính phủ Mỹ có thể cầm cự thêm vài năm. Nhưng cách làm này chỉ là chữa triệu chứng, không chữa gốc, chỉ kéo dài hơi tàn cho ngân sách mà thôi.

Nhưng làm như vậy chẳng khác nào thu phí bảo kê của cả thế giới, cả con phố đều phải nộp, cả con phố phải gánh nợ cho ngân sách Mỹ. Vốn dĩ là mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản dân tộc Mỹ và giai cấp tư sản tài chính Mỹ, nhưng Trump chuyển hóa thành mâu thuẫn giữa Mỹ và các nước trên thế giới. Nhưng giờ đã là năm 2025, không phải quốc gia nào cũng nộp phí bảo kê. Trung Quốc là nước đầu tiên không nộp. Các nước trên thế giới vẫn rất sợ Mỹ, ấn tượng kinh hoàng về Mỹ thời đỉnh cao động một cái là diệt cả nhà vẫn khắc sâu trong gen của họ. Vì vậy, một số nước nhỏ nhanh chóng quỳ xin, ngoan ngoãn dâng phí bảo kê. Sau khi Trung Quốc dẫn đầu không nộp phí, bầu không khí rõ ràng trở nên khác lạ, cả con phố đều nhìn Trump. Trump đập bàn, nói: “Trung Quốc, mày không nộp tao sẽ tăng thuế mày.” Trung Quốc đáp: “Tăng đi, mày tăng bao nhiêu tao tăng bấy nhiêu, tao không nộp.” Trump tức điên, gào lên: “Mày lập tức đến nhà tao nói chuyện, tao đợi mày.” Nhưng Trung Quốc chẳng thèm để ý. Cứ giằng co nửa ngày, cả con phố chẳng ai dám động, bầu không khí rất khó xử. Cuối cùng, Trump tìm bậc thang bước xuống, nói: “Trung Quốc không dám đến nhà tao nói chuyện, tao thấy Trung Quốc đáng thương, quyết định tha cho Trung Quốc, giảm thuế một chút.” Vòng chiến thuế quan này cứ thế tạm kết thúc.

Mười năm qua, do ngân sách ngày càng căng thẳng, sức mạnh quân sự của Mỹ cũng ngày càng suy yếu, hầu như chẳng làm được gì. Mười năm của Biden và Trump, đưa ra kế hoạch cơ sở hạ tầng 1,2 nghìn tỷ USD, kế hoạch Artemis lên mặt trăng, kế hoạch 500.000 trạm sạc, kế hoạch cơ sở hạ tầng toàn cầu 40 nghìn tỷ USD, kế hoạch ngừng bắn Nga-Ukraine trong 24 giờ, kế hoạch liên minh AUKUS, kế hoạch CPTPP, kế hoạch chiến tranh thuế quan – không một việc nào thành công. Thật đấy, mười năm qua, ngoài việc kích hoạt chiến tranh Nga-Ukraine, Mỹ không làm được một việc lớn nào thành công, kéo hai tàu sân bay đi đấu với Houthi, đến Houthi cũng không hạ được. Những thứ Trump hiện muốn làm – Stargate, đưa sản xuất về nước, sáp nhập Greenland và Canada – cũng gần như không thể thành công. Một đế quốc từng thống trị toàn cầu, đế quốc mạnh nhất trong lịch sử loài người, đã mất hết sát khí, chỉ còn lại không khí suy tàn thê lương. Bên trong, nó đang bị các nhóm lợi ích của chính mình rút rỗng. Bên ngoài, nó đang đối mặt với những kẻ thù mạnh mẽ chẳng thèm để ý đến nó. Hiện tại, nó chưa sụp đổ. Tháng 10 năm 2024, 10,6 nghìn tỷ USD nợ công đáo hạn, Mỹ đã cố gắng vượt qua. Năm 2025, 10,8 nghìn tỷ USD nợ công đáo hạn, nó vẫn cầm cự được. Tin đồn ầm ĩ về 6 nghìn tỷ USD nợ công đáo hạn vào tháng 6 cũng sẽ không đánh sập được Mỹ, cùng lắm Cục Dự trữ Liên bang tự mua vào là xong. Nó chưa sụp đổ, nó cầm cự được năm nay, nhưng ai cũng biết, ngày của nó không còn nhiều. Có thể ba năm, có thể năm bảy năm, dù sao ngày đó cũng không còn xa, nó sắp phải đi rồi.
Nguồn: Lukewen Studio
 
Chỉnh sửa cuối:

.Bo My

Xe lăn
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
11,911
Động cơ
324,461 Mã lực
Trò VAT này nó hài là hầu hết các nước quy định khi xuất khẩu thì hoàn thuế VAT đầu vào cho DN =)) Không khác gì trò khuyến khích xuất khẩu bẩn, dù nhìn cách nào cũng thế.
Nên Bessent nói đúng mà, nếu theo góc độ Mỹ.
Có cái VAT hàng nhập khẩu thôi, còn hàng xuất khẩu không có thuế thì Mỹ cũng thế mà. Tuy nhiên nếu là doanh nghiệp nhập khẩu thì sẽ được hoàn lại bù trừ với VAT khi bán ra. Chỉ có cá nhân mua hàng Mỹ nhập khẩu thì mới phải đóng, nhưng mua hàng giá trị thấp thì vẫn được miễn thuế nhập khẩu, chỉ có VAT có thể phải đóng.
 

quocanhnguyen201

Xe tăng
Biển số
OF-392084
Ngày cấp bằng
14/11/15
Số km
1,311
Động cơ
271,118 Mã lực
Báo viết đúng mà, Boeing là doanh nghiệp được lợi nhất từ cuộc thương chiến vì các nước hay mua Boeing để xoa dịu mĩ. Nước nhỏ mua một hai chiếc, nước lớn mua một hai trăm cái tính ra Boeing sắp bán được cả ngàn chiếc. Chả thế mà khi a Chum áp thuế ngày 2/4 giá cổ phiếu Boeing mới 138, giờ lên 178 tức tăng 30% rồi

Túm váy lại: các sếp Boeing chuẩn bị chạy show kí hợp đồng
Boeing được lợi khi Trump áp thuế quan khiến các nước thay vì mua Airbus thì quay sang mua Boeing để lấy lòng Trump chứ chẳng được lợi gì khi Trung Quốc dừng mua cả. Thị trường Trung Quốc là lớn nhất với các tập đoàn Mỹ hiện giờ, thương chiến thì cả 2 cùng què cụt thôi
 

.Bo My

Xe lăn
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
11,911
Động cơ
324,461 Mã lực
Em thấy mục đích của Mỹ trước mắt ngắn hạn là cần có nguồn thu cho chính phủ nên em nghĩ sẽ ốp thế theo danh sách tổng hàng khóa nhập khẩu (chứ không phải dựa vào thặng dư). Vậy theo cụ nghĩ kịch bản khả năng cao thì sẽ như thế nào để Mỹ và các nước cùng chấp nhận tồn tại được với nhau trong thời gian ngắn sắp tới
1000002129.jpg
Mỹ muốn đánh thuế vì hết tiền thì đành chịu, nhưng các nước đòi hỏi minh bạch rõ ràng sòng phẳng. Chứ Mỹ đòi không được đáp trả là khó, rồi đang cặm cụi giúp công ty Mỹ làm hàng mà lại bị đánh 40% trong khi nước khác cũng thế chỉ bị 20% là sao?
 

zaiwaz123

Xe container
Biển số
OF-422657
Ngày cấp bằng
15/5/16
Số km
5,152
Động cơ
900,287 Mã lực
Rất nhiều nhà kinh tế học có trụ sở làm việc ở gốc cây, vỉa hè, rỗi rãi chờ nổ cuốc đang chê bai chính sách của anh 100.
 

fundraiser

Xe container
Biển số
OF-422736
Ngày cấp bằng
16/5/16
Số km
7,578
Động cơ
460,076 Mã lực
Tuổi
44
Kịch bản tuyên xoá bỏ trái phiếu là không tưởng :D chả ai làm vậy vì nó là hành vi vi phạm khủng khiếp. Vị thế Mỹ hiện tại không làm vậy được.

Đầu tiên Mỹ đang dùng tariff để cân bằng lại, nếu vẫn chưa đủ thì như kịch bản 1 cụ khác đưa ra là Fed sẽ phát hành QE mua lại trái phiếu cũ hoặc mua trái phiếu mới để đáo trái phiếu mới -> cái này cũng là 1 đòn mạnh ảnh hưởng uy tín Mỹ rồi, USD sẽ mất giá, trái phiếu Mỹ cũng mất giá.
Ngắn hạn vậy, còn lâu dài không biết sẽ phải làm gì tiếp, có lẽ cần đánh thuế bọn giàu, thu hẹp qui mô tín dụng nền kinh tế để làm đồng USD có giá hơn, dân chi tiêu ít hơn.
Trong 29 nghìn tỉ trái phiếu CHính phủ Mỹ đang lưu hành, sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài (chính phủ nước ngoài, dn nước ngoài) chưa đến 10% đâu, phần 90% còn lại chủ yếu là người dân Mỹ, các quỹ hưu trí, các hedge fund của các lao động và nhà đầu tư Mỹ. Mỹ ko bao giờ bankrupt cả vì nợ bằng usd, chỉ cần in ra trả thôi. Cái vấn đề lớn là budge deficit, ngân sách bội chi. Cái này ko chỉ riêng Mỹ mà toàn các nước phương Tây. Bao giờ budge balance hoặc thặng dư thì nợ này mới bền vững được. Còn vẫn thâm hụt thì xu hướng chung là lãi suất đi vay để đảo nợ là chắc chắn lên. Cái nguy hiểm là nếu phát hành mới lãi suât cao hơn nợ cũ khiến giá cái đám trái phiếu đang lưu hành sẽ giảm giá sấp mặt (điều đang diễn ra) để đẩy cái yield lên cho bằng cái lãi suất phát hành mới. Nhưng yield trái phiếu càng cao thì lãi suất cho vay trên nền kinh tế buộc phải cao hơn vì risk-free rate của govie bond cao ntn thì cho vay phải cao hơn chứ ko thì làm làm gì cho mệt óc. Lãi suất cao thì kinh tế Mỹ lại ko phát triển nổi rơi vào đình đốn vì chả ai muốn làm ăn gì khi lãi suất phi rủi ro vẫn cao.

Đó tạo thành 1 cái vòng luẩn quẩn lãi suất trái phiếu cao, kinh tế suy giảm, gdp sụt giảm thì lại phải bơm thêm tiền để thúc đẩy tăng trưởng khiến thâm hụt ngân sách lớn, và thâm hụt lớn khiến uy tín tín dụng giảm và thì lãi suất đi vay lại cao hơn và cứ thế đẩy đất nước đi xuống. Câu chuyện này Mỹ chưa có (Vì GDP vẫn đang tạm ổn, nhưng manh nha bắt đầu khi lãi suất trái phiếu CP tăng lên và vay mới - nếu lãi suất như cũ ko ai mua cả). Đức, Anh đã và đang trải qua và rất có thể cả châu Âu - trừ Nga- đang rơi vào vòng xoáy này rồi. Ở UK, trái phiếu chính quyền địa phương default kha khá, Đang phải bán tài sản để có chi phí hoạt động.
 

vanchamngoan

Xe hơi
Biển số
OF-447194
Ngày cấp bằng
21/8/16
Số km
124
Động cơ
214,941 Mã lực
Có cái VAT hàng nhập khẩu thôi, còn hàng xuất khẩu không có thuế thì Mỹ cũng thế mà. Tuy nhiên nếu là doanh nghiệp nhập khẩu thì sẽ được hoàn lại bù trừ với VAT khi bán ra. Chỉ có cá nhân mua hàng Mỹ nhập khẩu thì mới phải đóng, nhưng mua hàng giá trị thấp thì vẫn được miễn thuế nhập khẩu, chỉ có VAT có thể phải đóng.
Bác quên là hầu hết các nước, VAT xuất khẩu là 0%, nên phần đầu vào kia được hoàn hết. Tức ví dụ bác mua hàng Mỹ rồi bán lại cho Mỹ, thì hàng hóa của bác sẽ được trợ giá bằng đúng số VAT đầu vào đấy (VN là 10%, chứ nhiều nước là 25%). Nếu bác mua về dùng, thì bác không được hoàn số VAT trên >> Logic khuyến khích bác không dùng đồ nước ngoài để tiêu dùng mà nhập về chỉ để bán lại cho nước ngoài khác với giá cao hơn.
Ngược lại Mỹ mua hàng của bác để sản xuất, bán lại cho bác không hề có trợ giá kiểu phân biệt mục đích sử dụng cuối cùng như thế (xuất khẩu hay tiêu dùng nội địa)
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top